Cách viết đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ

VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (200 CHỮ)
CÁC DẠNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm
CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN NLXH
Yêu cầu chung:
Với thiết kế đề thi như hiện nay, nếu suy nghĩ và trả lời sâu, chắc ở phần đọc hiểu, các em sẽ rất thuận lợi khi triển khai vấn đề ở câu nghị luận xã hội. Bởi vấn đề nghị luận không thể đi chệch khỏi nội dung tư tưởng quan trọng bao trùm nhất từ văn bản đọc hiểu. Nội dung trả lời câu hỏi do đó sẽ liên quan gần như trực tiếp tới đoạn văn nghị luận xã hội. Tuy nhiên,các em cần lưu ý phương pháp làm bài:
–  Tránh kể lể, nhắc lại những chi tiết trong ngữ liệu đọc hiểu hoặc chép lại phần đọc hiểu “lắp ghép” vụng về vào đoạn nghị luận xã hội.
– Với dung lượng khoảng 200 chữ, quỹ điểm là 2 và vấn đề nghị luận đã được khai thác sâu kỹ ở phần đọc hiểu, đoạn viết nghị luận xã hội nên dành thời gian nhiều nhất là 20-25 phút, tránh lan man dài dòng ở câu hỏi này, làm ảnh hưởng tới quỹ thời gian cho câu nghị luận văn học có quỹ điểm nhiều nhất trong đề.
– Khi viết đoạn văn 200 chữ, cần chú ý trình bày đúng quy tắc một đoạn văn là không ngắt xuống dòng.
– Dung lượng an toàn của một đoạn là 2/3 tờ giấy thi, tương đương khoảng 20 dòng viết tay.
– Nên linh hoạt lựa chọn hình thức đoạn văn phù hợp, có thể là diễn giải, quy nạp, tổng phân hợp… Tuy nhiên, nên ưu tiên sự lựa chọn hình thức tổng phân hợp để tạo ấn tượng về một văn bản hoàn chỉnh, độc lập, đầy đặn.
– Cần lưu ý nguyên tắc viết đoạn, tránh kể lể bàn luận lan man trùng lặp. Phần mở đoạn và kết đoạn chỉ nên viết trong một câu ngắn gọn. Trong đó mở đoạn giới thiệu vấn đề nghị luận, thân đoạn triển khai nội dung nghị luận, kết đoạn viết về bài học cho bản thân…
– Trong phạm vi một đoạn văn ngắn, chỉ nên chọn một dẫn chứng mang tính tiêu biểu, điển hình và phù hợp làm nổi bật vấn đề nghị luận. Tuyệt đối tránh kể chuyện lan man dông dài.
Dàn ý gợi ý:
Dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
* Bàn về một vấn đề mang tính khái quát

Mở đoạn Nêu tư tưởng, đạo lí cần bàn Giới thiệu thẳng vấn đề cần bàn luận bằng một câu tổng quát
Thân đoạn Giải thích (Là gì?) Giải thích ngắn gọn nội dung tư tưởng, cách hiểu (1-2 câu)
Phân tích, chứng minh (Tại sao? Như thế nào?) Phân tích tác dụng, ý nghĩa của tư tưởng, chứng minh.
Bàn luận, mở rộng vấn đề – Lật ngược vấn đề
– Phê phán những tư tưởng, biểu hiện trái ngược
Kết đoạn Rút ra bài học nhận thức và hành động – Nhận thức ý nghĩa, tính đúng đắn, tác dụng của tư tưởng.
– Hành động.
(1-2 câu)

 
VD: Viết một đoạn văn “Tình người là sống tử tế với nhau”

Mở đoạn Nêu tư tưởng, đạo lí cần bàn Nhân loại đã sản sinh ra nhiều giá trị, chuẩn mực với mục đích làm cho xã hội trở nên văn minh hơn, trong đó có lối sống tử tế
Thân đoạn Giải thích (Là gì?) – Tử trong tử tế có nghĩa là nhỏ nhất; tế trong tử tế có nghĩa là cẩn trọng.
àTử tế trong ứng xử nghĩa là từ những điều nhỏ nhất cũng phải cẩn trọng, ý tứ.
Phân tích, chứng minh (Tại sao? Như thế nào?) – Không tuân thủ những nguyên tắc đó ta sẽ trở nên dễ dãi, không chú ý đến hành vi,cử chỉ của mình; không hiểu thói quen, tập quán,sở thích của người khác sẽ dẫn đến thất bại trong giao tiếp..
– Sống tử tế tình người sẽ trở nên ấm áp, con người sẽ trở nên tin cậy lẫn nhau.
– Con người sẽ tránh xa được sự đố kị, dối trá, oán ghét, hoài nghi, chỉ còn lại là sự chân thành, tôn trọng, đối đãi lịch thiệp với nhau…
Bàn luận, mở rộng vấn đề – Tử tế không đồng nghĩa với hạ mình.
– Phê phán những người cẩu thả, thô bạo trong cách hành xử,thiếu quan tâm đến người khác từ những việc làm nhỏ nhất.
Kết đoạn Rút ra bài học nhận thức và hành động – Tử tế là một trong những chuẩn mực có giá trị muôn thuở trong ứng xử
– Cần trau dồi nhân cách để hoàn thiện.

* Bàn về một khía cạnh của vấn đề
Nhất thiết phải giữ lại 2 phần trong gợi ý trên:
– Giải thích
– Rút ra bài học nhận thức và hành động
– Thời gian và dung lượng còn lại tập trung vào vấn đề mà đề bài yêu cầu
2.2. Dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống
* Bàn về vấn đề mang tính khái quát

Mở đoạn Nêu hiện tượng đời sống cần bàn Giới thiệu thẳng hiện tượng cần bàn luận bằng một câu tổng quát
Thân đoạn Giải thích (Là gì?) Giải thích ngắn gọn hiện tượng
Biểu hiện, thực trạng Diễn ra ntn? ở đâu? Tính phổ biến?
Phân tích nguyên nhân/ tác hại hoặc tác dụng (nếu là hiện tượng tốt) – Nguyên nhân: chủ quan, khách quan; con người;thiên nhiên…
Biện pháp khắc phục/biện pháp nhân rộng hiện tượng Giải pháp khắc phục/thực hiện việc đó ntn?
Kết đoạn Rút ra bài học nhận thức và hành động – Nhận thức tác dung/tác hại
– Hành động.

 
VD: Bàn về hiện tượng “Like là làm”

Mở đoạn Nêu hiện tượng đời sống cần bàn Giới thiệu thẳng hiện tượng cần bàn luận bằng một câu tổng quát
Thân đoạn Giải thích (Là gì?) – “Like là làm” là hình thức câu like, người đăng bài viết ra yêu cầu nếu share hoặc like đủ số lần sẽ thực hiện một việc làm nào đó: châm xăng tự đốt; tự làm việc gì đó mà người khác không hình dung tới…
Biểu hiện, thực trạng Nêu các biểu hiện cụ thể
Phân tích nguyên nhân/ tác hại hoặc tác dụng (nếu là hiện tượng tốt) – Sự lệch lạc trong suy nghĩ, muốn chơi ngông và muốn nhanh chóng nổi tiếng.
– Do đám đông vô cảm, hưởng ứng châm ngòi
Biện pháp khắc phục/biện pháp nhân rộng hiện tượng Giải pháp khắc phục/thực hiện việc đó ntn?
Kết đoạn Rút ra bài học nhận thức và hành động – Nhận thức tác dung/tác hại
– Hành động.

 
* Bàn về khía cạnh vấn đề
Nhất thiết phải có:
– Giải thích hiện tượng
– Rút ra bài học
– Thời gian và dung lượng tập trung vào yêu cầu của đề. Học sinh linh hoạt triển khai.
2.3. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong câu chuyện
Xác định vấn đề xã hội được đặt ra từ phần đọc – hiểu/hoặc câu chuyện.
– Sau đó đưa vấn đề về đúng kiểu dạng và triển khai theo dàn ý gợi ý.
Xem thêm  Nghị luận xã hội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *