Đề thi học sinh giỏi Văn 9 Sở GD ĐT Hải Dương

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 THCS – NĂM HỌC 2016 – 2017

MÔN THI: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 150 phút

(không kể thời gian giao đề)

 Đề thi gồm: 01 trang

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG  
Câu 1 (4,0 điểm)
Bài hát Một đời người, một rừng cây  của nhạc sĩ Trần Long Ẩn có đoạn:
“… Ai cũng một thời trẻ trai,
Cũng từng nghĩ về đời mình
Phải đâu may nhờ rủi chịu?
Phải đâu trong đục cũng đành?
                    Phải không em? Phải không anh?…”    
Suy nghĩ của em về lời hát trên.
Câu 2 (6,0 điểm)
Sự giản dị, xúc động và ám ảnh của bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy, SGK Ngữ văn 9, Tập một).
 
——————————Hết——————————
 Họ tên thí sinh: ………………………………Số báo danh: ………………….…
Chữ kí của giám thị 1:……………………… Chữ kí của giám thị 2: ……………
 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG

 
 
   

HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI
CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 9 THCS – NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN THI: NGỮ VĂN
 Hướng dẫn chấm gồm: 04 trang
   

 
YÊU CẦU CHUNG
 
– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 và không làm tròn số.
 
YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (4,0 điểm)
Về kĩ năng
Biết cách viết bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, dùng từ hoặc đặt câu.
Về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
 

Câu Đáp án Điểm
1 Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề nghị luận: Xác lập thái độ sống, quan điểm sống của tuổi trẻ.
 
0,25đ
Thân bài:
* Giải thích lời bài hát:
+ Thời trẻ trai: Chỉ giai đoạn tuổi thanh niên, trẻ trung, khoẻ khoắn, sôi nổi nhất của con người.
+ May nhờ rủi chịu: Thái độ sống thụ động, buông xuôi, phó mặc số phận, tin vào sự may rủi trong cuộc đời.
+ Trong đục cũng đành: Sống cam chịu, an phận, lẩn tránh…
-> Ý nghĩa: Lời nhắn nhủ tha thiết về một quan niệm sống tích cực: Phải biết chủ động tạo dựng cuộc sống, biết gánh vác, sẵn sàng đương đầu, vượt lên mọi thử thách, không thụ động buông trôi, phó mặc số phận, không cam chịu, an phận; biết giữ gìn nhân cách, những giá trị tốt đẹp của bản thân.
3,5đ
1,25
0,25
 
0,25
 
0,25
 
0,5
 
 
 
 
* Bàn luận, đánh giá:
Lời hát là thông điệp về một quan niệm sống đúng đắn, tích cực của tuổi trẻ vì:
+ Tuổi trẻ phải ý thức được vị trí của mình trong xã hội, từ đó chủ động tạo dựng cuộc sống của bản thân:
– Biết chủ động tạo dựng cuộc sống, chúng ta sẽ luôn thành công, đóng góp công sức của mình cho xã hội, góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Dẫn chứng)
– Ngược lại, nếu sống thụ động, chấp nhận số phận, sống nhờ may rủi bản thân mỗi con người sẽ không khẳng định được vị trí của mình, không thành công, thậm chí có thể bị xã hội lên án. Sống chấp nhận trong, đục còn có thể ảnh hưởng xấu đến nhân cách (Dẫn chứng).
+ Biết giữ gìn nhân cách, tu dưỡng, rèn luyện những phẩm chất  tốt đẹp để bản thân trở thành con người có văn hóa, có ý nghĩa đối với xã hội. (Dẫn chứng)
+ Cần phê phán những người không biết quý trọng tuổi trẻ, không xây dựng được quan điểm sống đúng đắn. Những kẻ sống thụ động, an phận, thiếu ý chí, nghị lực. (Dẫn chứng)
+ Bài học:
– Biết xây dựng cho mình lí tưởng sống cao đẹp: sống chủ động, sống để cống hiến.
– Biết tự bồi dưỡng cho mình những phẩm chất tốt đẹp: ý chí, nghị lực, bản lĩnh, tình yêu thương.
– Không chấp nhận lối sống tiêu cực: thụ động, an phận, để cái xấu tác động đến nhân cách của mình.
 
2,25
 
 
5,0
 
0,25
 
 
0,25
 
 
 
 
 
0,5
 
 
0,5
 
 
 
0,75
0,25
 
0,25
 
0,25
  Kết bài:
+ Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
+ Liên hệ bản thân: Thanh niên cần sống có lí tưởng cao đẹp, có ý thức bồi dưỡng lòng nhân ái, vị tha, tích cực học tập, rèn luyện ý chí, nghị lực và kĩ năng sống, luôn năng động, sáng tạo, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
0,25đ
 
 
 
 
 
 

 
Câu 2 (6,0 điểm)
Về kĩ năng
Biết cách viết bài văn nghị luận văn học. Vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận. Bố cục hợp lí, chặt chẽ, văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi về chính tả, diễn đạt.
Về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
 

Câu Đáp án Điểm
2 Mở bài:   
– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Duy và bài thơ Ánh trăng.
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sự giản dị, xúc động và ám ảnh của bài thơ Ánh trăng.
 
0,5đ
  Thân bài:
* Giải thích vấn đề:
 Giản dị: Sự bình dị, mộc mạc, không cầu kì, hoa mĩ. Giản dị trong văn chương không đồng nhất với đơn giản, dễ dãi.
Xúc động: Là tiếng lòng, sự dồn nén cao độ của cảm xúc được chính nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm. Từ tiếng lòng của thi nhân, bằng thơ và qua thơ đến với người đọc, khơi gợi trong lòng người đọc những rung cảm, tình cảm đẹp đẽ.
Ám ảnh: những giá trị sâu sắc gợi cho người đọc những trăn trở nghĩ suy, những cảm xúc không thể nào quên.
-> Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một bài thơ hội tụ đầy đủ ba yếu tố: giản dị, xúc động và ám ảnh.
* Chứng minh:
+ Sự giản dị trong Ánh trăng:
– Đề tài: Bài thơ lấy đề tài ánh trăng, vầng trăng- một đề tài quen thuộc trong thơ ca dân tộc.
Bài thơ có chủ đề rất quen thuộc, bắt nguồn từ truyền thống đạo lí của dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ. Để thể hiện nội dung chủ đề, nhà thơ chọn trăng – hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ, hồn nhiên, khoáng đạt, tươi mát, làm biểu  tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống, gợi nhắc con người có thái độ sống ân nghĩa. thủy chung.
Thể thơ và cấu trúc: Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn rất bình dị. Bài thơ mang dáng dấp của một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian, theo dòng cảm nghĩ của tác giả, có sự kết hợp hài hoà, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình.
Giọng điệu, ngôn ngữ tự nhiên như lời tâm tình sâu lắng, nhịp thơ khi thì trôi chảy, nhịp nhàng theo lời kể, khi thì ngân nga thiết tha cảm xúc.
+ Những xúc động và ám ảnh của bài thơ Ánh trăng chủ yếu thể hiện qua nội dung tư tưởng bài thơ:
– Tình cảm giữa người và trăng trong quá khứ: tình cảm giữa người và trăng chân thành, sâu nặng. Mạch thơ khiến người đọc xúc động, ám ảnh bởi một quá khứ gian lao nhưng đẹp đẽ, nghĩa tình.
– Tình cảm giữa người và trăng theo thời gian:
Theo thời gian, cách cư xử của con người khiến ta trăn trở, day dứt. Cuộc sống hiện đại, hào nhoáng nơi thị thành đã khiến con người quên đi quá khứ, quên đi người bạn nghĩa tình năm xưa.
Vầng trăng, ánh trăng đã được nhân cách hóa như con người, có tâm hồn, có lẽ sống. Trăng khiến chúng ta xúc động và ám ảnh bởi lối sống tình nghĩa, thủy chung, nhân ái, vị tha mà cũng rất nghiêm khắc.
Trăng đưa người trở về với quá khứ, để gợi nhắc bài học sâu sắc, thấm thía về lẽ sống cao đẹp, ân tình, thủy chung, nghĩa tình với quá khứ.
* Đánh giá:
– Bài thơ giản dị từ đề tài, chủ đề đến hình ảnh, câu chữ, giọng điệu…
– Bài thơ là bức thông điệp mà tác giả gửi đến cho những người lính vừa bước ra khỏi chiến trường, đồng thời cũng là thông điệp cho tất cả chúng ta: hãy trân trọng quá khứ, hãy sống trọn đạo nghĩa: Uống nước nhớ nguồn.
5,0đ
1,0đ
 
0,25
 
0,25
 
 
 
0,25
 
 
 
0,25
 
 
3,5đ
 
1,0đ
0,25
 
 
0,25
 
 
 
 
 
 
 
0,25
 
 
 
 
0,25
 
 
2,5đ
 
 
 
1,0
 
 
 
 
 
1,5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,5đ
0,25
 
 
0,25
  Kết bài:
– Khẳng định lại nội dung bàn luận.
– Liên hệ: cần kế thừa, phát huy truyền thống đạo đức Uống nước nhớ nguồn.
 
0,5đ
 
 
 
 

 
———————Hết————————-

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *