Đề đọc hiểu văn bản Tựa Trích diễm thi tập

Đề 1:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
Đối với thơ văn, cổ nhân ví như khoái chá, ví như gấm vóc; khoái chá là vị rất ngon trên đời, gấm vóc là màu rất đẹp trên đời, phàm người có miệng, có mắt, ai cũng quý trọng mà không vứt bỏ khinh thường. Đến như thơ văn thì lại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm được. Chỉ thi nhân là có thể xem mà biết được sắc đẹp, ăn mà biết được vị ngon ấy thôi. Đấy là lí do thứ nhất làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời.”
(Hoàng Đức Lương – Tựa “Trích diễm thi tập”)
 
1/ Nêu nội dung chính của văn bản?
2/ Xác định biện pháp tu từ ( về từ) trong văn bản ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
3/Xác định thao tác lập luận chính của văn bản ?
4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc bảo tồn di sản văn hoá dân tộc .
 
Trả lời:

  1. Nội dung chính của văn bản: Tác giả trình bày lí do thứ nhất vì sao biên soạn Trích diễm thi tập.

2/ Biện pháp tu từ ( về từ) trong văn bản : so sánh : Đối với thơ văn, cổ nhân ví như khoái chá, ví như gấm vóc
Hiệu quả nghệ thuật: Làm cho câu văn mang tính gợi hình ảnh, gợi cảm xúc, thái độ rõ ràng của tác giả khi ông mượn lời của người xưa để bàn về thơ ca.
3/ Thao tác lập luận chính của văn bản: giải thích
4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung: Từ việc xác định tác giả trình bày lí do thứ nhất vì sao biên soạn Trích diễm thi tập, thí sinh liên hệ đến trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc bảo tồn di sản văn học dân tộc . Cụ thể :
+ Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Đó là những sản phẩm vật chất, sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác với niềm tự hào của dân tộc.
+ Thế hệ trẻ cần chủ động tìm kiếm và học hỏi về các giá trị nghệ thuật lâu đời của dân tộc.
+ Cần tuyên truyền cho người dân  hiểu biết về từng giá trị của các di sản văn hóa, giúp họ hiểu được ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa dân tộc sâu sắc của từng di sản. Qua đó, họ ý thức được trách nhiệm và quyền lợi đóng góp vật chất và tinh thần trong sự nghiệp bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc. Đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, những giá trị lịch sử này cũng cần được bổ sung trong các bài học về văn hóa của dân tộc ta.
 
 
 
 
 
 
Đề 2:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

  1. Hoàng Đức Lương người làng Cửu Cao, huyện Văn Giang, nay thuộc tỉnh H­ưng Yên, sau chuyển đến ở làng Ngọ Kiều, Gia Lâm, Hà Nội. Ông đỗ tiến sĩ năm năm 1478. Ông để lại: Trích diễm thi tập, đề tựa năm 1479, thơ chữ Hán còn lại 25 bài chép trong Trích diễm thi tập, sau này được Lê Quý Đôn đ­ưa vào Toàn Việt thi lục.
  2. Tựa là bài văn đặt ở đầu tác phẩm văn học hoặc sử học, địa lí, hội hoạ, âm nhạc,… nhằm giới thiệu mục đích, nội dung, quá trình hình thành và kết cấu của tác phẩm ấy. Bài tựa có thể do tác giả tự viết hoặc do một ai đó thích thú tác phẩm mà viết. Cuối bài tựa thường có phần lạc khoản: ghi rõ họ tên, chức t­ước của người viết và ngày tháng, địa điểm làm bài tựa. Bài tựa cũng thể hiện những quan điểm mang tính thời đại và của chủ quan người viết. Văn của thể tựa có tính chất thuyết minh, thường được kết hợp với nghị luận và tự sự, có khi mang sắc thái trữ tình.
  3. Trong công việc biên soạn cũng như sáng tác, Hoàng Đức Lương bộc lộ một quan niệm thẩm mĩ tiến bộ. Đó là sự chú ý đến tính thẩm mĩ của văn chương. Tấm lòng yêu n­ước của ông được thể hiện qua tinh thần trách nhiệm, ý thức trân trọng, giữ gìn di sản văn hoá dân tộc.

( Trích Học tốt Ngữ văn 10, Tập 2 Nâng cao, Phạm An Miên)
1/ Nêu nội dung chính của văn bản?
2/ Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?
3/ Xác định phép liên kết chính trong đoạn văn (2) và (3) ?
4/ Câu văn Tấm lòng yêu n­ước của ông được thể hiện qua tinh thần trách nhiệm, ý thức trân trọng, giữ gìn di sản văn hoá dân tộc gợi nhớ đến câu văn nào của Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô khi nói về văn hiến của dân tộc ?
 
Trả lời:

  1. Nội dung chính của văn bản: Giới thiệu về tác giả Hoàng Đức Lương và sự nhiệp sáng tác của ông ; Đặc điểm thể loại Tựa trong văn học cổ và đóng góp của tác giả khi viết Tựa Trích diễm thi tập.

2/ Phương thức biểu đạt của văn bản : thuyết minh
3/ Phép liên kết chính trong đoạn văn (2) và (3) :
– phép liên kết chính trong đoạn văn (2) : phép lặp : từ Tựa
– phép liên kết chính trong đoạn văn (3) : Phép thế : Thế đại từ : đó ; thế đồng nghĩa : Hoàng Đức Lương-Ông
4/ Câu văn Tấm lòng yêu n­ước của ông được thể hiện qua tinh thần trách nhiệm, ý thức trân trọng, giữ gìn di sản văn hoá dân tộc gợi nhớ đến câu văn của Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô khi nói về văn hiến của dân tộc :
Như nước Đại Việt ta từ trước
                                    Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *