Đề thi thử THPT QG :Vẻ đẹp của dòng sông Hương qua hai đoạn văn

                ĐỀ THI MINH HỌA THPT QUỐC GIA 2019
          Bài thi: NGỮ VĂN
                                                                  Thời gian: 120 phút không kể thời gian giao đề
ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Thái độ sống tích cực chính là chìa khóa của hạnh phúc mà qua đó bạn nhìn cuộc đời tốt hay xấu, đưa đến cho bạn những cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề khác nhau. Nếu người có thái độ tích cực nhìn cuộc sống bằng lăng kính lạc quan, màu sắc rực rỡ, thì người tiêu cực lại chỉ thấy một màu xám xịt, ảm đạm mà thôi.
Thái độ sống tích cực còn giúp ta nhìn được những cơ hội trong khó khăn cũng như không cảm thấy khó chịu, than trách cuộc sống. Ngoài ra, thái độ sống tích cực còn có thể giúp cho chúng ta cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống và biết quan tâm những người xung quanh hơn.
Người có thái độ sống không tốt thường nhìn nhận tiêu cực về các vấn đề, họ cho rằng không thể giải quyết được và tự tăng mức độ trầm trọng lên. Những người này luôn chú ý đến những nhược điểm của bản thân, có thái độ nuối tiếc, suy nghĩ về những điều mất mát và lo sợ điều tồi tệ sẽ xảy đến.
Trong cuộc sống, vốn dĩ hai mẫu người này đã có sự khác nhau về cách cư xử, suy nghĩ, cách giao tiếp… Nhưng đến khi họ cùng gặp một vấn đề, sự khác biệt này mới thể hiện rõ và từ đó, cuộc sống của họ cũng được tạo nên từ những yếu tố này.
(Mac Anderson, Điều kì diệu của thái độ sống, NXB Tổng Hợp TpHCM, năm 2016, tr.17)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Sự khác nhau về cách nhìn cuộc sống giữa người tích cực và người tiêu cực là gì?
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về câu: Thái độ sống tích cực chính là chìa khóa của hạnh phúc?
Câu 3. Thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/chị nhận được từ đoạn trích trên.
 
LÀM VĂN (7.0 điểm)
1. Câu 1 (0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về giá trị của việc sở hữu một thái độ sống tích cực.
Câu 2 (5 điểm)
Trong bút kí “Ai đã  đặt tên cho dòng sông?”, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả sông Hương ở thượng nguồn:
nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác,cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại.
Và sông Hương ở đồng bằng:
“…dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố,“sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả”.
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2016, tr.198)
Phân tích hình ảnh sông Hương được miêu tả qua hai đoạn văn trên, từ đó chỉ ra những vẻ đẹp khác nhau của nó ở thượng nguồn và ở đồng bằng.
———————HẾT———————-
           
HƯỚNG DẪN CHẤM: MÔN NGỮ VĂN 12
 

PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM  
I   ĐỌC – HIỂU 3,0  
 
 
 
 
1
 
Người có thái độ tích cực nhìn cuộc sống bằng lăng kính lạc quan, màu sắc rực rỡ, còn người tiêu cực lại chỉ thấy một màu xám xịt, ảm đạm.
 
 
1,0
 
2
 
Thái độ sống tích cực chính là chìa khóa của hạnh phúc:
– Thái độ sống tích cực sẽ làm cho con người luôn thấy lạc quan, dễ chịu, yêu đời… đó là cảm xúc của hạnh phúc.
– Thái độ tích cực sẽ dẫn đến hành động tích cực, như thế con người dễ đạt được thành công.
 
 
0,5
 
 
 
0,5
 
3
Học sinh có thể rút ra một trong những thông điệp:
– Giá trị của thái độ sống tích cực
– Hai thái độ sống khác nhau (tích cực và tiêu cực) sẽ mang lại những giá trị khác nhau trong cuộc sống.
– …
Lưu ý: HS có thể rút ra những thông điệp không giống với đáp án, nhưng là những thông điệp có ý nghĩa sẽ được cho điểm.
 
 
 
 
 
1,0
 
II
   
LÀM VĂN
 
7,0
 
 
 
 
1
 
 
1. Yêu cầu về hình thức:
– Đoạn văn 200 chữ, bố cục ba phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
– Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu…
2. Yêu cầu về nội dung: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
 
 
 
 
0,5
  3. Triển khai vấn đề nghị luận
Giải thích: Thái độ sống tích cực là thái độ chủ động trước cuộc sống, được biểu hiện thông qua cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động.
– Bàn luận, chứng minh:
+ Thái độ sống tích cực làm cho con người luôn chủ động trước mọi hoàn cảnh.
+ Người có thái độ sống tích cực luôn phấn đấu để đạt được ước mơ cho dù phải đối diện với nhiều thử thách, khó khăn.
+ Thái độ sống tích cực giúp con người có khát vọng vươn lên khẳng định bản thân và hoàn thiện mình.
+ Một thái độ sống tích cực là yếu tố quan trọng giúp con  người đạt đến thành công.
– Bài học nhận thức và hành động
+ Có ý thức sâu sắc về giá trị của thái độ sống tích cực, bồi dưỡng lòng tự tin, sự chủ động trong học tập cũng như trong cuộc sống.
+ Phê phán những người có thái độ sống tiêu cực, dễ dàng từ bỏ mục đích khi vấp phải những trở ngại, khó khăn.
Lưu ý: HS có thể có những cách lập luận khác nhau, nhưng nếu đó là những lập luận vững chắc, logic thì đều được chấp nhận.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,5
 
 
 
 
 
 
 
 
0,5
 
 
 
 
 
0,5
 
 
 
 
 
2. Về kiến thức
Vận dụng kiến thức trong đoạn trích “Ai đã  đặt tên cho dòng sông?”,  của Hoàng Phủ Ngọc Tường để làm một bài văn nghị luận văn học.
    3. Yêu cầu cụ thể
a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận
b. Phân tích
– Sông Hương ở thượng nguồn:
+ Sông Hương được so sánh như “một bản trường ca của rừng già: Sông Hương rầm rộ, cuộn xoáy, mãnh liệt chảy qua những ghềnh thác.
+ Sông Hương mang tính cách mạnh mẽ như một cô gái Digan vừa nóng bỏng, tình tứ vừa tự do, phóng khoáng.
+ Có lúc Sông Hương lại rất dịu dàng, nữ tính trôi đi giữa những dặm dài rừng đỗ quyên chói lọi màu hoa đỏ.
Bằng việc Bằng những động từ mạnh, giọng điệu chắc khỏe, tiết tấu nhanh gấp cùng với sự liên tưởng độc đáo, thú vị … sử dụng nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hóa kết hợp với sức liên tưởng dồi dào, nhà văn đã làm nổi bật vẻ độc đáo của sông Hương vùng thượng nguồn: vừa hùng vĩ, tráng lệ vừa trữ tình, say đắm.
– Sông Hương ở đồng bằng:
+ Với điểm nhìn từ xa, Hương giang hiện lên thật mềm mại, gợi cảm như một tấm lụa mềm và óng ả vắt ngang qua đồng bằng.
+ Sông Hương tràn ngập hơi thở của cuộc sống với những chiếc thuyền xuôi ngược trên sông.
+ Dưới cái nhìn của một họa sĩ tranh màu, Sông Hương trở nên lung linh, kì ảo khi sắc nước liên tục chuyển màu qua thời gian trong ngày: “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”.
Với nghệ thuật so sánh, liệt kê kết hợp với ngôn ngữ mượt mà, giàu giá trị tạo hình, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vẽ nên cảnh sắc sông Hương ở đồng bằng thật nên thơ và diễm lệ.
c. Vẻ đẹp khác nhau của sông Hương ở thượng nguồn và ở đồng bằng.
– Sông Hương ở thượng nguồn mang vẻ đẹp vừa hoang sơ, hùng vĩ vừa dịu dàng, say đắm.
– Ở đồng bằng Sông Hương mang vẻ đẹp đầy mềm mại, gợi cảm và nhiều màu sắc.
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm một cuộc hành trình ngược sông Hương để khám phá tất cả những vẻ đẹp của nó. Đó chính là quá trình lao động nghệ thuật công phu và khó nhọc, để có thể mang đến cho người đọc thưởng lãm tất cả những vẻ đẹp khác nhau của dòng Hương giang.
Lưu ý: Hướng dẫn chấm và thang điểm chỉ có giá trị tham khảo, thầy cô giáo cần linh hoạt khi chấm bài cho HS.
 
 
0,5
 
 
 
 
 
 
 
2,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1,5
 
 
 
 
 
 
 
 

 

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *