Đề thi thử THPT quốc gia môn văn theo cấu trúc mới 2019. đề 32 Người lái đò sông Đà

 
(Đề gồm 1 trang)
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I
NĂM HỌC 2018- 2019
Bài thi: NGỮ VĂN 
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

 PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
            Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
(Theo Ngữ văn 7, tập 2, tr.43, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015)
Câu 1: Chỉ ra tác hại của việc con người lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm được nêu trên đoạn trích.
Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về quan niệm: “Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì”?
Câu 3: Theo anh/chị, sai lầm đem đến những tổn thấtbài học gì cho đời?
Câu 4: Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh (chị)? Vì sao?
 
PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
            Viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về quan niệm của tác giả trong đoạn trích phần Đọc hiểu: “nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Viết về dòng sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”, nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả:“có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một”. Nhưng cũng có khi:“Con sông Đà gợi cảm… Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân”
(Nguyễn Tuân – Ngữ văn 12, tập 1, tr.187 và 191, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007)
Bằng hiểu biết của mình, anh/chị hãy phân tích những vẻ đẹp trên của dòng sông Đà .Từ đó làm nổi bật nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
—————— Hết —————–
 Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ………………………………………………….. SBD: ………………………………………..

SỞ GD&ĐT HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT KỲ ANH HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM HỌC 2018 – 2019
 Bài thi : NGỮ VĂN

 PHẦN ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)

Câu Nội dung Điểm
1  Tác hại:
– Sợ hãi thực tế
– Trốn tránh thực tế
-Suốt đời không bao giờ có thể tự lập được.
0,5
2 Một người mà không chịu mất gì nghĩa là không chấp nhận mất mát về thời gian, công sức, tiền bạc, trí tuệ,..
thì sẽ không được gì nghĩa là không đạt được thành công, không rút ra được những bài học kinh nghiệm, không có sức mạnh, bản lĩnh ý chí vươn lên,… và không thể trưởng thành trong cuộc đời.
0,5
 
0,5
 
3 Sai lầm đem đến những tổn thấtbài học quý giá trong cuộc đời:
– Sai lầm đem đến những tổn thất về cả vật chất, tinh thần (nỗi buồn, sự chán nản, tuyệt vọng,…)
– Sai lầm cũng đem đến những bài học kinh nghiệm, bài học về ý chí, nghị lực; bài học về cách đối nhân xử thế, cách sống, cách làm người,..
0,5
 
 
0,5
4 Thông điệp có ý nghĩa nhất: Đừng sợ thất bại, sai lầm, đừng sợ mọi thử thách, gian khổ, hãy bản lĩnh, tự tin đối mặt với mọi sóng gió để rèn luyện bản thân,… 0,5

PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng: (1,0 đ)
– Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận để giải quyết vấn đề một cách thuyết phục (0,25đ)
– Đoạn văn có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc (0,25đ)
–  Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu… (0,25đ)
– Bài làm sáng tạo (0,25đ)
* Yêu cầu về kiến thức:(1,0đ)
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:

Ý Nội dung Điểm
1 Giải thích 0,25đ
  Không phạm chút sai lầm nào là không mắc những sai trái, lầm lạc trong nhận thức, suy nghĩ, hành động và không để lại những hậu quả đáng tiếc.
Ảo tưởng là không có thật, xa rời thực tiễn đời sống. Hèn nhát là không có can đảm, dũng khí, sợ đối mặt với khó khăn, gian khổ,..
 
 
 
2 Bình luận: Khẳng định quan điểm đúng đắn 0,5đ
a Tại sao Muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào ảo tưởng:
Cuộc đời vốn không bằng phẳng, dễ dàng; con người thường xuyên phải đối mặt với khó khăn, gian khổ; trong khi đó, năng lực của con người có giới hạn. Sai lầm là một tất yếu không thể tránh khỏi. Chỉ có những kẻ ảo tưởng mới nghĩ rằng mình không mắc một sai lầm nào.
b Tại sao Muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào hèn nhát:
  Khi con người sợ phạm sai lầm thì sẽ không dám xông pha, mạo hiểm, không có ý chí phấn đấu, vươn lên, sống thu mình trong vỏ bọc bình yên, cách xa với thế giới bên ngoài. Những kẻ đó sẽ dần dần tự đánh mất ý chí, nghị lực, dũng khí, trở thành kẻ hèn nhát trong cuộc đời.
  Phê phán: Những kẻ hèn nhát, sợ đối mặt với khó khăn, gian khổ, ảo tưởng, viển vông, xa rời thực tế.
3 Bài học nhận thức và hành động 0,25
Nhận thức được tính chất hai mặt của sai lầm; luôn tự tin, dũng cảm, dám trải nghiệm, dám dấn thân trên con đường đi đến thành công.

Câu 2 (5,0 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng: (2,0 đ)
– Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận văn học , vận dụng tốt các thao tác lập luận để giải quyết vấn đề một cách thuyết phục (0,5đ)
– Bài văn có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc (0,5đ)
–  Không mắc lỗi chính tả, trình bày,dùng từ, đặt câu.(0,5đ)
– Bài làm sáng tạo (0,5đ)
* Yêu cầu kiến thức:(3,0 đ)
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

Ý Nội dung Điểm
1 MB: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề cần nghị luận 0,25
2 Thân bài: 2,5
a Cảm nhận chung về hình tượng con sông Đà 0,25
  – Hình tượng con sông Đà là một hình tượng nghệ thuật độc đáo của tùy bút Người lái đò sông Đà, góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật trung tâm: Người lái đò đồng thời thể hiện chủ đề của tác phẩm và tư tưởng của tác giả.
– Qua hai lần miêu tả trên tác giả đã khái quát những vẻ đẹp của dòng sông Đà:
+ Sông Đàhung bạo ->“kẻ thù số một” của con người
+Sông Đà trữ tình, gợi cảm ->“cố nhân”
 
 
 
b Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng sông Đà 2,25
  *Con sông Đà hung bạo: HS phân tích các biểu hiện:
– Lời đề từ: “Chúng thủy giai đông tẩu, Đà giang độc bắc lưu”
– Hình ảnh:
+ Bờ sông đá dựng vách thành
+Ghềnh sông
+Những hút nước trên sông
+Thác nước: đặc tả âm thanh thác nước
+Trận địa đá
-Nghệ thuật:
+ Sử dụng các biện pháp: điệp từ, điệp cấu trúc, nhân hóa, so sánh, so sánh trùng điệp…
+Ngôn ngữ giàu có, giá trị tạo hình cao
+ Hình ảnh ấn tượng, sự liên tưởng phong phú: nước xô đá…, tiếng rống của một ngàn con trâu mộng, dùng lửa để tả nước, dùng rừng tả sông…
+ Giọng điệu: dồn dập, mạnh mẽ, gây cấn, đầy cảm xúc…
=>Tác giả nhấn mạnh vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội, nguy hiểm vô cùng của dòng SĐ – “kẻ thù số một”của con người
*Con sông Đà trữ tình : HS phân tích được các biểu hiện:
– Hình dáng: mềm mại, duyên dáng (so sánh:  áng tóc người thiếu nữ)
– Màu sắc: theo mùa, mỗi màu mang một vẻ đẹp riêng : mùa xuân: xanh ngọc bích, mùa thu: lừ lừ chin đỏ…-> những gam màu ấn tượng
– Cảnh hai bên bờ sông: thơ mộng
– Nghệ thuật:
+ Giọng điệu: nhẹ nhàng, mượt mà, trữ tình
+ Biện pháp: so sánh…
+ Hình ảnh: gợi hình, gợi cảm…
-> Hình tượng con SĐ mang vẻ đẹp riêng : quyến rũ và trữ tình, là bức tranh thủy mặc làm vương vấn lòng người.
-> Tâm trạng tác giả: say sưa, đắm mình trong vẻ đẹp của SĐ
*Đánh giá chung:
– Sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình. Hai nét tính cách này không đối lập mà bổ sung cho nhau làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo của SĐ – chất vàng của thiên nhiên vùng Tây Băc.
– Qua việc ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông, tác giả đã thể hiện tình yêu thiên nhiên,  tình yêu đất nước say đắm thiết tha.
1,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,25
c. Nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân 0,5
 Phong cách nghệ thuật:  độc đáo, tài hoa, uyên bác của một nghệ sĩ suốt đời đi kiếm tìm cái đẹp:
-Nguyễn Tuân luôn nhìn sự vật ở phương diện thẩm mỹ
-Nguyễn Tuân luôn đi tìm cảm hứng mạnh trong sáng tạo nghệ thuật: Tô đậm những cái phi thường để tạo cảm giác mãnh liệt, những ấn tượng đậm nét.
– Nét tài hoa, uyên bác:
+ Ngôn ngữ phong phú, giàu chất hội họa: diễn tả được mọi sắc thái, mọi cung bậc, hình thù, màu sắc của SĐ  -> văn “khoe tài”, “bậc thầy của ngôn từ”” người làm xiếc trên ngôn từ”…
+Vận dụng kiến thức nhiều bộ môn nghệ thuật, ngành khoa học
-Thành công ở thể loại tùy bút
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3 Kêt bài 0,25

——————–Hết——————- 
 
 
 
 

,

1 bình luận trong “Đề thi thử THPT quốc gia môn văn theo cấu trúc mới 2019. đề 32 Người lái đò sông Đà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *