Đề thi thử THPT quốc gia môn văn .đề số 33 Việt Bắc Tố Hữu

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
NHÓM TRƯỜNG CỤM  SÓC SƠN- MÊ LINH
 
KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2020
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
Bản thân ta vừa là người bạn tốt nhất cũng là kẻ thù lớn nhất của ta. Bất kể khen chê của người đời, cuối ngày, khi bạn đứng một mình trước gương và nhìn vào đó, hình ảnh bạn thấy trong gương mới là con người thật sự của bạn. Hãy học cách chấp nhận mọi ưu và khuyết điểm ở bảnthân mình. Tôi là tôi, đơn giản có thế thôi, đừng thất vọng hay nuối tiếc về những gì đã qua.
Những người biết cách tự hào về bản thân thường tìm được niềm vui trong cuộc sống, cảm thấy hài lòng và trở thành hình mẫu của nhiều người khác. Hãy hình dung ra con người mà bạn muốn trở thành và cố gắng hết sức để trở thành hình mẫu do chính mình đặt ra.
Tự hào về bản thân không phải là khoe mẽ hoặc phô ra mọi ưu điểm của mình, nó chỉ đơn giản là sự âm thầm cảm nhận rằng mình rất đáng giá, rất quý báu và mình đặc biệt. Bạn không cần phải là người hoàn hảo bởi chẳng có ai là hoàn hảo cả, nhưng bạn xứng đáng được yêu thương và trân trọng. Tất cả những gì bạn cần làm là sống thật với chính mình, sống thật tốt cuộc đời của mình – một bộ phim tuyệt hay và chân thực mà trong đó bạn là nhân vật chính. Hãy tự tin nhé bởi bạn không biết đang có nhiều người nhìn vào và ước rằng họ được như bạn đâu.
(https://dantri.com.vn/tini-tinh/tu-nhu-rang)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2. Dựa vào đoạn trích, anh/ chị hãy cho biết những người biết cách tự hào về bản thân sẽ nhận được điều gì trong cuộc sống?
Câu 3. Anh chị hiểu nội dung ý kiến: “Bản thân ta vừa là người bạn tốt nhất cũng là kẻ thù lớn nhất của ta” như thế nào?
Câu 4. Lời khuyên “đừng thất vọng hay nuối tiếc về những gì đã qua” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị?

  1. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa việc biết được giá trị bản thân.
Câu 2 (5.0 điểm)
“Ta về mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”
(Việt Bắc (Trích)Tố Hữu, Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Gáo dục Việt Nam, 2018, tr.190)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về tính dân tộc trong đoạn thơ.
————– HẾT ————-
 
 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
NHÓM TRƯỜNG CỤM SÓC SƠN- MÊ LINH
 
KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2020
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Bài thi: NGỮ VĂN
(Đáp án – Thang điểm gồm có 04 trang)
Phần Câu Nội dung Điểm
I 1 Phương thức biểu đạt: Nghị luận 0.5
2 Trong đoạn trích, điều mà những người biết cách tự hào về bản thân sẽ nhận được trong cuộc sống:
“thường tìm được niềm vui trong cuộc sống, cảm thấy hài lòng vàtrở thành hình mẫu của nhiều người khác.”
(Lưu ý: Trả lời được từ 2 ý trở lên được tối đa 0.75đ)
0.75
3 Nội dung ý kiến “Bản thân ta vừa là người bạn tốt nhất cũng là kẻ thù lớn nhất của ta”:
–      Bản thân ta là người hiểu ta nhất, giúp chính ta tiến bộ và hoàn thiện, thành công(Bản thân ta vừa là người bạn tốt nhất). Nhưng cũng có thể (vì những hạn chế không được khắc phục) bản thân ta lại trở thành rào cản, khiến chính ta mãi thất bại, khổ đau…(Bản thân cũng là kẻ thù lớn nhất của ta”).(0.5đ)
–       Qua cách so sánh, liên tưởng, tác giả muốn nhắc nhở: Con người cần phải hiểu mình, biết được giá trị của bản thân.(0.25đ)
0.75
4 Ý nghĩa lời khuyên “đừng thất vọng hay nuối tiếc về những gì đã qua” trong đoạn trích:
(HS có thể trình bày theo nhiều cách, sau đây là phần gợi ý nội dung trả lời)
–  Khẳng định lời khuyên này có giá trịvới cuộc sống mỗi người. (0.25đ)
–  Lí giải: đừng thất vọng hay nuối tiếc về những gì đã qua vì: (0.5đ)
+ Qúa khứ là khoảng thời gian đã qua, không lấy lại được và chúng ta cũng không thay đổi được những việc đã từng làm.
+ Cảm xúc thất vọng và nuối tiếc quá khứ ảnh hưởng đến tinh thần tronghiện tại, dễ khiến chúng ta chùn bước, gục ngã, thất bại trước khó khăn, thử thách. Ngoài ra, điều đó khiến chúng ta không có động lực, niềm tin và dễ đánh mất cơ hội tốt đẹp trong hiện tại, tương lai.

–  Bài học của bản thân (0.25đ)
+ Sống hết mình trong hiện tại nhưng cũng cần trân trọng quákhứ.
+ Nỗ lực học tập, trau đồi kiến thức, kĩ năng để mỗi việc làm,hành động không khiến ta phải thất vọng hay nuối tiếc.
1.0
II   LÀM VĂN 7.0
1
 
 
 
 
 
Viết một đoạn văn về ý nghĩa việc biết được giá trị bản thân. 2.0
a.   Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hoặc song hành.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa việc biết được giá trị của bản thân. 0.25
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận:
Thí sinh có thể lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa việc biết được giá trị của bản thân. Có thể theo hướng sau:
1.0
* Giải thích
– Giá trị của bản thânđược hiểu là: ý nghĩa sự tồn tại của mỗi người, là nội lực, thế mạnh riêng của người đó. Đây là yếu tố để mỗi người khẳng định được ví trí trong cuộc đời.
– Việc biết được giá trị của bản thân đem lại những ý nghĩa to lớn với chính cuộc sống của chúng ta.
0.25
* Bàn luận
Khi ta biết được giá trị bản thân đồng thời ta cũng biết được điểm yếu,điểm mạnh, sở thích, sở trường và xu hướng năng lực… của bản thân, từ đó tạo được giá trị của riêng mình, dấu ấn của riêng mình không trộn lẫn với đám đông.
– Góp phần đưa ra những quyết định, cách cư xử phù hợp, tránh được trở ngại, thất bại không đáng có.
– Có niềm tin trong cuộc sống (trong công việc, trong các mối quan hệ…), tạo được hứng khởi, động lực, từ đó tạo cơ sở cho thành công.
– Mỗi người đều có giá trị của riêng mình, nhiều người trong xã hội cùng góp phần tạo ra giá trị cuộc sống, giúp xã hội ngày càng phát triển, bền vững.
0.5
* Bài học nhận thức và hành động
– Mạnh dạn bộc lộ hết khả năng để khẳng định mình, nhưng không tự tin thái quá.
– Không được “định giá” người khác khi chưa thấu hiểu họ.
– Nỗ lực học tập rèn luyện để làm tăng giá trị bản thân, trở thành người có ích cho xã hội.
0.25
c.     Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
0.25
 
d.    Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
0.25
2 Cảm nhận đoạn thơ trong đoạn trích Việt Bắc, từ đó nhận xét về tính dân tộc trong đoạn thơ. 5.0
a.    Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0.25
b.   Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Đoạn thơ trong đoạn trích Việt Bắc và tính dân tộc trong đoạn thơ.
0.5
c.    Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh cần triển khai theo nhiều cách nhưng vận dụng tối đa các thao tác lập luận, liên kết chặt chẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:
 
* Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc
– Tác giả Tố Hữu
– Vị trí: Tố Hữu, một trong những lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam.
– Đặc điểm thơ: Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với các chặng đường cách mạng, có sự kết hợp giữa trữ tình – chính trị, mang đậm tính sử thi, giọng thơ tâm tình tự nhiên, đằm thắm. Nghệ thuật biểu hiện trong thơ mang đậm tính dân tộc đậm đà…
– Tác phẩm Việt Bắc
+Hoàn cảnh sáng tác:
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7-1954,Hiệp định Giơ – ne – vơ về Đông Dương được kí kết. Hoà bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.  Tháng 10-1954, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc.
+ Tác phẩm có 2 phần: Phần đầu tái hiện những kỉ niệm và kháng chiến; phần sau gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng, Bác Hồ đối với dân tộc.
Đoạn thơ đã cho nằm ở phần đầu của tác phẩm, viết về nỗi nhớ của người cách mạng (người đi) với thiên nhiên, con người Việt Bắc.
0.5
* Phân tích, cảm nhận đoạn thơ
– Phần cảm nhận cụ thể vẻ đẹp đoạn thơ: (2.25đ)
2 câu thơ mở đầu: Khái quát nỗi nhớ(0.25đ)
Sử dụng câu hỏi tu từ,điệp từ “ta”,“nhớ”, đại từ nhân xưng “ta” – “mình,từ chỉ quan hệ ” cùng”
->Lời ướm hỏi của người ra đi, băn khoăn về tình cảm của người ở lại.
->Giãi bày tình cảm gắn bó, nỗi nhớ, cùng tấm lòng thủy chung son sắt.
-> Ngợi ca Việt Bắc trong vẻ đẹp hài hòa, gắn kết giữa con người với thiên nhiên.
8 câu tiếp: Nỗi nhớ cụ thể – Bức tứ bình Việt Bắc
+ Bức tranh mùa đông(0.5đ)
++ Thiên nhiên:Tác giả sử dụng bút pháp chấm phá: nổi bật trên nền xanh rộng lớn của núi rừng là màu đỏ tươi của hoa chuối.
->Màu sắc hài hòa gợi nên một mùa đông ấm áp, tươi sáng.
++ Con người: vị trí “đèo cao” cùng hình ảnh tia nắng ánh lên từ con dao gài thắt lưng.
->Khắc họa dáng vẻ khỏe khoắn, vững chãi, lớn lao với tư thế làm chủ thiên nhiên, cuộc sống- vẻ đẹp mang tầm vóc sử thi.
+Bức tranh mùa xuân(0.5đ)
++ Thiên nhiên:Đảo “trắng rừng” cùng với sử dụng động từ “nở”
-> Gợi sự chuyển biến về màu sắc (xanh -> trắng) cùng với bước đi của thời gian (chuyển từ đông sang xuân).
->Tạo ra một không gian thoáng rộng,bao la, tràn đầy sức sống với màu trắng tinh khôi, trữ tình, thơ mộngkhi xuân về.
++ Con người: động tác “chuốt từng sợi giang” (động từ “chuốt”)
->Phẩm chất chăm chỉ, khéo léo, tài hoa,nhưmột nghệ sĩ trong lao động của người Việt Bắc.
+ Bức tranh mùa hạ(0.5đ)
++ Thiên nhiên: âm thanh “ve kêu” và sắc màu -động từ “đổ”
->Diễn tả sự chuyển đổi nhanh chóng trong không gian: âm thanh đánh thức màu sắc. Chỉ trong chốc lát, cả khu rừng nhất loạt nhuộm sắc vàng.
-> Chuyển đổi thời gian: từ xuân sang hè.
-> Chuyển đổi cảm giác: từ thính giác để nghe âm thanh chuyển sang thị giác để cảm nhận màu sắc
-> Việt Bắc với màu vàng rực rỡ, không gian náo nức, sống động khi hè về.
++ Con người:Nghệ thuật hài thanh, cách gọi trìu mến “cô em gái”,hoàn cảnh lao động “hái măngmột mình”.
->Không gợi sự cô đơn, lẻ loi như thơ xưa trái lại rất trữ tình, gần gũi, thân thương.
->Vẻ đẹp: chăm chỉ, chịu thương chịu khó của người Việt Bắclặng thầm cống hiến cho đất nước, cho kháng chiến.
– Bức tranh mùa thu(0.5đ)
++ Thiên nhiên: Sử dụng động từ “rọi”, ẩn dụ “trăng hòa bình
->Bức tranh thiên nhiên hiện lên êm đềm, thơ mộng gợi không gian tâm tình cho cuộc chia tay và khát vọng hòa bình của dân tộc.
++ Con người: đại từ “ai” mang tính phiếm chỉ và âm thanh tiếng hát ân tình, thủy chung
-> Tạo cảm giác bâng khuâng lưu luyến trong nỗi nhớ.
->Gợi nét đẹp tâm hồn từ ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam: ân tình, thủy chung, lạc quan và luôn tin vào tương lai tươi sáng.
– Phần nhận xét, cảm nhậnnét đặc sắcchung của đoạn thơ (0.25đ)
+ Cảm nhận chung về bộ tranh tứ bình trong nỗi nhớ, ân tình của người cách mạng:
++ Có sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người.
++ Thiên nhiên mang những nét đặc trưng của núi rừng Việt Bắc, tươi sáng và tràn đầy sức sống.
++ Con người Việt Bắc với những phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng.
+ Hình thức nghệ thuật: Đoạn thơ thể hiện rất rõ phong cách thơ Tố Hữu: Trữ tình sâu lắng và đậm đà tính dân tộc, cấu trúc cân đối, hài hòa, việc sắp xếp sự xuất hiện các mùa trong năm thể hiện dụng ý nghệ thuật đặc biệt, từ nhớ được lặp lại nhiều lần, mỗi lần mang sắc thái khác nhau theo cấp độ tăng tiến, thể hiện những rung động chân thật, thắm thiết của nhà thơ.
2.5
* Nhận xét: Biểu hiện của tính dân tộc trong đoạn thơ
– Về phương diện nội dung:
+ Vẽ lên bức tranh thiên nhiên, cuộc sống Việt Bắc mang nét đặc trưng của một miền quê đất nước.
+Làm hiện lênhình ảnh những con người Việt Nam với những vẻ đẹp truyền thống từ ngàn đời: cần cù, tài hoa, thủy chung, tình nghĩa
+ Khẳng định nghĩa tình gắn bó thắm thiết của con người. Đó là ân tình cách mạng mà chiều sau là truyền thống đạo lí thủy chung của dân tộc.
–  Về phương diện nghệ thuật:
+ Sử dụng thành công thể thơ lục bát- thể thơ truyền thống dân tộc.
+ Vận dụng hiệu quả lời ăn, tiếng nói giản dị của nhân dân trong đời sống và ca dao (tiêu biểu là đại từ ta- mình).
+ Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết.
+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhạc điệu.
0.5
d.   Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Viêt. 0.25
e.    Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0.5
TỔNG ĐIỂM 10.0

 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *