Giáo án bài thự hành các kiểu câu trong văn bản soạn theo 5 hoạt động

TUẦN 19                                                                                                                 
Tiết 70
         
THỰC HÀNH MỘT SỐ KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN
 
MỤC TIÊU.
– Củng cố và nâng cao thêm những hiểu biết về cấu tạo và cách sử dụng của 3 kiểu câu thường dùng trong văn bản tiếng Việt: câu bị động, câu có khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống và tác dụng của các kiểu câu đó trong sự liên kết ý ở văn bản.
– Biết nhận diện và phân tích câu trong văn bản, kĩ năng  đặt câu theo kiểu câu thích hợp với ngữ cảnh để đảm bảo và tăng cường thể hiện ý, liên kết trong văn bản.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
Kiến thức:
– Coi trọng thực hành nhằm củng cố và nâng cao:
+Kiến thức về cấu tạo của 3 kiểu câu: câu bị động, câu có khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống
+Kiến thức về sự liên kết của các kiểu câu trong văn bản
+Tác dụng của mỗi kiểu câu trên trong văn bản: tác dụng thể hiện nội dung thông tin, tác dụng liên kết trong văn bản
Kỹ năng:
– Nhận diện và phân tích được đặc điểm cấu tạo của 3 kiểu câu câu bị động, câu có khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống
– Phân tích được tác dụng về diễn đạt ý của 3 kiểu câu đó trong văn bản
– Lựa chọn cách đặt câu sao cho thích hợp với sự triển khai ý trong văn bản.
Thái độ: Sử dụng các kiểu câu thích hợp trong văn bản
Hình thành các năng lực
– Năng lực giao tiếp
– Năng lực tạo lập văn bản
– Năng lực giải quyết các tình huống đặt ra trong bài học
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực cảm thụ thẩm mỹ
III. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
Giáo viên: SGK, SGV ngữ văn 11, KHDH.
Học sinh: GV giao cho HS chuẩn bị các bài tập theo SGK làm ở nhà và đến lớp trình bày, trao đổi.
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1: Khởi động
(5 p)
HS làm việc cá nhân
GV cho HS điền nhanh từ còn trống vào khái niệm câu chủ động, câu bị động, câu có khởi ngữ và câu có trạng ngữ chỉ tình huống.
* Hoạt động 2: Luyện tập thực hành .
GV đã cho HS chuẩn bị bài ở nhà
Kiểu câu bị động (10 p)
Yêu cầu:
–         Xác định được câu bị động
–         Chuyển sang câu chủ động
–         Nhận xét sự liên kết ý
+ Cử đại diện trình bày
+ HS khác nhận xét
+ GV chốt kiến thức
 
 
 
HS chuẩn bị ở nhà trình bày trước lớp
Yêu cầu
Đoạn văn đảm bảo hình thức và có sử dụng câu bị động để đảm bảo tính liên kết
 
GV chốt
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Câu có khởi ngữ (10p)
Yêu cầu
–         Xác định được khởi ngữ
–         Tác dụng của câu có khởi ngữ
–         Biết lựa chọn để sử dụng câu có khởi ngữ trong đoạn văn
+ Cử đại diện trình bày
+ Nhóm khác nhận xét
+ GV chốt kiến thức
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống (10p)
Yêu cầu
–         Xác định được trạng ngữ chỉ tình huống
–         Tác dụng của việc đặt câu có trạng ngữ chỉ tình huống về mặt phân biệt thông tin thứ yếu và thông tin quan trọng
+ HS trình bày
+ Nhóm khác nhận xét
+ GV chốt kiến thức
 
 
 
 
.
 
* Hoạt động 3: Luyện tập
? Tất cả những kiểu câu trên đều có chung những đặc điểm gì ?
– Hs suy nghĩ, trả lời
– Gv nhận xét và chốt kiến thức
 
 
 
* Hoạt động 4: Vận dụng (8p)
GV đưa thêm bài tập ngoài SGK
HS làm việc cá nhân
 
 
 
 
 
 
GV phát phiếu học tập cho HS làm theo bàn
GV thu lại đánh giá
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
I. Dùng kiểu câu bị động.
Bài tập 1.
 
 

Câu bị động Câu chủ động Nhận xét.
hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả. – chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả. – Câu không sai nhưng không nối tiếp ý ở câu trước; không tiếp tục đề tài về “hắn” mà về “một người đàn bà” nào đó.

Bài tập 2
Câu bị động: Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”.
 
Bài tập 3: Viết một đoạn văn về nhà văn Nam Cao, trong đó có dùng câu bị động. Giải thích tác dụng của câu bị động đó.
* Nhận xét:
– Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động)
– Tác dụng: tạo sự liên kết ý
– Điều kiện:
+Phải có động từ bị động: bị, được, phải
+Đứng sau bị, được, phải là một kết cấu C_V và trong kết cấu C_V này có thể rút gọn CN.
+Động từ trong kết cấu C_V đứng sau bị , được phải là động từ ngoại động.
 
II. Dùng kiểu câu có khởi ngữ.
Bài tập 1.
a/ Câu có khởi ngữ: Hành thì nhà thị may lại còn.
Khởi ngữ:  Hành
b/So sánh: Câu có khởi ngữ liên kết chặt chẽ hơn về ý với câu trước.
Bài tập 2. Phương án C
Bài tập 3.
a/
– Đầu câu thứ hai
– Có ngắt quãng: Dấu phẩy.
– Tác dụng: Nêu một đề tài có quan hệ liên tưởng với điều đã nói trong câu trước.
b/
– Đầu câu thứ hai
– Có ngắt quãng: Dấu phẩy
– Tác dụng: Nêu một đề tài có quan hệ với điều đã nói trong câu trước.
c/ Khái niệm khởi ngữ.
– Khởi ngữ là thành phần câu nêu lên đề tài của câu.
– Luôn đứng đầu câu.
– Tách biệt với phân còn lại của câu bằng từ: thì, là, hoặc dấu phẩy.
– Trước khởi ngữ có thể có hư từ còn, về, đối với…
Tác dụng: nêu đề tài của câu nói với ý nhấn mạnh.
III. Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống.
Bài tập 1.
a/ Phần in đậm nằm đầu câu.
b/ Phần in đậm có cấu tạo là cụm động từ.
c/ Chuyển: Bà già kia thấy thị hỏi, bật cười.
Bài tập 2. Phương án C.
Bài tập 3.
a/ Trạng ngữ chỉ tình huống: Nhận được phiếu trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường
b/ Không có tác dụng liên kết văn bản, không thể hiện thông tin, mà dùng phân biệt thông tin thứ yếu (phần đầu câu)với thông tin quan trọng (phần vị ngữ chính của câu: quay lại hỏi thầy thơ lại giúp việc)
*Nhận xét
– Trạng ngữ chỉ tình huống đứng ở đầu câu và có tác dụng liên kết văn bản và phân biệt tin thứ yếu với tin quan trọng.
IV. Tổng kết về việc sử dụng ba kiểu câu trong văn bản.
– Thành phần chủ ngữ trong câu bị động, thành phần khởi ngữ và thành phần trạng ngữ chỉ tình huống đều chiếm vị trí đầu câu.
– Tất cả các thành phần trên thường thể hiện thông tin đã biết từ những câu đi trước trong văn bản, hay thể hiện một nội dung dễ dàng liên tưởng từ những câu đi trước, hoặc một thông tin không quan trọng.
– Việc sử dụng những kiểu câu trên có tác dụng liên kết ý, tạo mạch lạc trong văn bản.
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
Bài 1: Chuyển câu chủ động sang câu bị động
a, Lão Hạc rất yêu quý con chó.
Con chó được Lão Hạc rất yêu quý.
b, Tôi xem phim ấy rồi.
Phim ấy, tôi xem rồi.
c, Nó xem xong thư, rất phấn khởi.
Xem xong thư, nó rất phấn khởi.
Bài 2: Xác định các kiểu câu

Câu bị động Nhà chị bị giặc đốt nhiều lần, chỉ còn một cái hầm như tất cả mọi gia đình khác ở đây.
Câu có khởi ngữ Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Pan-xi-pang 3142 mét kia mới một mình hơn cháu.
Câu bị động Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm lượn giữa trời xanh.
Câu có khởi ngữ Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng.
Câu có TN chỉ tình huống Thấy Chí Phèo không nhúc nhích, cụ tiếp luôn:
–         Nào đứng lên đi, cứ vào đây uống nước đã.
Câu có TN chỉ tình huống Thoáng nhìn qua, cụ đã hiểu cơ sự rồi.

 
Bài 3: LLựa
Lựa chọn câu văn thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn:
“Nghe gọi, con bé giật mình. Nó ngơ ngác, lạ lùng /…./”
a.      Anh không ghìm nổi xúc động.
b.     Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động
c.      Anh thì không ghìm nổi xúc động
d.     Mà anh không ghìm nổi xúc động
Đáp án: b
Bài 4: Lựa chọn câu văn thích hợp để điền vào chỗ trống
“Chị Dậu ró ráy cởi cái văn tự ở đầu dải yếm, khúm núm đặt lên trên sập. /…/”
a.       Nghị Quế cầm bức văn tự, chỉ nhìn đi nhìn lại chỗ lí trưởng đóng dấu triện.
b.      Nghị Quế cầm bức văn tự, ông chỉ nhìn đi nhìn lại chỗ lí trưởng đóng dấu triện.
c.       Cầm bức văn tự, Nghị Quế chỉ nhìn đi nhìn lại chỗ lí trưởng đóng dấu triện
d.       Nghị Quế cầm bức văn tự, Nghị Quế chỉ nhìn đi nhìn lại chỗ lí trưởng đóng dấu triện.
Đáp án: c
 
 

* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (2p)
HS vận dụng các kiểu câu trong quá trình sử dụng
Hướng dẫn chuẩn bị bài
Đoạn trích: Tình yêu và thù hận
– Giới thiệu về Sêch- xpia và tác phẩm Rô- mê – ô và Giu –li-et
– Diễn biến tâm trạng của nhân vật Rô – mê- ô và Giu –li- ét qua ngôn ngữ đối thoại và độc thoại trong đoạn trích
 
Rút kinh nghiệm:
Nội dung:
Phương pháp:
Thời gian:
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *