Dạy học theo chủ đề :“vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân xưa”

CHUYÊN ĐỀ 1: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
 
     Tên chủ đề: “TIẾNG LÒNG CỦA NGƯỜI BÌNH DÂN XƯA”
 I/ĐẶT VẤN ĐỀ:
Là một giáo viên đứng lớp, tôi luôn  trăn trở làm cách nào có thể nâng cao được chất lượng môn Ngữ văn cho học sinh. Và điều quan trọng hơn là qua mỗi bài học, các em có thể khám phá được những tri thức mới như thế nào và có thể ứng dụng được gì vào trong thực tiễn cuộc sống. Chính vì thế,  tôi cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu để có thể đưa ra được một phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy học Ngữ văn ngày nay.
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh là phương hướng phù hợp với nhịp độ phát triển của thời đại đổi mới của Đất nước. Nắm được phương pháp trên và  ứng dụng vào giảng dạy, học tập môn Ngữ văn ở trường THPT đối với các nhà quản lý giáo dục và đặc biệt đối với các giáo viên đứng lớp là điều hết sức quan trọng để có thể góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kì hiện đại.
Xuất phát từ chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp giáo dục là một trong những khâu quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. Đồng thời, trên cơ sở gắn bó với nghề và bắt nguồn từ những băn khoăn, trăn trở trong quá trình dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT là làm thế nào để có được một giờ học tốt, làm sao để học sinh có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học vào trong học tập và ứng dụng vào thực tế cuộc sống?Đồng thời, phát huy được năng lực vốn có của học sinh. Điều đó, đã thôi thúc tôi suy nghĩ để đưa ra phương pháp phù hợp. Trong quá trình giảng dạy văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 và có thể đáp ứng được phần nào định hướng giáo dục là chú trọng phát huy năng lực của học sinh.   Hơn nữa, văn học dân gian  là di sản tinh thần  vô giá của  nhân loại và là bộ phận không thể thiếu trong hành trang văn hóa của con người cổ đại lẫn hiện đại. Trong ba năm học ở bậc THPT, chúng ta sẽ học một số thể loại của văn học dân gian. Đặc biệt là trữ tình dân gian-chùm ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa tuy có điểm khác nhưng về cơ bản là cùng nhau về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Vậy nên, tôi quyết định chọn chùm bài này làm chủ đề tích hợp nội môn Ngữ văn.
Ở đề tài này, tôi sẽ đi sâu vào phương pháp giảng dạy một chùm ca dao cụ thể trong chương trình ngữ văn 10- chùm bài “Ca dao than thân-yêu thương-tình nghĩa” theo hướng phát huy năng lực,chủ động chiếm lĩnh kiến thức của học sinh để giúp các em tìm hiểu kiến thức chung nhất về ca dao -vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân xưa được gửi gắm ở đó. Đồng thời,đó cũng là cách để giúp người dạy giảm bớt áp lực về thời lượng và người học có thời gian nghiên cứu bài học, hứng thú hơn trong quá trình học tập
II/ NỘI DUNG VẤN ĐỀ
 1.Những vấn đề chung
Đổi mới PPDH môn ngữ văn ở trường THPT là kết quả của một quá trình nghiên cứu và thực hiện . Sự đột phá về chất lượng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn là bồi dưỡng năng lực thực hành nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên. Trước hết, đội ngũ giáo viên phải nhận thức việc đổi mới  phương pháp dạy học bộ môn thường xuyên là trách nhiệm, lương tâm, danh dự của người thầy. Thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi. Thầy giỏi ở trường THPT là người có khả năng tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo xu thế quốc tế, đáp ứng những đòi hỏi của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, biết thường xuyên vận dụng kết quả thực tiễn và tự học để trau dồi chuyên môn của mình vào quá trình dạy học bộ môn.
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học.Nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học, phân môn, cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, vấn đề chung.
Đối với giáo viên Trung học, đó là cách hiểu mới về môn học, về bản chất của khoa học và nghệ thuật của văn chương. Không hiểu văn không thể dạy văn. Yêu cầu nắm vững kiến thức cơ bản về Ngữ văn vẫn là một trong những nhân tố quan trọng về tiềm năng của người giáo viên trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
Đối với môn Ngữ văn, khi vận dụng các phương pháp dạy học theo chủ đề nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tìm hiểu, nghiên cứu trước bài học và phát huy năng tổng hợp, khái quát, tích hợp những văn bản có cùng  chủ đề cho  học sinh. Đặc biệt, chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, qua đó hướng dẫn học sinh biết kiến tạo tri thức và nền tảng văn hóa cho bản thân từ những cảm nhận, suy nghĩ và những trải nghiệm của cá nhân trong cuộc sống. Tăng cường tính giao tiếp, khả năng hợp tác của học sinh trong giờ học Ngữ văn qua các hoạt động thực hành, luyện tập, trao đổi, thảo luận,…vận dụng các phương pháp dạy học theo đặc thù của môn học, dạy học theo chủ đề và các phương pháp dạy học chung một cách phù hợp nhằm từng bước nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ văn.
2.Vận dụng phương pháp dạy học theo chủ đề cho học sinh vào bài dạy và tiết dạy cụ thể: 
Một giờ dạy học thành công là do sự chi phối của nhiều yếu tố. Chuẩn bị một giờ dạy học là một trong những yếu tố quan trọng, nó quyết định không nhỏ tới thành công của một giờ dạy. Có chuẩn bị tốt, chu đáo, kĩ càng thì hiệu quả của một giờ dạy sẽ được nâng lên một cách rõ ràng.
Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học.
Theo tinh thần trên,  bài học được biên soạn theo các chủ đề, tổ chức hoạt động cho học sinh theo 5 bước gồm: hoạt động trải nghiệm, hoạt động hình thành kiến thức mới, hoạt động thực hành, hoạt động ứng dụng, hoạt động bổ sung. Trong  chủ đề, các đơn vị kiến thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất. Mỗi đơn vị kiến thức được hướng dẫn học theo một cấu trúc thống nhất gồm các hoạt động, trong đó có hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm; hoạt động với giáo viên và gia đình. Mỗi hoạt động trong tiến trình học tập được xây dựng với mục tiêu, nội dung và cách thức cụ thể.
Giáo viên phân chia nhóm, giao nhiệm vụ, bài tập về nhà, yêu cầu học sinh tự phát huy năng lực sáng tạo và khả năng làm việc nhóm của mình trong quá trình nghiên cứu bài học trước khi lên lớp.
Trên cơ sở phân chia nhóm và giao bài tập hoạt động nhóm về nhà, HS đã chuẩn bị bài ở nhà và đã có những hiểu biết nhất định về ca dao nói chung và ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa nói riêng.
Sau khi học sinh trình bày sản phẩm , giáo viên tiến hành nhận xét, bổ sung, sửa chữa, mở rộng vấn đề và chốt lại kiến thức cơ bản.
Tiếp đó, giáo viên tổ chức học sinh hình thành kiến thức mới bằng cách giao cho các nhóm các câu hỏi, bài tập, tập hợp thành các câu hỏi theo một hệ thống logic, có thể kết hợp hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. Giáo viên định hướng  và kiểm tra học sinh trong quá trình tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Học sinh trên cơ sở thảo luận đi đến thống nhất trong nhóm và cử đại diện trình bày sản phẩm của nhóm mình. Sau đó giáo viên sẽ nhận xét phần trình bày của các nhóm và đi đến thống nhất rồi chốt lại kiến thức cơ bản.
Ở tiết học này, giáo viên định hướng để học sinh hình thành kiến thức mới về chủ đề “Vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân xưa.”
– Xác định hình thức nghệ thuật? Chủ thể trữ tình?Nội dung tư tưởng trong chùm ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa
Trên cơ sở yêu cầu học sinh thực hiện những thao tác để chiếm lĩnh tri thức mới từ bài học. Giáo viên rèn luyện kỹ năng trình bày vấn đề trước đám đông cho học sinh bằng cách yêu cầu học sinh tự chủ trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức mới trên cơ sở định hướng của giáo viên và trong quá trình làm việc nhóm yêu cầu các thành viên phải tham gia tích cực vào công việc của nhóm và rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm có hiệu quả. Cần phát huy năng lực của từng cá nhân trong nhóm và thể hiện được sự sáng tạo của các thành viên trong quá trình khám phá tri thức mới từ bài học.
Học sinh trình bày, đưa ra những ý kiến trong quá trình khám phá tri thức mới  thì giáo viên phải tôn trọng ý kiến của các em, đưa ra các nhận xét kịp thời và định hướng các em tiếp cận tri thức đúng hướng, đầy đủ. Trong trường hợp ý kiến của các em chưa đầy đủ hoặc xa trọng tâm của kiến thức cần khám phá thì giáo viên là người gợi dẫn và định hướng để các em hình thành kĩ năng tiếp cận tri thức mới đúng hướng, có hiệu quả
Văn học dân gian  là di sản tinh thần  vô giá của  nhân loại và là bộ phận không thể thiếu trong hành trang văn hóa của con người cổ đại lẫn hiện đại. Trong ba năm học ở bậc THPT, chúng ta sẽ học một số thể loại của văn học dân gian. Đặc biệt là ca dao, giúp chúng ta hiểu được vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân xưa.
 
   Sau đây là Giáo án thực nghiệm:
 
     TIẾNG LÒNG CỦA NGƯỜI BÌNH DÂN XƯA
 

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Tiết 1:
HĐ 1: Tìm hiểu tiểu dẫn:
Hoạt động này hình thành năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
Yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn SGK/82
Trình bày nội dung của ca dao?
(GV minh họa các bài ca dao cụ thể cho từng nội dung)
 
 
 
Đặc điểm nghệ thuật của ca dao?
 
 
 
Theo nội dung ca dao bao gồm những loại nào?
Dựa vào nội dung của các văn bản, chúng ta có thể chia văn bản thành những loại nào?
 
HĐ 2: Tìm hiểu văn bản:
Hoạt động này hình thành năng lực đọc – hiểu, giải quyết tình huống, trình bày suy nghĩ, cảm nhận, hợp tác.
Nhìn vào những cụm từ và hình ảnh được cung cấp, các em hãy hoàn thiện chùm ca dao than thân?
Em có cảm nhận như thế nào về chùm ca dao than thân?Người than thân là ai?Nguyên nhân tiếng than?
 
 
 
Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ như thế nào?
 
 
* Củng cố – dặn dò:
– Nội dung chùm ca dao than thân? Tình cảm của em khi đọc những bài ca dao ấy?
Tiết 2:
-Nhân vật trữ tình trong chùm ca dao yêu thương là ai? Nhân vật đang ở tâm trạng ra sao?
(Thương nhớ vốn là một tình cảm khó hình dung, nhất là thương nhớ trong tình yêu, vậy mà ca dao  lại diễn tả một cách rất cụ thể, tinh tế và gợi cảm).
-Phát hiện những hình ảnh cụ thể biểu hiện tâm trạng?
Tác giả dân gian đã dùng thủ pháp gì và thủ pháp đó đã tạo được hiệu quả nghệ thuật ra sao? Giúp ta thấy rõ điều gì về tâm trạng cô gái?
-Không chỉ nhớ thương da diết, cô gái còn thể hiện tâm trạng nào? Vì sao cô gái lại lo?
“     Thương anh cũng muốn nói ra,
Sợ mẹ bằng đất, sợ cha bằng trời”
 
 
 
 
 
 
-Nhân vật trữ tình trong ca dao tình nghĩa thường là những ai?Chùm ca dao tình nghĩa đề cập đến vấn đề gì?Những hình ảnh biểu tượng gợi cho em liên tưởng đến điều gì?
-Vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người, ca dao lại dùng hình ảnh biểu tượng?
-Phân tích cách diễn đạt độc đáo của chùm ca dao tình nghĩa?
 
 
 
 
HĐ 3: Tổng kết:
Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK/85
 
I. Giới thuyết chung về ca dao:
1.  Khái niệm: Lời thơ trữ tình dân gian , thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
2. Nội dung: Diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân (Nhất là người phụ nữ, nông dân) trong các mối quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, Đất nước,…
3. Nghệ thuật:
+ Lời ca dao ngắn gọn
+ Thể thơ: Lục bát, lục bát biến thể, song thất lục bát.
+ Ngôn ngữ: Giàu hình ảnh biểu tượng, so sánh, ẩn dụ, diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian.(Mô típ “Thân em”, “Trèo lên”,kết cấu đối đáp, vòng tròn,…)
4. Phân loại: 3 loại:
+ Ca dao than thân
+ Ca dao yêu thương tình nghĩa
+ Ca dao hài hước
II. Tiếng lòng của người bình dân xưa:
1. Tiếng nói than thân :
Nhân vật trữ tình: Những người phụ nữ.
Nội dung: Lời than về thân phận bị phụ thuộc và tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất  của họ.
Nghệ thuật: Mô típ “Thân em”, “Trèo lên”,điệp vòng tròn, so sánh,ẩn dụ…
à Nhấn mạnh tuổi xuân, giá trị, phẩm hạnh và Số phận chông chênh không gì đảm bảo,…
=> Người phụ nữ  ý thức sâu sắc về tuổi xuân, vẻ đẹp, phẩm hạnh, giá trị của mình nhưng mong manh, chông chênh và luôn  thấm thía nỗi lo thân phận.
2. Nỗi niềm thương nhớ:
Nhân vật trữ tình: cô gái,người con quê hương,người con-người cháu
Nội dung: Diễn tả tâm trạng: thương nhớ người yêu, nhớ cha mẹ, nhớ quê hương,…
Nghệ thuật: Hình ảnh biểu tượng, nghệ thuật ẩn dụ, nhân hoá,phép điệp, câu hỏi tu từ,…
-> Trạng thái bồn chồn, trằn trọc, thao thức, không yên -> Nỗi nhớ thương da diết, triền miên, mãnh liệt, sâu sắc,..được bộc lộ kín đáo, ý nhị của cô gái  nhưng chứa  đựng nỗi lo âu về sự bấp bênh của duyên phận.
èChùm ca dao yêu thương là tiếng nói của một trái tim yêu mãnh liệt, tha thiết và khát khao một tình yêu thuỷ chung, bền chặt.
3. Nghĩa tình son sắt:
–  Nhân vật trữ tình: Người chồng, người vợ, người bạn, người bình dân xưa.
– Nội dung: Tình nghĩa thuỷ chung của người bình dân( vợ chồng, bạn bè,.. ) Nghệ thuật: Hình ảnh biểu tượng, nghệ thuật ẩn dụ, đối lập, ẩn dụ, phép điệp…
èChùm ca dao tình nghĩa khẳng định   tình vợ chồng, bè bạn bền vững, son sắt, thủy chung, nghĩa tình trước sau như một
III. Tổng kết: Ghi nhớ (SGK)
1. Nội dung:
Chùm ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa cho người đọc cảm nhận được tiếng lòng của người bình dân xưa: Nỗi niềm chua xót, đắng cay, lo lắng, nhớ thương, giàu tình cảm yêu thương, khao khát hạnh phúc, chung thủy, nghĩa tình.
2. Nghệ thuật:
– Hình ảnh biểu tượng ,so sánh, ẩn dụ,…
– Mô típ “Thân em”, “Trèo lên”,…
– Ngôn ngữ : giản dị, gần gũi, mộc mạc.
– Giọng điệu : nhẹ nhàng, tình cảm.

KẾT LUẬN:
Ca dao là tiếng nói tâm tình, là cuộc đời của cha ông ta dù họ sống rất xa chúng ta về thời gian, không gian nhưng lại có cùng nhịp đập, trái tim với chúng ta. Họ lưu truyền những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc vào những trang thơ. Vì thế, ta phải vận dụng tình cảm và hiểu biết về ca dao để nâng cao tầm nhìn, tầm suy nghĩ của các em. Có như thế, việc dạy ca dao mới có hiệu quả và góp phần nâng cao chất lượng môn học.
Để dạy tốt thơ ca dân gian nói chung và ca dao than thân, yệu thương, tình nghĩa nói riêng, giáo viên cần thấu hiểu  tâm hồn, nỗi niềm, tâm trạng, tấm lòng, tình cảm, cảm xúc của người bình dân xưa được thể hiện ở từng câu chữ và đặc biệt là tấm lòng say mê văn học để khám phá tinh hoa văn học  dân tộc.
Vì vậy, trong giới hạn chuyên đề này, tôi  hi vọng việc việc đổi mới phương pháp dạy học- dạy học theo chủ đề  mà bản thân đã trình bày, sẽ góp phần vào việc đổi mới  giáo dục nước nhà, đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, giúp học sinh tiếp cận, hiểu và cảm nhận được giá trị của thơ ca dân gian và tâm hồn của người bình dân xưa.
 
 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *