Xây dựng hệ thống câu hỏi dạy học bài Hồn Trương Ba Da Hàng thịt

Xây dựng hệ thống câu hỏi dạy học bài Hồn Trương Ba Da Hàng thịt- Lưu Quang Vũ

  1. Tiểu dẫn

Câu hỏi nhớ: Em có thể trình bày những hiểu biết của bản thân về nhà viết kịch Lưu Quang Vũ?
Câu hỏi gợi ý: Cuộc đời của Lưu Qung Vũ  cần lưu ý điều gì?
Sự nghiệp văn học của Lưu Quang Vũ có gì đặc biệt?
Lưu Quang Vũ (1948-1988), quê gốc ở Đà Nẵng, sinh tại Phú Thọ, trong một gia đình tri thức.
– Sáng tác thơ từ những năm 60 của thế kỉ XX.
– Những năm 80 viết kịch, với những vở kịch đặc sắc: Sống mãi tuổi 17, Hẹn ngày trở lại, Hồn Trương Ba da hàng thịt…
– Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết truyện,..nhưng thành công nhất trong  lĩnh vực kịch. Ông là một trong những nhà viết kịch tài năng nhất của nền VHVN hiện đại.
– Được tặng giải thưởng HCM về VHNT năm 2000.
Tác phẩm chính:
– Thơ: Hương cây, Mây trắng của đời tôi…
– Kịch: Nàng Xi-ta, Lời thề thứ 9, Hồn Trương Ba da hàng thịt…
Câu hỏi nhớ: Em biết gì về vở kịch Hồ Trương Ba, da hàng thịt?
Vở kịch viết năm 1981, đến 1984 ra mắt công chúng.Là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ.
– Sự chuyển biến mạnh mẽ của xã hội, của văn học VN vào những năm 80 của thế kỉ XX. Công cuộc đổi mới của Đảng phát động nhằm phát huy mọi sự sáng tạo của nhân dân, trong đó có giới văn nghệ sĩ. Số phận con người, vấn đề cá nhân cần được khám phá, những vấn đề nóng bỏng của đời sống trở thành cảm hứng sáng tác của nhiều người. Trong thời gian đó, Lưu Quang Vũ cho ra đời vở kịch này.
– Mượn cốt truyện dân gian, nhưng Lưu Quang Vũ đã có nhiều sáng tạo, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.
+ Trong truyện dân gian, nhân vật Trương Ba tiếp tục sống bình thường, hạnh phúc khi nhập vào xác hàng thịt.
+ Trong vở kịch, tác giả tập trung diễn tả tình cảnh trớ trêu, nỗi đau khổ, giày vò của Trương Ba khi sống nhờ, sống tạm “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.

2. Đọc – hiểu văn bản

Câu hỏi khám phá:Theo em hồn Trương Ba đã có những hành động như thế nào?
Trả lời:

  • Độc thoại với chính mình.
  • Đối thoại với xác hàng thịt.
  • Đối thoại với mọi người tron gia đình.

Câu hỏi khám phá: Trương Ba có những tâm sự gì trước khi đối thoại với xác hàng thịt?
+ Hành động ôm đầu => trạng thái u uất, bế tắc, không lối thoát => Đau khổ, dằn vặt, quẫn bách đến cùng cực, không thể chịu đựng dày vò hơn được nữa (vụt đứng dậy) => những dòng độc thoại đầy nước mắt.
+ Lời nói: phủ định “Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi” thể hiện tâm trạng:

  • Chán cái chỗ ở không phải của tôi lắm rồi.
  • Sợ cái thân thể kềnh càng thô lỗ và muốn rời xa ngày “tức khắc”.
  • Khao khát “tách ra cái xác này, dù chỉ một lát”.

Nhận xét: các câu cảm thán, ngắn => lời văn dồn dập, hối thúc => trạng thái căng thẳng, bức bách.
Câu hỏi đọc – hiểu:Theo em, cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt diễn ra như thế nào?
Câu hỏi gợi ý: mục đích, hoàn cảnh, cách xưng hô, giọng điệu, cử chỉ, vị thế?
 

Hồn Trương Ba Xác hàng thịt
Mục đích:
Phủ định sự lệ thuộc của linh hồn vào xác thịt , coi xác thịt chỉ là cái vỏ bề ngoài, không có ý nghĩa. Khẳng định linh  hồn vẫn có đời sống riêng: nguyên vẹn trong  sạch, thẳng thắn.
– Cử chỉ :
Ôm đầu, đứng vụt dậy, nhìn chân tay, bịt tai lại
Uất ức, tức giận, bất lực
– Xưng hô:
Mày – Ta
Khinh bỉ, xem thường
– Giọng điệu:
Giận dữ, khinh bỉ, mắng mỏ, đồng thời ngậm ngùi tuyệt vọng
– Vị thế:
Bị động, kháng cự yếu ớt, đuối lí, tuyệt vọng à Người thua cuộc, chấp nhận trở lại xác hàng thịt
 
Mục đích:
Khẳng định sự âm u, đui mù của thể xác có sức mạnh ghê gớm, có khả năng điều khiển linh hồn cao khiết. Dồn Trương Ba vào thế  đuối lí buộc phải thỏa hiệp, quy phục.
 
– Cử chỉ :
 Lắc đầu
 
 
Tỏ vẻ thương hại
 
– Xưng hô :
Ông – Tôi
Ngang hàng, thách  thức
– Giọng điệu:
Ngạo nghễ thách thức, thì thầm ranh mãnh
 
– Vị thế:
Chủ động đặt nhiều câu hỏi phản biện à Kẻ thắng thế, buộc được hồn Trương Ba quy phục mình

 
Câu hỏi khám phá:Theo em, những người thân của Trương Ba đã phản ứng như thế nào khi thấy Trương Ba là xác hàng thịt?
– Người vợ: Buồn bã đau khổ muốn chết, có ý định bỏ đi nhường chồng cho cô vợ hàng thịt
– Cái Gái: Quyết liệt và dữ dội không nhận ông nội
– Người con dâu: Thông cảm, xót thương.
Câu khám khám phá: Tâm trạng của Trương sau khi đối thoại với người thân trong nhà là như thế nào?
– Lúc đầu: Biện minh cho mình
+ Sao bà lại nói thế?
+ Sáng nào ông cũng ra cuốc xới chăm chút cây cối ngoài vườn…:Chỉ có ông nội cháu mới quý cây như thế
– Sau đó : Đau khổ, bế tắc, thất vọng về mình
+ Thầy đã làm u khổ…, u cũng không khổ như bây giờ
+ Thẫn thờ, lặng ngắt như tảng đá, tay ôm đầu, run rẩy, lập cập, cầu cứu.
Câu hỏi phân tích: Em có thể so sánh màn đối thoại giữa Trương Ba với xác hàng Thịt, và  những người thân trong nhà?
So với màn đối thoại với xác hàng thịt

Màn đối thoại với xác hàng thịt Màn đối thoại với người thân
Đau khổ, bất lực khi bản thân phải chịu sự điều khiển  Đau khổ đến tột cùng khi nhận thấy không chỉ mình chịu khổ mà người thân cũng chịu đau khổ. Thậm chí họ còn đau khổ hơn lúc chôn ông xuống.
 

 
Câu hỏi khám phá: Trương Ba và Đế Thích quan niệm như thế nào về sự sống?
Đế Thích: Khuyên Trương Ba chấp nhận vì thế giới không toàn vẹn  Cái nhìn quan liêu hời hợt về cuộc sống con người
-Trương Ba:
+ Không thể bên trong một đằng, …  Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.
+ Sống nhờ vào đồ đạc,…, nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết!
Vấn đề quyết định không phải là sống, mà là sống như thế nào! Điều này có ý nghĩa

  • Con người là 1 thể thống nhất, hồn xác phải hài hòa đồng thuận. Dù khiếm khuyết về tinh thần hay thể xác cũng là 1 cuộc sống không trọn vẹn
  • Sống thiếu chân thực với mình là cuộc sống vô nghĩa, bất hạnh và cũng jhông cần thiết cho ai.

Khát vọng hoàn thiện nhân cách của Trương Ba Tư tưởng, ý nghĩa triết lí của tác giả.
Câu hỏi khám phá: Tại sao khi được phép nhập vào xác cu Tị ngây thơ, Trương Ba từ chối ?Sự từ chối đó thể hiện điều gì trong nhận thức, tính cách Trương Ba?
Trương Ba yêu thương cu Tị
– Ông không chấp nhận tái diễn lại bi kịch sống trong thân xác người khác
Con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng và có ý thức cao về ý nghĩa cuộc sống.
Câu hỏi đọc – hiểu: Qua đoạn trích, em hãy trình bày những giá trị cơ bản của tác phẩm (ý nghĩa phê phán, giá trị nhân văn)?

  1. Ý nghĩa phê phán :

– Phê phán 2 quan niệm sống lệch.
– Phê phán lối sống giả tạo, làm con người có nguy cơ đánh mất mình.
– Phê phán những tiêu cực xã hội.

  1. Giá trị nhân văn :

– Kêu gọi, đấu tranh cho sự hoàn thiện vẻ đẹp nhân cách con người.
– Khẳng định: con người phải sống như chính mình.
Câu hỏi vận dụng:

  1. 1. Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. (Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ)
  2. Giả định Đế Thích cho Trương Ba được quyền sống trong xác cu Tị và Trương Ba đồng ý. Theo anh (chị), cuộc sống của Trương Ba sau đó sẽ như thế nào? Trình bày những ý tưởng của anh (chị) về những rắc rối sẽ xảy ra và viết một lớp kịch ngắn về điều đó.
  3. Anh (chị) hãy tưởng tượng và viết một kết thúckhác cho vở kịch?

Tác giả : Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Xem thêm

  1. Tài liệu, đề thi, những bài văn hay về Hồn Trương Ba da hàng thịt Ngữ văn 12 : Hồn Trương Ba da hàng thịt
  2. Trọn bộ giáo án ngữ văn khối 12 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *