Giáo án Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày theo 5 hoạt động

BÀI SOẠN DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Tiết 25
TAM ĐẠI CON GÀ
NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY
( Truyện cười)
 MỤC TIÊU BÀI HỌC
Về kiến thức:
Hiểu được mâu thẫn trái tự nhiên trong cách ứng phó của nhân vật thầy đồ, đôt nát mà lại hay khoe khoang qua truyện: Tam đại con gà
– Thái độ phê phán của nhân dân với bản chất tham nhũng của quan lại địa phương, cùng đặc sắc nghệ thuật của truyện: Nhưng nó phải bằng hai mày
– Nắm được đặc trưng cơ bản của truyện cười
Về kĩ năng:
– Phân tích được truyện cười
– Khái quát , rút ra ý nghĩa và những bài học mà tác giả gửi gắm.
Về thái độ:
– Rèn kĩ năng đọc diến cảm và phân tích mẫu thuẫn trong truyện cười dân gian.
Phẩm chất, năng lực:
– Năng lực đọc – hiểu văn bản, năng lực kể truyện, năng lực thẩm mĩ, nhân văn, năng lực giao tiếp.
CHUẨN BỊ BÀI HỌC
Phương tiện:
– Học sinh: sách giáo khoa, giấy A3, bút dạ, truyện cười,bài soạn theo yêu cầu của giáo viên
– Giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, bài soạn, máy chiếu
Phương pháp: dạy học theo hình thức lớp học đảo ngược, nêu và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm, tự học…
Hình thức: theo lớp, theo nhóm.
TRƯỚC LỚP HỌC:
Học sinh đọc kĩ hai văn bản: Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày; hiểu được thể loại truyện cười
Học sinh tìm đọc một số truyện cười khác có cùng chủ đề và không cùng chủ đề.
Học sinh tìm hiểu về tình huống gây cười trong truyện Tam đại con gà, và đối tượng gây cười trong Nhưng nó phải bằng hai mày
Học sinh tìm hiểu về hiện tượng tham nhũng trong xã hội, tìm tục ngữ, cao dao câu nói hay về việc học tập.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TRONG LỚP HỌC:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
– Mục đích: thu hút sự tập  trung chú ý, tư duy, nhận thức, gợi hứng thú, chuẩn bị tâm thế, huy động kiến thức có liên quan làm hành trang để tiếp nhận kiến thức mới.
– Phương pháp: trực quan, trải nghiệm
– Thời gian: 05 phút
GV mời 1,2 Hs kể một số truyện cười mà các em đã chuẩn bị
Hs trong lớp nghe ( cổ vũ động viên bạn)
GV chiếu một vài hình ảnh minh họa cho truyện cười Việt Nam và dẫn dắt vào bài.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
– Mục đích: hình thành cho học sinh những kĩ năng cơ bản đọc – hiểu thể loại truyện cười dân gian
– Phương pháp: truyền đạt trực tiếp, nêu và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm
– Thời gian: 25 phút
 

Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản
Học sinh tìm hiểu mục tiểu dẫn
– Gv yêu cầu Hs nhắc lại khái niệm truyện cười
– Truyện cười có mấy loại, nêu đặc điểm của từng loại?
Hs phát hiện, phát biểu
– Truyện Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày thuộc loại nào?
Hs phát hiện, phát biểu.
 
 
HS đã đọc văn bản, chuẩn bị bài ở nhà( theo yêu cầu)
Gv chia lớp theo nhóm để tìm hiểu hai văn bản
Nhóm 1,3 tìm hiểu truyện Tam đại con gà:
Nhóm 1: Đối tượng gây cười? Tình huống gây cười?
Nhóm 3: Nghệ thuật và ý nghĩa của truyện?
Các nhóm trả lời ra giấy A3
Các bạn trong lớp góp ý, bổ sung
Gv giảng nhấn mạnh một số ý và chiếu vài hình ảnh minh họa cho từng tình huống gây cười.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Nhóm 2,4 tìm hiểu truyện Nhưng nó phải bằng hai mày
Nhóm 2: Đối tượng gây cười?
Nhóm 4: Các thủ pháp gây cười và ý nghĩa của truyện?
Các nhóm trả lời ra giấy A3
Các bạn trong lớp nhận xét, góp ý
Gv bổ sung, chiếu hình ảnh minh họa cảnh thầy lí xử kiện.
 
 
 
 
Gv: Vậy thước đo công lí là gì?
Nhận xét gì về bản chất thầy lí?
Hs trả lời
Gv bổ sung
 
Gv: Hãy nhận xét về việc đi kiện của Cải và Ngô?
Hs trả lời
Gv nhấn mạnh
 
 
 
 
 
 
 
 
Gv bổ sung, làm rõ
– Cử chỉ và hành động gây cười
+ Cải xoè 5 ngón tay để nhắc thầy lí về số tiền 5 đồng đã lo lót từ trước
+ Thầy lí cũng xoè 5 ngón tay trái, úp lên 5 ngón tay mặt vừa để ngầm thừa nhận 5 đồng của Cải vừa để thông báo cái phải của Cải đã bị che lấp bởi cái trái
– Cách chơi chữ: “phải”
+ Phải: là lẽ phải, là cái đúng, người đúng, đối lập với cái sai, người sai
+ Phải: là điều bặt buộc, nhất thiết phải thế, phải có
 
 
I. Tiểu dẫn:
– Khái niệm truyện cười: (sgk)
– Có hai loại :
+ Truyện trào phúng nhắm phê phán
+ Truyện khôi hài nhằm giá trí và có tính giáo dục.
 
 
 
II. Đọc – hiểu
 
 
A. Tam đại con gà
1. Đọc văn bản
 
2. Tìm hiểu văn bản
  a. Đối tượng gây cười:
Anh học trò : dốt hay nói chữ
dốt giấu dốt
=>Mâu thuẫn trái tự nhiên nhưng lại khá phổ biến trong xã hội.
  b. Tình huống gây cười:
– Gặp chữ Kê:
+ trò hỏi gấp – trả lời dủ dỉ là con dù dì = dốt kiến thức sách vở và dốt kiến thức thực tế.
+ Dặn trò đọc khẽ vì sợ sai = giấu dốt.
– Khấn thổ công xin chữ, cho đọc to = cái dốt được khuếch đại.
– Chủ nhà nghe tiếng – bản chất dốt bị lật tẩy, tìm cách chống chế – cái dốt nọ lồng vào cái dốt kia.
=> Như vậy, mâu thuẫn trái tự nhiên ở đây là cái đôt và sự giấu dốt, càng che giấu thì bản chất dốt càng lộ ra.
c. Nghệ thuật
– Truyện ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ
– Vào truyện tự nhiên và kết thúc bất ngờ.
– Thủ pháp nhân vật tự bộc lộ
– Ngôn ngữ giản dị nhưng rất tinh
d. Ý nghĩa của truyện
Truyện phê phán thói giấu dốt và khoe khong; khuyên răn chúng ta không nên giấu dốt, hãy mạnh dạn học hỏi không ngừng.
B. Nhưng nó phải bằng hai mày
1. Đọc văn bản
 
2. Tìm hiểu văn bản
    a. Đối tượng gây cười
* Thầy lí và việc xử kiện của thầy lí
– Thầy lí: là người đứng đầu ở thôn, làng, đại diện cho công lí, có tiếng là xử kiện giỏi
– Việc xử kiện của thầy lí
+ Trước khi xử kiện: nhận đút lót của Cải và Ngô
+ Khi xử kiện: căn cứ vào tiền đút lót để phân phải trái.
=> Lẽ phải đo bằng tiền
Bản chất tham nhũng: xử kiện vì tiền
 
 
* Cải, Ngô và việc đi kiện
– Hành động của Cải và Ngô: đút lót, hối lộ
– Mục đích: dùng đồng tiền mua lẽ phải
– Kết quả: Cải nhận trận đòn
Ngô mua được lẽ phải, thực chất là mua hờn chuốc oán vào thân.
=>Là người đáng thương vì mất tiền nhưng lại trở thành nạn nhân của chính đồng tiền của mình
Đáng trách vì đó là hành động tạo thói quen xấu cho cấp trên.
b. Các thủ pháp gây cười
– Tạo ra một tình huống đầy kịch tính
– Cử chỉ và hành động gây cười
– Cách chơi chữ: “phải”
=> Sự lập lờ không rõ ràng giữa hành động của thầy lí, nghĩa của từ phải đã tạo nên tiếng cười sảng khoái.
 
 
 
 
 
 
 
c. Ý nghĩa của truyện
– Truyện phê phán nạn tham nhũng của quan lại trong xã hội xưa.
– Bài học cho nhân dân: đừng tự biến mình thành nạn nhân của quan tham.
III. Tổng kết
(sgk)

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
– Mục đích: Rèn luyện kĩ năng lựa chọn tổng kết kiến thức cho văn bản vừa học
– Phương pháp: Thực hành, tình huống, nhóm
– Thời gian: 10 phút

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
Gv đưa ra tình huống:
Qua hai truyện cười vừa học hãy làm rõ đặc trưng của thể loại truyện cười?
Lớp chia 3 nhóm, các nhóm giải quyết tình huống trong 5 phút
Gv đảo sản phẩm cho các nhóm đánh giá, nhận xét, bổ sung
Hs rút ra đặc trưng của thể loại truyện cười
Đăch trưng của thể loại truyện cười:
1. Nội dung, mục đích, tính chất: truyện cười là những truyện kể ngắn về những hiện tượng gây cười nhằm giải trí và phê phán những cái đáng cười trong cuộc sống. Nó biểu hiện cho trí thông minh, tinh thần lạc quan và tinh thần đấu tranh với cái xấu của nhân dân lao động.
2. Ngắn gọn và kết cấu chặt chẽ: không nhiều lời, nhiều chi tiết, truyện cười xây dựng theo kiểu gói kín mở nhanh tình huống diễn biến tự nhiên, nhanh chóng và tất cả đều hướng vào mục đích gây cười.
3. Nhân vật: truyện cười rất ít nhân vật. Nhân vật chính trong truyện là đối tượng chủ yếu của tiếng cười và truyện cười chủ yếu tập trung vào cái đáng cười ở nhân vật chứ không phải làm nổi bật toàn bộ chân dung nhân vật hay cuộc đời số phận, tính cách nhân vật.
4. Ngôn ngữ: giản dị, ngắn gọn nhưng tinh và sắc.

HOẠT ĐỘNG VẶN DỤNG
– Mục đích: phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn; năng lực tự học, năng lực nghiên cứu, sáng tạo; tăng cường tính thực tiễn cho bài học.
– Phương pháp: tự học, thuyết trình
– Thời gian: 05 phút

Hoạt dộng của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản
Gv : Hãy đọc các câu tục ngữ, danh ngôn nói về việc học tập không ngừng
Hs đọc
GV: Em hiểu thế nào là tham nhũng?
Hs đưa ra các ý kiến cá nhân ( thuyết trình và lập luận)
Gv mở rộng và chiếu một vài hình ảnh minh họa.
( Học, học nữa, học mãi; Có học có hơn…)
 
Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi
 

SAU LỚP HỌC
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG, NÂNG CAO
– Mục đích: giúp học sinh tìm tòi, mở rộng kiến thức trong thực tiễn giao tiếp
– Phương pháp: tự học, thực hành
– Thời gian: làm ở nhà
Nội dung yêu cầu:
Học sinh vẽ tranh theo nội dung của truyện đã học ( Để kể truyện theo tranh)
Phân tích hai truyện đã học làm rõ chất trí tuệ và hóm hỉnh của ông cha ta thời xưa?
RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Họ và tên: Ma Thị Loan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *