Đề thi khảo sát chất lượng đội tuyển HSG lớp 11 – THPT Yên Định 2 Thanh Hóa

SỞ GD&ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 2

Đề chính thức
Gồm có 2  trang

 
 

KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN
HỌC SINH GIỎI LỚP 11 LIÊN TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút
Ngày thi:
……………………….

Họ tên thí sinh: ………………                       Số báo danh: ……………..
ĐỀ BÀI

  1. ĐỌC HIỂU ( 6. điểm)

Đọc đoạn trích sau:
          Một cậu phụ hồ nghèo rớt nuôi giấc mơ vào Nhạc viện! Nhiều người khuyên cậu nên theo một ước mơ khác, thực tế hơn. Nhưng cậu tin vào bản thân, và không có mục tiêu nào có thể làm cậu xao lãng. Tôi nghe tim mình nhói lên, vì một điều đã cũ, “người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”.
          … Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. 
          Nếu vậy, sao ta không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
          Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Dan Zadra viết rằng: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…
(Theo, Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Theo tác giả, thế nào là người nghèo nhất ?
Câu 2. Nêu nội dung đoạn trích ?
Câu 3.Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy.?
Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh chị? Vì sao

  1. LÀM VĂN : (14,0 điểm)

Câu 1: (4,0 điểm)
Em hãy viết một bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ về ý chí, nghị lực sống của con người.
Câu 2. (10 điểm)
“Nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học không bao giờ là sự lí giải dửng dưng, lạnh lùng mà gắn liền với cảm xúc mãnh liệt”.
Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu và liên hệ với bài “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
 
…Hết…
 
 

SỞ GD&ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 2

Đáp án
Gồm có 06  trang

 
 

KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 LIÊN TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút
Ngày thi:
……………………….

 
 
 
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Phần Câu Nội dung Điểm
I. Đọc hiểu (6.0 điểm) 1 – Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
– Theo tác giả bài viết, người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ.
1.00
2 – Nội dung đoạn trích:
+ Niềm khâm phục của tác giả về niềm tin vào bản thân và ý chí, lòng quyết tâm thực hiện ước mơ của cậu bé phụ hồ nghèo.
+ Lời khuyên của tác giả đối với mọi người, đặc biệt là người trẻ tuổi: cần phải có ước mơ và luôn theo đuổi ước mơ để không bao giờ phải hối tiếc.
+ Từ đó tác giả giục giã: Hãy tìm ra và đánh thức ước mơ cháy bỏng nhất trong nơi sâu thẳm của trái tim mình để cuộc sống thực sự có ý nghĩa với chính mình
1.5
3 – Vì để vẽ lên bức tranh: người họa sĩ phải là người chủ động, sáng tạo suy ngẫm từ điều muốn vẽ, màu sắc, chất liệu… Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh. Nếu… giống như người họa sĩ, chúng ta là người hoàn toàn chủ động tạo dựng, vẽ lên cuộc sống của chính mình. Chính chúng ta chủ động sống cuộc đời mà mình muốn.
+ Vì Nếu chúng ta không chủ động: nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
+ Vì cuộc đời chúng ta chính là một bức tranh đa sắc màu mà ta vẽ lên trong suốt cả một hành trình, vì vậy để bức tranh ấy trở lên đẹp đẽ, để cuộc sống của ta của ta thực sự có ý nghĩa, một trong những điều ta cần làm ngay là biết đánh thức những ước mơ trong trái tim.
1,5
 
 
4 – Thông điệp có ý nghĩa nhất:
+ Thí sinh trình bày rõ suy nghĩ của cá nhân về thông điệp từ đoạn văn (Có thể là thông điệp về niềm tin vào bản thân khi thực hiện ước mơ, Thông điệp về việc luôn biết nuôi dưỡng và không ngừng theo đuổi ước mơ dù có người cho rằng nó không thực tế…)
+ Thí sinh nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa nhất với bản thân một cách thuyết phục.
2.00
II.Làm văn (14.0 điểm) 1 1. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận xã hội: có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm làm rõ vấn đề nghị luận; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận.
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Bài văn cần hướng đến các nội dung sau:
a. Giải thích
– Nghị lực sống: Cố gắng quyết tâm vượt qua thử thách dù khó khăn, gian khổ đến đâu.
– Người có ý chí, nghị lực sống: Luôn kiên trì, nhẫn nại vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc đời.
b. Bình luận, Phân tích, chứng minh
– Nguồn gốc
+ Nghị lực của con người không phải trời sinh ra mà có, nó xuất phát và được rèn luyện từ gian khổ của cuộc sống. …
– Biểu hiện của ý chí nghị lực
+ Người có nghị lực luôn có thể chuyển rủi thành may, chuyển họa thành phúc. Không khuất phục số phận và đổ lỗi thất bại do số phận. Ví dụ: Milton, Beethoven…
– Vai trò của ý chí nghị lực
Nghị lực giúp con người đối chọi với khó khăn, vượt qua thử thách của cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Ví dụ: Bill Gate, …
– Trái ngược với những người có ý chí rèn luyện là những người không có ý chí. Giới trẻ bây giờ vẫn rất còn nhiều người chưa làm nhưng thấy khó khăn đã nản chí, thấy thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời.
⇒ Lối sống cần lên án gay gắt.
c. Bài học nhận thức và hành động
(Thí sinh rút ra các bài học phù hợp với thực tiễn bản thân)
– Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách thì nghị lực sống là rất quan trọng.
– Rèn luyện bản thân thành người có ý chí và nghị lực để vượt qua mọi chông gai và thử thách trên chặng đường dài.
– Lên án, phê phán những người sống mà không có ý chí nghị lực, không có niềm tin về cuộc sống.
– Học tập những tấm gương sáng để đi tới thành công.
4. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận
5. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt
0.25
 
 
 
 
0.25
3.00
 
 
 
 
0,5
 
 
 
 
1,5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,25
 
0,25
2 1. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận văn học: có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm làm rõ vấn đề nghị luận; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận.
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:
a. Giải thích và bình luận nhận định
– Tác phẩm văn học là những sáng tác nghệ thuật dùng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng, phản ánh đời sống và thể hiện tư tưởng tình cảm, thái độ của tác giả trước hiện thực.
– Một tác phẩm văn học không chỉ phản ánh, lí giải đời sống một cách lạnh lùng, dửng dưng, khách quan, lí trí mà luôn gắn liền với cảm xúc mãnh liệt, thể hiện những tình cảm sâu sắc, những khát vọng lớn lao của người viết.
→ Ý kiến trên khẳng định sự hòa quyện giữa yếu tố khách quan và chủ quan, miêu tả và biểu cảm; trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của yếu tố tình cảm, cảm xúc trong tác phẩm văn học. “Tác phẩm văn học sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả… nếu nó không là tiếng thét khổ đau hay là lời ca tụng hân hoan; nếu nó không đặt ra những câu hỏi và không trả lời câu hỏi ấy”(Biêlinxky). Tình cảm là động lực thúc đẩy quá trình sáng tác, có thể được bộc lộ dưới những dạng thức khác nhau (trực tiếp hoặc gián tiếp) tùy theo thể loại, phong cách tác giả…
b. Chứng minh qua Vội vàng và liên hệ với Nhàn: (5,0 điểm)
* Vội vàng (Xuân Diệu)
– Nội dung khách quan: ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân, thể hiện quan niệm cuộc đời, thời gian của Xuân Diệu.
– Cảm xúc mãnh liệt:
+ Tình yêu đắm say, cuồng nhiệt, ham hố vồ vập… đối với mùa xuân và cuộc sống nơi trần thế.
+ Tâm trạng nuối tiếc trước bước đi của thời gian và khát khao giao cảm mãnh liệt với cuộc đời.
+ Cách thể hiện trực tiếp bằng giọng thơ sôi nổi, say mê; hệ thống thi ảnh mới mẻ, thanh tân quyến rũ, câu thơ linh hoạt, thủ pháp trùng điệp, lối vắt câu dùng từ đặc biệt, quan niệm thẩm mĩ (coi con người là chuẩn mực cái Đẹp…),…
* Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
– Nội dung khách quan: ca ngợi vẻ đẹp của chốn thôn quê, thú điền viên,  thể hiện quan niệm cuộc đời, nhân cách của con người…
– Cảm xúc mãnh liệt:
+ Tình yêu gắn bó cuộc sống nơi thôn quê…
+ Tâm trạng ung dung thanh thản, của một nhân cách lớn, coi thường công danh , phú quý, khát khao sống nhàn, sông hòa hợp với thiên nhiên…
+ Cách thể hiện qua thi pháp của văn học trung đại, thể thơ lục ngôn xen thất ngôn, thi liệu mộc mạc dân dã,  với thiên nhiên bốn mùa trong năm, sử dụng nghệ thuật đối lập, điển cố văn học,…
c. So sánh
Điểm tương đồng: Cả hai tác phẩm đều phản ảnh được nội dung khách quan về thiên nhiên, về cuộc sống , về quan niệm nhân sinh, đều hướng đến con người…
Khác biệt: Tuy nhiên mỗi tác giả trong mỗi tác phẩm lại có những khám phá nghệ thuật riêng, hướng đi riêng; làm nên giá trị riêng cho mỗi tác phẩm và khẳng định vị trí của mỗi nhà văn trong nền văn học
+ Nhàn  của Nguyễn Bỉnh Khiêm hướng đến cuộc sống nhàn, sống hòa hợp với tự nhiên, coi thường công danh phú quý, nhân cách cao đẹp tránh xa vòng danh lợi , bon chen của người đời, giữ cốt cách thanh cao…
+ Vội vàng của Xuân Diệu là người  có tâm hồn thiết tha giao cảm với đời nên Xuân Diệu nhìn thấy sự sống đều đang ở độ xuân sắc , xuân tình, đều đang căng tràn sức sống, thi nhân như muôn níu giữ cái đẹp ấy mãi mãi, luôn sống cuống quýt vội vàng , giục giã , chạy đua với thời gian để tận hưởng tất cả những gì mà tạo hóa đã ban tặng cho con người, nhất là mua xuân, tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc …
=> Sự khác nhau này xuất phát từ đặc trưng thể loại và quan niệm sáng tác của mỗi nhà văn.
d. Đánh giá, mở rộng (1,0 điểm)
– Sức sống của tác phẩm văn học không chỉ phản ánh, lí giải hiện thực cuộc sống, con người mà còn truyền tải những rung động mãnh liệt, những khát khao, trở trăn đau đáu của người nghệ sĩ theo một khuynh hướng tư tưởng, tình cảm nhất định, tác động đến tư tưởng, tâm hồn, tình cảm thẩm mĩ của người đọc
– Thiên chức, vai trò của người nghệ sĩ trong việc phản ánh hiện thực đời sống, nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại, phải “đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy mọi vang động của đời” (Nam Cao), khơi dậy những tình cảm nhân văn, giúp con người tự nhận thức và hoàn thiện chính mình, hướng đến Chân- Thiện – Mỹ.
– Khi tiếp cận tác phẩm tác phẩm văn học, người đọc cần ý thức khám phá cái hay, cái đẹp, lắng nghe những thông điệp tình cảm, tư tưởng sâu sắc nhà văn gửi gắm trong tác phẩm, đồng sáng tạo cùng tác giả để thực hiện thiên chức của nhà văn, hoàn thiện các chức năng của văn học.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt
0.25
 
 
 
 
0.25
 
 
 
 
 
 
2.00
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
5,0
3,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1,5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1,0
0,25
 
 
05
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0.25
 
0.25

 
* Lưu ý:

  1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.
  2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
  3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
  4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.

2 bình luận trong “Đề thi khảo sát chất lượng đội tuyển HSG lớp 11 – THPT Yên Định 2 Thanh Hóa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *