Nghị luận ý kiến bàn về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ-Tô Hoài

Về tác phẩm Vợ chồng A Phủ– Tô Hoài, có rất nhiều đề thi liên quan, chẳng hạn :
1. Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ -Tô Hoài
2.Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ -Tô Hoài
3.Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài ( Vợ chồng A Phủ -Tô Hoài)
4. Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm mùa đông cứu A phủ, cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài ( Vợ chồng A Phủ -Tô Hoài)
5….
Bên cạnh đó, đề thi có thể trích dẫn một nhận định, sau đó yêu cầu học sinh phân tích, chứng minh nhận định đó. Đây là dạng đề không khó, nhưng đôi khi các em học sinh chưa xác định được vấn đề nghị luân, đẫn đến phân tích lan man, không đáp ứng được yêu cầu của đề. Trong bài viết này, Admin hướng dẫn các em cách phân tích , chứng minh một nhận định về nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ– Tô Hoài.
Đề bài :
Trong bài cảm nghĩ về chuyện ” Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài viết:
” Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt”
( Tác phẩm văn học 1930- 1975, Tập hai, NXB Khoa học Xã hội, 1990, trang 71)
Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn ” Vợ chồng A Phủ” ( đoạn trích được học) của Tô Hoài để làm sáng tỏ nhận xét trên.
Gợi ý:
Mở bài:
+Giới thiệu tác phẩm Vợ chồng A Phủ và nhà văn Tô Hoài
+Trích dẫn ý kiến trong đề bài:  ” Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt”
Thân bài 
Ý1.Giải thích ý kiến:
– Nêu rõ cuộc sống cực nhục của người dân nghèo miền núi
– Đề cao bản chất tốt đẹp và khẳng định sức sống bất diệt của con người.
Ý2. Phân tích
a. Con người tốt đẹp bị đày đọa :
– Mị có phẩm chất tốt đẹp:
+ Mị là một thiếu nữ xinh đẹp, tài hoa, hồn nhiên, yêu đời. Cô không những chăm chỉ làm ăn mà còn yêu tự do, ý thức được quyền sống của mình.
+ Phẩm chất tốt đẹp nhất của Mị là giàu lòng vị tha, đức hi sinh: Mị thà chết còn hơn sống khổ nhục, nhưng rồi Mị chấp nhận sống khổ nhục còn hơn là bất hiếu, còn hơn thấy cha mình già yếu vẫn phải chịu bao nhục nhã khổ đau.
– Bị đày đọa về thể xác lẫn tinh thần:
+ Mang danh là con dâu thống lí, vợ của con quan nhưng Mị lại bị đối xử như một nô lệ. Mị ở nhà chồng mà như ở địa ngục với công việc triền miên. Mị sống khổ nhục hơn cả súc vật, thường xuyên bị A Sử đánh đập tàn nhẫn. Mị sống như một tù nhân trong căn buồng chật hẹp, tối tăm.
+ Trong cuộc sống tù hãm, Mị vô cùng buồn tủi, uất ức. Muốn sống cũng chẳng được sống cho ra người, muốn chết cũng không xong. “ Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi” dường như Mị bắt đầu chấp nhận thân phận khốn khổ, sống như cái bóng, như “con rùa nuôi trong xó cửa“.Mị sống mà như chết.
b. Sức sống tiềm tàng mạnh mẽ:
– Tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình xuân ở Hồng Ngài:
+ Bên trong hình ảnh ” con rùa nuôi trong xó cửa vẫn đang còn một con người khát khao tự do, khát khao hạnh phúc. Gió rét dữ dội cũng không ngăn được sức xuân tươi trẻ trong thiên nhiên và con người, tất cả đánh thức tâm hồn Mị . Mị uống rượu để quên hiện tại đau khổ . Mị nhớ lại thời con gái, Mị sống lại với niềm say mê yêu đời của tuổi trẻ . Trong khi đó, tiếng sáo( biểu tượng của tình yêu và khát vọng tự do) từ chỗ là hiện tượng ngoại cảnh đã đi sâu vào tâm tư Mị.
+ Mị thắp đèn như thắp lên ánh sáng chiếu rọi vào cuộc đời tăm tối. Mị chuẩn bị đi chơi nhưng bị A Sử trói lại . Tuy bị trói nhưng Mị vẫn tưởng tượng và hành động như một người tự do, Mị vùng bước đi.
– Tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cuối cùng ở nhà Pá Tra :
+ Lúc đầu thấy A Phủ bị trói, Mị vẫn thản nhiên. Nhưng đêm ấy, Mị thấy dòng nước mắt trên má A Phủ. Nhớ lại cảnh ngộ của mình trong đêm mùa xuân năm trước, Mị đồng cảm, thương xót A Phủ. Phân tích nét tâm lí: Mị thấy cái chết sắp tới với A Phủ là uất ức, phi lí. Mị không sợ hình phạt của Pá Tra , ý thức căm thù và lòng nhân ái giúp Mị thắng nỗi sợ hãi, biến Mị thành con người dũng cảm trong hành động cắt dây trói cứu A Phủ.
+ Ngay sau đó, Mị đứng lặng trong bóng tối với bao giằng xé trong lòng. Nhưng rồi khát vọng sống trỗi dậy thật mãnh liệt, Mị vụt chạy theo A Phủ, đến với tự do.
Ý3 : Đánh giá
– Với bút pháp hiện thực sắc sảo, nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật Mị.
– Cuộc đời đau khổ, tủi nhục của Mị có ý nghĩa tiêu biểu cho kiếp sống khốn khổ của người dân miền núi dưới ách thống trị của các thế lực phong kiến và thực dân .
– Nhưng có áp bức có đấu tranh, nhân vật Mị chính là điển hình sinh động cho sức sống tiềm tàng, sức vươn lên mạnh mẽ của con người từ trong hoàn cảnh tăm tối, hướng tới ánh sáng của nhân phẩm và tự do.
Kết bài :có nhiều cách kết bài, nhưng các em có thể tham khảo những ý chính sau :
+Khẳng định tính đúng đắn của nhận định trên
+Đánh giá chung về tác phẩm, về nhân vật Mị
+ Mở rộng vấn đề
Xem thêm : Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn văn có đáp án
Xem thêm :Tổng hợp những đề thi về các tác phẩm trọng tâm lớp 12
Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về vợ chồng a phủ
 

1 bình luận trong “Nghị luận ý kiến bàn về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ-Tô Hoài

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *