Phân tích Chữ người tử tù để chứng minh nhận định :Điều còn lại với mỗi nhà văn chính là “cái giọng nói riêng” của mình

Bài văn mẫu : Phân tích Chữ người tử tù để chứng minh nhận định :Điều còn lại với mỗi nhà văn chính là “cái giọng nói riêng” của mình.
Nhà văn Nga Sê-khốp đã từng cho rằng, nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả. Nếu anh không có giọng riêng, anh khó trở thành nhà văn thực thụ. Đúng như vậy, nghệ thuật nói chung và văn chương nói riêng, là một bộ môn của dấu ấn chủ quan, của phong cách sáng tạo. Vì vậy, thước đo để đánh giá, giá trị tác phẩm, cũng như tài năng của Nhà văn chính là phong cách. Một tác phẩm có sức sống lâu bền, cũng như một nhà văn tài năng, điều đầu tiên ảnh hưởng đến người đọc chính là dấu ấn cá nhân, phong cách. Hay như Sê-khốp gọi là giọng riêng. Bàn về vấn đề này đã có ý kiến cho rằng:  Điều còn lại với mỗi nhà văn chính là “cái giọng nói riêng” của mình. Minh chứng rõ nhất cho điều đó chính là giọng riêng của Nguyễn Tuân thông qua truyện ngắn “Chữ Người Tử Tù”.
Raxecn Gam ratop, nhà thơ Đaghextan từng viết:
“Qua giọng hát anh nhận ra người hát,
Qua nét Phác anh nhận ra người thợ bạc”.
Với âm nhạc Người ca sĩ để lại cho người đọc ấn tượng về mình bằng một giọng hát, chỉ ở riêng mình. Với điêu khắc, mỗi người thợ có một cách khác riêng, mang đậm tài năng và cái nhìn thẩm mỹ của họ. Còn đối với văn chương, Nhà văn bộc lộ dấu ấn của mình cho độc giả, bằng giọng nói riêng của mình. Đó chính là phong cách, là sự sáng tạo riêng, khẳng định vị trí chỗ đứng của nhà văn. Như vậy, điều còn lại với mỗi nhà văn, chính là “cái giọng riêng của mình”, là một ý kiến thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách sáng tạo của một tác giả. Đó là thước đo để đánh giá những nhà văn ưu tú, nhà văn thực thụ.
Văn học đề cao dấu ấn chủ quan, phong cách sáng tạo, bởi văn học là một bộ môn nghệ thuật rất cần những cái mới mẻ, sáng tạo của mỗi tác giả. Muốn được như vậy, mỗi nhà văn, nhà thơ phải cho mình một phong cách riêng, một ấn tượng riêng để sáng tác tìm đến với văn chương. Đối với độc giả, lại tìm đến những tác phẩm mà mình yêu thích. Đó cũng chính là sự lý giải phong cách, là một yếu tố quan trọng góp phần làm nên tên tuổi và tài năng của nhà văn, và khác với lao động của Nhà văn là lao động sáng tạo, nên dù muốn hay không, mỗi nhà văn phải tạo cho mình một nét riêng, một phong cách nghệ thuật không trộn lẫn. Do đó có thể coi phong cách là dấu ấn riêng của người nghệ sĩ, in đậm trong các sáng tác nghệ thuật của họ. Phong cách là một phạm trù thẩm mỹ, thể hiện sự tương đối ổn định của hệ thống hình tượng. Các phương tiện biểu hiện nghệ thuật nói lên cái nhìn độc đáo, sáng tạo trong quá trình sáng tác của nhà văn. Giữa trào lưu văn học dân tộc, hay xuyên suốt dòng chảy thơ văn, cả một thời đại, phong cách đem đến cái nhìn mới mẻ, khác lạ của nhà văn trong việc cảm nhận và phản ánh cuộc sống. Điều đó là sự đánh dấu trưởng thành và bản lĩnh cá nhân của nhà văn, trong quá trình sáng tác. Song không phải nhà văn nào cũng có một giọng nói riêng, một phong cách riêng, mà điều đó chỉ xuất hiện ở những nhà văn có bản lĩnh và tài năng mới đủ sức sáng tạo ra nét riêng, độc đáo. Giọng nói riêng, hay phong cách được thể hiện ở cách nhìn, cách cảm có tính khám phá được thể hiện ở giọng điệu riêng, ở quan niệm về cuộc sống con người thông qua đề tài, chủ đề, cách chọn nhân vật và cuối cùng phong cách thể hiện qua các phương tiện nghệ thuật mà nhà văn lựa chọn để tái hiện đời sống. Từ cách dùng từ tổ chức, kết câu. Tóm lại phong cách văn học chính là dấu ấn riêng biệt của tác giả về mặt tư tưởng, nội dung lẫn hình thức, nghệ thuật, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
Là một cây bút tài hoa, uyên bác có đóng góp to lớn cho sự nghiệp văn học nước nhà, có trước và sau cách mạng. Nguyễn Tuân được người đọc biết đến là một phong cách văn học rất độc đáo, nhất riêng biệt, bởi một chữ “ngông” ông luôn nhìn mọi việc, mọi nhân vật, nhìn người ở phương diện cái đẹp, phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Đọc văn Nguyễn Tuân người ta đến được thế giới của cái đẹp, cái tài, hiện ra một cách mới mẻ, rõ ràng, đặc biệt trước cách mạng do không bằng lòng với xã hội “Tây tàu nhố nhăng” Nguyễn Tuân tìm lại quá khứ, trân trọng những vẻ đẹp này chỉ còn vang bóng, như chơi chứ, uống trà, ngâm thơ với tư tưởng xưa mà không cũ ấy. Cùng với bút pháp nghệ thuật đặc biệt, Nguyễn Tuân đã viết ra bộ truyện ngắn đạt gần tới sự hoàn thiện và toàn mỹ đó là tập “vang bóng một thời”. Nổi bật lên trong đó có một truyện ngắn rất hay, đồng thời thể hiện rất rõ phong cách sáng tác giọng nói riêng của Nguyễn Tuân chính là truyện ngắn “Chữ Người Tử Tù”.
“Giọng nói riêng” của Nguyễn Tuân được thể hiện độc đáo và sâu sắc, thâu tóm trong một chữ “ngông”. Đó tức là thái độ khinh đời, ngạo đời, làm khác thường dựa trên sự tài hoa uyên bác và nhân cách hơn đời của mình. Điều đó được thể hiện trước hết ở việc Nguyễn Tuân tiếp cận mọi sự vật ở một văn hóa thẩm mỹ, để khám phá và khen chê “Chữ Người Tử Tù” bộc lộ rõ mặt đó của Nguyễn Tuân. Đến với truyện ngắn này độc giả chắc chắn ai cũng nhận ra Nguyễn Tuân viết về một thời kỳ xa xưa, nhưng nay chỉ còn vang bóng, ông trân trọng nâng niu và giữ gìn, làm sống dậy trong lòng người đọc một thú chơi tao nhã của người xưa đó là thú chơi chữ. Nguyễn Tuân đã cho ta rạo rực sống lại cái thuở còn kim Hán học, với nghệ thuật thư pháp điêu luyện từng “vang bóng một thời”. Với những mảnh lụa trắng, bút lông nghiêng mực, hai câu đối, hoành phi. Cái đẹp thanh khiết của cả người cho chữ và người chơi chữ, tất cả cuốn người đọc về hồn dân tộc. Nguyễn Tuân tha thiết với những giá trị văn hóa, tinh thần của cha ông gửi gắm một tấm lòng yêu nước thầm kín, một tinh thần dân tộc có màu sắc độc đáo. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nhận xét “lòng yêu nước, tinh thần dân tộc gắn liền với những giá trị văn hóa cổ truyền, là tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Tuân đã tạo nên giá trị chân chính và lâu bền cho tác phẩm của ông”. Đọc văn Nguyễn Tuân, ta như luyến tiếc một thời đã qua và trân trọng những gì đang diễn ra xung quanh cuộc sống.
Chưa dừng lại ở đó, giọng nói riêng của Nguyễn Tuân còn được bộc lộ qua việc Nguyễn Tuân luôn nhìn nhận con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Để sáng tạo nên những nhân vật tài hoa, nghệ sĩ đó là điểm riêng mà chỉ có ở Nguyễn Tuân trong truyện ngắn “Chữ Người Tử Tù”, hiện lên vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao với ba phẩm chất hội tụ đó là, tài năng, khí phách và thiên lương. Huấn Cao nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn, với cái tài viết chữ nhanh và đẹp được mọi người biết đến và khao khát muốn có chữ của ông Huấn, “có chữ đó mà treo trong nhà chẳng khác nào có một báu vật ở trên đời”, “chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm”. Ngay đến cả kẻ thù của ông cũng khao khát, mơ ước có thứ báu vật quí ấy. Như vậy có thể thấy rằng, Huấn Cao là người có trí tuệ uyên thâm, tài năng siêu phàm thì mới có thể viết ra những nét chữ “vuông, tươi tắn, nói lên sự tung hoành của cả một đời người”, kia mà, ai ai cũng mong muốn sở hữu bên cạnh. Vẻ đẹp của tài năng chính là vẻ đẹp của khí phách hiên ngang, khí phách của một vị anh hùng “đội trời, đạp đất” điều đó được thể hiện rõ qua lý tưởng về một cuộc sống không có áp bức, bất công, vì thế Huấn Cao dám từ bỏ công danh đứng về phía nhân dân, chống cảm, chống lại triều đình. Đối với chế độ phong kiến ông là một kẻ phản nghịch, một tử tù nguy hiểm, nhưng đối với nhân dân Ông là một vị lãnh tụ được sùng bái, kính trọng, dám làm, dám chịu với những việc mình đã làm. Trái với khí phách kiên cường, bất khuất của Huấn Cao còn được thể hiện qua thái độ kinh miệt viên quản ngục nhà tù thực dân, thời gian sống của ông chỉ còn được tính bằng giây, bằng phút thế nhưng ngay trong chốn lao tù ấy, ông vẫn xem những kẻ đang nắm giữ mạng sống của ông chỉ là lũ tiểu nhân thi oai. Ông xuất hiện trước viên quản ngục và bọn Cai tù bằng động tác “súc mạnh cái gông nặng bẩy ,tám tấn”, khi nghe lời đe dọa lúc ở tù ông vẫn thản nhiên nhận rượu, thịt coi đó như một việc đường hoàng. Từ phong thái ung dung, đường hoàng Ông dám nói những lời nói khó nghe với viên quản ngục. Đã chờ đợi một sự trả thù của kẻ thù, tất cả cho thấy ông Huấn là một người hiên ngang, bất khuất, không những là người có tài mà Huấn Cao còn phát sáng vẻ đẹp của cái tâm. “ông nhất sinh không bao giờ mất mình cho chữ vì vàng bạc hay quyền thế”, “cả cuộc đời của ông, ông mới cho chứ vài ba người và toàn là chỗ tri kỷ. Cái tâm của ông còn được hiện rõ qua việc cho chữ viên quản ngục và lời khuyên chân thành về lẽ sống, ông cảm động trước tấm lòng của thầy quản, “thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Vì thế ông đã quyết định dành cái đêm cuối cùng của cuộc đời mình để viết chữ tặng viên quản ngục, ở Huấn Cao cái tài kết hợp với cái tâm đã tạo nên người anh hùng toàn diện, toàn mỹ. Đây cũng là một điểm thể hiện rất rõ phong cách nhìn người của Nguyễn Tuân trước cách mạng.
Giọng nói riêng biệt của Nguyễn Tuân còn được thể hiện qua việc vận dụng kiến thức của nhiều ngành Văn hóa, nghệ thuật. Nhiều ngành không liên quan đến nghệ thuật, để quan sát hiện thực và sáng tạo hình tượng, đối với “Chữ Người Tử Tù” ta thấy tầm hiểu biết của Nguyễn Tuân về triều đại phong kiến nhà Nguyễn, một chiều Đại mục rỗng, hỗn loạn, nhiều cuộc nổi dậy của nông dân và người anh hùng “nhất sinh đê thủ bái mai hoa” Cao Bá Quát. Nhưng điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn của câu chuyện, đồng thời tô điểm thêm vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao. Nguyễn Tuân còn tỏ ra rất kinh nghiệm khi công ra những hiểu biết về văn hóa, xã hội hay cảnh cho chữ cuối cùng trong thiên truyện thể hiện rõ dấu ấn điện ảnh của Nguyễn Tuân. Sự tương phản, đối lập rõ nét giữa ánh sáng và bóng tối, cái đẹp rực rỡ của cảnh cho chữ, là cái xấu xa của nhà tù, “cái không gian đỏ rực và màn khói trắng”. Mọi thứ, mọi tông tô đậm thêm cho “một cây bút tài hoa nghệ sĩ”.
Bắt gặp không ít trong văn của cụ Nguyễn Chính, là sự tôn trọng cái phi thường gây cảm giác mãnh liệt, dữ dội. Nguyễn Tuân thường miêu tả những cảnh đẹp tuyệt mỹ, tuyệt đỉnh cái đẹp ấy là sự hội tụ của cái đẹp khi bị trữ tình và cái vẻ đẹp hoành tráng, dữ dội đến dữ dằn. Ở “Chữ Người Tử Tù” ta bắt gặp một không khí hừng hực lửa cháy và khói trắng trong đêm, qua cảnh cho chữ ở nhà tù tỉnh Sơn đó là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Theo lẽ thường người ta cho chứ ở thư phòng sang trọng, nghi ngút hương thơm, hay ít nhất phải có đầy đủ ánh sáng. Thế mà ở đây, Nguyễn Tuân đã xây dựng một cảnh cho chữ trong lúc nửa đêm, tại ngục tù hôi hám, bẩn thỉu “tường đầy mà nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gian”. Chưa dừng lại ở đó, cái độc đáo của cảnh cho chữ còn được thể hiện ở sự đảo lộn trật tự vị thế trong nhà tù. Kể tử tù ngày mai ra pháp trường Lãng ăn thì đường Hoàng Uy Nghi lẫm liệt. Người trong tù đại diện cho một chế độ thì Cúm Núm với lại kẻ tử tù vẫn cao cổ đeo gông chân vướng trường xích vẫn đang cố gắng gian dạy quản cục tài khoản nên tìm về quê mà ở thầy Hãy thoát khỏi cái nghề này đi rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chứ. Ở đây có giữ thiên lương cho làng vững rồi nghe nước mất cả đời lương thiện”. Lời khuyên của Huấn Cao là lời khuyên bất tử, là lời chứng minh rằng cái đẹp có thể sinh ra ở miền đất ác, nhưng cái đẹp không bao giờ chịu sống chung với cái xấu và cái ác. Những lời khuyên đó dường như đã thấm sâu vào thầy quản, khiến con người vừa đáng trọng, vừa đáng thương này quỳ gối nói trong nước mắt nghẹn ngào “kẻ mê muội này xin bài lĩnh”. Cảnh cho chữ đã gợi ra không khí của một thời tiền sử, một cảnh thơ ảo nhưng cũng rất huyền bí ẩn, chứa sức mạnh tiềm tàng.
Cuối cùng giọng nói riêng biệt của Nguyễn Tuân còn được thể hiện qua những bút pháp nghệ thuật đặc sắc, điển hình là việc sử dụng ngôn từ. Nguyễn Tuân biết đến là bậc thầy của ngôn từ, là chuyên gia của tiếng Việt. Ông có một vốn từ hết sức phong phú. Trong “Chữ Người Tử Tù” vốn từ đó thể hiện rất rõ, hàng loạt những từ Hán Việt được sử dụng công phu như khí phách, thiên lương, tử tù… Góp phần làm nên màu sắc của thiên truyện, đưa người đọc về cõi xa xưa về một thời vang bóng. Tiếp đó là sử dụng thành công biện pháp so sánh, đặc sắc của ông. Khi nói về viên quản ngục, Nguyễn Tuân đã ví von như “mặt nước ao Xuân bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”, hay nói về tính cách ông đã viết “như một thanh âm trong trẻo, chen vào giữa một bản nhạc mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”. Rồi cũng như bao nhà văn khác, Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo, một thủ pháp nghệ thuật độc lập, tương phản, độc đáo, dựng không khí cổ xưa cho câu chuyện…Có thế thấy rằng “Chữ người tử tù” đã bộc lộ hội tụ những vẻ đẹp nghệ thuật và Nguyễn Tuân hay sử dụng tạo nên một thiên truyện mang đậm phong cách của ông.
Một truyện ngắn sáng tác trước cách mạng “Chữ người tử tù” đã bộc lộ rõ được tài năng cũng như “giọng nói riêng biệt” của Nguyễn Tuân. Qua đây ta cũng thấy “điều còn lại với một nhà văn là giọng nói riêng của mình”, là ý kiến, thước đo đánh giá hoàn toàn đúng đắn. Không chỉ có vai trò như vậy, Ý kiến còn đặt ra vai trò, trách nhiệm của nhà văn, độc giả và lịch sử văn học. Đối với nhà văn, phong cách luôn là điều cần thiết họ phải tạo cho mình một giọng nói riêng biệt thì mới có thể in đậm dấu ấn chủ quan trong lòng người đọc bằng chính tác phẩm của mình. Đối với độc giả, khi tiếp nhận một văn bản văn học, cần cố gắng tìm ra giọng nói phong cách riêng của từng tác giả, tiếp thu hết những cái hay, cái đẹp mà tác giả đó đem đến. Đối với lịch sử văn học, chỉ tiếp nhận những nhà văn thực sự có giọng riêng, có phong cách riêng, đem lại sự phong phú cho nền văn học nước nhà.
Ivan tuốc ghê nhép đã từng quan niệm “cái quan trọng trọng tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kỳ tài năng nào, là cái mà tôi muốn gọi là tiếng nói của riêng mình”. Văn chương cũng như bao môn nghệ thuật khác, điều quan trọng chính là cái dấu ấn riêng, cái giọng nói riêng biệt. Đó chính là, những gì còn lại sau dòng chảy của thời gian. Với một nhà văn tài hoa, uyên bác như Nguyễn Tuân điều đó lại càng đúng hơn nữa, phong cách riêng của cây bút độc đáo này thể hiện rõ qua từng tác phẩm mà “Chữ Người Tử Tù” là một minh chứng điển hình. Chính vì điều đó nên tác phẩm xứng đáng tồn tại mãi với thời gian, đến với người đọc cả hôm nay và mai sau./.
Xem thêm :CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *