Đề thi thử THPT quốc gia môn văn Đất nước Nguyễn Khoa Điềm

 
SỞ GD&ĐT TỈNH ĐỒNG THÁP     ĐỀ THI THPT QUỐC GIA (ĐỀ XUẤT)
TRƯỜNG THPT TRÀM CHIM             Môn: NGỮ VĂN
               ——&—–                              
   Thời gian: 12 phút (không kể thời gian phát đề)
 
Phần I  Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
Khi bị những người mình tin tưởng, thân thiết trở mặt sau lưng, ai cũng cảm thấy tổn thương, thậm chí dằn vặt rằng mình đã làm gì để xứng đáng nhận được điều đó. Thế nhưng bạn cần ngưng suy nghĩ như vậy đi, càng không nên căm ghét, mắng chửi đối phương mà hãy cố gắng bỏ qua. Dù có tiếp tục trở lại làm bạn hay không thì cũng hãy tha thứ cho họ, tha thứ không phải để tỏ ra cao thượng mà tha thứ để hạnh phúc, an yên hơn, việc oán hận đối phương chỉ càng đào sâu vào vết thương lòng của bạn mà thôi.
Cuộc sống không hề phẳng lặng như dòng sông, những kẻ không ưa bạn sẽ trực chờ lúc bạn sơ hở để “đâm bị thóc, chọc bị gạo” khi bạn gặp khó khăn hay sa cơ lỡ vận, khiến bạn buồn, bạn khóc, bạn tổn thương, với mục đích là khiến bạn gục ngã không thể gượng dậy. Đó lại chính là lúc bạn phải mạnh mẽ hơn bao giờ hết để kẻ xấu có muốn chế nhạo, hả hê cũng không được. Nếu họ khiến bạn tổn thương một, hãy cố gắng tìm kiếm niềm vui cho bản thân gấp mười lần vì chỉ có cuộc sống tràn đầy niềm vui, tiếng cười của bạn mới là công cụ trả thù ngọt ngào mà chí mạng nhất đối với những kẻ thù.
(Theo Trí Thức Trẻ )
Câu 1 (0,5 điểm):  xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm): “Khi bị những người mình tin tưởng, thân thiết trở mặt sau lưng”, tác giả khuyên ta nên làm gì?
Câu 3 (1,0 điểm):  Vì sao tác giả cho rằng: “Việc oán hận đối phương chỉ càng đào sâu vào vết thương lòng của bạn mà thôi.”
Câu 4 (1,0 điểm):  Với suy nghĩ: “Nếu họ khiến bạn tổn thương một, hãy cố gắng tìm kiếm niềm vui cho bản thân gấp mười lần”. Anh ( chị) có đồng tình không? Vì sao? (học sinh trình bày bằng một đoạn văn 5- 7 dòng)
Phần II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1:
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về ý kiếnCuộc sống không hề phẳng lặng như dòng sông, những kẻ không ưa bạn sẽ trực chờ lúc bạn sơ hở để “đâm bị thóc, chọc bị gạo”được gợi ra ở phần Đọc – hiểu.
Câu 2:
“ Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời”
(Trích Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm.)
Anh/ chị hãy cảm nhận đoạn thơ trên. Từ đó, anh/ chị hãy nêu trách nhiệm của thanh niên trong việc bảo vệ đất nước.HẾT./.
 
 
.  Đáp án và hướng dẫn chấm
 

Phần Câu Nội dung Điểm
I    Phần đọc – hiểu 3,0
1. Yêu cầu chung:
– Kiểm tra năng lực đọc hiểu của học sinh, đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản để làm bài.
– Đề chỉ kiểm tra một số khía cạnh. Cảm nhận của học sinh có thể phong phú nhưng cần thấy được nội dung tư tưởng, đặc sắc của đoạn văn.
2. Yêu cầu cụ thể:
1 Phương thức biểu đạt: phương thức nghị luận/nghị luận 0,5
2 – không nên căm ghét, mắng chửi đối phương mà hãy cố gắng bỏ qua.
– tha thứ cho họ
0,25
 
0,25
3  Tác giả cho rằng: “Việc oán hận đối phương chỉ càng đào sâu vào vết thương lòng của bạn mà thôi.”
Vì:
– Nếu bạn oán hận người khác sẽ làm mất đi mối quan hệ.
– Nó làm ảnh hưởng đời sống tinh thần của bạn.
 
 
 
0,5
0,5
4 – Quan điểm: đồng tình hoặc không đồng tình
– Giải thích: phù hợp với quan điểm
– Hình thức: đoạn văn hoàn chỉnh
0,25
0,5
0,25
II    Phần làm văn 7,0
1 Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến “Cuộc sống không hề phẳng lặng như dòng sông, những kẻ không ưa bạn sẽ trực chờ lúc bạn sơ hở để “đâm bị thóc, chọc bị gạo” 20
  a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn 0,25
 
b.Xác định và dẫn dắt vào đúng vấn đề nghị luận: “ Cuộc sống không hề phẳng lặng như dòng sông, những kẻ không ưa bạn sẽ trục chờ lúc bạn sơ hở để “ đâm bị thóc chọc bị gạo” 0.25
c.Triển khai vấn đề nghị luận; vận dụng các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
 
– Cuộc sống phức tạp bí ẩn, có nhiều cạm bẫy trực chờ.
– Chúng ta không được buông xuôi mà phải cẩn thận đối mặt những người buông xuôi là những người thất bại.
– Cần phải có nhận thức và hành động đúng đắn.
 
1.0
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận 0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
2 Anh/ chị hãy cảm nhận đoạn thơ trên. Từ đó, anh/ chị hãy nêu trách nhiệm của thanh niên trong việc bảo vệ đất nước 5.0
  * Yêu cầu chung:
– Thí sinh biết vận dụng kiến thức và kỹ năng để viết bài văn về một vấn đề văn học.
– Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; thể hiện năng lực cảm thụ văn học tốt; lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát văn bản; kết hợp tốt các thao tác lập luận.
* Yêu cầu cụ thể:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài; mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0,5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ, thí sinh cảm nhận những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật về đoạn thơ.Nêu trách nhiệm của thanh niên. 0,5
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể triển khai bằng nhiều cách nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm,đoạn thơ 0,5
Cảm nhận đoạn thơ :
– Nội dung
+Đất nước là sự sống của mỗi con người “ là máu xương”.
+ Trách nhiệm giữ gìn và làm cho đất nước ngày càng phát triển của mỗi cá nhân.
– Nghệ thuật:
+ Chất trữ tình chính luận.
+ Ngôn ngữ, giọng điệu vừa gần gũi, vừa khái quát.
2.0
– Trách nhiệm của thanh niên hiện nay. 1.0
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25
  Điểm toàn bài : I  +  II 10 điểm

 
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *