Tổng quan về các thao tác nghị luận Phân tích,tổng hợp, diễn dịch,quy nạp

Ôn tập về các thao tác nghị luận : Phân tích, tổng hơp, diễn dịch, quy nạp, so sánh
Các em thân mến ! Đề thi Ngữ văn theo hướng đổi mới  có 2 phần, trong đó phần đọc hiểu chiếm khoảng 3- 4 điểm, phần làm văn khoảng 6-7 điểm. Đề đọc hiểu yêu cầu học sinh phải có kiến thức và năng lực cảm thụ nhất định .Câu hỏi phần đọc hiểu rất rộng, trong đó thường có câu: văn bản trên sử dụng thao tác nghị luận nào? Để trả lời tốt câu hỏi này các em cần ôn lại lí thuyết về các thao tác nghị luận.

Khái niệm thao tác nghị luận?

Khái niệm thao tác nghị luận dùng để chỉ những hoạt động nghị luận được thực hiện theo đúng các qui trình và các yêu cầu kĩ thuật nhất định.

Một số thao tác nghị luận cụ thể:

– Có nhiều thao tác nghị luận khác nhau. Những thao tác thường gặp nhất là:

+ Thao tác Phân tích:

Đem chia điều cần bàn luận thành các mặt, các bộ phận, các nhân tố để xem xét một cách kĩ càng, cặn kẽ.

+ Thao tác Tổng hợp:

Đem các mặt, các nhân tố riêng rẽ của điều cần bàn luận kết hợp lại thành một chỉnh thể thống nhất. sau đó đưa ra nhận xét, đánh giá khái quát về vấn đề

+ Thao tác Quy nạp:

Từ nhiều cái riêng suy ra cái chung, từ nhiều sự vật cá biệt suy ra nguyên lí phổ biến. ->> câu chủ đề nằm ở cuối đoạn

+ Thao tác Diễn dịch:

Từ cái chung, cái phổ biến, suy ra kết luận về những cái riêng, có tính cá biệt, đặc thù.- >> câu chủ đề nằm ở đầu đoạn

+Thao tác  So sánh:

Đối chiếu hai (hoặc hơn hai) sự vật có liên quan với nhau theo những tiêu chuẩn nhất định, nhằm xác định sự giống nhau, khác nhau và các mối liên hệ giữa chúng, từ đó hình thành nhận thức về sự vật.So sánh còn nhằm mục đích tìm ra sự hơn kém, nổi trội của đối tượng. Trong văn chương, so sánh còn có nhiều tác dụng tu từ
Như vậy để có thể bàn luận thành công, người làm văn cần vận dụng các thao tác phù hợp với mục đích nghị luận và đặc điểm của từng thao tác.

 Luyện tập về các thao tác nghị luận:

Bài  1- Trong đoạn văn  dẫn dưới đây, tác giả đã sử dụng thao tác nghị luận cụ thể nào?
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lậu.
Núi sông, bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Tử Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu nhiều lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng  có.
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét,
Chứng cớ còn ghi.

 ( Bình Ngô Đại cáo-Nguyễn trãi)

                        Gợi ý:
1.Từ đầu => Song hào kiệt…: tác giả đã chứng minh cho luận điểm “Nước đại Việt ta thực sự là một nước đọc lập, có chủ quyền , bằng cách chia luận điểm đó thành các mặt, rồi xem xét kĩ càng từng mặt.
-Có nền văn hiến  lâu đời
-Có núi sông, bờ cõi riêng
– Văn hoá, phong tục khác biệt
– Người anh hùng tài giỏi khiến Tổ quốc bao đời nay có thể làm một phương (các đế nhất phương) trường tồn trong lịch sử
=> Thao tác phân tích.
 
2.Trong nửa sau đoạn trích, tác giả đã dẫn ra một loạt chiến công oanh liệt khác nhau ở các thời đại khác nhau, rồi khẳng định đanh thép một điểm chung: đó là những chứng cớ hiển nhiên, còn ghi khắc trong quá khứ.
=> Thao tác qui nạp.
3.Hai nửa đoạn trích được nối với nhau bằng từ “Vậy nên”.
Tác giả đã thực hiện quá trình suy luận đi từ nguyên lí chung đến hệ quả không thể nào bác bỏ: Một đất nước đã có truyền thống văn hiến như nước Đại Việt  tất yếu phải chiến thắng oanh liệt giặc ngoại xâm
= > Vậy diễn dịch chính là thao tác chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích này.
Bài tập 2:
Viết một bài (hoặc một đoạn) văn nghị luận), đề tài tự chọn; trong đó sử dụng ít nhất 2 trong 5 thao tác đã học
Bài tập 3: phân tích hiệu quả của biện pháp so sánh trong những câu thơ sau ( Tố Hữu )
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
Gợi ý: so sánh hồn tôi- vườn hoa lá
Lấy cái cụ thể ( vườn hoa lá) để so sánh với cái trừu tượng ( tâm hồn tôi) nhằm mục đích diễn tả cụ thể niềm vui sướng hân hoan khi được kết nạp Đảng->> Từ ấy tôi sống vui tươi hơn, có ý nghĩa hơn.
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm :  thao tác lập luận

6 bình luận trong “Tổng quan về các thao tác nghị luận Phân tích,tổng hợp, diễn dịch,quy nạp

  1. giúp em với ạ
    Đề bài: trong bức thư gửi cho thầy giáo của con mình Tổng Thống Mĩ A.LIMCON có gởi gắm một ý nguyện sau ” Xin hãy đối xử dịu dàng nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu, bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên nhưng thanh sắt cứng rắn. Hãy giúp cháu có đủ can đảm biểu lộ sự kiên nhẫn và có đủ sự kiên nhẫn để biểu lộ sự can đảm ” Bằng sự hiểu biết của mình< em hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
    Bài làm có đầy đủ các thao tác nghị luận_ Ngử văn lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *