Câu hỏi đọc hiểu về bài thơ Ngày về – Chính Hữu

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi

Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửa

Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng

Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng

Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm

Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm

Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa

Mái đầu xanh thề mãi đến khi già

Phơi nắng gió. Và hoa ngàn cỏ dại

Nghe tiếng gọi của những người Hà Nội

Trở về, trở về, chiếm lại quê hương

  1. Đoạn thơ gợi cho anh/ chị liên tưởng tới tác phẩm nào trong chương trình ngữ văn 12 học kì 1? vì sao?
  2. Bằng kiến thức lịch sử anh/ chị hãy giới thiệu một cách ngắn gọn bối cảnh Hà Nội những năm 1946- 1947 để góp phần cắt nghĩa cho lời thơ trên
  3. Mái đầu xanh thề mãi đến khi già

Phơi nắng gió. Và hoa ngàn cỏ dại
Nghe tiếng gọi của những người Hà Nội
Trở về, trở về, chiếm lại quê hương
Từ lời thề của chiến sĩ hà thành, anh/ chị có suy nghĩ gì về ý thức sống của bản thân?
Đáp án:

  1. Đoạn thơ gợi liên tưởng đến tác phẩm “Tây Tiến” của Quang Dũng

( Nếu HS trả lời : “Đất nước ” Nguyễn Đình Thi  vẫn cho điểm)
Lí do:
+Dựa vào thời gian sáng tác : cả 2 đều dựng lại không khí chung của một thời kì lịch sử
+Dựa vào hình tượng nhân vật trữ tình :Hình ảnh những người lính trẻ mảnh đất hà thành nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc sẵn sàng lên đường đi cứu nước với tâm hồn lãng mạn hào hoa, ý chí quyết tâm sắt đá, lí tưởng sống cao đẹp; sống gắn liền với cống hiến.
2. Bối cảnh Hà Nội:
+Năm 1946 thực dân Pháp dự kiến đánh úp cơ quan kháng chiến của ta tại Hà nội, chiếm thủ đô
+Lớp lớp thanh niên Hà thành nghe theo tiếng gọi của tổ quốc tham gia tòng quân kháng chiến với tinh thần Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh
+Cách mạng Việt Nam thực hiện chiến lược vườn không nhà trống, tản cư vì kháng chiến…Chính điều này làm nên khát vọng  trở về trở về chiếm lại quê hương
3.Bài viết cần có các ý cơ bản sau:
+Luận về ý thức sống cao đẹp
-Sẵn sàng hi sinh vì lí tưởng và sự nghiệp giải phóng dân tộc
-Dám đương đầu với khó khăn thử thách
+Đặt yêu cầu về ý thức sống trong mối tương quan giữa xưa và nay, giữa thời chiến và thời bình để nhấn mạnh trách nhiệm và ý thức của thanh niên thế hệ trẻ ngày nay
-Các chiến sĩ xưa dũng cảm sả thân mình
-Thời đại ngày nay, xã hội thái bình: cần học tập rèn luyện ,phấn đấu xây dựng đất nước
-Sống bản lĩnh, kiê quyết đấu tranh loại trừ những biểu hiện tiêu cực, cảnh giác trước những âm mưu của kẻ thù
+Bài học thiết thực và chân thành của người viết.
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm :Tuyển tập bộ đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia ngữ văn
Xem thêm : Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn văn có đáp án
Xem thêm :Tổng hợp những đề thi về các tác phẩm trọng tâm lớp 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *