Đề thi khảo sát THPT Quốc Gia năm 2018-2019 – THPT Như Thanh Thanh Hóa

SỞ GD – ĐT THANH HÓA                                     ĐỀ THI KHẢO SÁT THPT QG
  Trường THPT Như Thanh                                NĂM HỌC 2018-  2019
(Đề thi gồm 2 trang)                                   Môn: Ngữ văn – Lớp 12
Thời gian: 120 phút
                              (Không kể thời gian giao đề)
                                                 

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

          Đọc đoạn trích dưới đây:
          Chưa bao giờ thói a dua của chúng ta lại rộ lên và trầm trọng như thời đại facebook và nhiễu loạn truyền thông này.
          A dua là thói hùa theo kẻ mạnh (tất nhiên, chỉ nhắm mắt chạy theo thì mới là hùa theo, và hùa theo cái tiêu cực thì mới gọi là a dua). Cụ thể là hùa theo suy nghĩ, phát ngôn, hành động của đám đông và những cá nhân có ảnh hưởng. Thói tật này có thể làm con người đánh mất mình nhanh chóng và ngọt ngào nhất. Nghĩa là con người tức khắc đánh rơi mất cái đầu của mình cùng lòng tự trọng, ý thức tự tôn. Và, mất mà cứ đinh ninh là mình đang được.
          A dua, xét đến cùng là căn bệnh của kẻ yếu. Yếu về phẩm chất và năng lực. Vì thế mà thiếu tự tin, thiếu bản lĩnh. Cho nên nó lệ thuộc vào kẻ mạnh, bị kẻ mạnh thao túng mà không tự biết, vì bao giờ cũng xem kẻ mạnh là chân lí, là lẽ phải. Dần dần nó mất khả năng và nhu cầu suy xét, nhất nhất hùa theo kẻ mạnh, bất luận đúng- sai, hay- dở.
                              (Chu Văn Sơn- Thói a dua, nguồn facebook, ngày 12.12.2018)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Nêu khái niệm về thói a dua mà tác giả trình bày trong đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra tác hại của thói a dua được nêu trong đoạn trích.
Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng thói a dua khiến cho con người “mất mà cứ đinh ninh là mình đang được”?
Câu 4. Anh /chị có cho rằng: “A dua, xét đến cùng là căn bệnh của kẻ yếu” hay không? Vì sao?
 PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ ý nghĩa của đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần phải làm để tránh được thói a dua.
 
Câu 2 (5,0 điểm)   Phân tích hai đoạn thơ sau:
“Dữ dội và dịu êm
                                                  Ồn ào và lặng lẽ
                                                  Sông không hiểu nổi mình
                                                  Sóng tìm ra tận bể
 
                                                  Ôi con sóng ngày xưa
                                                  Và ngày sau cũng thế
                                                  Nỗi khát vọng tình yêu
                                                  Bồi hồi trong ngực trẻ”
 
                                                  “Con sóng dưới lòng sâu
                                                  Con sóng trên mặt nước
                                                  Ôi con sóng nhớ bờ
                                                  Ngày đêm không ngủ được
                                                  Lòng em nhớ đến anh
                                                  Cả trong mơ còn thức”
                                                            (Sóng – Xuân Quỳnh,trang 155 sgk 12)
Từ đó thấy được quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh vừa có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời, nhưng vẫn có tính chất hiện đại của tình yêu hôm nay.                                   
………………………Hết………………………….
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1 LỚP 12
                       MÔN: NGỮ VĂN

Câu                           NỘI DUNG ĐIỂM
PHẦN 1                           Đọc hiểu 3.0
Câu 1 –        A dua là thói hùa theo kẻ mạnh. Cụ thể là hùa theo suy nghĩ, phát ngôn hành động của đám đông, và những cá nhân có ảnh hưởng.
 
0,5
Câu 2 –        Tác hại của thói a dua: làm cho con người đánh mất mình một cách nhanh chóng và ngọt ngào nhất.  
0.5
Câu 3 – Thói a dua khiến cho con người “Mất mà cứ đinh ninh là mình đang được” vì: người theo thói a dua thường không ý được hành động của của mình, không có chính kiến riêng mà chỉ “bám” theo suy nghĩ và hành động của người khác -> chiến thắng ảo 1.0
Câu 4 –        HS nêu quan điểm: đồng tình;không đồng tình…
–        Kiến giải hợp lí, thuyết phục về quan điểm của mình
 
1.0
Phần 2                      Làm Văn 7.0
Câu 1 Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ về vấn đề: Điều bản thân cần làm để tránh thói a dua 2.0
  a.     Đảm bảo cấu trúc đoạn văn 0,25
  b.    Xác định đúng vấn đề nghị luận: Điều bản thân cần làm để tránh được thói a dua. 0,25
  c.     Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn:
*Giải thích khái niệm: thói a dua; tác hại của căn bệnh này…
* Bằng cách nào để tạo tránh được thói a dua:
– Bằng nỗ lực cá nhân thể hiện ở việc học tập, rèn luyện
– Bằng cách suy nghĩ thấu đáo, đa diện trước một vấn đề của cuộc sống.
– Tạo ra những sản phẩm vật chất mang dấu ấn cá tính
– Bằng bản lĩnh, sự tự tin, dám chấp nhận đánh giá của người khác, đi ngược lại với quan điểm số đông,
– Dám đấu tranh để bảo vệ công lí.
* Phản biện: Không nên hiểu theo quan điểm và hành động theo số đông là a dua, mà chỉ hùa theo cái tiêu cực thì mới là a dua; Trong qua trình đánh giá xem xét sự việc cần lắng nghe, tham khảo tư duy số đông.
* Liên hệ: trong xã hội hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ giới trẻ luôn chạy theo tư duy đám đông, a dua, dễ dại đánh mất mình….
(Đánh giá cao những bài viết có phản biện và liên hệ thực tế)
 
 1.0
0.25
 
 
 
0.75
  d.    Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận 0,25
  e.     Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt 0,25
Câu 2 Phân tích 2 đoạn thơ trong bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh), để thấy được quan niệm của Xuân Quỳnh về tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại của tình yêu hôm nay. 5.0
  a.     Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0.5
  b.    Xác định đúng vấn đề nghị luận: phân tích hai đoạn thơ để thấy được quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh. 0.5
  c.     Triển khai các luận điểm nghị luận
*Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
* Phân tích 2 đoạn thơ:
+ Đoạn thơ 1:
–        Xuân Quỳnh đã miêu tả những trạng thái trái ngược của sóng: dữ dội- dịu êm; ồn ào- lặng lẽ; Sóng hiện lên trong hành động mạnh mẽ vượt thoát khỏi những không gian chật hẹp, thiếu sự đồng cảm để đến với biển rộng bao la.
–        Sóng bất diệt và vĩnh hằng (đặt trong chiều thời gian QK- HT- TL). Để thấy khát vọng tình yêu luôn là khát vọng cháy bỏng đối với con người – đặc biệt là đối với tuổi trẻ.
ð Mượn sóng nhà thơ đã nhận thức về những biến động trong lòng mình. Tính khí người phụ nữ trong tình yêu: lức giận dữ, hờn ghen, lúc dịu hiền sâu lắng
ð Cũng như sóng tâm hồn người phụ nữ khi yêu không chấp nhận sự tầm thường nhỏ hẹp, luôn hướng tới cái lớn lao cao cả, tới một tình yêu đích thực.
+ Đoạn thơ 2:
–        Tác giả đã mượn sóng để bộc lộ và diễn tả nỗi nhớ: Nếu Sóng là nhịp đập của biển, là trái tim, sự sống của biển thì nhớ là sự sống của tình yêu.
–        Sóng chỉ nhớ bờ trong cõi này “ngày đêm không ngủ được”, còn người phụ nữ khi yêu nỗi nhớ xuyên qua cả cõi thực và cõi mơ, và nếu còn một cõi khác người phu nữ áy cũng dành trọn cho tình yêu
ð Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ cảm động và đầy chất nghệ thuật, được Chu Văn Sơn đánh giá: “đoạn thơ xuất thần của ngòi bút Xuân Quỳnh”
·       Đánh giá:
Từ cảm nhận về hai đoạn thơ ta nhận ra quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh:
+ Một mặt tình yêu của người phụ nữ trong bài thơ vẫn nguyên ven những biểu hiện muôn đời: những cung bậc cảm xúc đối lập và thống nhất trong trái tim yêu; Những cung bậc tình cảm khác nhau; khát vọng…Quan niệm tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh vẫn có gốc rễ trong tâm thức dân tộc.
+ Mặt khác, nhà thơ cũng thể hiện tính chất hiện đại trong quan niệm về tình yêu đó là sự chủ động táo bạo, mạnh dạn bày tỏ những khát khao mãnh liệt, rạo rực trong lòng mình. Không còn sự cam chịu nhẫn nhục như những người phụ nữ truyền thống.
+ Quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh thể hiện qua hình thức nghệ thuật giản dị, có sức hút từ trong cảm xúc; Kết cấu song hành và trùng phức giữa hai hình tượng sóng và em…
 
3.0
0.5
 
 
 
 
 
0.75
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0.75
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1.0
  d.    Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ mới mẻ về nội dung đoạn thơ. 0,5
  e.     Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt  
0,5

 
 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *