Đề thi hay và khó :so sánh hai nhân vật A Phủ và Tnú( ngữ văn 12 )

Có ý kiến cho rằng:Ở Tnú không có vấn đề tìm đường, nhận đường như nhân vật A Phủ, câu chuyện về Tnú được mở ra từ chính chỗ  A Phủ dần khép lại. Hãy so sánh  hai nhân vật A Phủ (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) và Tnú (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) để thấy được những phẩm chất mới mẻ ở Tnú
Hướng dẫn cách làm:
Mở bài. Giới thiệu khái quát hai tác phẩm, tác giả và vấn đề nghị luận
Mở bài tham khảo:
Nguyễn Trung Thành và Tô Hoài  là hai nhà văn  gắn bó mật thiết với cuộc kháng chiến chống  ngoại xâm của dân tộc ta. Điểm chung của hai nhà văn là đều có những tác phẩm ngợi ca truyền thống yêu nước, căm thù giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với cách mạng của nhân dân ta. Tuy cả hai tác giả đều nói về người dân  trong cuộc kháng chiến  nhưng mỗi nhà văn lại xây dựng  nhân vật với những đặc điểm riêng. Tnú trong “Rừng xà nu” và A Phủ trong “Vợ chồng A Phủ” là hai nhân vật tiêu biểu. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng: Tnú không có vấn đề tìm đường, nhận đường như nhân vật A Phủ, câu chuyện về Tnú được mở ra từ chính chỗ  A Phủ dần khép lại.
Thân bài
Giải thích:
Tìm đường, nhận đường là vấn đề nhận thức về lý tưởng – mục đích cao nhất của cuộc sống.
– Nhân vật A Phủ của Tô Hoài được coi là nhân vật đang trên đường đi tìm lý tưởng và nhận thức lý tưởng. Nhân vật Tnú đã có lý tưởng ngày khi anh còn nhỏ.
Tnú không có vấn đề tìm đường, nhận đường như nhân vật A Phủ, câu chuyện về Tnú được mở ra từ chính chỗ  A Phủ dần khép lại. Có nghĩa Tnú là hệ nối tiếp, đi sau sẽ có những bước phát triển và phẩm chất mới mẻ hơn so với nhân vật đàn anh A Phủ.
Điểm gặp gỡ và khác biệt của hai nhân vật
2.1. Điểm gặp gỡ
* Đều sinh ra từ những vùng cao xa xôi, hẻo lánh:
– A Phủ sinh ra tại vùng núi Tây Bắc.
– Tnú sinh tại vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió.
* Đều mồ côi:
– Cha mẹ A Phủ mất trong dịch đậu mùa khi đó cậu chừng 10 tuổi. Lần lần đi làm thuê cho nhà người.
– Tnú cũng mồ côi từ nhỏ được dân làng STrá nuôi dưỡng.
* Lớn lên đều là những chàng trai khỏe mạnh, cường tráng:
+ A Phủ được ví như con trâu tốt trong làng.
+ Tnú được ví như cây xà nu cường tráng bất chấp đạn bom.
* Cả hai đều có phẩm chất dũng mãnh, căm thù cái ác, sự bất công và đi theo cách mạng:
– A Phủ
+ Chống lại A Sử – con quan khi hắn phá cuộc chơi → không sợ cường quyền.
+ Sau khi được Mị cắt dây cởi trói, chạy đến vùng Phiềng Sa, được người cán bộ A Châu giác ngộ, anh đã là du kích hoạt động rất tích cực.
– Tnú:
+ Gan góc quả cảm ngay từ nhỏ (Chi tiết: Nuôi giấu cán bộ, nuốt thư khi bị bắt)
+ Chỉ huy dân làng mài vũ khí, chuẩn bị lực lượng chiến đấu.
+ Mặc dù chịu nhiều đau thương: vợ con mất, bàn tay bị đốt nhưng anh vẫn đi lực lượng cầm vũ khí chiến đấu.
.2.Sự khác biệt
a. A Phủ
* Cảnh ngộ của A Phủ rất đáng thương.
– A Phủ mồ côi cha mẹ từ khi còn nhỏ
– Nạn nhân của những tập tục phong kiến lạc hậu
– Kiếp sống nô lệ ngựa trâu cho nhà thống lí.
* Tính cách của A Phủ rất đặc biệt:
Gan góc, có ý thức phản kháng mỗi khi không chịu nổi điều gì (chi tiết: đánh A Sử; để hổ bắt mất một con bò, anh không van xin, không cầu cứu, đêm cúi xuống nhay đứt hai vòng dây trói; khi được Mị cứu, anh quật sức chạy thoát)
– Tuy nhiên do bị đọa đày triền miên khiến trong anh còn rơi vào tình trạng chấp nhận, cam chịu(chi tiết: tập tễnh đi giết lợn phục dịch những kẻ vừa hành hạ mình; một mình rong ruổi ngoài rừng mà không chạy trốn; nghe lời thống lí tự đi lấy cọc, đóng cọc, lấy dây để hắn trói mình) → thói quen cam chịu, cam phận của người nông dân trên các vùng núi cao, khi ánh sáng của Đảng chưa vươn tới. Họ sống như trong đêm tối không biết đường ra, không ai chỉ đường vạch lối. Đến khi cái chết cận kề, họ mới biết dựa vào nhau để giành giật lấy sự sống.
→ Tô Hoài rất biện chứng trong hai mặt đối lập của nhân vật và chỉ ra cho người đọc thấy đó làbước tìm đường, nhận đường của A Phủ để sau này sang Phiềng Sa gặp A Châu (cán bộ Đảng), anh được giác ngộ và sẵn sàng cầm súng trở thành du kích quay về giải phóng quê hương.
b. Tnú:
Khác với A Phủ, câu chuyện về cuộc đời của Tnú được mở ra từ chính câu chuyện về A Phủ được khép lại.
+ Tnú mồ côi nhưng được sống trong vòng tay yêu thương đùm bọc của dân làng Xô Man.
+ Được gần cán bộ cách mạng là anh Quyết, được dạy chữ để sau này tiếp nối làm cán bộ, lãnh đạo phong trào cách mạng ở quê hương.
→ Tnú có những điều kiện mà các nhân vật anh hùng miền sơn cước trước đó chưa có, hay chỉ có khi đã trải qua vô vàn đau khổ, gian truân.
Vì thế, ở Tnú không còn là nhân vật tìm đường nữa, anh đã có những điều kiện thuận lợi và phẩm chất mới mẻ, vượt xa với A Phủ
Tnú có một bi kịch đau đớn nhưng vượt lên hoàn cảnh đau thương, anh lên đường vào lực lượng vũ trang tiếp tục chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.
Đánh giá chung
 – Tnú – người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy có những phẩm chất thật đáng quý. Anh may mắn hơn so với thế hệ đàn anh của mình như anh hùng Núp và A Phủ:
+ Không phải sống kiếp tội đòi cam phận, cam chịu.
+ Được thừa hưởng phong trào cách mạng từ cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
+ Được giác ngộ lí tưởng cách mạng ngay từ tuổi nhỏ.
– Nhưng “Lớp cha trước, lớp con sau /  Đã thành đồng chí chung câu quân hành” tất cả các anh đều là những người con ưu tú của núi rừng Tây Bắc, Tây Nguyên trong các cuộc chiến tranh vệ quốc, mang trong mình chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam, mãi mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ tiếp nối.
Kết bài:
– Đánh giá lại vấn đề
– Bài học nhận thức và hành động cho thế hệ trẻ trong cuộc sống, xã hội mới.
Xem thêm :Tổng hợp những đề thi về các tác phẩm trọng tâm lớp 12
Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về Rừng xà nu,
Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về vợ chồng a phủ
Dạng đề so sánh văn học

, ,

22 bình luận trong “Đề thi hay và khó :so sánh hai nhân vật A Phủ và Tnú( ngữ văn 12 )

    1. “tìm đường và nhận đường là vấn đề nhận thức về lý tưởng mục đích cao nhất của cuộc sống…”
      thì câu đó rõ ràng rồi còn phải giải thích gì nữa em! đó là vấn đề thuộc về nhận thức của A Phủ.
      Khi A phủ nhận thức đc vai trò của cm thì cũng là lúc A Phủ sống có mục đích, có khát vọng, có hoài bão lớn…

  1. Mong cô giúp cho em dàn ý 2 đề này với ạ:
    1. Theo a/ xây dựng 2 nhân vật Phùng và Đẩu trong CTNX tác giả muốn gửi gắm điều gì
    2. Tôi không tưởng tượng nổi 1 nhà văn mà lại không mang nặng trong lòng mình tình yêu thương cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Tình yêu này của một người nghệ sĩ vừa là niềm hân hoan say mê vừa là nỗi đau khắc khoải, 1 nỗi quan hoài thường trực về số phận hạnh phúc của những người xung quanh. –Nguyễn Minh Châu
    Làm sto qua CTNX
    E rất cám ơn cô vì những tài liệu rất hay và bổ ích <3

    1. đề 1: tác giả mượn cách nhìn của 2 nhân vật để nói lên suy nghĩ và quan điểm của m(em phân tích chủ đề của truyện là sẽ rõ nhé! dựa vào 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng nhé)

    2. đề 2:em giải thích câu nói:
      đề cao tấm lòng nhân đạo của ng nghệ sĩ.
      biểu hiện của nhân đạo:yêu cs. yêu con ng. say mê ság tạo. nỗi đau trc số phận con ng
      binhf luận chứng minh qua nhân vật Phùng::lần lượt cminh qua các luận điểm trên nhé((ty cs của Phùng bhien ntn??ty thuơg con ng của Phùng?Yêu thương cảm thôg ng đàn bà hàg chài ntn? niềm say mê nghe thuật của Phùng bhien ntn?)

  2. Bai viet cua co rat hay.em cam on co nhieu a.co giup e giai de nay voi a:
    So sanh hai nhan vat ba cu tu trong vo nhat cua kim lan va nguoi dan ba hang chai trong chiec thuyen ngoai xa cua nguyen minh chau. E cam on co a

  3. cảm nhận của anh chị về cảnh mị cởi trói cho A phủ trong truyện vợ chồng a phủ và cảnh dân làng xôman cuu tnu trong truyện rung xa nu cua nguyen trung thanh
    cô giúp em dàn bài với
    em cảm ơn ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *