Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn liên hệ Tây Tiến và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

     ĐỀ THI THPT QUỐC GIA  2018           Môn: NGỮ VĂN 12
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 12

Nội dung
 
 
Mức độ cần đạt  
Tổng số
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận
dụng cao
Phần I.
Đọc hiểu
– Ngữ liệu: văn bản thông tin.
– Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:
+ 01 đoạn trích văn xuôi.
+ Độ dài khoảng 200 – 500 chữ.
– Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
– Xác định vấn đề được nêu trong đoạn trích.
Hiểu được ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong đoạn trích.
 
Rút ra bài học cho bản thân từ vấn đề.
 
Tổng Số câu 2 1 1 4
Số điểm 1,25 0,75 1,0 3,0
Tỉ lệ 12,5% 7,5% 10% 30%
Phần II. Làm văn Câu 1. Nghị luận xã hội
– Khoảng 200 chữ.
– Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội được gợi ý từ phần Đọc hiểu.
Viết đoạn văn nghị luận xã hội.
 
Câu 2. Nghị luận văn học.
Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm
Tây Tiến của Quang Dũng. Từ đó liên hệ với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.
Viết bài văn nghị luận văn học.
 
Tổng Số câu 1 1 2
Số điểm 2,0 5,0 7,0
Tỉ lệ 20% 50% 70%
Tổng cộng Số câu 2 1 2 1 6
Số điểm 1,25 0,75 3,0 5,0 10,0
Tỉ lệ 12,5% 7,5% 30% 50% 100%

 
——————Hết——————
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ,….             ĐỀ THI THPT QUỐC GIA  2018
 TRƯỜNG THPT ….               Môn: NGỮ VĂN 12
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
 
ĐỀ CHÍNH THỨC:
ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
     Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
        Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của chính mình trong cuộc xây dựng cho mình một hình ảnh cá nhân. Chúng ta đã trở nên kỳ quặc mà không hề biết. Hãy hình dung cách đây mười năm, trong một buổi họp lớp, một người bỗng nhiên liên tiếp quẳng ảnh con cái, ảnh dã ngoại công ty, ảnh con mèo, ảnh bữa nhậu, ảnh lái ô tô, ảnh hai bàn chân mình, ảnh mình trong buồng tắm lên bàn – chắc hẳn người đó sẽ nhận được những ánh mắt ái ngại (…)
Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online, thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp. Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt dứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed để hòng tìm một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.
(Theo Đặng Hoàng Giang, Vẻ đẹp của người đứng một mình,
trích Bức xúc không làm ta vô can, NXB Hội Nhà văn, 2016)
      Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
      Câu 2. Đoạn trích trên bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần hay vật chất? Theo tác giả, chiếc smartphone đem đến cho con người những lợi ích và tổn hại gì?
      Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng, những trải nghiệm trên mạng xã hội sẽ “ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn”?
      Câu 4. Qua những cảnh báo trong đoạn trích, anh/chị rút ra bài học gì?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
      Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay.
      Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:
                                          Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
                                          Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
                                          Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
                                          Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
                                          Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
                                          Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,
                                          Áo bào thay chiếu anh về đất,
                                          Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
                                              (Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12,
                                               tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr. 69-70)
Từ đó liên hệ với hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) để thấy rõ sự kế thừa và đổi mới của nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam.

——————Hết——————

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3,0
1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận 0,5
2 – Đoạn trích bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần của con người.
– Chiếc smartphone đem đến cho con người những lợi ích và tổn hại:
+ Lợi ích: dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân.
+ Tổn hại: càng kết nối càng cô đơn; càng bận rộn để giao tiếp càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp.
0,75
 
3 Tác giả cho rằng, những trải nghiệm trên mạng xã hội sẽ ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn vì:
– Những gì diễn ra trên mạng xã hội chỉ làm ta cảm thấy bứt dứt, ghen tị với cuộc sống của người khác, làm cho người ta trở nên nhỏ nhen, tầm thường.
– Những trải nghiệm trên mạng xã hội chỉ là cuộc sống ảo; thông tin xô bồ.
0,75
4 Trình bày ngắn gọn, tránh lối diễn đạt dài dòng, chung chung, hoặc hô hào khẩu hiệu sáo rỗng. Có thể viết theo các nội dung:
– Chỉ ra những cảnh báo trong đoạn trích: những ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội đến đời sống tinh thần con người.
– Từ những cảnh báo, rút bài học (cách sử dụng mạng xã hội, chọn lựa thông tin trên mạng,…).
1,0
II 1 Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay. 2,0
    a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo kiểu diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Có thể theo một số gợi ý sau:
– Sống ảo là một khái niệm rộng nhưng trong văn cảnh đoạn trích phần đọc hiểu, khái niệm này được hiểu là giao tiếp với thế giới bên ngoài qua mạng internet.
– Biểu hiện của sống ảo: nghiện trò chơi điện tử trực tuyến; nghiện facebook; kết bạn, giao tiếp qua mạng internet,…
– Nêu thực trạng và những tác hại của hiện tượng sống ảo với giới trẻ.
– Nêu giải pháp hạn chế tình trạng sống ảo hoặc biến thế giới ảo thành nguồn tài nguyên hữu ích phục vụ cho cuộc sống.
– Bài học nhận thức và hành động: Cần nhận thức rõ về hiện tượng sống ảo và tác hại của nó; tuyên truyền, kêu gọi mọi người ý thức rõ về hiện tượng sống ảo, hãy giao tiếp thực tế để cuộc sống tốt đẹp hơn.
1,0
 
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu,…
0,25
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0,25
2 Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của người lính Tây Tiến trong đoạn thơ. 5,0
  a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn và đậm chất bi tráng của người lính Tây Tiến.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Vận dụng tốt các thao tác lập; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận. 0,5
Cảm nhận về vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn và đậm chất bi tráng của người lính Tây Tiến
Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng theo các yêu cầu sau:
Về nội dung
+ Khái quát chung về đơn vị Tây Tiến, hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng và bút pháp xây dựng hình tượng người lính của Quang Dũng.
+ Bốn câu đầu: Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn của người lính Tây Tiến trong cuộc sống và chiến đấu.
+ Bốn câu sau: Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến trong chiến đấu và hi sinh.
Về nghệ thuật
– Cảm hứng lãng mạn và bút pháp bi tráng.
– Ngôn từ tinh tế, hình ảnh đặc sắc, giàu cảm xúc.
– Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc,…
Liên hệ với hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩmVăn tế nghĩa sĩ Cần Giuộccủa Nguyễn Đình Chiểu:
– Liên hệ với hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc:
+ Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc và hình tượng người lính Tây Tiến đều mang vẻ đẹp sử thi; đều được tác giả dành cho tình cảm tự hào, ngưỡng mộ và tiếc thương vô hạn và qua đó thể hiện nội dung yêu nước sâu sắc.
+ Xuất thân: Người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc xuất thân từ nông dân nghèo khổ (người lính Tây Tiến xuất thân từ tầng lớp trí thức), không được giáo dục lòng yêu nước từ những trang sách nhưng họ đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước (khi đất nước bị ngoại xâm, triều đình bạc nhược, đầu hàng) bằng lòng yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc, mãnh liệt.
+ Vẻ đẹp bi tráng của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc toát lên từ sự chân chất, mộc mạc, bộc trực của người nông dân nghèo khó ở mảnh đất Nam Bộ thế kỉ XIX (khác với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, lãng mạn của những chàng trai Tây Tiến ở mảnh đất Hà thành trong thời đại Hồ Chí Minh ở thế kỉ XX).
Sự kế thừa và đổi mới của nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam:
+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu và Tây Tiến của Quang Dũng đều là những tác phẩm mang nội dung yêu nước sâu sắc dù ở thời đại khác nhau. Qua đó, ta thấy được sự kế thừa và đổi mới của nội dung đổi mới trong văn học Việt Nam.
+ Sự kế thừa nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945: yêu nước là nội dung lớn, kế thừa nội dung yêu nước trong văn học trung đại cả về cảm xúc và giọng điệu. Nhiều điểm gặp gỡ giữa Tây Tiến Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: yêu nước là yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc, ý thức trách nhiệm đối với đất nước, quyết tâm đánh giặc, sẵn sàng xả thân vì đất nước,…; giọng điệu tự hào, xót thương, tiếc nuối,…
+ Sự đổi mới trong dung yêu nước của văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 ở Tây Tiến: Không còn tư tưởng trung quân mà là lòng tự hào dân tộc, ý thức về một giang sơn thống nhất, toàn vẹn, thiêng liêng; tình yêu đất nước không trừu tượng, cao siêu mà hết sức cụ thể, thân thuộc: tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, quê hương,…
+ Sự đổi mới là do quy luật phát triển của văn học.
1,5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,5
 
 
 
1,0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0,5
Tổng điểm: 10,0

 
—————-Hết————-
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ….                            ĐỀ THI THPT QUỐC GIA  2018
 TRƯỜNG THPT ……                 Môn: NGỮ VĂN 12
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
 
HƯỚNG DẪN CHẤM
 
HƯỚNG DẪN CHUNG:
– Cán bộ chấm thi cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấmĐáp án – Thang điểm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, cán bộ chấm thi cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo.
– Việc chi tiết hóa điểm số các câu (nếu có) trong Đáp án – Thang điểm phải thống nhất và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu.
– Bài thi được chấm theo thang điểm 10; lấy đến 0,25; không làm tròn điểm.
HƯỚNG CỤ THỂ:
ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
– Câu 1 (0.5 điểm)
Trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
– Câu 2 (0.5 điểm)
Trả lời như Đáp án: 0,75 điểm.
– Câu 3 (1.0 điểm)
– Trả lời như Đáp án: 0,75 điểm.
– Câu 4 (1.0 điểm)
– Trả lời như Đáp án: 1,0 điểm.
– Học sinh trả lời được 1/2 yêu cầu của Đáp án: 0,5 điểm.
LÀM VĂN(7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
* Yêu cầu chung
– Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để tạo lập đoạn văn nghị luận.
– Không cho điểm tối đa đối với những bài làm không đảm bảo yêu cầu về hình thức và nội dung đoạn văn.
– Lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu cụ thể
– Các yêu cầu a, b,c d, e chấm như Đáp án.
– Đối với yêu cầu c: Thí sinh có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
+ Đảm bảo các yêu cầu như Đáp án: 1,0 điểm.
+ Đảm bảo 1/2 yêu cầu như Đáp án: 0,5 điểm.
Câu 2 (5,0 điểm)
   * Yêu cầu chung
– Thí sinh sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để viết bài văn nghị luận văn học.
– Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; thể hiện năng lực cảm thụ văn tốt; lập luận chặt chẽ, thuyết phục, diễn đạt mạch lạc, bảo đảm tính liên kết; văn viết có cảm xúc; lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Học sinh có nhiều cách cảm nhận theo nhiều cách nhưng phải bám sát yêu cầu đề bài.
  * Yêu cầu cụ thể
– Các yêu cầu a, b, d, e: chấm như Đáp án.
– Yêu cầu b: Học sinh chưa xác định đầy đủ vấn đề nghị luận, chỉ cho 0,25 điểm.
– Yêu cầu c:
+ Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận, chỉ cho 0,25 điểm.
+ Phần cảm nhận: nội dung: 1,5 điểm; nghệ thuật: 0,5 điểm; liên hệ 1,0 điểm.
Lưu ý: Người chấm kiểm tra có thể thống nhất Đáp án, linh động trong quá trình chấm nhưng phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu trong Đáp án.
 
—————-Hết————-
GIÁO VIÊN RA ĐỀ :  Bùi Văn Thông
Xem thêm: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN , DẠNG ĐỀ LIÊN HỆ TÁC PHẨM 12-11TÂY TIẾN ,

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *