Giáo án bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003 theo 5 hoạt động

Thông điệp nhân ngày phòng chống AIDS, 1/12/2003
Ngày dạy:…./10/2017 Lớp 12C…
Ngày dạy:…./10/2017 Lớp 12C..
Tiết 17
 THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI 
PHÒNG CHỐNG AIDS, 1-12-2003
                                                                                                                Cô-Phi An -nan
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Về kiến thức
– Thông điệp quan trọng nhất gửi toàn thế giới: không thể giữ thái độ im lặng hay kì thị, phân biệt đối xử với những người đang bị nhiễm HIV/AIDS.
– Những suy nghĩ sâu sắc, cảm xúc chân thành của tác giả.
Về kĩ năng
– Đọc – hiểu văn bản nhật dụng.
– Biết cách tạo lập văn bản nhật dụng.
Về thái độ
Nghiêm túc, đúng đắn trong việc phòng chống HIV/AIDS.
Phẩm chất, năng lực
– Năng lực tạo lập văn bản nhật dụng; năng lực tiếp nhận văn học.
– Năng lực đọc hiểu văn bản; năng lực tự học.
– Năng lực giao tiếp; năng lực hội họa.
– Năng lực hợp tác, năng lực hoạt động công tác xã hội.
CHUẨN BỊ BÀI HỌC
Phương tiện:
– Học sinh:
+ SGK, vở soạn, vở ghi.
+ Bảng phụ, bút dạ, giấy A0.
+ Tranh vẽ tuyên truyền HIV/AIDS.
+ Sưu tầm các tài liệu (tranh, ảnh, bài báo, bài viết…) có liên quan đến HIV/AIDS
– Giáo viên:
+ Giáo án papoi, Giáo án word, Sách giáo khoa, sách giáo viên, máy chiếu
+ Các phiếu học tập có sơ đồ để HS điền thông tin.
Phương pháp: dạy học theo lớp học đảo ngược, dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, tự học…
TRƯỚC LỚP HỌC:
– Nhiệm vụ học tập cho hoạt động hình thành kiến thức: GV chia lớp thành 8 nhóm, học sinh đọc văn bản Thông điệp nhân ngày phòng chống AIDS, 1/12/2003 và tìm hiểu các nội dung trong bài học, cụ thể là:
+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
+ Nhóm 3, 4: Những việc đã làm được trong việc phòng chống AIDS.
+ Nhóm 5, 6: Thực tế đại dịch HIV/AIDS vẫn đang hoành hành như thế nào?
+ Nhóm 7, 8: Những mục tiêu nào đặt ra không hoàn thành?
 
– Nhiệm vụ học tập cho hoạt động khởi động, luyện tập, vận dụng: 8 nhóm sưu tầm các tài liệu (tranh, ảnh, bài báo, bài viết…) có liên quan đến HIV/AIDS.
Hình thức: theo lớp, theo nhóm
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC       
TRONG LỚP HỌC:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: Vượt qua thử thách
– Mục đích:
+ Thu hút tập trung chú ý, tư duy, nhận thức, gợi hứng thú, chuẩn bị tâm thế.
+ Huy động kiến thức cũ, kiến thức liên quan làm hành trang để tiếp nhận kiến thức mới.
– Phương pháp: Trực quan, trải nghiệm.
– Thời gian: 5 phút.
 

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản
Học sinh xem các slide có hình ảnh và trả lời câu hỏi:
– Hình ảnh các em vừa xem khiến em liên tưởng đến căn bệnh nào?
 
– Vậy HIV/AIDS là gì? Căn bệnh này được phát hiện chính thức vào năm nào? ở đâu?
 
 
 
 
 
– Có mấy con đường lây nhiễm HIV/ AIDS? Nêu hiểu biết của em về những con đường này?
 
Từ lây nhiễm HIV đến mắc bệnh AIDS trải qua mấy giai đoạn?
 
 
GV dẫn dắt vào tác giả, tác phẩm
 
– Bệnh HIV/ AIDS.
– HIV(Human Immunodeficiency Virus: virus suy giảm miễn dịch ở người). AIDS(Acquired Immune Deficiency Syndrome ): hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) là một hội chứng của nhiều bệnh nhiễm trùng hay đc gọi là bệnh nhiễm trùng cơ hội. Được phát hiện chính thức vào năm 1981 ở Mỹ
– Có 3 con đường lây nhiễm: đường tình dục, từ mẹ sang con và đường máu
– Trải qua ba giai đoạn
+ Giai đoạn sơ nhiễm
+ Giai nhiễm trùng không triệu chứng
+ Giai đoạn bệnh AIDS

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
– Mục đích: hình thành cho học sinh những kĩ năng cơ bản tiếp cận tác giả, tác phẩm.
– Phương pháp: Truyền đạt trực tiếp, nêu và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm.
– Thời gian: 20 phút.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản
Hs nhóm 1, 2 cùng tìm hiểu tác giả, tác phẩm (HS đã chuẩn bị ở nhà)
GV yêu cầu hai nhóm cùng trả lời những câu hỏi:
– Em hãy trình bày những nét chính về tác giả Co-phi An-nan?
 
 
 
 
 
 
 
– Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác và mục đích sáng tác tác phẩm?
 
 
 
 
 
 
 
 
– Em hãy nêu thể loại và cấu trúc của văn bản?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
HS phát biểu dựa trên cơ sở đọc tài liệu, soạn bài ở nhà và đã được GV phân công nhiệm vụ trước.
 
– Các nhóm cử đại diện lên treo kết quả và trình bày. HS phản biện.
– GV nhận xét, bổ sung, kết luận nội dung kiến thức trên bài giảng papoi.
Lớp hoạt động nhóm
GV chuẩn bị phiếu học tập cho học sinh làm việc theo 6 nhóm. Thời gian hoạt động 5 phút.
Nhóm 3, 4 phiếu học tập số 1: Những việc đã làm được trong việc phòng chống HIV/AIDS? Nêu nhận xét?
 
 
 
 
 
 
 
 
Nhóm 5, 6 Phiếu học tập số 2:
Tìm các chi tiết chứng minh đại dịch HIV/AIDS vẫn đang hoành hành dữ dội trên toàn cầu? Nêu nhận xét?
 
 
 
 
 
 
 
Nhóm 7, 8 Phiếu học tập số 3:
Những mục tiêu nào đặt ra đã không được hoàn thành trong việc phòng chống HIV/AIDS?
 
 
 
– Hết thời gian, 3 nhóm cử đại diện lên treo kết quả và trình bày. 3 nhóm còn lại nhận xét, phản biện.
– GV nhận xét, bổ sung, kết luận nội dung kiến thức lắp vào cấu trúc bản thông điệp trên bài giảng papoi.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Cô- phi An- nan sinh ngày 8- 4- 1938 tại Gan na, một nước cộng hoà thuộc châu Phi.
– Ông là người da đen đầu tiên được bầu làm Tổng thư kí Liên hợp quốc và đảm nhiệm chức vụ này 2 nhiệm kì (1/1997 đến 1/2007)
– Được trao giải thưởng Nô- ben Hoà bình năm 2001 vì những đóng góp của ông vì “một thế giới được tổ chức tốt hơn và hòa bình hơn
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh, mục đích sáng tác.
– Hoàn cảnh: 1-12-2003, hai năm sau khi ông ra lời “Kêu gọi hành động trước hiểm họa HIV/AIDS” và tiến hành vận động thành lập “Qũy Sức khỏe và AIDS toàn cầu”
–  Mục đích sáng tác
Kêu gọi đấu tranh chống lại một mối nguy hiểm đang đe dọa toàn nhân loại
b. Thể loại.
Văn bản nhật dụng: là loại văn đề cập những hiện  tượng, những vấn đề cụ thể, có ý nghĩa quan trọng, bức xúc đang đặt ra trước mắt con người trong cuộc sống thường ngày.
c. Cấu trúc bản thông điệp
GV chiếu cấu trúc bản thông điệp lên màn hình
 
 
 
 
 
II. ĐỌC HIỂU
1. Thực trạng phòng chống HIV/AIDS
* Những việc đã làm được:
– Ngân sách phòng chống HIV/AIDS tăng lên.
– Quỹ toàn cầu về phòng chống AIDS, lao, sốt rét được thông qua
– Các nước đã xâydựng chiến lược quốc gia
phòng chống HIV/AIDS.
– Nhiều công ti áp dụng chính sách phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc
– Nhiều nhóm từ thiện đang hoạt động tích cực.
=> Dẫn chứng toàn diện, từ  khái quát đến cụ thể cho thấy tầm nhìn sâu rộng của tác giả.
*Đại dịch HIV/AIDS vẫn đang hoành hành dữ dội trên toàn cầu
– Tốc độ lây nhiễm : Mỗi phút … có khoảng 10 người bị nhiễm HIV.
– Giới tính lây nhiễm: phụ nữ chiếm một nửa trong tổng số người nhiễm trên toàn thế giới
– Khu vực lây nhiễm: đã lây đến những nơi an toàn: Đông Âu, toàn bộ châu Á, dãy U- ran đến Thái Bình Dương
– Tuổi thọ người dân bị giảm sút nhiêm trọng.
=>Những số liệu đưa ra cụ thể, bao quát, lay tỉnh nhận thức người đọc.
* Những mục tiêu đặt ra không được hoàn thành
– Chúng ta đã không hoàn thành…
– Chúng ta đã bị chậm…
– Lẽ ra chúng ta phải giảm được … (2 lần)
– Lẽ ra chúng ta phải triển khai…
=> Lặp cấu trúc cú pháp để nhấn mạnh và bộc lộ cảm xúc lo lắng, day dứt của tác giả
 
 
 
 
 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
– Mục đích: giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội.
– Phương pháp: Thực hành, dạy học bằng tình huống, dạy học theo nhóm.
– Thời gian: 10 phút.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản
GV:
1. Em có nhận xét gì về phần điểm thực trạng của tác giả? Từ đó cho thấy tác giả là con người như thế nào ?
2. Nhận xét về cách lựa chọn những dẫn chứng, cách sử dụng câu văn để làm nổi bật vấn đề HIV/AIDS trong bản thông điệp?
 
HS: các nhóm lựa chọn tình huống và giải quyết tình huống theo nhóm nhỏ.
GV đảo sản phẩm cho các nhóm đánh giá, nhận xét, bổ sung.
 
HS rút ra tiểu kết.
 
 
 
III. LUYỆN TẬP
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
* Tiểu kết:
Tóm lại, phần điểm thực trạng ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện
-> Con người Cô-phi An-nan: có trí tuệ sắc sảo, có tầm nhìn sâu, rộng và đầy lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm.
KHÁI QUÁT NỘI DUNG TIẾT 2
2. Nhiệm vụ cấp bách đặt ra
3. Nghệ thuật

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
– Mục đích: phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống.
– Phương pháp: tự học, thuyết trình.
– Thời gian: 10 phút

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản
GV chiếu bài tập trên màn hình:
       “Đó là lí do chúng ta phải công khai lên tiếng về AIDS. Dè dặt, từ chối đối mặt với sự thật không mấy dễ chịu này, hoặc vội vàng phán xét đồng loại của mình, chúng ta sẽ không đạt được tiến độ hoàn thành các mục tiêu đề ra, thậm chí chúng ta còn bị chận hơn nữa, nếu sự kì thị và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục diễn ra đối với những người bị HIV/AIDS. Hãy đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức rào ngăn cách giữa chúng ta và họ. Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm chúng ta và họ, trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”
(Trích “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12 – 2003”,  Cô – Phi An – Nan)
1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?
2.Nêu  nội dung chính của văn bản
3. Anh/chị hiểu thế nào về câu: “Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm chúng ta và họ, trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”
4. Từ văn bản trên, anh/chị hãy nêu lên những hành động của bản thân để góp phần vào công việc phòng chống HIV/AIDS.
HS suy nghĩ và trả lời
GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
 1 Phương thức biểu đạt: Nghị luận
2 Nội dung chính: Nêu lên thái độ của chúng ta đối với AIDS, trong đó nhấn mạnh không được kì thị, phân biệt đối xử đối với những người bị HIV/AIDS.
3. Câu văn có thể hiểu là: Trong quá trình đấu tranh để đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm chết người này, tất cả chúng ta đều không được kì thị và phân biệt đối xử. Và do đó, những người bị AIDS cần mạnh dạn công khai, lên tiếng về bệnh của mình, chỉ như thế mới cứu được bản thân.
4. Có thể nêu một số hành động như: Tuyên truyền các kiến thức cơ bản về HIV/AIDS, sống lành mạnh, tích cực, tham gia vào các hoạt động từ thiện…

SAU LỚP HỌC
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG, NÂNG CAO
– Mục đích: giúp học sinh tìm tòi, mở rộng kiến thức trong thực tiễn giao tiếp.
– Phương pháp: tự học, thực hành
– Thời gian: làm ở nhà
Nội dung yêu cầu:
– Bằng việc tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng, em hãy nêu tình hình thực trạng bệnh HIV/AIDS hiện nay trên thế giới, ở Việt Nam, tỉnh em sống (hoặc địa phương mình)
– Em có biết những năm gần đây con đường lây nhiễm HIV chủ yếu qua con đường nào? Tại sao?
– Nhiệm vụ nối tiếp: thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu làm bài tập ở nhà:
Viết một bản báo cáo về tình hình phòng chống HIV/AIDS ở địa phương anh/chị.
Vẽ tranh cổ động tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS.
Gợi ý
– Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): khoảng 78 triệu người nhiễm HIV trên thế giới, trong đó ước tính 50% đã tử vong
–  Ở Việt Nam: tính đến ngày 31/5/2015
+ Số người nhiễm HIV phát hiện mới là 3.204 người
+ Số người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS là 1.326 người
+ Số người nhiễm HIV đã tử vong là 438 người
(Báo sức khỏe online, Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS, Thông tin HIV/AIDS, 18/7/2016)
– Ở Tuyên Quang:
+ Trường hợp HIV đầu tiên được phát hiện vào năm 1997 tại thành phố Tuyên Quang.
+ Đến hết tháng 6-2017, lũy tích số người nhiễm HIV/AIDS toàn tỉnh là 2.289 người.
+ Trong đó có 1.501 người nhiễm HIV/AIDS còn sống đang được quản lý.
+ 788 ca tử vong do AIDS
+ Có 122/141 xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV/AIDS.
– Những năm gần đây lây nhiễm HIV chủ yếu qua đường quan hệ tình dục.
– Tỷ lệ nhiễm HIV phát hiện mới đa số thuộc độ tuổi từ 20-40.
GV ; Trần Thị Thanh Hà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *