Đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ chủ đề "Lắng Nghe"

Bộ đề Nghị luận xã hội 200 chữ luyện thi THPT Quốc gia môn văn. Đoạn văn mẫu Nghị luận xã hội hay.
Đề: “Mục đích cuối cùng của lắng nghe là để thấu hiểu hay cảm thông?”
Đoạn văn tham khảo :
“Bạn có biết chìa khóa để mở cánh cửa tâm hồn mỗi người, để mở cánh cửa hạnh phúc trong gia đình, để mở cánh cửa thành công trong xã hội là gì không? Đó là lắng nghe. Khi bàn về mục đích của lắng nghe, không phải ai cũng giải đáp được: “Mục đích cuối cùng của lắng nghe là để thấu hiểu hayv cảm thông?”. Theo tôi, để mỗi người sẵn sàng lắng nghe người khác đã khó, để lắng nghe với thái độ chân thành càng khó và muốn lắng nghe để thấu hiểu tâm tư của người khác càng khó hơn. Vì để hiểu được một người không phải chuyện dễ dàng, càng khó khăn hơn nếu chúng ta thiếu trải nghiệm để có thể có thể ngồi lại lắng nghe, chia sẻ làm thỏa mãn người khác. Vậy nên, chúng ta đừng tự làm khó mình, hay chê trách mình không đủ khả năng thấu hiểu họ. Mà khi lắng nghe ai đó chia sẻ việc cần hơn là ta bình tâm lắng nghe với thái độ chân thành. Có thể ta không đủ khả năng để thấu hiểu hết được những điều mà họ chia sẻ. Ai cũng thế thôi, họ hiểu điều đó chứ. Nếu không thể hiểu điều này hãy tự đặt mình vào tình huống để hiểu những gì tôi đang chia sẻ. Vậy nên, chỉ cần lắng nghe, san sẻ với thái độ thật chân thành là đủ. Khi ấy người được lắng nghe sẽ tìm thấy được sự đồng điệu, đồng cảm về tâm hồn rồi. Vậy là chúng ta đã có câu trả lời: Mục đích cuối cùng của lắng nghe là thấu hiểu và cảm thông, nếu không thể thấu hiểu ta có thể cảm thông, san sẻ với họ. Nhưng cũng cần tránh kiểu lắng nghe hình thức – lắng nghe cho có lắng nghe. Như vậy, không những người chia sẻ bị tổn thương, lạc lõng mà chúng ta còn lãng phí thời gian hay thậm chí có thể mất họ. Vậy đó, cho nên mỗi người cần lắng nghe với thái độ chân thành. Đó là chìa khóa để mở cửa tâm hồn người khác, để mở cửa hạnh phúc gia đình và mở cánh cửa thành công trong cuộc sống.”Bước thứ nhất để đạt tới sự thông thái là im lặng, thứ hai là biết lắng nghe người khác nói”. (Khuyết danh)


Chí Bằng

Xem thêm chuyên đề Nghị luận xã hội 200 chữ và tuyển tập đoạn văn mẫu nghị luận xã hội :http://vanhay.edu.vn/tag/nghi-luan-xa-hoi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *