Đề thi thử THPT QG môn văn 2018 chuẩn cấu trúc

KÌ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ÔN THI THPT
QUỐC GIA NĂM 2018 LẦN THỨ NHẤT
Bài thi: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120  phút, không kể thời gian giao đề
 
Phần đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Thật ra, cuộc đời ai cũng có những lúc không biết nên làm thế nào mới phải. Khi ấy, ba tôi dạy rằng, ta chỉ cần nhớ nguyên tắc sống cơ bản cực kì ngắn gọn: trước hết hãy tôn trọng người khác rồi sau đó, nghe theo chính mình. Hãy tôn trọng. Bởi cuộc đời là muôn mặt và mỗi người có một cách sống riêng biệt. Chẳng có cách sống này là cơ sở để đánh giá cách sống kia. John Mason có viết một cuốn sách tựa đề “Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao”. Tôi không biết nó đã được dịch ra tiếng Việt chưa, nhưng đó là một cuốn sách rất thú vị. Nó khiến tôi nhận ra rằng mỗi con người đều là một nguyên bản, duy nhất, độc đáo và đáng tôn trọng.
(…) Chúng ta không sinh ra với ngoại hình, tính cách, tài năng hay sự giàu có mà mình muốn chọn lựa. Nhưng chúng ta đều có một cơ hội duy nhất để được là chính mình. Chúng ta có một cơ hội duy nhất để sống như mình muốn, làm điều mình tin, sáng tạo điều mình mơ ước, theo đuổi điều mình khát khao, yêu thương người mình yêu. Bạn biết mà cơ hội đó chính là cuộc đời này – một chớp mắt so với những vì sao. Bởi thế, đừng để mình cứ mãi xoay theo những tiếng ồn ào khác, hãy lằng nghe lời thì thầm của trái tim.
                                                           ( Lắng nghe lời thì thầm con tim – Phạm Lữ Ân)
Câu 1: Xác định thao tác nghị luận chính của văn bản trên (0,5 điểm)
Câu 2: Theo tác giả “sống như mình muốn” là như thế nào?(0,5 điểm)
Câu 3: Tại sao tác giả nói: “chúng ta đều có một cơ hội duy nhất để được là chính mình” (1,0 điểm)
Câu 4: Điều anh/chị tâm đắc nhất trong văn bản trên là gì? (1,0 điểm)
Phần làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về câu nói được đề cập  trong phần đọc hiểu: “Bạn sinh ra là một nguyên bản đừng chết như một bản sao.”
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
                            (Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử)
 
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Tây Tiến – Quang Dũng)
KÌ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ÔN THI THPT
QUỐC GIA NĂM 2018 LẦN THỨ NHẤT
Bài thi: Ngữ Văn
                                                                                    ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Yêu cầu chung

  1. Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo nội dung chính; chấp nhận bài viết có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng, lí lẽ thuyết phục; khuyết khích những bài viết sáng tạo, có cách diễn giải riêng nhưng phải hợp lí, không trái với pháp luật, đạo đức và thuần phong mĩ tục.
  2. Chỉ có điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đã nêu ở mỗi câu đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc; không cho điểm cao với những bài viết chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
  3. Căn cứ vào hướng dẫn chấm, giám khảo có thể chia điểm lẻ trong mỗi câu chi tiết đến 0,25 điểm. Bài thi không làm tròn điểm.
  4. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

Yêu cầu cụ thể
 

Phần Câu Nội dung Điểm
Đọc hiểu 1 Thao thác lập luận bình luận/ thao tác bình luận/ bình luận 0,5
2 “Sống như mình muốn”:  làm điều mình tin, sáng tạo điều mình mơ ước, theo đuổi điều mình khát khao, yêu thương người mình yêu 0,5
3 – Cuộc đời con người rất ngắn ngủi nên mình không có cơ hội để sống lại cuộc đời mình lần thứ 2.
– Vì vậy hãy sống thật với chính mình, sống với những đam mê, khát vọng của mình, làm điều mình tin, sáng tạo điều mình mơ ước, theo đuổi điều mình khát khao để khi từ giã cuộc đời này, mình không có điều gì phải hối tiếc.
0,5
 
0,5
4 – Thí sinh chọn điều mình tâm đắc nhất và lí giải rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa với mình nhất.
– Có thể chọn: được sống là chính mình; sống như nguyên bản của mình; theo đuổi khát khao, mơ ước…
Lưu ý: cần lí giải hợp lí và thuyết phục, không vi phạm đạo đức, thẩm mĩ, pháp luật…
 
1,0
Làm văn NLXH “Bạn sinh ra là một nguyên bản đừng chết như một bản sao.” 2,0
  Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải đúng hình thức đoạn văn, có đầy đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; văn viết có cảm xúc; điễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
 
 
  Yêu cầu về nội dung
HS có thể trình bày theo nhiêu cách nhưng cần đảm bảo những nội dung chính sau:
 
 
 
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sinh ra là một nguyên bản thì đừng chết như một bản sao 0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận cứ; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.  
  * Giải thích
Mỗi người sinh ra là một nguyên bản: Mỗi người sinh ra là một cá thể riêng biệt, duy nhất, độc đáo; Đừng chết như một bản sao: đừng lặp lại, bắt chước, nói theo, nghĩ theo để trở thành bản sao của người khác
=> Ý nghĩa câu nói: cần giữ được bản sắc riêng của mình trong suốt hành trình cuộc sống.
0,25
* Bàn luận, chứng minh
– Trời sinh ra con người không ai giống ai. Vì vậy chúng ta phải giữ gìn những nét riêng của mình. “Sinh ra là duy nhất, đừng sống là bản sao”. Nếu mọi người đều nói đều nghĩ giống nhau thì cuộc sống sẽ mất đi sự phong phú, đa dạng và trở nên buồn tẻ, đơn điệu.
– Phê phán những người chạy theo thời đại mà đánh mất bản sắc của mình và những người chưa biết cách thể hiện cái riêng của mình.
– Tuy nhiên giữ gìn nét riêng không có nghĩa là cố gắng tỏ ra nổi bật hơn thiên hạ bằng những hành động lố lăng, quá khích, cũng không thể vì cái riêng của mình mà ảnh hưởng đến cái chung của mọi người.
 
0,25
 
 
 
0,25
 
0,25
* Bài học nhận thức và hành động:
– Mỗi người cần xác định lối sống đúng đắn để vừa dung hòa với cộng đồng vừa giữ được cá tính của mình.
– Chân thành với bản thân và mọi người xung quanh – đó chính là cách vừa giữ gìn cái riêng vừa tạo nên những mối quan hệ.
 
0,25
 
0,25
NLVH Cảm nhận về 2 đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) và Tây Tiến (Quang Dũng) 5,0
  Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; điễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
 
  Yêu cầu về nội dung:
HS có thể trình bày theo nhiều cách song cần đảm bảo những nội dung sau:
 
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề. 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trong hai bài thơ. 0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.  
MB Giới thiệu 2 tác giả, 2 tác phẩm, 2 đoạn thơ 0,25
TB * Cảm nhận 2 đoạn thơ  
Với đoạn thơ Đây thôn Vĩ Dạ
– Cảnh sông nước thôn Vĩ đẹp nhưng bị bao trùm bởi một nỗi u buồn, chia li đôi ngả “gió – theo lối gió”, “mây – đường mây”;
Thời gian chuyển dần sang đêm, cảnh vật trở lên hư ảo, lung linh, mơ màng.
– Ẩn sau cảnh là một hình ảnh một con người mang nặng nỗi buồn xa cách, một mối tình vô vọng, đơn phương.Câu hỏi từ thể hiện nỗi khát khao đến cháy bỏng được gặp người mình yêu đồng thời cũng hé mở một dự cảm về thời gian ít ỏi của cuộc đời mình.
– NT: Hình ảnh nhân hóa, tương phản đối lập; cách tả cảnh điêu luyện…bức tranh thiên nhiên sông nước đẹp mà buồn, ẩn trong đó là nỗi cô đơn, u buồn của mối tình đơn phương, vô vọng.
1,0
Với đoạn thơ Tây Tiến
– Bức tranh sông nước miền Tây hoang sơ, bình dị nhưng rất thơ mộng, mờ ảo, có hồn như trong cổ tích.
– Hình ảnh con người miền Tây khỏe khoắn mềm mại, thanh thoát, duyên dáng trên con thuyền độc mộc làm cho bức tranh thiên nhiên mềm mại hơn
– NT: Bút pháp lãng mạn hào hoa, phép nhân hoá thần tình, cách dùng điệp từ khéo léo, câu hỏi tu từ …khắc họa nỗi nhớ chưa bao giờ nguôi ngoai trong sâu thẳm tâm trí nhà thơ về đồng đội và thiên nhiên miền Tây Tổ quốc.
1,0
* Điểm tương đồng và khác biệt
– Tương đồng:
+ Cả hai đoạn thơi đều là sự cảm nhận của cái tôi trữ tình về khung cảnh sông nước quê hương.
+ Sử dụng thể thơ bảy chữ hiện đại, biện pháp nhân hóa, câu hỏi tu từ … hai đoạn thơ đã cho thấy nét bút tài hoa của hai thi sĩ.
– Khác biệt:
+ Đoạn thơ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là tâm trạng chia ly, mong nhớ khắc khoải. Qua đó, ta thấy được tình cảm sâu nặng của Hàn Mặc Tử với đất và người xứ Huế và một tâm hồn yêu đời, yêu người dù đang cận kề cái chết của thi nhân.
+ Đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến mang nỗi nhớ da diết về thiên nhiên miền Tây, về kỷ niệm kháng chiến. Qua đó ta thấy được tâm hồn hào hoa, lãng mạn của những chàng trai Tây Tiến.
 
0,25
 
 
 
 
 
 
0,5
  * Lí giải sự khác biệt
Cả Hàn Mặc Tử và Quang Dũng đều là những hồn thơ lãng mạn, tài hoa song hai nhà thơ sống ở hai thời đại xã hội, hai hoàn cảnh khác nhau nên cảm xúc của hai bài thơ cũng khác nhau.
0,25
KB
 
Đánh giá chung
– Hai đoạn thơ thể hiện cho vẻ đẹp tâm hồn của hai nhà thơ ở hai thời cuộc, hai cảnh ngộ khác nhau
– Hai đoạn thơ kết tinh tài năng nghệ thuật của Hàn Mặc Tử và Quang Dũng
0,25
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO…
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
MA TRẬN ĐỀ
KÌ THI  THPT QUỐC GIA NĂM 2016
MÔN: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)

 
 

Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Chủ đề Mức độ thấp Mức độ cao  
I. Đọc hiểu Nhận biết được thao tác lập luận – Hiểu đúng nội dung của câu nói trong văn bản
– Bằng hiểu biết của mình lí giải được ý nghĩa của câu nói trong văn bản
Nắm bắt được thông điệp từ văn bản , biết cách lí giải hợp lí.    
Điểm 0,5 điểm=5%
 
 
1,5 điểm=15 %
 
1,0 điểm=10%
 
  3,0điểm=30%
 
II. Làm văn
1.Nghị luận xã hội
    Hiểu được vấn đề và viết được đoạn văn nghị luận theo kết cấu ba phần.    
Điểm     2,0 điểm=20 %   2,0điểm=20%
2. Nghị luận văn học       Viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh, biết so sánh, mở rộng nâng cao vấn đề nghị luận theo yêu cầu.  
Điểm       5,0 điểm=50 %
 
5,0 điểm=50%
Cộng 0,5 điểm=5 % 1,5 điểm=15 %
 
 
3,0 điểm=30 %
 
5,0 điểm=50%
 
10điểm=100%
 

 

, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *