Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn 2019 theo hướng mới. đề số 26 :Tây Tiến

CỤM TRƯỜNG THPT PHỦ LÝ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIÊN HÒA
(ĐỀ THAM KHẢO )
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA   
NĂM 2019
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút

 

  1. Ma trận

 

Nội dung Mức độ cần đạt  
Tổng số
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
 
 
 
 
 
 
 
 
 
I.Đọc hiểu
– Ngữ liệu:
văn bản
nhật dụng/
văn bản
nghệ  thuật.
– Tiêu chí
lựa chọn
ngữ liệu:
+ 01 đoạn
trích/văn
bản hoàn
chỉnh.
+ Độ dài
khoảng 250 –  350
chữ.
– Nhận diện thể
loại/ phương
thức biểu đạt/  phong cách ngôn ngữ của văn bản.
– Chỉ ra chi tiết/
hình ảnh/ biện pháp tu từ,… nổi bật trong văn
bản.
– Khái quát chủ đề/ nội dung chính/ vấn đề chính,… mà văn bản đề cập.
– Hiểu được quan điểm/ tư tưởng,… của tác giả.
Hiểu được ý nghĩa/ tác dụng của việc sử dụng thể loại/ phương thức biểu đạt/ từ ngữ/ chi tiết/ hình ảnh/ biện pháp tu từ,… trong văn bản.
– Nhận xét/ đánh giá về tư tưởng/ quan điểm/ tình cảm/ thái độ của tác giả thể hiện trong văn bản.
– Nhận xét về một giá trị nội dung/ nghệ thuật của văn bản.
– Rút ra bài học
về tư tưởng/ nhận thức.
Liên hệ thực tế và đưa ra quan điểm của bản thân.  
Số câu 1 1 1 1 4
Số điểm 0,5 0,5 1,0 1,0 3
Tỉ lệ 5% 5% 10% 10% 30%
II.Làm văn
1.Nghị luận xã hội Yêu cầu: Đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về một vấn đề xã hội rút ra từ đoạn văn/ văn bản nêu trong phần Đọc hiểu. – Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội.
– Chính tả, dùng từ, đặt câu.
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. .- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp.
-Vận dụng các thao tác lập luận để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
-Có liên hệ thực tế.
Có sáng tạo trong quá trình tạo lập đoạn văn bản.  
Số câu  1
Số điểm 0,25 0,25 1,25 0,25 2
Tỉ lệ 2,5% 2,5% 12,5% 2,5% 20%
2.Nghị luận văn học Yêu cầu:
Phân tích  đoạn thơ trong chương trình Ngữ văn 12.
 
-Nhận diện đúng kiểu bài .
-Bảo đảm cấu trúc bài nghị luận văn học.
-Sử dụng đúng chính tả, dùng từ, đặt câu.
Xác định đúng trọng tâm của đề và triển khai đúng hướng. -Vận dụng thành thạo và hợp lí các thao tác lập luận để triển khai vấn đề.
-Lấy và phân tích dẫn chứng cho phù hợp với luận điểm/ luận cứ.
-Sáng tạo trong quá trình phân tích, lí giải vấn đề.
-Bình giá, nâng cao vấn đề nghị luận.
 
Số câu  1
Số điểm 0,25 1,0 3,0 0,75 5
Tỉ lệ 2,5% 10% 30% 7,5% 50%
  1. Đề giới thiệu

 
PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
             Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
             Hạnh phúc – đó là mẫu số chung, là mong ước chính đáng nhất của tất cả mọi con người, mọi gia đình, mọi xứ sở…
            Quan niệm về hạnh phúc không giống nhau ở mỗi người, mỗi nhà, mỗi thế hệ, mỗi thời đại, mỗi xã hội. Chẳng hạn, có người xem hạnh phúc là hài lòng với những gì mình có theo chủ thuyết “biết đủ”. Cũng có người cho rằng hạnh phúc là khi ta có một sức khỏe tốt, một sự nghiệp như ý, một gia đình ấm cúng và những bạn hữu chí tình. Hạnh phúc cũng có khi là những điều giản dị: có một việc yêu thích để làm, có người để yêu thương và một nơi chốn bình yên để đi về….
           Lại có những vĩ nhân gọi tên hạnh phúc theo một cách rất riêng của họ. Ví như nhà hiền triết Ấn Độ Mahatma Gandhi bảo rằng: “Hạnh phúc là khi những gì mà bạn nghĩ, những gì mà bạn nói và những gì mà bạn làm hòa quyện với nhau”. Điều này giống như thông điệp mà các tín đồ Thiên Chúa giáo tin tưởng: “Bình an dưới thế cho người thiện tâm”, để khẳng định hạnh phúc có từ cái tâm an bình của mỗi người, là sự tĩnh tại trong sâu thẳm tâm hồn… Liệu có thể hạnh phúc chăng nếu nghĩ một đằng, nói một nẻo và làm một kiểu?[…]
          Rồi cũng có ý kiến: ranh giới giữa biết đủ, biết hài lòng và thỏa hiệp với bản thân mình là rất mong manh. Bởi khi luôn nghĩ rằng “ừ, vậy là được rồi…”, thì chính là lúc mà ta ngừng nỗ lực, ngừng cống hiến để làm cho cuộc sống bản thân và cộng đồng của mình tiến về phía trước. Sẽ rất nhanh, những cái “biết đủ” và sự hài lòng dễ dãi này sẽ làm ta chán ngán. Sẽ rất nhanh, hạnh phúc sẽ biến mất khi ta không hiểu được ý nghĩa cuộc đời mình nằm ở nơi đâu…
         Vậy hạnh phúc là biết đủ, biết hài lòng hay là biết vượt qua, biết chinh phục hay là gì khác?
(Trích Để chạm vào hạnh phúc – Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, www.thesaigontimes.vn)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Theo một ý kiến được dẫn trong bài viết, nếu ta không ý thức được ranh giới mong manh giữa biết đủ, biết hài lòngvà thỏa hiệp với bản thân mình thì sẽ dẫn tới hậu quả gì?
Câu 3. Liệu có thể hạnh phúc chăng nếu nghĩ một đằng, nói một nẻo và làm một kiểu?
Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?
PHẦN II: LÀM VĂN ( 7,0 ĐIỂM)
Câu 1: (2,0 điểm)
Từ những trải nghiệm thực tế của mình, anh (chị) hãy viết 01 đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) bàn về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: hạnh phúc sẽ biến mất khi ta không hiểu được ý nghĩa cuộc đời mình nằm ở nơi đâu.
Câu 2: (5 điểm)
Trong bài thơ Tây Tiến, tác giả Quang Dũng đã miêu tả con đường hành quân của người chiến sĩ:
(1)                    Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
                        Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
(2)
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Trích Tây Tiến, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD, 2018)
Anh/ chị hãy cảm nhận hai đoạn thơ trên để thấy được bức tranh thiên núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình.
III. Đáp án – Thang điểm

                                  Câu Nội dung Điểm
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,5
Câu 2  Khi ta không ý thức được ranh giới mong manh giữa biết đủ, biết hài lòng với việc thỏa hiệp với bản thân mình sẽ dẫn đến hậu quả:
+ ta sẽ ngừng nỗ lực, ngừng cống hiến để làm cho cuộc sống bản thân và cộng đồng của mình tiến về phía trước.
+ ta sẽ rơi vào trạng thái chán ngán
+ rất nhanh, hạnh phúc sẽ biến mất
0,5
Câu 3 Nghĩ một đằng, nói một nẻo và làm một kiểu nghĩa là không có sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hành động. Điều đó cũng có nghĩa sống giả dối, giả tạo, không dám sống thực là chính mình.
– Không thể có hạnh phúc nếu lúc nào cũng nghĩ một đằng, nói một nẻo và làm một kiểu vì:
+ Mỗi người có thể có quan niệm khác nhau về hạnh phúc nhưng đích đến cuối cùng đều là: Hạnh phúc là trạng thái vui sướng của tâm hồn khi đạt được điều mình mong muốn. Trong khi sống giả dối, giả tạo, …,tác hại sẽ khôn lường và không thể mang đến trạng thái cảm xúc ấy
+ Lối sống giả tạo sẽ khiến con người tự đánh mất dần nhân cách, đánh mất niềm tin, sự quý trọng mà mọi người giành cho mình, nó sẽ làm lẫn lộn đạo đức, thực giả bất phân, suy đồi phong hóa xã hội; điều đó khiến tâm hồn không thể có sự tĩnh tại vì con người luôn sống trong nơm nớp lo sợ, không thanh thản, không vui vẻ, …cũng có nghĩa không thể chạm được đến hạnh phúc
 
1,0
Câu 3 – HS có thể trình bày theo ý khẳng định hay phủ định, tuy nhiên cần lí giải một cách thuyết phục.
– Có thể tham khảo gợi ý sau:
+ HS khẳng định ý kiến đúng
+ Lí giải
/ Giải thích 2 khái niệm: “Hạnh phúc” là trạng thái cảm xúc gắn với sự vui sướng khi cảm thấy hoàn toàn đạt được điều như ý nguyện; “không hiểu ý nghĩa của cuộc đời mình...” nghĩa là sống mất phương hướng, sống vô nghĩa…
/ Lý giải: khi ta không hiểu được ý nghĩa cuộc đời mình nằm ở nơi đâu, hạnh phúc sẽ biến mất vì khi mất phương hướng, không tìm được ý nghĩa sống, con người dễ rơi vào trạng thái hoang mang, thất vọng, chán ngán đồng nghĩa với việc sẽ không thể có cảm xúc hạnh phúc gắn với niềm vui sướng …
1,0
Câu 4 Thông điệp có ý nghĩa nhất
+ Thí sinh trình bày rõ suy nghĩ của cá nhân về thông điệp từ đoạn văn (Có thể là thông điệp về hạnh phúc hoặc thông điệp sống: cần có lúc biết đủ, biết hài lòng nhưng không bao giờ được thỏa hiệp với bản thân….)
+ Thí sinh nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa nhất với bản thân một cách thuyết phục
1,0
 
PHẦN II: LÀM VĂN ( 7 điểm)
Câu 1   2,0
  a) Đảm bảo đúng hình thức: Đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: hạnh phúc sẽ biến mất khi ta không hiểu được ý nghĩa cuộc đời mình nằm ở nơi đâu
c) Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn : Cần vận dụng tốt thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.  Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Sau đây là một định hướng
1. Giải thích:
Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc gắn với sự vui sướng khi cảm thấy hoàn toàn đạt được điều như ý nguyện
không hiểu ý nghĩa của cuộc đời mình nằm ở nơi đâu nghĩa là sống mất phương hướng, sống vô nghĩa…
-> Ý kiến khẳng định: Con người sẽ không thể có hạnh phúc khi sống không mục đích, không phương hướng, không tìm được ý nghĩa đích thực của cuộc đời.
2. Bàn luận:
– Khẳng định ý kiến
– Phân tích, lí giải:
+ Khi mất phương hướng, không tìm được ý nghĩa sống, con người dễ rơi vào trạng thái hoang mang, thất vọng, chán ngán đồng nghĩa với việc sẽ không thể có cảm xúc hạnh phúc gắn với niềm vui sướng …
+ Chúng ta chỉ có thể chạm tới hạnh phúc khi xác định được mục tiêu, ý nghĩa của cuộc sống, cần sống vì những điều đẹp đẽ, nhân văn, không chỉ cho bản thân mà còn cho gia đình, xã hội.
– Mở rộng: Phê phán cách sống vô nghĩa, buông thả, sống mờ nhạt, ích kỉ,…trong một bộ phận giới trẻ hiện nay.
3. Bài học nhận thức và hành động:
+ Thấy rõ sự cần thiết phải xác định được mục đích cao đẹp mà mình cần hướng tới trong cuộc đời
+ Từ đó tích cực trau dồi trí tuệ, nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức để đạt được mục đích ấy, khi đó hạnh phúc mới có thể lâu dài, trọn vẹn
0,25
0,25
 
0,25
 
 
0,25
 
 
0,5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,5
2 Nghị luận văn học
a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ mở bài, thân bài, kết bài.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc trong hai đoạn thơ vừa hùng vĩ dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình.
c) Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Có thể tham khảo các ý sau:
* Vài nét về tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến, đoạn thơ trong Tây Tiến
Tác giả: Quang Dũng là một gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam ngay từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.
Tác phẩm: in trong tập Mây đầu ô, sáng tác cuối 1948 tại Phù Lưu Chanh khi tác giả đã rời xa đơn vị Tây Tiến chưa được bao lâu.
Hai đoạn thơ : nằm ở đoạn thứ nhất và thứ hai của bài, là bức họa ngôn từ về bức tranh thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình…
* Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội:
Nội dung:
+ Dốc núi miền Tây được miêu tả hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng đều được khắc họa đồng thời cả sự hiểm trở lẫn vẻ đẹp hùng vĩ, kì thú; mưa rừng cho thấy cả thung lũng mờ mịt như tan loãng trong biển mưa, không gian bỗng như mênh mang, xa vời hơn…
+ Thiên nhiên cho thấy nỗi khó khăn, gian khổ và lòng dũng cảm, can trường của người lính trên những chặng đường hành quân.
Đặc sắc nghệ thuật: Nhiều thanh trắc, các từ láy liên tiếp,  hình ảnh độc đáo súng  ngửi trời, tiểu đối…
* Bức tranh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình:
Nội dung:
+ Chiều sương mơ hồ, bảng lảng; hồn lau như biết sẻ chia nỗi niềm với con người;  hoa đong đưa như muốn làm duyên làm dáng…  Cảnh buồn song chứa chan thi vị.
+ Thiên nhiên hé mở tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn, giàu mộng mơ của người lính Tây Tiến.
Đặc sắc về nghệ thuật:  Từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi tả, biểu cảm; chất nhạc và chất thơ hòa quyện; nét vẽ mềm mại, tinh tế…
* Đánh giá chung:
– Cả hai đoạn thơ đều miêu tả thiên nhiên Tây Bắc trên chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến. Thiên nhiên đều được diễn tả thành niềm thương, nỗi nhớ; là phông nền để tôn vinh vẻ đẹp của người lính Tây Tiến.  Hai đoạn thơ cũng là dòng cảm xúc chan chứa, tiếc nuối về vẻ đẹp của thiên nhiên trong hoài niệm
– Nếu bức tranh núi rừng Tây Bắc ở đoạn thơ thứ nhất là những nét vẽ rắn rỏi, cứng cỏi khắc họa không gian hùng vĩ, dữ dội như thử thách lòng người thì ở đoạn thơ thứ hai lại là những nét vẽ mềm mại, mơ hồ, huyền ảo bởi sương khói và sông nước. Nếu đoạn thơ đầu chủ yếu tác giả sử dụng thanh trắc kết hợp với từ láy khắc họa ấn tượng về độ cao độ và độ sâu của địa hình Tây Bắc thì đoạn thơ thứ hai lại dàn trải đều đều theo những thanh bằng góp phần tô rõ hơn những phẳng lặng, bình yên của sông nước nơi đây.
– Hai đoạn thơ minh chứng rõ ràng cho nhận xét: Quang Dũng là một nghệ sĩ tài hoa. Sáng tạo của người nghệ sĩ trong nghệ thuật không chỉ không lặp lại người khác mà còn không lặp lại chính mình.
d) Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo theo quy tắc.
 
0,5
0,5
 
3,5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,25
 
0,25

 PHẦN I: MA TRẬN ĐỀ
 

Mức độ
 
NLĐG
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng số
I. Đọc hiểu
Ngữ liệu: văn bản nhật dụng/ văn bản nghệ thuật
Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:
+ 01 đoạn trích hoặc 1 văn bản hoàn chỉnh
+ Độ dài khoảng 150 – 350 chữ
– Tìm kiếm được thông tin trong văn bản
 
– Hiểu được ý nghĩa/ tác dụng của từ ngữ/ chi tiết/ hình ảnh/ ý kiến,… trong văn bản – Thể hiện ý kiến/ quan điểm cá nhân về vấn đề đặt ra trong văn bản    
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0,5
5%
2
1,5
15%
1
1,0
10%
  4
3,0
30%
II. Làm văn
Câu 1. Nghị luận xã hội
-Khoảng 200 chữ
-Trình bày suy nghĩ về một vấn đề xã hội đặt ra từ văn bản trong phần đọc hiểu
    Viết đoạn văn    
Câu 2. Nghị luận văn học
Văn học so sánh
      Viết bài văn  
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
    1
2,0
20%
1
5,0
50%
2
7,0
70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tổng tỉ lệ
1
0,5
5%
2
1,5
15%
2
3,0
30%
1
5,0
50%
6
10
100%

 PHẦN II: ĐỀ THAM KHẢO

SỞ GD & ĐT HÀ NAM
TRƯỜNG THPT  C PHỦ LÝ
ĐỀ THAM KHẢO KỲ THI THPT QUỐC GIA
Năm học: 2018 – 2019
Môn: Ngữ văn 12
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

 ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
     Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.
      Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.
      Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
    Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.
(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015, tr.70 – 71)
Câu 1. Trongđoạn văn thứ nhất, người có tính khiêm tốn có biểu hiện như nào?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau:
“Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước nhỏ giữa đại dương bao la”.
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: Dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi? Vì sao?

  1. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”.
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về 2 đoạn trích:
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi 
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. 
Ngày xuân mơ nở trắng rừng 
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang 
Ve kêu rừng phách đổ vàng 
Nhớ cô em gái hái măng một mình 
Rừng thu trăng rọi hoà bình 
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”
Và
“Những đường Việt Bắc của ta 
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung 
Quân đi điệp điệp trùng trùng 
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan 
Dân công đỏ đuốc từng đoàn 
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay. 
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày 
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.”

(Trích Việt Bắc – Sách Ngữ văn 12, Tập 1, NXBGD 2007)
——– Hết ——-
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
họ và tên thí sinh: ……………………………….; Số báo danh……………………..
Họ tên giám thị: ………………………. …………..Chữ kí:……..………………………
Họ tên giám thị: ………………………. …………..Chữ kí:……..………………………
 

SỞ GD & ĐT HÀ NAM
TRƯỜNG THPT  C PHỦ LÝ
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THAM KHẢO KỲ THI THPT QUỐC GIA
Năm học: 2018 – 2019
Môn: Ngữ văn 12

 

  1. LƯU Ý CHUNG:
  2. Giám khảo cần nắm vững nội dung trình bày trong bài làm đề đánh giá một cách tổng quát năng lực của thí sinh. Chủ động, vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, cân nhắc từng trường hợp cụ thể cho điểm.
  3. Những bài viết có sáng tạo hoặc có những kiến giải riêng nhưng hợp lí, thuyết phục cần được tôn trọng và khuyến khích điểm tùy theo mức độ.
  4. Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn và được thống nhất trong hội đồng chấm thi. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn đến 0,5; 0,75 làm tròn đến 1,0).

HƯỚNG DẪN CỤ THỂ VÀ THANG ĐIỂM:
 

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Người có tính khiêm tốn có biểu hiện:
-Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa.
– Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa
 
0.25
 
 
 
0.25
2  – Biện pháp liệt kê: Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn: tự cho mình là kém, phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, học hỏi thêm
– Tác dụng của biện pháp liệt kê: diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những biểu hiện của lòng khiêm tốn.
0.25
 
 
0.25
3 Tài nghệ của mỗi người quan trọng nhưng hữu hạn, bé nhỏ như “những giọt nước” trong thế giới rộng lớn, mà kiến thức của loài người lại mênh mông như đại dương bao la. Vì thế cần khiêm tốn để học hỏi. 1.0
   
4 -Đồng tình với quan điểm trên
-Vì:
+ Tài năng là cái vốn có, nó chỉ thực sự phát huy khi ta có kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
+ Kiến thức là đại dương, không chỉ vậy mỗi ngày lượng kiến thức mới lại có thêm. Bởi vậy chúng ta cần liên tục trau dồi để làm phong phú tri thức của bản thân.
1.0
II   LÀM VĂN  
  1 Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”. 2.0
    a.  Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: có đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn 0.25
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : “Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”. 0.25
    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập  luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động về vấn đề nghị luận. Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, có thể đảm bảo các ý sau:
–  Giới thiệu vấn đề
–  Giải thích vấn đề
+ Khiêm tốn: là đức tính nhã nhặn, nhún nhường, không để cao cái mình có và luôn coi trọng người khác.
+ Thành công là là đạt được kết quả như mong muốn, thực hiện được mục tiêu đề ra.
⟹ Khiêm tốn và thành công có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chỉ khi bạn có lòng khiêm tốn mới đạt được thành công thực sự trên đường đời.
– Bàn luận vấn đề
+ Vì sao phải có khiêm tốn mới đạt được thành công thực sự.
/  Cá nhân dù có tài năng đến đâu cũng chỉ là giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Bởi vậy cần học nữa, học mãi để làm đầy, làm phong phú vốn tri thức, sự hiểu biết của bản thân.
/ Chúng ta đạt được thành công mà không khiêm tốn dẫn đến thói tự cao, tự đại, đề cao thái quá thành tích của bản thân, không chịu tiếp tục cố gắng, tất yếu sẽ dẫn đến thất bại.
/  Khi đạt được thành công bước đầu, nếu có lòng khiêm tốn, không ngừng học hỏi thêm chúng ta sẽ đạt được thành công lớn hơn, vinh quang hơn.
+ Ý nghĩa của lòng khiêm tốn:
/ Khiêm tốn là biểu hiện của con người biết nhìn xa, trông rộng.
/ Khiêm tốn giúp hiểu mình, hiểu người.
–  Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân.
+ Phê phán những kẻ thiếu khiêm tốn, luôn tự cao tự đại, cho mình tài giỏi hơn những người khác.
+ Học lối sống khiêm tốn giúp chúng ta ngày càng hoàn thiện mình và không ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được thành công trong cuộc sống.
+ Liên hệ bản thân.
Lưu ý: HS có thể trình bày đủ hoặc một vài khía cạnh nhưng phải đảm bảo mức độ sâu sắc về vấn đề được trình bày vẫn cho điểm tối đa.
1.0
    d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề cần nghị luận 0.25
    e. Chính tả, dùng từ, đặt câu theo quy tắc 0.25
  2 Cảm nhận 2 đoạn trích trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu:
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi 
………………….. 
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”
Và               
“Những đường Việt Bắc của ta 
…………………………..
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.”
5.0
    a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ mở bài, thân bài, kết bài. 0.25
    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25
    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Trên cơ sở hiểu biết về nhà thơ Tố Hữu, bài thơ “Việt Bắc”; học sinh biết phát hiện và phân tích chi tiết tiêu biểu trình bày theo nhiều cách khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề. Có thể tham khảo những ý sau:
– Giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu, bài thơ “Việt Bắc” và vấn đề cần nghị luận
– Cảm nhận về đoạn thơ thứ 1:  Bức tranh tứ bình
+ Về nội dung:
+ + Bức tranh mùa đông ( câu 1, 2)
/ Sử dụng bút pháp chấm phá: nổi bật trên nền xanh rộng lớn của núi rừng là màu đỏ của hoa chuối (màu đỏ hoa chuối gợi liên tưởng đến hình ảnh ngọn đuốc xua đi cái lạnh của của núi rừng mùa đông) và màu vàng của những đốm nắng.
/ Hình ảnh tia nắng ánh lên từ con dao gài thắt lưng gợi dáng vẻ khỏe khoắn, lớn lao của người lao động, với tâm thế làm chủ thiên nhiên, cuộc sống.
+ + Bức tranh mùa xuân (câu 3, 4)
/ Màu trắng tinh khôi của hoa mơ tràn ngập không gian núi rừng, thiên nhiên tràn đầy nhựa sống khi xuân về.
/ Người lao động hiện lên với vẻ đẹp tài hoa, khéo léo và cần mẫn “chuốt từng sợi giang”: hành động chăm chút, tỉ mỉ với từng thành quả lao động của mình.
+ + Bức tranh mùa hạ (câu 5,6)
/ Toàn bộ khung cảnh thiên nhiên như đột ngột chuyển sang sắc vàng qua động từ “đổ”
/ / Có thể liên tưởng màu vàng hòa quyện với tiếng ve kêu tưng bừng, đầy sức sống
/ / Cũng có thể chính tiếng ve đã đánh thức rừng phách nở hoa.
/ “Cô em gái” – cách gọi thể hiện sự trân trọng, yêu thương của tác giả với con người Việt Bắc, hình ảnh cô gái hái măng một mình thể hiện sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó của con người Việt Bắc.
+ +  Bức tranh mùa thu (câu 7,8)
/ Ánh trăng nhẹ nhàng chiếu sáng núi rừng Việt Bắc, đó là ánh sáng của “hòa bình”, niềm vui và tự do.
/ Con người say sưa cất tiếng hát, mộc mạc, chân thành, có tấm lòng thủy chung, nặng ân tình.
+ Về nghệ thuật:
+ + Tám câu thơ có kết cấu đặc biệt với 4 cặp lục bát, cứ một câu nói về thiên nhiên xen kẽ một câu nói về con người  tạo nên bộ tứ bình đặc sắc về cảnh sắc  mùa Việt Bắc.
+ +  Nghệ thuật điệp cấu trúc ngữ pháp, đổi trật tự cú pháp, điệp từ­ được nhà thơ sử dụng rất thành công.
+ + Nhịp thơ, âm điệu thơ hài hòa, mềm mại, uyển chuyển, làm say lòng người.
+ + Sự kết hợp điêu luyện, hài hòa giữa nghệ thuật thơ ca với các yếu tố hội họa, âm nhạc đã chứng tỏ Tố Hữu là một người nghệ sĩ tài hoa, yêu cảnh, yêu người, yêu quê hương đất nước sâu nặng.
– Cảm nhận về đoạn thơ thứ 2: Bức tranhViệt Bắc ra trận
+ Về nội dung:
+ + Hình ảnh những con đường ra trận (câu 1,2)
/ Tác giả tả con đường ra trận nhưng là để nói lên khí thế dũng mãnh của những người ra trận.
/ Tưởng như mặt đất cũng đang chuyển động dưới bàn chân những người chiến sĩ trong một cuộc ra quân vì đại từ khắp các ngả đường của căn cứ địa cách mạng.
+ + Hình ảnh đoàn quân (câu 3,4)
/ Hình ảnh đoàn quân ra trận dài vô tận tựa như núi rừng trùng điệp, đông đảo,  mạnh mẽ . Hình ảnh quân đi rất đẹp: đẹp trong đội ngũ điệp điệp trùng trùng như một sức mạnh vô tận, đẹp trong ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan gợi nhớ hình ảnh đầu súng trăng treo trong thơ Chính Hữu.
/ Ánh sao ở đây vừa như gần gũi thân quen với mũ nan của anh, lại như rực sáng lí tưởng trên đầu mũi súng của người lính. Một hình ảnh thơ vừa hiện thực, vừa lãng mạn, gợi nhiều liên tưởng đẹp về anh bộ đội cụ Hồ.
+ + Hình ảnh dân công (câu 5,6)
/ Hai câu thơ khắc họa hình ảnh dân công sẻ núi san đường, tải lương thực, quân nhu ra chiến trường. Đây là hình ảnh rất hoành tráng của cuộc chiến tranh nhân dân
/  Hình ảnh “đỏ đuốc từng đoàn” vừa gợi sự tấp nập đông vui vừa là biểu tượng cho ngọn lửa nhiệt huyết của lí tưởng sẵn sàng chiến đấu vì Tổ quốc, vừa là ngọn lửa ấm áp, nghĩa tình mà hậu phương dành cho tiền tuyến.
/ Cách đặc tả “Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay” lấy ý tứ câu ca dao “trông cho chân cứng đá mềm” đã phản ánh sức mạnh diệu kì của nhân dân ta. Đó là sức mạnh lấn át cả thiên nhiên đất trời. Chính sức mạnh ấy đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
+ +  Hướng vào tương lai thể hiện niềm tin chiến thắng (câu 7,8)
/  Những đoàn xe ra trận mà đèn pha bật sáng quét sạch màn sương đêm dày thăm thẳm của núi rừng Việt Bắc.
/  Đằng sau cái nghĩa thực, câu thơ còn mang nghĩa bóng – nghĩa tượng trưng, trong một hình ảnh lạc quan phơi phới:
+ Về nghệ thuật:
+ + Cách chọn lọc những từ ngữ , hình ảnh gợi tả, gợi cảm:  rầm rập, điệp điệp trùng trùng, ánh sao đầu súng, bước chân nát đá…
+ +  Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: phép điệp, so sánh, cường điệu, liệt kê…
+ +  Gịong thơ sôi nổi, hào hùng thể hiện khí thế ra trận của dân tộc trong kháng chiến chống Pháp.
+ +  Đoạn thơ thể hiện sâu sắc khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn .
–  So sánh
+ Giống nhau:
+ + Hai đoạn thơ đều khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên và con người Tây Bắc.
+ + Lòng yêu đất nước, quê hương của tác giả.
+ Khác nhau:
+ + Bức tranh tứ bình khắc họa vẻ đẹp trong hòa bình, chủ yếu khắc họa bằng bút pháp lãng mạn.
+ + Bức tranh Việt Bắc ra trận là vẻ đẹp trong thời chiến, khắc họa bằng khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Lưu ý: HS có thể trình bày đủ hoặc một vài khía cạnh nhưng phải đảm bảo mức độ sâu sắc về vấn đề được trình bày vẫn cho điểm tối đa.
3.75
 
 
    d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề cần nghị luận 0.5
    e. Chính tả, dùng từ, đặt câu đảm bảo theo quy tắc 0.25

—— Hết ——-
 
 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *