Ôn thi THPT Quốc gia Ngữ văn :Nên bắt đầu từ đâu?

Ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn nên bắt đầu từ đâu? Đây là băn khoăn của không ít bạn khi bước vào mùa ôn thi năm nay, kể cả những em học khá giỏi. Năm nay Bộ Giáo dục sáp nhập hai kì thi : Tốt nghiệp và Đại học nên đề thi sẽ  có sự phân hóa cao. Vậy chúng ta sẽ bắt đầu như thế nào?
A. Trước hết, các em cần tham khảo đề thi mẫu của Bộ. Đây là định hướng ôn tập tốt nhất dành cho các em. Từ việc  hiểu cấu trúc đề mẫu đó, chúng ta sẽ biết mình phải học những gì.
Nếu các em chưa đọc đề mẫu của Bộ thì bấm vào đây:

Đề thi Ngữ văn THPT quốc gia 2015 của Bộ GD ĐT (đề mẫu)

Đề thi Ngữ văn theo hướng đổi mới sẽ  có 2 phần rõ rệt: Đọc hiểu và làm văn
Phần đọc hiểu
Đề thi sẽ trích 1 bài thơ, đoạn văn, bài báo, hay văn bản bất kì, sau đó hỏi những vấn đề liên quan đến nội dung và nghệ thuật, thông điệp rút ra từ văn bản đó. Trình bày quan điểm, suy nghĩ của em về vấn đề đặt ra trong văn bản đó.Văn bản được trích có thể nằm trong SGK hoặc ngoài SGK. Thông thường, các kì thi quy mô nhỏ thì lấy ngay trong SGK. Nhưng kì thi THPT Quốc Gia , nhiều khả năng sẽ lấy văn bản ngoài SGK. Câu hỏi phần đọc hiểu rất rộng, xoay quanh nhiều vấn đề

Phần làm văn:

Phần này chiếm khoảng 6-7 điểm. có 2 dạng : Nghị luận văn học và nghị luận xã hội

I> Nghị luận văn học

 Phần nghị luận văn học, chủ yếu ở chương trình lớp 12. Để đạt điểm khá môn văn,trước tiên phải nắm vững kiến thức cơ bản về các tác phẩm trong SKG. Cụ thể :
Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân;
Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường;
Vợ chồng Aphủ ( Trích ) – Tô Hoài;
Vợ nhặt ( Trích ) –  Kim Lân;
Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành;
Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi;
Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu
Tây Tiến – Quang Dũng;
Việt Bắc 9 Trích ) – Tố Hữu;
Đất Nước ( Trích Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm;
Sóng – Xuân Quỳnh;
Đàn ghi ta của Lor-ca –  Thanh Thảo
Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh;
 
II> Nghị luận xã hội
Phần nghị luận xã hội, thí sinh tập trung những nội dung về tư tưởng đạo lý kết hợp hiện tượng xã hội, vì các câu hỏi thường khơi gợi trình bày ý kiến về các sự kiện của đất nước, dân tộc, những trào lưu xấu hoặc khuynh hướng tốt đẹp. Cần tăng khả năng đọc báo, xem tin tức, chọn lọc thông tin, kiến thức về thời sự, thực tế.
Dạng 1 : Nghị luận về tư tưởng đạo lí
Dạng 2 : Nghị luận về hiện tượng xã hội
Dạng 3 ( khó ) : Nghị luận xã hội về vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
Các em cần ôn kĩ năng làm bài nghị luận xã hội. Tuyệt đối không nên học tủ đề nào, bởi vì nếu ” lệch tủ” các em sẽ thất bại . Chỉ cần nắm vững cách làm, các bước làm bài, thì khi gặp đề nào chúng ta cũng “xử lí” được.
B. Trang bị kiến thức và kĩ năng cần thiết
Cần trang bị những kiến thức và kĩ năng gì?
1. Để làm tốt phần đọc hiểu trong môn ngữ văn,chúng ta phải huy động nhiều kiến thức . Các em đọc bài viết này  Để làm tốt phần đọc hiểu trong môn ngữ văn

Lưu ý : Đề bài có thể trích 2 hoặc 3 văn bản có liên quan với nhau

Các em có thể tham khảo các đề đọc hiểu tại đây : Đề đọc hiểu ngữ văn

2. Để làm tốt phần nghị luận văn học,  các em cần ôn lại nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm trong SGK Ngữ văn 12  (Nếu các em không xét tuyển vào ĐH thì chỉ ôn kiến thức cơ bản )

3. Để làm tốt phần nghị luận xã hội, các em đọc bài viết hướng dẫn dưới đây , mỗi dạng cô đã viết riêng 1 bài

Dạng 1 : Nghị luận về tư tưởng đạo lí
Dạng 2 : Nghị luận về hiện tượng đời sống
Dạng 3 ( khó ) : Nghị luận xã hội về vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
Lưu ý : Hiện nay, có một số chủ đề đang “Hót” , thường xuất hiện trong các đề thi, đó là : Chủ quyền Biển đảo, trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước, bạo lực học đường, lí tưởng sống của thanh niên., hiện tượng FA, Nghiện Facebook… Năm 2016 có vấn đề an toàn thực phẩm, cá chết ở biển miền Trung, nhiễm mặn ở đồng bằng sông cửu Long, …

Các em có thể tham khảo mấy  bài viết này:
1.Từ những hiểu biết về mạng xã hội facebook, anh/chị viết một đoạn văn bàn về: Văn hóa của người dùng facebook hiện nay.
2.Anh (chị) hãy viết một bài luận về vấn đề sau: Facebook trong đời sống của giới trẻ.

3.Nghị luận xã hội về hội chứng FA của giới trẻ

4.Là một học sinh giỏi xuất sắc ,anh, chị được vinh dự một lần ra thăm quần đảo Trường Sa. Anh, chị sẽ mang bức thông điệp gì từ đất liền ra đảo?

5.Nghị luận xã hội về Trường Sa

6.Nghị luận xã hội về vấn đề bạo lực học đường

7. Nghị luận xã hội về Môi trường

8.Nghị luận xã hội về vấn đề chủ quyền dân tộc

Nếu muốn tham khảo thêm, các em bấm vào Tag :  Nghị luận xã hội

Tóm lại : Các em cần ôn tập nội dung nghệ thuật của các tác phẩm trong SGK 12 và kĩ năng làm phần đọc hiểu, kĩ năng làm đề nghị luận xã hội, kĩ năng làm bài nghị luận văn học.

 C.Lên kế hoạch ôn tập cho từng phần
Các em nên lập kế hoạch ôn tập cho từng phần cụ thể, tránh tình trạng ôn dàn trải, không đúng trọng tâm, không nên học tủ đề nào.
Dặn dò :
+Khi viết bài, cần xây dựng  bố cục  chặt chẽ, thậm chí có thể phát thảo dàn ý trước khi làm để tránh lạc đề. Cách trình bày bài văn cũng quan trọng, không nên gạch xóa nhiều trong bài gây mất thiện cảm với người chấm. Cố gắng viết chữ đẹp nếu có thể, còn không thì chữ viết cũng phải sạch sẽ dễ đọc, tuyệt đối không viết tắt. Môn văn chấm cả điểm trình bày.
+Đối với văn xuôi phải thuộc dẫn chứng, nội dung bài; thơ thì phải thuộc bài, nét nghệ thuật đặc sắc từng bài thơ…
+ Trong quá trình ôn tập, nếu có thắc mắc gì thì để lại comment dưới bài viết này , Admin sẽ trợ giúp.
Xem thêm :Tuyển tập bộ đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia ngữ văn
Xem thêm : Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn văn có đáp án
Xem thêm :Tổng hợp những đề thi về các tác phẩm trọng tâm lớp 12
 

32 bình luận trong “Ôn thi THPT Quốc gia Ngữ văn :Nên bắt đầu từ đâu?

  1. cô ơi sao cô nêu giúp chúng e các khía cạnh cần chú ý của từng bài văn trong ngữ văn 12 được không ạ. em cảm ơn cô nhiều ạ

    1. em cần ộn theo hướng sau :
      +Ôn kiến thức cơ bản về tác phẩm đó ( cái này các thầy cô cho ghi trong vở rồi nhé )
      +Ôn các dạng đề liên quan đến tác phẩm đó : đề đọc hiểu về từng đoạn cụ thể, đề NLXH về tác phẩm đó ( nếu có ), đặc biệt chú ý dạng đề so sánh em nhé

  2. cô ơi cô có thể giúp em làm đề này:’Dít và Chiến là những hình tượng đẹp trong 2tp “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình ” của Nguyễn Thi. so sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của mỗi nhà văn trong sự thể hiện vẻ đẹp người phụ nữ việt nam trong chiến tranh

      1. Dạ. Em cảm ơn cô. Cô ơi thế em học kĩ các tác phẩm vợ nhặt, vợ chồng a phủ, chiếc thuyền ngoài xa, rừng xa nu, những đứa con trong gia đình thôi được không cô. Mấy bài kia trên lớp giáo viên dạy sơ sài lắm. Xu hướng ra đề thi câu 5 điểm năm nay là ra kiểu dạng bài so sánh đúng không cô

  3. Dạ. Em cảm ơn cô. Cô ơi thế em học kĩ các tác phẩm vợ nhặt, vợ chồng a phủ, chiếc thuyền ngoài xa, rừng xa nu, những đứa con trong gia đình thôi được không cô. Mấy bài kia trên lớp giáo viên dạy sơ sài lắm. Xu hướng ra đề thi câu 5 điểm năm nay là ra kiểu dạng bài so sánh đúng không cô

  4. Admin thân mến ! . E muốn thi tốt môn văn.và mục tiêu của em là 8 điểm . Trong khi em mất gốc văn . Co có thể len lịch cụ thể giúp em học môn văn để đạt được mục tiêu không

    1. những bài trên web do cô và các bạn cộng tác viên biên soạn, cô đã kiểm duyệt nội dung, có thể có một vài sai sót nhỏ. Cô mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để website ngày càng phong phú và hữu ích hơn. Thân

  5. Cô ơi, nếu bài Nghị luận xã hội có nhiều ý, ví dụ như: Để thành công chúng ta cần A,B và C. Anh chị hãy …
    Thì phải triển khai ý như thế nào ạ vì em thấy đề như vậy có nhiều ý quá ạ.

  6. huhuhu e sợ bị điểm liệt văn 🙁 vì e thi A1 nhưng e vẫn học cái cơ bản của các tác phẩm 🙁 cô có cái tóm tắt các câu về phần 1 k ạ

  7. cô ơi vậy 4 tác phẩm .thuốc,số phận con người,ông già và biển cả,hồn trương ba da hàng thịt ko nằm trong phần ôn thi đại học à.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *