SKKN: Giáo dục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ TQ

Đề tài:
“Giáo dục nghĩa vụ công dân  với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc  qua tác phẩm “Truyện An Dương Vương và  Mị Châu – Trọng Thủy”
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỤC LỤC

Nội dung trình bày Trang
 
I
Phần mở đầu .
Đặt vấn đề:
 
5
1 Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết.  
5
2 Ý nghĩa tác dụng của giải pháp mớí. 6
3  Phạm vi nghiên cứu của đề tài. 7
II Phương pháp tiến hành: 8
1 Cơ sở lí luận và thực tiễn: 8
* Cơ sở lí luận hướng cho việc nghiên cứu đề tài . 8
* Cơ sở thực tiễn. 9
2 Các phương pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp. 11
 
I
Phần nội dung.
Mục tiêu.
 
13
II
1
Giải pháp của đề tài.
Nắm chắc nội dung chương trình học liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
 
13
2 “Giáo dục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc qua tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”. 14
* Xác định mục tiêu bài dạy học. 14
* Xác định nội dung tích hợp trong bài dạy học. 15
* Xác định phương pháp, phương tiện thực hiện trong giờ dạy học . 17
* Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 19
* Mô tả bài dạy học . Tiết 10 +11 Đọc văn – Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy 27
3 Khả năng ứng dụng của đề tài 54
4 Kết quả thử nghiệm . 54
5 Lợi ích và hiệu quả. 65
6 Bài học tổng kết, kinh nghiệm rút ra. 65
Phần kết luận 68
I Nhận định chung. 68
II Điều kiện để áp dụng kinh nghiệm. 68
III Những đề xuất của người viết. 69
Lời kết. 69
Tài liệu tham khảo. 70
Danh mục những từ viết tắt. 71

 
 
PHẦN MỞ ĐẦU

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ :

I.1. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ ĐÒI HỎI PHẢI CÓ GIẢI PHÁP MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT.
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thế giới (Unesco) xác định mục tiêu của giáo dục thế kỉ XXI là: Học để biết, học để làm, học để chung sống với nhau, học để tự khẳng định mình. Luật Giáo dục Việt Nam, năm 2005 cũng khẳng định, mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đáo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ Quốc. Theo đó, trong những năm gần đây mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang mục tiêu hình thành và phát triển những năng lực và kĩ năng sống cần thiết cho người học nhằm giúp người học có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống.
Thực tế cho thấy hiện nay, nhiều học sinh vẫn học một cách thụ động, chưa tích cực trong các hoạt động học. Học sinh vẫn chưa bỏ thói quen chỉ chú trọng đến việc nghe thầy giảng, ghi chép, làm theo sự định hướng của thầy một cách máy móc, thiếu chủ động, sáng tạo. Vì thế nhiều kĩ năng của học sinh không được rèn luyện, dẫn đến học sinh thiếu tự tin, ngại suy nghĩ , ngại làm việc, không thích sự thay đổi, nhầm lẫn trong việc xác định giá trị, lúng túng trong việc xử lí tình huống, thiếu kĩ năng ứng phó với hoàn cảnh…
Đối với việc học bộ môn Ngữ văn, đặc biệt là với các tác phẩm văn học ra đời từ xa xưa, khoảng cách thời gian, lịch sử, văn hóa, thời đại là rào cản lớn khiến học sinh không tha thiết với các bài học này.
Vậy nên việc tìm phương pháp dạy học thích hợp nhằm lôi cuốn học sinh vào các hoạt động học nhằm phát triển các năng lực giúp các em nhận thấy quá trình học bộ môn cũng là quá trình khám phá, đánh thức các năng lực của bản thân, đem tri thức trong sách vở ứng dụng vào thực tiễn phục vụ cho cuộc sống của chính mình là việc làm tối quan trọng, cần thiết của quá trình dạy học. Trong đó có việc rất quan trọng là giáo dục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc qua từng bài học.
Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: “Giáo dục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc qua tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”. Trong đó tôi lựa chọn các giải pháp, phương pháp dạy học nhằm hướng học sinh vào hoạt động học tập, để học sinh thấy được ý nghĩa của các tác phẩm văn học nói chung, văn học dân gian nói riêng trong việc xác định các giá trị sống. Đồng thời làm tư liệu phục vụ thiết thực hơn nữa cho công tác giảng dạy của tôi ở trường THPT trong những năm học tới. Theo tôi, phương pháp này đáp ứng được mục tiêu đổi mới dạy học mà sự nghiệp phát triển giáo dục nước nhà đang đòi hỏi.
 

  1. 2. Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA GIẢI PHÁP MỚI.

I.2.1. Đối với học sinh:
– Học sinh trực tiếp tham gia các hoạt động học tập, được rèn luyện các kĩ năng sống như: kĩ năng tự nhận thức (tự trọng, tự tin) , kĩ năng suy nghĩ ( tư duy phê phán), kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác, kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề…
Đồng thời  phát triển các năng lực: năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản lí, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực thưởng thức văn học, năng lực cảm thụ thẩm mỹ…
– Học sinh nhận thức bài học sâu sắc về tinh thần cảnh giác với kẻ thù, về ý thức bảo vệ bí mật quốc gia, tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc, trách nhiệm dựng xây và bảo vệ Đất nước.
 
I.2.2. Đối với người làm công tác giảng dạy Ngữ văn:
Giáo viên dạy Ngữ văn có thể sử dụng kinh nghiệm này trong quá trình giảng dạy các bài đọc văn.
 

  1. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Với dung lượng của một đề tài nhỏ, để bài viết có sự tập trung, tôi sẽ đi sâu tìm hiểu vấn đề liên quan đến việc giảng dạy bài Đọc văn “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” trong chương trình Ngữ văn lớp 10. Qua đó giáo dục cho học sinh nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc.
Cụ thể:  Người viết sẽ xuất phát từ đặc trưng của thể loại truyền thuyết Việt Nam; sử dụng một số phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học, hướng dẫn học sinh các hoạt động học để tìm hiểu nội dung, nghệ thuật và giá trị của tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.
 Đặc biệt là giúp học sinh qua giờ học, tích hợp với kiến thức của một số môn học khác như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân,Giáo dục quốc phòng an ninh, Hoạt động ngoài giờ lên lớp để hiểu được bài học lịch sử mà tác giả dân gian muốn nhắn nhủ cho muôn đời sau về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu kẻ thù xâm lược trong công cuộc dựng xây và bảo vệ đất nước. Từ đó học sinh áp dụng vào thực tiễn cuộc sống của cá nhân, của cộng đồng, nhận thức được ý thức trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
 

  1. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:

II.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÓ TÍNH ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC NGHIÊN CỨU, TÌM GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
II.1.1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Một số nguyên tắc cụ thể trong việc dạy Ngữ văn.

  • Thứ nhất: Nguyên tắc mục tiêu:

Nhận diện -> Lí giải -> Vận dụng.

  • Thứ hai: Nguyên tắc kết hợp lí thuyết với thực hành.

Lí thuyết <-> Thực hành.

  • Thứ ba: Nguyên tắc sư phạm:

Dễ -> Khó;    Đơn giản -> Phức tạp ;     Ứng dụng -> Sáng tạo.

  • Thứ tư: Nguyên tắc khoa học và hệ thống:
  • Cơ bản và chính xác.
  • Lặp lại và nâng cao.
  • Tích hợp và tích cực.

Theo từ điển Giáo dục học, dạy học tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.
Trong dạy học tích hợp gồm có:
+ Tích hợp các bộ môn
+ Tích hợp dọc.
+ Tích hợp ngang.
+ Tích hợp chương trình.
+ Tích hợp kiến thức.
+ Tích hợp kĩ năng.

  • Thứ năm: Nguyên tắc thích hợp và thiết thực.

–  Thích hợp và thiết thực về mục đích.
–  Thích hợp và thiết thực về đề tài.
–  Thích hợp và thiết thực về yêu cầu.
II.1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
II.1.2.1. Tình hình thực tế:
II.1.2.1.1.  Thực trạng:
Học sinh trong các giờ học bài Đọc văn nói chung và đọc văn phần truyền thuyết dân gian nói riêng chủ yếu nghe giáo viên giảng bài và ghi chép.
– Kiểm tra phần chuẩn bị bài trước khi đến lớp của học sinh, tôi thấy chủ yếu học sinh trả lời câu hỏi sách giáo khoa một cách chiếu lệ cốt cho đủ bài. Một số học sinh thì không chuẩn bị bài.
– Trong giờ học, học sinh ít tham gia vào hoạt động học, giáo viên phát vấn thì có rất ít học sinh giơ tay xung phong phát biểu, chủ yếu là giáo viên phải chủ động gọi học sinh trình bày. Phần trình bày của học sinh thường là thể hiện sự thiếu tự tin, kém sức thuyết phục và mất nhiều thời gian. Học sinh còn lại thì nghe nhưng không có ý kiến phản đối hay bổ sung, chỉ khi giáo viên gọi thì mới trình bày ý kiến của mình, nhưng cũng lúng túng.
II.1.2.1.2. Kết quả khảo sát tình hình thực tế:

  • Đối tượng khảo sát:
  • 2 lớp thuộc khối 10. Đó là các lớp: 10A9, 10A10
  • Sĩ số lớp 10 A9: 39 học sinh, 10 A10: 37 học sinh
  • Đặc điểm: Học chương trình chuẩn.
  • Điều kiện học tập như nhau.
  • Hình thức khảo sát:
  • Kiểm tra vở soạn văn.
  • Quan sát học sinh trong 1 giờ học bài đọc văn “Chiến thắng MtaoMxay”
  • Nội dung bài khảo sát:

Cụ thể như sau:
– Mục tiêu bài khảo sát:
+ Giáo viên nắm bắt tình hình soạn bài của học sinh và quá trình tham gia hoạt động học của các em để đánh giá kết quả giờ học và có hướng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực tác động vào quá trình học tập chủ động của học sinh.

  • Kết quả thống kê như sau:

– Về việc soạn bài:
+ Có 19/76 em chưa soạn bài.
+ Có 57/76 em đã soạn bài theo cách trả lời 4 câu hỏi trong sách giáo khoa. Trong đó có 38/57 em có nội dung trả lời giống nhau ( Giáo viên cho rằng học sinh cùng tham khảo tài liệu Để học tốt Ngữ văn 10, hoặc có em chép của nhau.
– Trong giờ học:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt đoạn trích: Không có học sinh nào xung phong trình bày. Giáo viên gọi mỗi lớp 3 học sinh thì cả 3 học sinh đó trả lời là không tóm tắt được vì em chưa đọc hết đoạn trích.
+ Quan sát lớp học, giáo viên thấy nhìn chung nhiều học sinh chỉ nghe giảng và ghi chép mà không muốn trình bày ý kiến của mình. Thậm chí có em không quan tâm đến bài học.
+ Số học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài là rất ít.
+ Nếu giáo viên có chia nhóm hoạt động thì chỉ có số ít trong nhóm là làm việc, số còn lại ngồi chờ bạn thực hiện; có nhóm chưa hoàn thành công việc thì hết thời gian. Nhìn chung hiệu quả làm việc nhóm không cao, giờ học vẫn chưa có nhiều thay đổi.
 
II.1.2.2. Nguyên nhân của thực trạng
Nguyên nhân của tình trạng học sinh chưa say mê với giờ đọc văn, đặc biệt là đối với  thể loại văn học dân gian, cách học chưa đạt hiệu quả cao:
–  Học sinh nắm  kiến thức chưa chắc chắn, chưa nhớ rõ bản chất của vấn đề.
–  Học sinh chưa tích cực tham gia vào các hoạt động học tập để khám phá kiến thức, kĩ năng, đánh thức năng lực tiềm ẩn của bản thân.
–  Do ý thức học bộ môn của học sinh chưa tốt, việc chuẩn bị bài chưa chu đáo.
–  Trong giờ dạy đọc văn về thể loại văn học dân gian, giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp. Vấn đề giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh trước khi đến lớp và kiểm tra việc thực hiện của học sinh chưa được chú trọng.
– Việc giảng dạy còn chưa chú trọng đến việc tích hợp các kiến thức thuộc các bộ môn liên quan nên sức hấp dẫn của bài học đối với học sinh chưa cao.
 
II.2. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH, THỜI GIAN TẠO RA GIẢI PHÁP.
II.2.1 PHƯƠNG PHÁP , BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
1.Với bài nghiên cứu này, người viết sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây :
– Phương pháp thống kê.
– Phương pháp phân tích.
– Phương pháp giải thích.
– Phương pháp chứng minh.
– Phương pháp so sánh đối chiếu.
– Phương pháp tổng hợp.

  1. Các bước tiến hành:

– Tìm hiểu tình hình thực tế của quá trình giảng dạy:
+  Tìm hiểu chương trình học của học sinh phổ thông.
+  Tìm hiểu đối tượng học sinh và thực trạng việc học văn phần văn học dân gian nói chung và phần truyền thuyết nói riêng của các em học sinh.
+  Đặc điểm bài học Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
– Tìm hiểu nội dung các môn học có liên quan đến bài dạy học
– Thiết kế bài dạy học nhằm hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động học, từ đó phát triển các năng lực chung, năng lực chuyên biệt và các kĩ năng sống. Đặc biệt là giáo dục học sinh về trách nhiệm công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
 
II.2.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU VÀ TẠO RA GIẢI PHÁP
Quá trình giảng dạy các lớp 10 năm học: 2012 -2013 và  2015- 2016
 
PHẦN NỘI DUNG (GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ)

  1. MỤC TIÊU:

Thông qua việc áp dụng các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực, nhằm đem lại hiệu quả cao trong giờ dạy bài học: Tiết 10 và 11 Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ thuộc chương trình Ngữ văn lớp 10 Trung học phổ thông.
Qua giờ học, học sinh hiểu rõ đặc trưng của thể loại truyền thuyết, biết cách đọc hiểu thể loại văn học này.
Học sinh hiểu được bài học lịch sử mà tác giả dân gian muốn nhắn nhủ cho muôn đời sau về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu kẻ thù xâm lược. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

  1. GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI

II.1. NẮM CHẮC NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong chương trình phổ thông học sinh được học các bài thuộc thể loại truyền thuyết là:

  • Truyền thuyết “ Con Rồng cháu Tiên” (Lớp 6)
  • Truyền thuyết “ Bánh chưng bánh giầy” (Lớp 6)
  • Truyền thuyết “Thánh Gióng” (Lớp 6)
  • Truyền thuyết “ Sơn Tinh Thủy Tinh” (Lớp 6)
  • Truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” (Lớp 6)
  • Truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” (Lớp 10)

Với học sinh lớp 10 bài học trong 2 tiết. Ngoài ra còn có bài Khái quát Văn học dân gian Việt Nam, phần nội dung thể loại có nói về đặc điểm của truyền thuyết.
Trên cơ sở nắm chắc chương trình học của học sinh, giáo viên tổ chức các hoạt động học vừa ôn kiến thức học sinh đã được học ở trung học cơ sở, vừa tìm hiểu bài học mới nhằm đạt hiểu quả cao trong dạy học. Đặc biệt là hướng học sinh đến việc phát triển các năng lực, trong đó học sinh ý thức sâu sắc về vai trò trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc; biết nhìn nhận rút ra những bài học đối với cá nhân trong ứng xử trước những vấn đề đặt ra của cuộc sống cá nhân, của cộng đồng, của đất nước.
 
II.2.   GIÁO DỤC NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỀ TỔ QUỐC QUA TÁC PHẨM “TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY”.
 
II.2.1: Xác định mục tiêu bài dạy học:

  1. Về kiến thức: Giúp học sinh

– Hiểu đặc trưng cơ bản của truyền thuyết.
– Hiểu đ­ược giá trị ý nghĩa của Truyện An D­ương V­ương và Mị Châu Trọng Thuỷ: Từ bi kịch mất n­ước của hai cha con An D­ương V­ương và bi kich tình yêu của Mị Châu – Trọng Thuỷ, nhân dân muốn rút ra bài học lịch sử cho muôn đời về ý thức đề cao cảnh giác với âm m­ưu kẻ thù xâm l­ược trong công cuộc dựng xây và bảo vệ đất n­ước.

  1. Về kĩ năng : Rèn kĩ năng tóm tắt và đọc hiểu văn bản tự sự dân gian, kĩ năng phân tích truyện dân gian theo đặc trưng thể loại để có thể hiểu đúng ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết và dụng ý sâu xa mà các tác giả dân gian đã giử gắm trong truyện.
  2. Về thái độ :

– Bồi dưỡng cho học sinh niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học các em được học. Từ đó, học sinh có lòng say mê với văn học dân gian nói riêng, văn học Việt Nam nói chung, có ý thức giữ gìn và sáng tạo làm phong phú thêm cho nền văn học của dân tộc
– Khắc sâu bài học giữ nước mà tác giả dân gian muốn nhắn nhủ cho đời sau. Điều đáng lưu ý là bài học lịch sử đó cần được đặt trong bối cảnh hiện tại đất nước ta vừa cần mở rộng sự hội nhập cùng các nước trên thế giới, vừa phải giữ vững an ninh, chủ quyền đất nước.
 

  1. Về phát triển các năng lực và kĩ năng sống cho học sinh:

– Bỗi dưỡng và phát triển các năng lực chung : năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản lí, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông…
– Bồi dưỡng năng lực chuyên biệt : năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực thưởng thức văn học, năng lực cảm thụ thẩm mỹ.
– Bồi dưỡng các kĩ năng sống: kĩ năng tự nhận thức/ tự trọng, tự tin , kĩ năng suy nghĩ/ tư duy phê phán, kĩ năng giao tiếp hiệu quả, kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác, kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề…
 
II.2.2: Xác định nội dung tích hợp trong bài dạy học:
 

Môn Bài Nội dung tích hợp Mục đích
Lịch sử lớp 6 Bài 14,     bài 15 Nước Âu Lạc Sự hình thành và phát triển của nhà nươc Âu Lạc Giúp học sinh thấy được vai trò của An Dương Vương trong việc xây dựng nhà nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa, chế tạo vũ khí, và cả sự thất bại của An Dương Vương.
Giáo dục công dân – lớp 10 Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình – Thế nào là tình yêu
– Bản chất của tình yêu chân chính
Giúp học sinh hiểu rõ bi kịch của Mị Châu, biết cắt nghĩa, đánh giá thái độ của nhân dân và bài học nhân dân gửi gắm trong tác phẩm
Giáo dục công dân – lớp 10 Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc – Nguồn cội của lòng yêu nước
– Biểu hiện của lòng yêu nước.
– Trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc của công dân
 
– Giúp học sinh thấy được ý nghĩa của tác phẩm
– Bồi dưỡng lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc.
– Giáo dục ý thức trách nhiệm và hành động xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc ( học tập, lao động sáng tạo, đấu tranh vì lợi ích của quốc gia.)
Giáo dục công dân – lớp 12 Bài 2:
Thực hiện pháp luật
Pháp lệnh về bảo vệ bí mật nhà nước
(điều 2, điều 5)
 Học sinh ý thức được các cơ quan, tổ chức và mọi công dân đều có nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ bí mật Nhà nước.
Giáo dục quốc phòng an ninh – lớp 12 Bài 9: Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ Quốc – Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia
– Bảo vệ an ninh thông tin
 
Học sinh có ý thức sâu sắc về việc bảo vệ an ninh quốc gia trong đó có an ninh thông tin.
Chống làm lộ, lọt thông tin bí mật của nhà nước
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
– lớp 10
Tiết 14 – Chủ đề tháng 12. Diễn đàn thanh niên Vai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Học sinh có ý thức bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ Quốc

 
 
 
II.2.3: Xác định phương pháp, phương tiện thực hiện trong giờ dạy học :

  • Phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học sử dụng trong bài
PP DH, KT DH sử dụng Nội dung bài dạy học được áp dụng Mục đích hướng tới (phát triển năng lực và kĩ năng sống)
PP nêu và GQVĐ
PP thuyết trình
– Giới thiệu về truyền thuyết, về di tích lịch sử Cổ Loa
– Hướng tìm hiểu tác phẩm
– Nội dung tích hợp trong các môn Sử, Địa, GDCD…
– Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp
– Giáo dục kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tư duy, kĩ năng giao tiếp hiệu quả, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng thể hiện sự tự tin.
PP thảo luận nhóm – Quá trình xây thành, chế nỏ, đánh giặc của An Dương Vương
-Thái độ của nhân dân đối với sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử.
– Phát triển năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp
– Giáo dục kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng tư duy, kĩ năng giao tiếp hiệu quả, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng kiềm chế cảm xúc
PP DH WebQuest – Khám phá trên mạng -Tìm hiểu về khu di tích lịch sử Cổ Loa
– Tìm hiểu về thời đại An Dương Vương
– Phát triển khả năng tư duy: phân loại, so sánh, phân tích, chứng minh,suy luận, kết luận.
– Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực tự quản, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng xác định giá trị.
KT giao nhiệm vụ – Nội dung chuẩn bị cho cả bài, cho từng phần của bài học.
– Chuẩn bị của cá nhân, của nhóm…
– Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin
– Giáo dục kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng giao tiếp hiệu quả, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng thể hiện sự tự tin,
KT bản đồ tư duy – Giới thiệu bài học
– Tóm tắt tác phẩm.
– Trình bày nội dung phần đọc hiểu.
– Khái quát nội dung từng phần.
– Tổng kết bài học
– Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
– Giáo dục kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tư duy, kĩ năng giao tiếp hiệu quả, kĩ năng ra quyết định
Kĩ thuật đặt câu hỏi: câu hỏi biết, câu hỏi hiểu, câu hỏi phân tích, câu hỏi áp dụng,câu hỏi đánh giá, câu hỏi sáng tạo
 
-Khái quát về truyền thuyết
-Đánh giá về An Dương Vương
-Suy nghĩ về vai trò người lãnh đạo
-Biểu hiện của bi kịch nước mất…
-Nguyên nhân của bi kịch.
-Bài học rút ra từ bi kịch
– Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp
– Giáo dục kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tư duy, kí năng xác định giá trị, kĩ năng giao tiếp hiệu quả, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng kiềm chế cảm xúc, kĩ năng ứng phó với căng thẳng,
Kĩ thuật động não và kĩ thuật trình bày 1 phút – Đánh giá về nhân vật.
– Đánh giá giá trị của tác phẩm
– Liên hệ thực tế, rút ta bài học
– Phát triển năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp
– Giáo dục kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tư duy, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng thể hiện sự tự tin…
  • Phương tiện sử dụng trong giờ dạy học:

– Phấn, bảng, SGK.
– Máy tính, máy chiếu, màn hình
– Giấy khổ lớn, bút dạ, nam châm…
 
II.2.4: Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

  • Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án word, giáo án điện tử, phiếu học tập
  • Phấn, bảng, SGK, giấy khổ A0, bút dạ, nam châm…
  • Máy tính, máy chiếu, màn hình
  • Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước khi học
  • Học sinh đọc SGK.
  • Tham khảo tài liệu về truyền thuyết, về di tích Cổ Loa (mạng internet, sánh báo…)
  • Tìm hiểu kiến thức liên quan đến truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.
  • Tìm hiểu bài học theo phiếu học tập giáo viên đã hướng dẫn (Học sinh chuẩn bị ở nhà )

PHIẾU HỌC TẬP Tiết 10+11
BÀI “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy”
TIẾT 1
Họ và tên:                                                                        Lớp:

Yêu cầu chuẩn bị Nội dung chuẩn bị
I.1. Phần tiểu dẫn sgk nêu nội dung gì? Sử dụng sơ đồ tóm tắt nội dung phần tiểu dẫn?
– Nhắc lại định nghĩa thế nào là truyền thuyết?
– Kể tên một số truyền thuyết Việt Nam?
– Nêu đặc trưng cơ bản của truyền thuyết?
 
2. Tìm thông tin và hình ảnh liên quan đến truyền thuyết và cụm di tích thành Cổ Loa?
 
 
– Ôn lại kiến thức lịch sử về thời đại An Dương Vương để thấy cái lõi sự thật lịch sử trong tác phẩm
 
II. Đoc hiểu
1. Đọc,Tóm tắt TP:  Truyền thuyết chia làm mấy phần? Nội dung từng phần nói gì?
Sơ đồ hóa nội dung
(có thể sử dụng sơ đồ tư duy hoặc sơ đồ grap)
 
 
 
 
 
 
2. Quá trình xây thành chế nỏ của An D­ương Vương đư­ợc miêu tả như­ thế nào?
Do đâu Vua được thần linh giúp đỡ?
 
 
 
 
 
– Xây thành xong, An Dương V­ương nói gì với Rùa vàng? ý nghĩa của  chi tiết này?
 
 
 
 
– Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, tác giả dân gian gửi gắm thái độ đối với nhà vua như­ thế nào? (CH1 SGK)
 
– Ôn lại kiến thức môn giáo dục công dân về vai trò của người lãnh đạo.
– Các kĩ năng cần thiết để có thành công trong mọi công việc là gì?
I. Tìm hiểu chung
 
 
 
 
1.Truyền thuyết:
 
 
+ Đặc trưng:
 
 
2. Giới thiệu cụm di tích Cổ Loa:
 
 
 
3. Văn bản: Xuất xứ của VB?
 
 
 
 
 
 
 
II. Đọc- hiểu
1. Tóm tắt
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2. Tìm hiểu cụ thể
a. Quá trình xây thành, chế nỏ:
* Xây thành
 
 
 
 
 
– Vua được thần giúp đỡ vì:
 
 
*  Chế nỏ
Vua băn khoăn :
Ý nghĩa của chi tiết:
 
 
 
 
 
* Cách kể chuyện:
– Sử dụng yếu tố kì ảo:
 
 
– Tác dụng:
 
* Bài học về vai trò của người lãnh đạo.
 
 
 
 
* Các kĩ năng cần thiết để có thành công trong mọi công việc
 
 
 
 

 
 
Tiết 2                     PHIẾU HỌC TẬP Tiết 11
BÀI “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy”
Họ và tên:                                                                        Lớp:

Yêu cầu chuẩn bị Nội dung chuẩn bị
1. Nêu biểu hiện của bi kịch nước mất, nhà tan, tình yêu tan vỡ?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2. Những sai lầm nào của ADV và MC dẫn đến thảm hoạ mất nước?
( – Sự mất cảnh giác của Vua thể hiện ntn? CH1b sgk)
 
– Sai lầm lớn nhất của Mị Châu là gì?
(Ý kiến riêng của em về 2 cách đánh giá trong CH2 sgk)
 
3. Từ bi kịch trên TP gủi gắm cho thế hệ sau bài học gì?
– Ôn lại kiến thức môn giáo dục công dân và môn Giáo dục Quốc phòng an ninh về vai trò của người lãnh đạo, về trách nhiệm của công dân với sự nghiệp dựng xây, bảo vệ tổ Quốc
– Các kĩ năng cần thiết để xử lí mối quan hệ riêng – chung, cá nhân – cộng đồng như thế nào?
 
 
 
4. Sáng tạo chi tiết về Rùa vàng, vua chém đầu con và cầm sừng tê xuống biển thể hiện thái độ của nhân dân đối với ADV như thế nào? so sánh với hình ảnh Thánh Gióng về trời em thấy có điểm gì giống và khác nhau? (CH1c sgk)
 
5. Thái độ của nhân dân đối với nhân vật MC?
– Chi tiết máu MC trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. xác hoá thành ngọc thạch. Chi tiết này thể hiện thái độ của người đời xư­a như thế nào đối với MC?và nhắn nhủ điều gì đối với thế hệ trẻ đời sau?
( CH3 sgk)
 
 
6. Đối với Âu Lạc, Trọng Thủy là người ntn?
Chi tiết” ngọc trai – giếng n­ước ” có phải khẳng định tình yêu chung thuỷ ở Trọng Thủy hay không? thái độ của tác giả dân gian đối với Trọng Thủy?
(CH4 sgk)
 
 
 
 
 
7. Từ sự phân tích trên hãy cho biết đâu là cốt lõi lịch sử của truyện ? Cốt lõi lịch sử đó đã được nhân dân thần kì hoá nh­ư thế nào? (CH5 sgk)
( Tích hợp kiến thức lịch sử bài 14,15; Nước Âu Lạc)
Tích hợp môn GDCD10
Bài Công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình Công dân với sự nghiệp bảo vệ TQ (bài 12, 14)
Tích hợp hoạt động ngoài giờ lên lớp, lớp 10, chủ đề tháng 10
 
b. Bi kịch n­ước mất, nhà tan và thái độ của tác giả dân gian
b1/ Bi kịch nước mất, nhà tan: 
Biểu hiện của bi kịch nước mất, nhà tan:
 
 
 
 
Biểu hiện của bi kịch tình yêu:
 
 
 
Nguyên nhân của bi kịch
+ Sai lầm của An DươngVương:
 
 
 
 
 
+ Sai lầm của Mị Châu:
 
 
 
 
 
Bài học từ  bi kịch trên (vai trò của người lãnh đạo, về trách nhiệm của công dân với sự nghiệp dựng xây, bảo vệ Tổ Quốc)
 
 
 
 
 
 
 
 
Các kĩ năng cần thiết để xử lí mối quan hệ riêng – chung, cá nhân – cộng đồng
 
 
 
 
 
b2/ Thái độ của nhân dân đối với nhân vật các nhân vật:
* Thái độ của nhân dân  đối với ADV? Lí giải?
 
 
 
 
 
 
 
 
* Thái độ của nhân dân  đối với Mị Châu? Lí giải?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
* Thái độ của nhân dân  đối với Trọng Thủy? Lí giải?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
* Cái lõi lịch sử của truyền thuyết này là:
 
 
 
 
 
* Cốt lõi lịch sử ấy được dân gian thần kì hoá qua hình ảnh :
 
 
 
 
3. Bài học (Chú ý phần Ghi nhớ SGK)
 
 
 
 
III/ Luyện tập
1.     BT1 (SGK)
2.      BT2 (SGK)
3.      BT3 :
Tìm một số tác phẩm nghệ thuật: thơ, ca, nhạc, họa, kịch… về An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy và nêu lên sức sống lâu bền của Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
 

 
 
 
II.2.5: MÔ TẢ BÀI GIẢNG TIẾT 10+11 – ĐỌC VĂN
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY
II.2.5.1.Tiết thứ nhất

  • Nội dung trọng tâm của bài học, giáo viên giúp học sinh tìm hiểu những vấn đề sau:
  • Giới thiệu chung về truyền thuyết.
  • Giới thiệu cụm di tích Cổ Loa.
  • Giới thiệu tác phẩm, tóm tắt tác phẩm.
  • Tìm hiểu phần 1 (An Dương Vương xây thành, chế nỏ, thắng giặc)
  • Ổn định tổ chức và kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh, nhận xét các sản phẩm học sinh đã nộp cho GV qua gmail và thông báo tên HS, sản phẩm HS sẽ được trình bày trong giờ học để HS chuẩn bị tâm thế.
  • Phần bài mới:
  1. Tìm hiểu chung

1.Trước hết giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh tìm hiểu khái quát về truyền thuyết:
– GV kiểm tra  việc sử dụng sơ đồ tư duy nêu nội dung cơ bản của phần tiểu dẫn trong SGK mà học sinh đã chuẩn bị ở nhà. Nhận xét và gọi HS trình chiếu (nếu HS đã chuẩn bị trên máy tính).
– Giáo viên sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi:
+ Dạng câu hỏi biết kiểm tra trí nhớ của học sinh: Nhắc lại định nghĩa thế nào là truyền thuyết? Kể tên một số truyền thuyết của Việt Nam? (học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và bổ sung nếu cần)
* Khái niệm truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử (hoặc liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hóa. Qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đát nước, dân tộc hay cộng đồng cư dân một vùng.
+ Giáo viên ra câu hỏi hiểu kiểm tra việc hiểu của học sinh về đặc trưng của truyền thuyết: Từ khái niệm trên, theo em đặc trưng của truyền thuyết là gì (học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và bổ sung nếu cần, đồng thời chiếu slaide sau lên màn hình để học sinh trực quan)
* Đặc trưng của truyền thuyết : Có yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng.
Thể hiện quan điểm của nhân dân và gắn liền với các lễ hội và tục thờ cúng
GV trình chiếu tranh, gọi HS xem tranh đoán tên các truyền thuyết và nêu ý nghĩa của các truyền thuyết đó. HS đoán trước, GV chiếu slide sau.
 

  1. Giáo viên tổ chức hoạt động giới thiệu cụm di tích Cổ Loa:

– Giáo viên sử dụng PPDH nêu và GQVĐ, PP WebQuest (Khám phá trên mạng)
Dựa vào phần học sinh đã chuẩn bị ở nhà, giáo viên gọi học sinh trình bày, ưu tiên phần trình bày có hình ảnh, có sơ đồ, có nội dung trình chiếu.
Hoạt động này nhằm phát triển cho học sinh: năng lực tự học, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự nhận thức, năng lực sử dụng ngôn ngữ …

Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình. Sau đó nhận xét, biểu dương và giới thiệu thêm một vài hình ảnh về Cổ Loa. Đặc biệt là giới thiệu cấu trúc của thành để học sinh hình dung kiến trúc độc đáo và những giá trị lịch sử, quân sự, kinh tế của thành Cổ Loa đối với nhà nước Âu Lạc đương thời. (Tích hợp kiến thức địa lí, lích sử, GV trình chiếu kết hợp thuyết minh
* Giới thiệu chung: Thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, là kinh đô của nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên và là kinh đô của nhà nước Vạn Xuân dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X sau Công nguyên. Năm 1962, thành Cổ Loa được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Cổng vào đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa
* Vị trí địa lý của thành Cổ Loa
Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa.
Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng. Sông Hoàng (tức sông Thiếp) là một con sông nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu trong hệ thống sông Thái Bình.
Về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí thuận lợi.  Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình. Qua con sông Hoàng, thuyền bè ngược lên sông Hồng là vào vùng Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, nếu xuôi sông Hồng, thuyền ra đến biển cả, nếu đến vùng phía Đông Bắc bộ thì qua sông Cầu vào hệ thống sông Thái Bình đến sông Thương và sông Lục Nam.
Địa điểm Cổ Loa chính là đất Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân cư đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng.
* Cấu trúc Thành Cổ Loa
Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”.
Khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng địa hình tự nhiên, tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài. Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, là đá và gốm vỡ.
Thành Cổ Loa theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng hiện còn 3 vòng thành. Chu vi vòng Ngoại 8km, vòng Trung 6,5km, vòng Nội 1,65km, diện tích trung tâm lên tới 2km2.
Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4m-5m, có chỗ cao đến 8m -12m. Chân lũy rộng 20m – 30m, mặt lũy rộng 6m – 12m.
+ Thành Nội hình chữ nhật, cao trung bình 5m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6m-12m, chân rộng từ 20m-30m, chu vi 1.650m và có một cửa nhìn vào tòa kiến trúc Ngự triều di quy.
Hiện nay, qua cổng làng, cũng là cổng thành Nội là tới đình làng Cổ Loa. Cạnh đình là Am Bà Chúa tức là miếu thờ công chúa Mỵ Châu, trong am có một tảng đá hình người cụt đầu, là tượng Mỵ Châu.
Qua am Mỵ Châu tới đền Thượng, tức đền An Dương Vương, tương truyền là dựng trên nền nội cung ngày trước. Trong đền có tượng An Dương Vương bằng đồng. Trước đền là Giếng Ngọc, tương truyền là nơi Trọng Thuỷ tự tử vì hối hận. Nơi đây, có đầy đủ các loại hình di tích: Đình, đền, chùa, am, miếu.
+ Thành Trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, chu vi 6.500m, nơi cao nhất là 10m, mặt thành rộng trung bình 10m, có năm cửa ở các hướng đông, nam, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hoàng.
+ Thành Ngoại không còn hình dáng rõ ràng, chu vi hơn 8.000m, cao trung bình 3m – 4m (có chỗ tới hơn 8m).
Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ 10m đến 30m. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ. Thuyền bè đi lại dễ dàng trên ba vòng hào để đến trú đậu ở Đầm Cả hoặc ra sông Hoàng và từ đó có thể tỏa đi khắp nơi.
Bản đồ thành Cổ Loa
* Giá trị của thành Cổ Loa
– Về mặt quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm. Với các bức thành kiên cố, với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy, Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô. Đồng thời là một căn cứ kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh, khi tác chiến.
– Về mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thành Cổ Loa là một chứng cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy.
– Về mặt văn hóa, là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ.
Kho mũi tên đồng khai quật ở thành Cổ Loa

Tượng Mị Châu tại Cổ Loa             Giếng Ngọc tại Cổ Loa
 

  1. Giới thiệu Văn bản: Xuất xứ của VB Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy được trích từ Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chích quái – tập truyện dân gian được sưu tập vào cuối thế kỉ XV. (GV nhắc HS theo dõi thông tin này trong SGK).

GV kết hợp với phần trình chiếu slide sau:
 
Phần Đọc- hiểu
Giáo viên tổ chức hoạt động tóm tắt tác phẩm.
– Sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy, hoặc sơ đồ grap
– Gọi học sinh trình bày phần chuẩn bị của mình:
Cho học sinh dùng nam châm đính sản phẩm đã chuẩn bị của mình lên bảng hoặc trên tường để các học sinh có thể quan sát, học tập lẫn nhau (đối với những học sinh vẽ trên giấy)
Gọi 1 hoặc 2 học sinh trình chiếu (đối với em đã chuẩn bị trên máy tính).
– Có thể tóm tắt theo nhân vật ( nhân vật An Dương Vương, nhân vật Mị Châu, nhân vật Trọng Thủy)
– GV nhận xét phần trình bày của HS, sau đó chiếu phần sơ đồ tóm tắt theo cách của cô giáo như sau:
Từ việc tóm tắt, GV đặt câu hỏi tìm bố cục của tác phẩm, sau đó chiếu sơ đồ tư duy thể hiện bố cục 2 phần và gợi ý cách đọc hiểu tác phẩm theo bố cục này.
Giáo viên tổ chức hoạt động tìm hiểu tác phẩm về nội dung, nghệ thuật và giá trị của nó : Gợi ý HS tìm hiểu tác phẩm theo sơ đồ sau:
2.1. GV hướng dẫn HS hoạt động tìm hiểu phần 1 của tác phẩm: Quá trình xây thành, chế nỏ, thắng giặc ngoại xâm.
GV sử dụng PPDH  thảo luận nhóm ( còn gọi là dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm).
GV chia 3 nhóm
– Nhóm 1: Thảo luận về vấn đề: Quá trình xây thành của An Dương Vương diễn ra như thế nào? Do đâu Vua được thần linh giúp đỡ? 
– Nhóm 2: Thảo luận về vấn đềXây thành xong, An Dương Vương băn khoăn về điều gì và được giúp đỡ ra sao? Ý nghĩa của chi tiết này?
– Nhóm 3: Thảo luận về vấn đềKể về việc xây thành, chế nỏ, dân gian sáng tạo những yếu tố kì ảo nào? Qua đó tác giả dân gian gửi gắm thái độ đối với nhà vua như thế nào? (Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 10, tập 1)
HS làm việc nhóm 5 đến 7 phút, ( trên cơ sở nội dung cá nhân HS đã chuẩn bị ở nhà trên phiếu học tập của mình, các nhóm thảo luận, ghi nội dung thống nhất vào tờ giấy khổ lớn, sau đó đính sản phẩm lên bảng và cử đại diện từng nhóm lần lượt trình bày.)
HS nghe, HS khác có thể đặt câu hỏi phản biện, hoặc bổ sung ý kiến.
GV nhận xét và hướng dẫn học sinh nắm những ý cơ bản:
* An Dương Vương xây thành
– Hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy.
– Vua lập đàn trai giới.
– Cầu đảo bách thần.
– Nhờ cụ già mách bảo, được Rùa Vàng giúp đỡ, thành xây nửa tháng thì xong, thành cao, đẹp, nổi tiếng, gọi là Loa Thành…
 Đó là những khó khăn chồng chất với  những cố gắng của nhà vua và sự giúp đỡ của các vị thần. Điều ấy chứng tỏ:
+ Dựng nước là việc vô cùng khó.
+ Công việc này đòi hỏi nhà vua phải có tài, có đức, có ý chí, có lòng quyết tâm, có sự sáng suốt, có tính kiên trì, biết sử dụng người tài, được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.
* An Dương Vương chế nỏ, giữ nước
– Thành xây xong, vua băn khoăn hỏi Rùa vàng: “Có giặc lấy gì mà chống”
– Rùa Vàng cho vuốt, Vua sai Cao Lỗ làm nỏ (Linh quang Kim Quy thần cơ).
An Dương Vương có nỏ thần, sức mạnh tăng, Triệu Đà chịu thất bại, không dám đối chiến, đành cầu hòa.
Các chi tiết này có ý nghĩa:
+ Nhà vua ý thức cao về việc dựng nước, gắn liền với giữ nước, lo lắng cho vận mệnh của xã tắc, chủ động trong việc phòng bị, chuẩn bị vũ khí, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước.
+ Vua có tài, có tâm, coi trọng hiền tài, một lòng chăm lo cho đất nước nên đất nước vững mạnh, thanh bình.
* Cách kể chuyện của nhân dân
– Sử dụng yếu tố kì ảo: sứ Thanh giang, Rùa Vàng, Nỏ thần…
– Tác dụng của cách kể chuyện:
+ Lí t­ưởng hoá việc xây thành.
+ Ca ngợi đề cao vua An Dương Vương (anh minh, sáng suốt, tài năng, đức độ, được lòng dân, trọng người tài)
+ Đề cao sức mạnh trí tuệ, khả năng của nhân dân Âu Lạc ( Đủ mạnh để trụ vững ở đồng bằng)
+ Tạo sự hấp dẫn cho tác phẩm.
+ Thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
GV ra câu hỏi áp dụng, yêu cầu HS động não và trình bày 1 phút. Dạng câu hỏi này yêu cầu học sinh tích hợp với kiến thức của môn học khác như giáo dục công dân và liên hệ thực tế cuộc sống để giải quyết vấn đề.
Câu hỏi: Qua phần vừa tìm hiểu em hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu quốc gia (người lãnh đạo)
Muốn thành công trong công việc, con người cần phải có những kĩ năng gì?
HS bày tỏ ý kiến của mình:

  • Có thể có nhiều ý kiến khác nhau.
  • GV tập hợp và đánh giá: Tích hợp kiến thức môn giáo dục công dân lớp 10, bài 14, Môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp, lớp 10, chủ đề tháng 10.

+ Người đứng đầu ( quốc gia, hoặc một tổ chức nào đó) cần có tài, có tâm, có đức, có chí ( cụ thể là: cần có trí tuệ sáng suốt, có tầm nhìn chiến lược, có tinh thần yêu nước, thiết tha với lợi ích của cộng đồng, biết coi trọng hiền tài, biết tập hợp sức mạnh của nhân dân, luôn chủ động sẵn sàng ứng phó với mọi hoàn cảnh).
+ Muốn thành công trong bất cứ công việc gì con người cần có ý chí, có nghị lực, có lòng quyết tâm, có sự kiên trì, nhẫn nại, có lòng dũng cảm, có tinh thần tập thể…

  • GV củng cố và dặn dò HS học ở nhà và tiếp tục chuẩn bị cho tiết học sau
  • Yêu cầu qua tiết học nắm chắc:

+  Đặc trưng của truyền thuyết.
+  Tóm tắt tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy theo nhân vật, tóm tắt bằng sơ đồ.
+ Ý nghĩa của chuyện kể về sự việc An Dương Vương xây thành, chế nỏ, thắng giặc ngoại xâm.
+ Bài học về trách nhiệm của công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

  • Tiếp tục chuẩn bị tiết sau theo phiếu học tập GV đã phát.

II.2.5.2.Tiết thứ hai

  • Nội dung trọng tâm của bài học.
  • Tìm hiểu bi kịch nước mất nhà tan thể hiện trong tác phẩm.
  • Tìm hiểu thái độ của nhân dân gửi gắm trong tác phẩm.
  • Tìm hiểu ý nghĩa của tác phẩm .
  • Luyện tập củng cố bài học.
  • Sau khi ổn định tổ chức, kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh, nhận xét các sản phẩm học sinh đã nộp cho GV qua gmail và thông báo tên HS, sản phẩm HS sẽ được trình bày trong giờ học để HS chuẩn bị tâm thế, GV hướng dẫn học sinh hoạt động tìm hiểu phần 2 của tác phẩm.
  • Phần bài mới

GV tiếp tục hướng dẫn học sinh hoạt động tìm hiểu:
Phần II. Đọc hiểu
GV trình chiếu sơ đồ, giới thiệu mục tiêu, nhiệm vụ bài học (tiếp theo tiết trước)
Giờ trước đã tìm hiểu phần 1 của tác phẩm ( 2.1 An Dương Vương xây thành, chế nó, giữ nước.)
Giờ học này GV tổ chức hoạt động tìm hiểu phần 2 của tác phẩm:
2.2. Bi kịch n­ước mất, nhà tan và thái độ của tác giả dân gian gửi gắm trong tác phẩm.
2.2.1 . Bi kịch nước mất, nhà tan: 
Giáo viên sử dụng PP nêu và giải quyết vấn đề và kĩ thuật đặt câu hỏi. Trước hết là dạng câu hỏi biết và hiểu để hướng dẫn HS tìm hiểu về bi kịch nước mất, nhà tan qua tác phẩm
– Câu hỏi: Nêu biểu hiện của bi kịch nước mất, nhà tan, tình yêu tan vỡ được đề cập đến trong tác phẩm?
HS trình bày trước lớp, HS khác nêu ý kiến của mình . Sau đó GV nhận xét và chốt những ý chính như sau:
* Biểu hiện của Bi kịch nước mất, nhà tan :
– Xây dựng đất nước thật khó khăn, đã thành công: thành cao to, đẹp, ngai vàng vững, đất nước thanh bình, cha con bên nhau. Nhưng trớ trêu kết cục : Vua để Loa Thành thất thủ, phải bỏ chạy, cùng đường, bị kết tội “để giặc sau lưng”, phải tự tay chém con gái yêu, rồi đi vào lòng biển. Đất nước vào tay giặc, dân chúng lầm than.
–  Công chúa ngây thơ, trong sáng, một lòng hiếu nghĩa. Nhưng bị kết tội là giặc , bị chém đầu.
– Người vợ yêu thương, tin tưởng chồng tuyệt đối. Kết cục bị chồng lừa dối, trước khi chết mới nhận ra mình là nạn nhân của chồng, và coi  tình yêu của mình là mối nhục thù.
– Chồng yêu thương vợ, muốn ấm êm, hạnh phúc. Nhưng lại lừa vợ, mất vợ, mất tình yêu, mất hạnh phúc, sống trong ân hận dày vò rồi cuối cùng phải tự vẫn.
Giáo viên tiếp tục sử dụng PP nêu và giải quyết vấn đề và kĩ thuật đặt câu hỏi. Dạng câu hỏi hiểu và câu hỏi phân tích:
Câu hỏi:  Những sai lầm nào của An Dương Vương và Mị Châu dẫn đến thảm hoạ mất nước?
+ Sự mất cảnh giác của Vua thể hiện như thế nào? Câu hỏi 1b SGK Ngữ văn 10, tập 1)
+ Sai lầm lớn nhất của Mị Châu là gì?
HS trình bày trước lớp, HS khác nêu ý kiến của mình . Sau đó GV nhận xét và chốt những ý chính như sau:
*  Nguyên nhân của Bi kịch
–  Sai lầm của An Dương Vương:
+ Chấp thuận lời cầu hòa của Triệu Đà , nhận lời cầu hôn của Triệu Đà cho Mị Châu lấy Trọng Thủy.
+ Cho Trọng Thủy ở rể.
+ Để Trọng Thủy và Mị Châu tự do, không đề phòng, giám sát, không giữ bí mật quốc gia
Điều đó có nghĩa là : An Dương Vương chủ quan không nhận ra âm mưu của địch, nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà, vô tình tạo điều kiện để kẻ thù phá từ bên trong.
+ An Dương Vương lơ là việc phòng thủ, ham vui. Khi giặc đến sát chân thành vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ, ý thế vào nỏ thần.
+ An Dương Vương chủ quan coi thường địch. ( Câu nói : Đà không sợ nỏ thần sao ? thể hiện rõ điều đó)
Như vậy nguyên nhân mất nước từ phía An Dương Vương là do chủ quan, mất cảnh giác, mơ hồ về bản chất của kẻ thù. Nhà Vua đã thất bại trước mưu kế thâm hiểm của chúng.
–  Sai lầm của Mị Châu:
GV cho HS trình bày ý kiến của mình giải quyết câu hỏi 2 trong SGK.
Việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần,có hai cách đánh giá:
Ý kiến 1: Mị Châu chỉ thuận theo tình cảm vợ chồng mà quên nghĩa vụ quốc gia
Ý kiến 2: Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp đạo lí.
Ý kiến của em như thế nào?    
Học sinh trình bày, có thể xuất hiện nhiều ý kiến khác biệt. Chẳng hạn:
+ Tán thành cách đánh giá thứ nhất, phê phán Mị Châu. Nhưng cũng không đủ lí lẽ để phản bác cách đánh giá thứ hai
+ Tán thành cách đánh giá thứ hai, bênh vực Mị Châu. Nhưng cũng không đủ lí lẽ để phản bác cách đánh giá thứ nhất.
+ Tán thành cách đánh giá thứ hai với lập luận dựa trên luân lí của chế độ phong kiến đòi hỏi người vợ phải nghe theo ý kiến người chồng vô điều kiện, từ đó đưa ra đề nghị chúng ta ngày nay nên thông cảm với Mị Châu, không nên phê phán nàng.
GV phân tích định hướng cảm nhận cho HS:
Chúng ta phải dựa vào: đặc trưng của thể loại truyền thuyết để trình bày ý kiến của mình một cách thuyết phục.
Truyền thuyết là một loại sáng tạo nghệ thuật nên việc phản ánh lịch sử, kể về sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử nhằm đề cao cái đẹp, cái tốt, cái tích cực và phê phán cái xấu, cái tiêu cực theo quan niệm của nhân dân. Lịch sử Việt Nam có một đặc điểm nổi bật: đó là lịch sử không ngừng đấu tranh chống ngoại xâm. Trong tình hình ấy, các sáng tác văn học dân gian nói chung, đặc biệt là truyền thuyết nói riêng, có nhiệm vụ đề cao tư tưởng yêu nước thương nòi, giáo dục lòng trung thành với dân tộc, ý thức và tình cảm tha thiết độc lập, tự chủ.
Từ đặc trưng này ta phân tích sai lầm của Mị Châu:
+ Nàng đã đem bí mật nỏ thần kể cho Trọng Thủy nghe, nàng đã tiếp tay cho Trọng Thủy đánh tráo lẫy nỏ mà không biết (Nàng đã để lộ bí mật quốc gia)
+  Hành động rắc lông ngỗng trên đ­ường chạy trốn đánh dấu đường cho Trọng Thủy tìm nàng. Nàng đã vô tình tạo điều kiện cho giặc truy đuổi vua đến tận cùng đường.
Như vậy Mị Châu đã cả tin, ngây thơ, có tình yêu  mù quáng. Nàng hành động theo tình cảm cá nhân, mà bỏ quên trách nhiệm công dân và nghĩa vụ với Tổ quốc. Nỏ thần thuộc về tài sản quốc gia, bí mật quân sự. Mị Châu đã vi phạm vào nguyên tắc bề tôi đối với vua cha, với đất n­ước. Nàng đã tiết lộ bí mật quốc gia. Nhân dân kết tội Mị Châu, bằng bản án tử hình: chém đầu là đích đáng. Đành rằng tình cảm vợ chồng gắn bó , nh­ưng cũng không thể đặt lên trên nghĩa vụ với quốc gia. Nước mất dẫn đến nhà tan, không ai có thể bảo toàn hạnh phúc. Việc làm của Mị Châu là một bài học đắt giá.
Tóm lại: An Dương Vương mơ hồ về bản chất ngoan cố của kẻ thù, thiếu ý thức cảnh giác dân tộc.
Mị Châu trong sáng ngây thơ để tình cảm riêng t­ư lấn át, bị lợi dụng mà không biết. Hai cha con An Dương Vương vì chủ quan, mất cảnh giác đã làm tiêu vong sự nghiệp, đưa đất nước vào cảnh ngộ lầm than. Trọng Thủy là gián điệp là kẻ thù gây ra bi kịch đau thương.
Giáo viên tiếp tục sử dụng PP nêu và giải quyết vấn đề và kĩ thuật đặt câu hỏi. Dạng câu hỏi hiểu và câu hỏi áp dụng nhằm kiểm tra khả năng liên hệ áp dụng thông tin đã thu được vào tình huống mới
Câu hỏi :  Từ bi kịch trên tác phẩm gửi gắm cho thế hệ sau bài học gì? Bài14 môn giáo dục công dân lớp 10, và bài 9 môn Giáo dục quốc phòng, an ninh: có đề cập đến vai trò và trách nhiệm của công dân đối với Tổ Quốc như thế nào ?
HS trình bày trước lớp, HS khác nêu ý kiến của mình . Sau đó GV nhận xét và chốt những ý chính như sau:
* Bài học từ  bi kịch  :
– Cảnh giác cao độ với kẻ thù.
– Cần giải quyết tốt mối quan hệ riêng – chung, nước – nhà , cá nhân – tập thể.
Nội dung tích hợp : Pháp lệnh về bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 2,  phần những quy định chung ghi rõ :
Bảo vệ bí mật Nhà nước là nhiệm vụ rất quan trọng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, đơn vị vũ trang nhân dân  và mọi công dân đều có nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ bí mật Nhà nước.
Điều 5, phần phạm vi bí mật nhà nước ghi rõ :
Bí mật nhà nước trong phạm vi sau đây thuộc độ Tuyệt mật:
– Chiến lược an ninh quốc gia; kế hoạch phòng thủ đất nước; kế hoạch động viên đối phó với chiến tranh; các loại vũ khí, phương tiện có ý nghĩa quyết định khả năng phòng thủ đất nước…
2.2.2. GV hướng dẫn HS hoạt động tìm hiểu vấn đề thái độ của nhân dân đối với nhân vật An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy:
Giáo viên sử dụng PPDH thảo luận nhóm ( còn gọi là dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm).
GV chia 3 nhóm
Nhóm 1: Thảo luận về vấn đề : Thái độ của nhân dân đối với An Dương Vương ( Sáng tạo chi tiết về Rùa vàng xuất hiện bảo kẻ ngồi sau lưng nhà vua là giặc, vua chém đầu con và cầm sừng tê xuống biển thể hiện thái độ của nhân dân đối với An Dương Vương như thế nào? So sánh với hình ảnh Thánh Gióng về trời em thấy có điểm gì giống và khác nhau? (Câu hỏi 1c, sgk Ngữ văn 10 tập 1)
Nhóm 2: Thảo luận về vấn đề :Thái độ của nhân dân đối với nhân vật Mị Châu? ( Chi tiết máu Mị Châu trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu, xác hoá thành ngọc thạch. Chi tiết này thể hiện thái độ của dân gian như thế nào đối với Mị Châu? và nhắn nhủ điều gì đối với thế hệ trẻ đời sau?
(Câu hỏi 3, sgk Ngữ văn 10 tập 1)
Nhóm 3: Thảo luận về vấn đề: Đối với nhân dân Âu Lạc, Trọng Thủy là người như thế nào? (Chi tiết ” ngọc trai – giếng nước ” có phải khẳng định tình yêu chung thuỷ ở Trọng Thủy hay không? thái độ của tác giả dân gian đối với Trọng Thủy? (Câu hỏi 4, sgk Ngữ văn 10 tập 1)
HS làm việc nhóm 5 đến 7 phút, ( trên cơ sở nội dung cá nhân HS đã chuẩn bị ở nhà trên phiếu học tập của mình, các nhóm thảo luận, ghi nội dung thống nhất vào tờ giấy khổ lớn, sau đó dán sản phẩm lên bảng và cử đại diện từng nhóm lần lượt trình bày.)
HS nghe, HS khác có thể đặt câu hỏi phản biện, hoặc bổ sung ý kiến.
GV nhận xét và chiếu sơ đồ tư duy lên màn hình, kết hợp với lời giảng chốt lại những ý chính, giúp học sinh nắm những ý cơ bản:
* Đối với An Dương Vương:  dân gian có thái độ  vừa ngưỡng mộ, kính trọng vì có công lập nước Âu Lạc, vừa thương tiếc vì sai lầm dẫn đến mất nước.
Điều đó thể hiện qua các chi tiết hư cấu: lời Rùa kết tội An Dương Vương để giặc ở sau lưng , hành động tuốt gư­ơm chém Mị Châu rồi đi xuống biển của Vua An Dương Vương
+ Hành động chém con của An Dương Vương: nghiêm khắc mà đau đớn chứng tỏ nhà vua đã đứng trên quyền lợi của dân tộc để thẳng tay trừng trị kẻ có tội dù đó là đứa con lá ngọc cành vàng của mình. Cũng là hành động thể hiện sự tỉnh ngộ muộn màng.
Với công xây dựng và bảo vệ đất nước Âu Lạc, với hành động dũng cảm khi lựa chọn nghĩa nước trên tình nhà nên trong lòng nhân dân, An Dương Vương không chết mà cầm sừng tê giác b­ước vào thế giới vĩnh cửu và được nhân dân đời đời thờ phụng.
(So với hình ảnh Thánh Gióng về trời thì hình ảnh An Dương Vương không rực rỡ, hoành tráng mà lặng lẽ, ngậm ngùi bởi lẽ An Dương Vương đã để mất n­ước. Các vị anh hùng đều bất tử nhưng với mỗi nhân vật dân gian có cách đánh giá khác nhau thật chí lí chí tình)
Những hư cấu đó là lời giải thích lí do mất nước để xoa dịu nỗi đau mất nước (Dân gian khẳng định rằng An Dương Vương và dân tộc Việt mất nước không phải do kém về tài năng mà bởi kẻ thù dùng thủ đoạn hèn hạ)
* Đối với  Mị Châu: Nhân dân vừa giận, vừa thương vì gây tội lớn nhưng do vô tình bị kẻ gian lừa gạt chứ không phải là chủ đích.
+ Với việc để thần Rùa Vàng kết tội Mị Châu là giặc và vua cha tuốt kiếm chém chết nàng, nhân dân đã tuyên án và thi hành bản án của lịch sử rất nghiêm khắc. Việc kết tội và trừng trị Mị Châu  xuất phát từ việc đề cao ý thức công dân, lòng yêu nước, tha thiết với độc lập dân tộc. Dù vô tình nhưng Mị Châu đã gây họa, nên vẫn là kẻ có tội với cha, với dân tộc. Mị Châu cũng nhận ra tội của mình và cúi đầu chịu tội (sự nhẹ dạ phải trả một cái giá quá đắt).
+ Đồng thời nhân dân cũng cảm thông và xót thương với Mị Châu: thể hiện trong chi tiết hư cấu về sự hóa thân và phân thân của Mị Châu đúng như lời nguyền của nàng. « Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha ,chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù ». Nhân vật không hóa thân trọn vẹn trong một hình hài. Máu nàng chảy xuống biển hóa thành ngọc trai, xác hóa thành ngọc trai. Hình thức hóa thân – phân thân độc đáo này thể hiện tính hai mặt, và phức tạp của hình tượng nhân vật là cách để nhân dân thể hiện sự bao dung, niềm thông cảm với sự trong trắng, thơ ngây của Mị Châu vì phạm tội một cách vô tình. Đồng thời gửi gắm bài học lịch sử cho trai – gái nước Việt muôn đời sau trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nước với nhà, giữa tình riêng và nghĩa chung.
(Hình ảnh ngọc trai – giếng nước minh oan cho Mị Châu, nàng bị lừa chứ không phải kẻ phản nghịch) để khẳng định: người Việt không bao giờ bán nước mà ở đây chỉ mắc lừa mà thôi.
+ Đối với Trọng Thủy: Dân gian vừa căm giận, vừa xót xa:
Vì hắn vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của chiến tranh xâm lược; hắn có hai tham vọng:
Về chính trị :  hắn muốn thôn tính Âu Lạc, thực hiện đúng nghĩa vụ của người con với vua cha.
Về tình yêu:  hắn có tình yêu và hạnh phúc với Mị Châu.
Vì thế, Trọng Thủy, d­ưới con mắt của dân gian là tên gián điệp đội lốt con rể, là rể phản bội, là chồng lừa dối, là kẻ thù của Âu lạc. Dù hắn có thành công thì hắn cũng phải tự tìm đến cái chết vì sự ân hận, vì không cứu được Mị Châu, không giữ được tình yêu và hạnh phúc cho mình.
Cái chết của Trọng Thủy  thể hiện sự  đền tội và thể hiện sự ân hận, sự đau khổ và bế tắc bởi mẫu thuẫn giữa quyền lực và tình yêu, giữa nghĩa vụ công dân với tình yêu cá nhân. Là bi kịch của một nạn nhân trước một âm mưu xâm lược. Do vậy, đối với nhân dân, Trọng Thủy đáng căm giận nhưng cũng có phần xót xa. Cho nên dân gian sáng tạo chi tiết để Trọng Thủy tự vẫn do thương nhớ Mị Châu là hoàn toàn hợp lí.
Nội dung tích hợp : Môn Giáo dục công dân lớp 10, Bài 12 : Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình chỉ rõ quan niệm về tình yêu chân chính như sau :
– Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới.Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt. Họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống và dâng hiến cho nhau cuộc sống.
– Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức của xã hội. Đặc điểm của tình yêu chân chính :
+ Có tình cảm chân thực, sự quyến luyến, gắn bó giữa hai người nam và nữ.
+ Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi
+ Có sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ hai phía
+ Có lòng vị tha và sự thông cảm.
Trọng Thủy có tình yêu với Mị Châu nhưng len lỏi vào tình yêu ấy là sự vụ lợi, sự dối lừa nên đó không phải là tình yêu chân chính. Bi kịch của Trọng Thủy và cách giải quyết của dân gian hoàn toàn hợp lí.

  1. GV hướng dẫn HS hoạt động tìm hiểu đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm

GV sử dụng kĩ thuật ra câu hỏi, kĩ thuật động não và kĩ thuật trình bày 1 phút.
GV ra câu hỏi, yêu cầu HS động não và trình bày 1 phút.
Câu hỏi : Từ sự phân tích trên hãy cho biết đâu là cốt lõi lịch sử của truyện ? Cốt lõi lịch sử đó đã được nhân dân thần kì hoá nh­ư thế nào? (Câu hỏi 5 sgk Ngữ văn 10, tập1)
GV gọi 2 HS phát biểu ý kiến. HS khác bổ sung. Sau đó GV nhận xét và định hướng các ý cơ bản sau:
Phạm Văn Đồng nói: ”Truyền thuyết của ta đều bắt nguồn từ cái lõi của sự thật lịch sử. Nhân dân qua các thời đại đã gửi gắm vào đó tâm hồn thiết tha của mình cùng với thơ và mộng”.
–  Cái lõi lịch sử của truyền thuyết này là:
+ An Dương Vương xây thành, chế nỏ, bảo vệ đất n­ước.
+ An Dương Vương để mất n­ước.
Nội dung tích hợp : Kiến thức lịch sử (Tìm kiếm trên mạng internet)
Vua An Dương Vương – Nước Âu Lạc ( 257 – 207 TCN)
Thục Phán chiếm Văn Lang khoảng năm 258 TCN, tự xưng là vua, hiệu là An Dương Vương, đặt tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê, thuộc tỉnh Phúc Yên bây giờ, An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa rất kiên cố. Thành cao và rộng, hình xoáy như trôn ốc, nên gọi là Loa thành.
Lúc bấy giờ, ở bên Tàu, vua nhà Tần là Tần Thủy Hoàng vừa thống nhất thiên hạ, liền sai tướng Đồ Thư đem binh sang đánh Âu Lạc. Quân Âu Lạc rút vào rừng rậm, dùng lối du kích chống cự với quân Tần dằng dai đến 10 năm. Sau cùng, Đồ Thư bị giết, quân Tần tổn thất nặng phải rút lui.
Ít lâu sau, tướng Triệu Đà từ quận Nam Hải (Quảng đông ngày nay) kéo quân sang đánh An Dương Vương. Sau nhiều phen thất bại, Triệu Đà lập kế xin giảng hòa rồi thình lình đến đánh dữ dội. An Dương Vương thua chạy rồi tự tử. Nước ta thuộc nhà Triệu.
– Từ cái lõi ấy nhân dân ta đã thần kì hoá gửi vào đó tâm hồn thiết tha của mình qua hình ảnh Rùa vàng,  bi tình sử Mị Châu – Trọng Thủy  và hình ảnh ”Ngọc trai – giếng n­ước ”. Chi tiết về Rùa vàng, chi tiết về sự hóa thân của Mị Châu, chi tiết « ngọc trai – giếng n­ước » chỉ là trí tưởng t­ượng của dân gian làm tăng thêm mối quan hệ với cốt lõi lịch sử nhằm mục đích :
+ Tạo sự hấp dẫn cho tác phẩm.
+ Lí tưởng hoá việc xây thành. Ca ngợi đề cao vua An Dương Vương (anh minh, sáng suốt, tài năng, đức độ, được lòng dân, trọng người tài). Đề cao sức mạnh trí tuệ, khả năng của nhân dân Âu Lạc ( Đủ mạnh để trụ vững ở đồng bằng).
+ Giải thích nguyên nhân mất nước nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước (Mất nước do kẻ thù dùng thủ đoạn hèn hạ, lừa gạt chứ không phải vì ta yếu kém)
+ Thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc của nhân dân ta.
GV hướng dẫn học sinh tổng kết nội dung bài học :
III. Tổng kết.
Nội dung tích hợp :
+ Môn GDCD 10, Bài 11+12: Công dân với sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc.
+ Môn GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật
+ Môn Giáo dục quốc phòng an ninh Bài 9: Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ Quốc.
+ Môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp, lớp 10 : Chủ đề tháng 10 Trách nhiệm của học sinh với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Qua các bài học ấy học sinh nhận thức rõ trách nhiệm của thanh niên học sinh là :
– Trung thành với Tổ quốc với chế độ xã hội chủ nghĩa. Cảnh giác trước mọi âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
– Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe.
– Có tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ với cộng đồng, đặt quyền lợi của Tổ Quốc  trên hết,  tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
– Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; hoạt động đền ơn đáp nghĩa do nhà trường, địa phương tổ chức.
– Vận động bạn bè người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
– Lưu ý: bài học lịch sử đó cần được đặt trong bối cảnh hiện tại : nhân dân ta vừa cần hội nhập với thế giới, vừa phải giữ vững an ninh, chủ quyền đất nước.
Có thể sử dụng sơ đồ tư duy như sau để tóm tắt nội dung bài học:
GV hướng dẫn học sinh hoạt động luyện tập
IV/ Luyện tập 

  1. BT1 (SGK): GV hướng dẫn HS Phát biểu – tranh luận.

– Có thể có ý kiến đồng tình với một trong hai quan điểm.
– Có thể có ý kiến không đồng tình với cả hai quan điểm.
– GV định hướng: Nội dung của hai câu (a) và (b) thật ra đều nêu lên những cách đánh giá phiến diện, hời hợt về nhân vật. Mỗi câu (a) hay (b) đều chỉ đúng một phần.
– Cần tìm ra lời giải đáp toàn diện, sâu sắc cả lí lẫn tình, một lời giải đáp phù hợp với chân lí (đạo lí của dân tộc, đạo lí của con người).
– Cần nêu quan điểm kèm theo lập luân, giải thích là một đòi hỏi có ý nghĩa rèn luyện cho HS cách tư duy, nhìn nhận sự việc và trình bày quan điểm cá nhân về sự việc.

  1. BT2 (SGK): GV hướng dẫn HS Phát biểu – tranh luận.

An Dương Vương tự tay chém con gái của mình nhưng dân gian lại dựng đền và am thờ hai cha con ở cạnh nhau. Cách xử lí này phù hợp với đạo lí truyền thống dân tộc ta. Đó là sự bao dung đối với người đã trót có thời lầm lỡ gây tai họa cho nhân dân, nhưng về sau đã biết hối hận và chịu hình phạt đích đáng. Lúc sống, đứng trước trách nhiệm với dân, với nước, người cha đã phải tự tay trừng trị con gái mình, thì ở kiếp sau nên để cha con nhà vua đoàn tụ bên nhau, sớm tối có nhau.
 
3.BT3 : Tìm một số tác phẩm nghệ thuật: thơ, ca, nhạc, họa, kịch… về An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy và nêu lên sức sống lâu bền của Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
Trên cơ sở học sinh đã chuẩn bị ở nhà, GV gọi HS trình bày (ưu tiên cho em có phần trình chiếu.) GV cung cấp thêm ngữ liệu tham khảo :
– Thơ Tản Đà:
Một đôi kẻ Việt người Tần
Nửa phần ân ái nửa phần oán thương.
Vuốt rùa chàng đổi máy
Lông ngỗng thiếp đưa đường.
Thề nguyền phu phụ
Lòng nhi nữ
Việc quân vương

Duyên nọ tình kia dở dở dang
Nệm gấm vó câu
Trăm năm giọt lệ
Ngọc trai nước giếng
Ngàn thu khói nhang.

– Thơ Dương Bá Trạc (1884-1944)
Thân gia đâu mới kẻ thù gia, 
Chồng nào thương vợ, con lìa cha.
Giặc ngồi sau lưng nói chi nữa,
Nước ôi! Nhà ôi! biển Đại Nha.
– Thơ           Á Nam Trần Tuấn Khải  – Cổ Loa hoài cảm       
Thành quách còn mang tiếng Cổ Loa
Trải bao gió táp với mưa sa
Nỏ thiêng hờ hững giây oan buộc,
Giếng ngọc vơi đầy giọt lệ pha        

– Thơ Tố Hữu
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu
– Soạn giả Viễn Châu viết 6 câu vọng cổ ( trích bản vắn Trăng Thu Dạ Khúc):
Hỡi bao oan nghiệt chất chồng từ đây bao trái ngang,
Non sông điêu tàn,
Ngấn lệ tuôn tràn,
Vì yêu con đánh mất giang san,
Để cha rớt lệ cầm gươm giết con,
Đoạn lìa tình thâm,
Cốt nhục chia lìa,
Gió lên tống biệt linh hồn Mỵ Châu sang bến mơ.
– Tuồng cải lương “Chiếc áo thiên nga” .
– Vở kịch nói “Nỏ Thần” .
– Trình chiếu một số tranh ( nguồn internet)
II.3. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI:
* Đề tài có thể ứng dụng ở các nhà trường trong các giờ dạy học bài đọc văn.
II.4. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM:
Người viết đã thử nghiệm kết quả tại các giờ học của học sinh, tại trường THPT Khoái Châu, đối tượng học sinh lớp 10, các lớp 10A1, 10A2, 10A10 năm học 2015 – 2016
Sau đây là một vài minh chứng
Phần chuẩn bị bài của một số em tiêu biểu:
– Sơ đồ nội dung phần tiểu dẫnPhần giới thiệu về di tích lịch sử Cổ Loa của nhóm học sinh lớp 10A1 gồm 5 slide sau:
Phần tóm tắt tác phẩm của học sinh:
Tóm tắt bằng lời văn:
Tóm tắt bằng sơ đồ:
 
 Phần giới thiệu về một số tác phẩm nghệ thuật về đề tài An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy của một nhóm HS trình chiếu trên PowerPoint như sau:
 Phần liên hệ với các môn học khác để rút ra bài học về ý thức trách nhiệm của thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc .
Ví dụ: Phần trình bày trên máy chiếu của 1 HS như sau:
Trong giờ học giáo viên chia các nhóm học sinh cho các em thảo luận về nội dung bài học.
Kết quả thảo luận của các nhóm HS tiết 1 như sau:
Nội dung thảo luận trong tiết 2:
Sản phẩm thảo luận của các nhóm HS trong tiết 2:
II.5 . LỢI ÍCH VÀ HIỆU QUẢ :
– Học sinh có hứng thú hơn trong giờ học văn, giờ học sôi nổi hơn, học sinh chủ động tham gia hoạt động học tập hơn.
– Hiệu quả học tập của học sinh cao hơn. Học sinh được rèn luyện nhiều kĩ năng, phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt.
– Học sinh được bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc. Và đặc biệt là bài học về tinh thần cảnh giác với kẻ thù; nhận thấy rõ ý thức trách nhiệm trong việc giữ bí mật quốc gia, giải quyết về mối quan hệ riêng – chung và xây dựng tình yêu chân chính.
– Nếu được hỗ trợ của các phương tiện máy chiếu thì hiệu quả dạy học càng cao hơn.
 
II.6. KẾT QUẢ THỰC HIỆN – BÀI HỌC TỔNG KẾT.
II.6.1 . KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
Qua quá trình dạy học, với việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại hướng dẫn học sinh tham gia vào các hoạt động học nhằm nâng cao các năng lực của học sinh, đem các tác phẩm văn học dân gian lại gần cuộc sống hơn, tôi thấy kết quả giảng dạy có sự khác biệt rõ rệt. Học sinh nắm được các nội dung cơ bản trong bài học nhanh hơn, kiến thức nhớ được có tính hệ thống. Từ đó khả năng ứng dựng vào những vấn đề của thực tiễn. Đặc biệt là, qua hoạt động tìm hiểu về truyền thuyết trong mối quan hệ với văn hóa, lịch sử và trong sự liên quan tới các môn học khác, sinh  hứng thú hơn đối với giờ học văn, có ý thức cao hơn về vai trò của cá nhân đối với cuộc sống của chính mình và của cộng đồng.Tôi đã khảo sát và so sánh kết quả học tập bộ môn của học sinh một số lớp mà tôi áp dụng phương pháp đã trình bày trong đề tài này. Kết quả thống kê như sau:

  • Đối tượng khảo sát:

+ Học sinh lớp 10 A1 và 10 A2.
+ Số lượng học sinh 2 lớp là 91 em.
+ Học chương trình cơ bản
+ Điều kiện học tập như nhau.
+ Nội dung học tập giống nhau

  • Hình thức và nội dung khảo sát:

+ Kiểm tra việc chuẩn bị bài trên phiếu học tập và bài tập gửi qua gmail.
+ Đánh giá kết quả tham gia vào hoạt động trên lớp trong 2 giờ học bài “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”.

  • Kết quả khảo sát

Về việc soạn bài:
+ Có 0/91 em chưa soạn bài.
+ Có 91/91 em đã soạn bài theo phiếu học tập giáo viên phát cho các em. (100%)
Trong đó có 28/91 em có phần chuẩn bị trên máy tính và gửi đến cho cô giáo qua hộp thư điện tử.
Có nhiều bài chuẩn bị công phu, tìm hiểu kiến thức qua các môn học, qua mạng internet…
– Trong giờ học:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt đoạn trích: Nhiều học sinh xung phong trình bày. Có nhiều em tóm tắt bằng sơ đồ ngắn gọn và đẹp mắt.
+ Quan sát lớp học, giáo viên thấy nhìn chung học sinh đã tham gia vào các hoạt động học, lớp học soi nổi, nhiều em còn có tâm lí ganh đua với nhóm bạn để tranh phần trình bày, các học sinh nghe trình bày thì thích thú, cổ vũ, hoặc xung phong bổ sung ý kiến. Nhiều học sinh thể hiện sự tự tin, sự sáng tạo, khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề tốt.
 

  • Nhận xét:

Qua giờ học Đọc văn: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy , với việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại hướng dẫn học sinh tham gia vào các hoạt động học nhằm nâng cao các năng lực của học sinh, đem các tác phẩm văn học dân gian lại gần cuộc sống hơn, nhằm giáo dục ý thức trách nhiệm của công dân với sựu nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, tôi thấy kết quả giảng dạy có sự khác biệt rõ rệt, học sinh được kích thích khả năng tư duy, quá trình sáng tạo và hứng thú học tập ở học sinh. Học sinh mất dần biểu hiện thụ động trong việc tiếp thu bài giảng. Các em tham gia vào quá trình học tích cực hơn, chủ động hơn và hiệu quả hơn, biết cách ứng dụng vào những vấn đề khác trong cuộc sống.
 
II.6.2.  BÀI HỌC TỔNG KẾT, KINH NGHIỆM RÚT RA.
– Sáng kiến kinh nghiệm đã đề cập và tìm hiểu một vấn đề quan trọng thiết thực đối với công việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn của giáo viên và đối với việc học đọc văn của học sinh trường THPT .
– Giáo dục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc qua các giờ học là việc làm quan trọng và không khó thực hiện. Ứng dụng các phương pháp dạy học hiện đại và dạy học tích hợp với kiến thức của các môn học khác trong giảng dạy nói chung là một phuơng pháp khoa học, có hiệu quả cao trong việc giáo dục nghĩa vụ công dân, nâng cao năng lực và các kĩ năng sống cho người học.
– Kinh nghiệm này giúp cho giáo viên tổ chức các hoạt động cho học sinh, giúp học sinh có hứng thú hơn trong quá trình học tập. Các em sẽ cảm thấy tự tin hơn, mạnh dạn hơn, thích trình bày ý tưởng của mình hơn.
– Từ việc tìm hiểu kiến thức sách giáo khoa phổ thông, các em học sinh có thể ứng dụng linh hoạt các kiến thức vào trong cuộc sống của cá nhân và của cộng đồng.
PHẦN KẾT LUẬN
NHẬN ĐỊNH CHUNG
Với dung lượng một đề tài nhỏ: Giáo dục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc qua tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, có đối tượng nghiên cứu và mục đích cụ thể nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy môn Ngữ văn của mình ở trường phổ thông, người viết nghĩ rằng phương pháp này có tính thực tiễn cao, rất dễ sử dụng, có thể áp dụng rộng rãi trong các giờ học đọc văn cho nhiều đối tượng khác nhau. So với phương pháp dạy học truyền thống (chủ yếu cung cấp kiến thức cho học sinh về tác phẩm được học) thì phương pháp này có ưu điêm bật trội là:
+ Người học có hứng thú với giờ học, chủ động tham gia vào các hoạt động
+ Nắm bắt kiến thức nhanh hơn.
+ Hiểu bản chất vấn đề kỹ hơn, khái quát hơn, có chiều sâu hơn.
+ Phát triển các năng lực và kĩ năng của người học và ứng dụng đạt hiệu quả cao hơn.
+ Đặc biệt là học sinh thấy các tác phẩm văn học gần gũi hơn với cuộc sống và có ích cho bản thân mình cũng như cộng đồng.
 
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ÁP DỤNG KINH NGHIỆM:
 
– Kinh nghiệm này có thể áp dụng rộng rãi trong giờ dạy học dạy học ngữ văn có nội dung liên quan đến đề tài.
– Đối với giáo viên lên lớp cần thiết kế bài học cho phù hợp với từng dạng bài, và từng đối tượng học sinh. Đặc biệt là phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi chu đáo đối với từng bài để hướng dẫn học sinh các hoạt động có hiệu quả nhất. Giáo viên có ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là tốt nhất.
– Đối với học sinh cần tích cực, chủ động học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III  NHỮNG ĐỀ XUẤT CỦA NGƯỜI VIẾT:
 
Để chất lượng dạy và học trong nhà trường ngày càng nâng cao theo hướng hiện đại hoá tổ bộ môn, nhóm chuyên môn trong các nhà trường nên giao cho mỗi giáo viên nghiên cứu phương pháp giảng dạy một phần, một nhóm bài nào đó. Sau đó tổng kết, rút kinh nghiệm và áp dụng vào thực tiễn giảng dạy cho từng lớp đối tượng.
 
Đối với sĩ số một số lớp học còn đông. Đề nghị giảm, mỗi lớp có khoảng 25 -> 30 em để giáo viên có thể chia nhóm học có hiệu quả.
 
LỜI KẾT
Bài viết này được người viết đúc rút từ quá trình giảng dạy môn Ngữ văn của bản thân ở phạm vi trường THPT Khoái Châu trong một vài năm gần đây, chắc chắn rằng sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, người viết rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác.
 
                                                                        Người viết : Đỗ Thị Minh Hiếu
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bài tập ngữ văn lớp 10 tập 1 NXB giáo dục
2 Bài tập ngữ văn lớp 10 tập 2 NXB giáo dục
3 Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1 NXB giáo dục
4 Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 2 NXB giáo dục
5 Sách giáo viên  Ngữ văn lớp 10 tập 1. NXB giáo dục
6 Sách giáo viên  Ngữ văn lớp 10 tập 2. NXB giáo dục
7 Sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 10 NXB giáo dục
8 Sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 12 NXB giáo dục
9 Sách giáo khoa Lịch sử lớp 6 NXB giáo dục
10 Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 NXB giáo dục
11 Sách giáo khoa Giáo dục Quốc phòng an ninh lớp 12 NXB giáo dục
12 Đại từ điển tiếng Việt. NXB Văn hóa – thông tin Hà  Nội, 1999.
13 Tập huấn về PP và KT dạy học tích cực. Bộ GD& ĐT
14 Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trung học cơ sở và trung học phổ thông Bộ GD&ĐT
NXB Đại học sư phạm
15 Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học Bộ GD&ĐT. Dự án Việt – Bỉ
NXB Đại học sư phạm
16 Luật Giáo dục năm 2005 NXB Văn hóa – thông tin Hà  Nội
17 Giáo dục kĩ năng sống trong hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Bộ GD&ĐT
NXB Giáo dục Việt Nam

 
 
 
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT.
 

TT Từ viết tắt Từ được viết tắt Ghi chú
1 GV Giáo viên.  
2 HS Học sinh  
3 BT Bài tập  
4 TP Tác phẩm  
5 PPDH Phương pháp dạy học  
6 KTDH Kĩ thuật dạy học  
7 PTNL Phát triển năng lực  
8 KNS Kĩ năng sống  
9 ADV An Dương Vương Trên slide
10 MC Mị Châu Trên slide
11 TT Trọng Thủy Trên slide
12 THPT Trung học phổ thông.  
13 SGK Sách giáo khoa.  
14 GQVĐ Giải quyết vấn đề  
15 CH Câu hỏi  
16 VB Văn bản  

 Xem thêm :
Tuyển tập đề thi về Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
Sáng kiến kinh nghiệm môn Văn

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *