Bài văn của học sinh giỏi: chứng minh nhận định về truyện ngắn

Đề bài.
Trong bàn về truyện ngắn Nhà văn Nguyễn Kiên cho rằng “một truyện ngắn hay và vừa là chứng tích của một thời, vừa là hiện thân của một chân lý giản dị của mọi thời”.
Bằng trải nghiệm về truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1945 anh chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Bài làm.
Nhà văn Thạch Lam đã từng quan niệm “đối với tôi văn chương không phải đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại văn chương là thứ khi giới thành cao và đắc lực mà chúng ta có thể vừa tố cáo và thay đổi cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sáng và phong phú hơn”. Đúng như vậy, nghệ thuật nói chung và Văn chương nói riêng tưởng chừng chỉ là cõi mơ mộng của con người về một thế giới xa xôi, huyền bí. Nhưng không, trái lại với điều ấy văn chương nghệ thuật luôn gắn bó với con người, đem đến cho họ những bài học đúng đắn, những triết lý sâu sắc. điều này càng đúng đắn hơn đối với truyện ngắn, một thể loại quan trọng, trong sáng tác văn chương. Bàn về vấn đề này nhà văn Nguyễn Kiên cho rằng, “một truyện ngắn hay và vừa là chứng tích của một thời, vừa là hiện thân của một chân lý giản dị của mọi thời”. Minh chứng rõ nhất cho ý kiến trên chính là những sáng tác truyện ngắn trong giai đoạn 1930 – 1945.
Gorki đã từng cho rằng, “văn học là nhân học”. văn học mang đến cho ta vừa là một thế giới diệu kỳ vừa đào tạo hóa vừa là những bài học sâu sắc có ý nghĩa giáo dục cao, và trước hết đó là một thế giới hiện thực của con người. Tất cả những món ăn tinh thần vô giá, “làm cho lòng người thêm trong sách và phong phú hơn”. Với truyện ngắn! Đó là “một truyện ngắn hay” nhưng Nguyễn Kiên khẳng định. Truyện ngắn đó chính là truyện ngắn có giá trị đi vào lòng người và để lại sức sống mãnh liệt. Theo Nguyễn Kiên, một truyện ngắn hay trước hết phải là “những chứng tích của một thời”. Tức là phản ánh được hiện thực của thời đại, với những vấn đề đời sống nổi cộm bức thiết nhất. Đồng thời một truyện ngắn hay phải là “hiện thân của một chân lý giản dị của mọi thời”. Ở đây Nguyễn Kiên muốn khẳng định, truyện ngắn phải thể hiện được bản chất cốt lõi của nhân sinh, những chân lý muôn đời vượt quá giới hạn của thời đại. Như vậy Ý kiến của Nguyễn Kiên nêu lên một yêu cầu quan trọng đối với nội dung truyện ngắn. Truyện ngắn là một thể loại ngắn gọn, dung lượng nhỏ nhưng lại chuyển tới một nội dung sâu rộng. Vì thế nhà văn cần biết nắm bắt, lựa chọn, phản ánh những vấn đề bản chất thông qua những chi tiết tình huống nhân vật đặc sắc.
Quan niệm về truyện ngắn của Nguyễn Kiên hoàn toàn đúng đắn, chính xác vì đã đưa dựa trên những cơ sở lý luận của truyện ngắn nói riêng và văn học nói chung. Đối với truyện ngắn, nó thường chỉ hướng tới khắc họa một hiện tượng đời sống, tái hiện một cách nhân sinh hay một lát cắt hiện thực.
Do vậy, truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện kết cấu, thường không phức tạp, có truyện diễn ra trong một khoảng thời gian, không gian hạn chế, thường chỉ xoay quanh một tình huống nhất định có tính là tính chất chủ đạo. Truyện ngắn thường chứa những chi tiết cô đúc, lối hành văn mang nhiều ẩn ý tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết. Tuy ngắn gọn, cô đọng nhưng thể loại truyện ngắn có những phẩm chất thẩm mỹ đặc trưng, tập trung vào khoảnh khắc mà ý nghĩa cuộc sống đậm đặc nhất, ngắn gọn, hàm súc và có khả năng khái quát cao thể hiện thực. Phản ánh được những vấn đề sâu của đời sống, bề sâu tư tưởng và tấm lòng của nhà văn, để sau tài năng của người nghệ sĩ ngôn từ. Bên cạnh đặc trưng riêng thì truyện ngắn cũng như nhiều thể loại khác đều mang trong nó thiên chức của văn học, hướng theo sứ mệnh của văn học, phản ánh hiện thực, nói được những vấn đề nhức nhối của con người đặc biệt là những khát vọng, ước mơ những giá trị tinh thần, có ý nghĩa với mọi thời đại.
Mang trong mình những đặc trưng căn bản đó, truyện ngắn trong giai đoạn 1930 – 1945 đã được những thành tựu rực rỡ, với nhiều tên tuổi lớn trong đó có Thạch Lam và Nam Cao. Đây là hai tác giả nổi tiếng với phong cách nghệ thuật đặc biệt. Đồng thời cũng là hai cây bút truyện ngắn xuất sắc trong giai đoạn 1930 – 1945.
Đến với Thạch Lam người đọc thưởng thức một truyện ngắn như được thưởng thức một bài thơ trữ tình, đượm buồn, rất phẩm chất của con người ông, điềm đạm, tinh tế và rất đỗi nhân hậu. Đọc truyện của Thạch Lam, người đọc giường như chỉ thấy có phẩm chất, mà dường như không hành động, bởi khác với các nhà văn khác, đi miêu tả, chú ý nhiều đến dáng vẻ bên ngoài, thì tài năng chủ yếu khai thác thế giới nội tâm bên trong, đi sâu vào suy nghĩ của nhân vật, khiến người đọc mang những cảm giác bâng khuâng, khó tả. Nhưng khác với Thạch Lam, đi theo con đường lãng mạn, khai thác nội tâm nhân vật, thì nam cao lại là nhà văn hiện thực chủ nghĩa xuất sắc. Ngòi bút của ông luôn hướng về cuộc sống của con người “thấp cổ bé họng” trong xã hội cũ, với một giọng điệu vừa tỉnh táo sắc lạnh, nhưng bên trong thì nặng trĩu sự suy tư, yêu thương.
Không những vậy đọc đoạn văn Nam Cao, Người đọc như cũng sống với nhân vật, phẩn giá cùng nỗi đau về vật chất, cũng như tinh thần, cuối cùng dẫn đến cái chết không sao tránh khỏi. Không êm đềm như Thạch Lam, Mam cao đến với văn chương bằng ngòi bút luôn luôn dậy sóng, dữ dội và dồn dập. Vì vậy, tuy viết cùng thời nhưng truyện ngắn của hai người lại khác nhau, nhưng đều là “truyện ngắn hay” bởi những giá trị của nó đem lại. Tiêu biểu trong sáng tác của hai loại bút, tài năng đó chính là truyện ngắn “Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam và “Chí Phèo” của Nam Cao.
Pus kin đã từng quan niệm, “văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực xã hội”. Đúng như vậy! Văn học nghệ thuật luôn phản ánh hiện thực trên một phạm vi rộng, nhưng đều được xét về phía quan hệ thẩm mỹ với con người. Điều này càng đúng đắn với truyện ngắn, đặc biệt giai đoạn 1930 – 1945 hiện thực cuộc sống được phản ánh trong truyện chính là cánh cửa đưa chúng ta về với cuộc sống, với con người lúc đó. Đọc “hai đứa trẻ” của Thạch Lam, tác giả đã phản ánh đến người đọc một cách chân thực cảnh phố huyện nghèo, một miền đất, một miền đời bị lãng quên. Thạch Lam đã đưa đến cho độc giả thấy cái nghèo về vật chất, cái đói rách hiện hữu qua mỗi dòng chữ. Gọi là một phố huyện nhưng không đủ tiền mua một bát phở. Thậm chí, còn không đủ để mua một bánh xà phòng. Một phố huyện mang theo cái nghèo bủa vây, rách nát, từ con người cho đến cả đồ vật, cái nghèo đeo đẳng bám theo không gian, thời gian và làm trĩu nặng lòng người. Không chỉ vậy, cuộc sống của người dân nơi Phố huyện được Thạch Lam nhắc đến không chỉ nghèo về vật chất, mà còn trống rỗng về cảm xúc, tinh thần. Họ phải sống một cuộc đời mòn mỏi, tù túng, cầm chừng, giam hãm mình trong cái “ao đời phẳng lặng”. Diễn một màn kịch mà động tác cũng như nhân vật không bao giờ thay đổi, cứ thế Thạch Lam đã cho độc giả thấy được mọi thứ diễn ra trong xã hội lúc bấy giờ, nó là một xã hội phẳng lặng, một miền quê quên lãng, với những mảnh đời quên lãng.
Hãy đến với “Chí Phèo” chứng tích mà Nam Cao thể hiện qua đây chính là việc ông đã phản ánh được các mối quan hệ phức tạp ở nông thôn trước cách mạng, đồng thời thể hiện quy luật ở nước ta thời Pháp thuộc, người dân lương thiện bị xã hội xô đẩy vào con đường cùng, trở thành lưu manh hóa, bần cùng hóa, thành một con quỷ dữ và không thể quay lại làm người được nữa. Tất cả những điều nói trên, được thể hiện qua cuộc đời đầy đau thương, bi kịch của Chí Phèo. Sinh ra vốn là một đứa trẻ bị bỏ rơi bên cái lò gạch cũ, trần truồng và sáng nhất, Chí Phèo được anh đi thả ông luôn nhặt về nuôi, sau đó rồi truyền tay dân làng. Chí Phèo lớn lên khỏe mạnh, tự làm nuôi thân, có ước mơ, có lòng tự trọng. Nhưng do cái ghen vô cớ lão cáo già bá kiến đã đẩy anh vào tù. Với sự ngạo mạn của nhà tù thực dân, Chí Phèo sau bẩy, tám năm đi tù về khác hẳn, hẳn đã trở thành một con vật lạ, một con quỷ dữ bị dân làng xa lánh. Gặp Thị Nở, Chí Phèo khát khao hoàn lương, nhưng định kiến không cho phép, hắn đã chết ngay trên ngưỡng cửa về với lương thiện. Hiện thực đó được Nam Cao diễn tả đến đau lòng, bởi không chỉ mình Chí Phèo mà đó còn là căn bệnh của những người nông dân “thấp cổ bé họng” trong xã hội cũ. Càng đọc hiện thực lại càng rõ ràng, càng cay nghiệt hơn trước mắt người đọc.
Thế nhưng, một truyện ngắn hay đâu chỉ có vậy! Một truyện ngắn hay ngoài là “chứng tích” của một thời, nó còn là “hiện thân của một chân lý giản dị của mọi thời”. Đọc xong một truyện ngắn, gấp lại một quyển sách, những bản chất của vấn đề, tình cảm của tác giả cứ ám ảnh người đọc mãi, thì đó mới là chuyện ngắn hay. Điều này thể hiện rất rõ qua “hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Đến với truyện ngắn này, ta bắt gặp tình cảm sâu đậm của nhà văn dành cho những kiếp sống mòn mỏi, bế tắc vô danh chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội. Cuộc sống của họ cứ diễn ra như đã được biên soạn sẵn, cứ ngày ngày chị tí lại dọn hàng, bác siêu lại gánh phở đi bán, bác xẩm lại ngồi cùng với gia đình trên mảnh chiếu rách, chị em Liên lại thu xếp hàng hóa… mọi thứ cứ như vậy diễn ra đừng ấy con người, sống một cuộc đời leo lét, như ngọn đèn của chị tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ.
Nhà thơ Huy Cận đã từng viết.
“Quanh quẩn mãi chỉ vài ba dáng điệu,
Tới hay lui cũng từng nấy mặt người”.
Con mắt yêu thương của Liên cũng chính là của Thạch Lam, một nhà văn điềm đạm, tinh tế, đôn hậu trên từng trang viết.
“Hai đứa trẻ”, là một bức tranh buồn, trong bức tranh đó con người như đang cầm chừng tồn tại chứ không phải là sống. Chính vì vậy, qua bức tranh ấy, Thạch Lam đồng thời đã rung lên tiếng chuông cảnh tỉnh những con người nhỏ bé, vô danh nhưng đừng vô nghĩa, nhà văn đòi quyền sống cho những con người nhỏ bé, vô danh có ý nghĩa. Cuộc sống như ở phố huyện kia không biết đã dìm chết biết bao mơ ước, bao hi vọng của con người, thậm chí ngay cả những tâm hồn vô tư như Liên. Thế nhưng con người luôn phải làm chủ hoàn cảnh, làm chủ bản thân, phải sống có ý nghĩa, chiến thắng hoàn cảnh. Chắc có lẽ đó là lý do Thạch Lam đã gửi gắm đến cho người đọc thiên truyện này.
Cũng như bao nhà văn khác, chân lý giản dị mà Thạch Lam còn muốn gửi gắm đó là sự khẳng định đề cao khát vọng cuộc sống, hạnh phúc, có ý nghĩa khát vọng thay đổi cuộc đời. Hình ảnh đoàn tàu đã đáp ứng được điều đó. Hằng đêm con tàu bắt đầu từ Hà Nội đi đến phố huyện. Mang theo những âm thanh, ánh sáng, hình ảnh khác lạ. Đó là thứ âm thanh sôi động, náo nhiệt, đó là ánh sáng xanh biếc như ma chơi khi ở xa, còn khi lại gần thì rực rỡ. Đó hình ảnh của hành khách đông vui, nhộn nhịp của đồng và kèn lấp lánh. Đoàn tàu như mang một thế giới khác đi qua, sáng sủa hơn và sôi động hơn đến phố huyện tăm tối, buồn tẻ. Qua những tưởng tượng tình cảm của Thạch Lam, không những ta nhận ra được những bài học sâu sắc, những triết lý đúng đắn, mà ta còn thấy được bước phát triển của tư tưởng nhân đạo trong văn học. Đó là sự thức tỉnh của ý thức cá nhân, con người đã ý thức được ý nghĩa của cuộc sống cá nhân, sự tồn tại của cá nhân trong cuộc sống. Chính vì điều này, mà Thạch Lam mới hướng ngòi bút đến những con người nhỏ bé, vô danh, khẳng định cuộc sống của họ mà “hai đứa trẻ” là một “truyện ngắn hay” minh chứng cho điều đó.
Nếu như “hai đứa trẻ”, là tình cảm xót thương của Thạch Lam dành cho những kiếp người vô danh trong xã hội, thì “chí phèo” lại là sự đồng cảm với những nỗi khổ đau bị đẩy đoạn, và lăng nhục của người nông dân. Đây chính là điều mà làm nên “chân lý giản dị” mà Nam Cao gửi gắm cho bạn đọc. Khí sinh ra vốn là một đứa trẻ bị bỏ rơi, lớn lên trong khó khăn, thiếu thốn vẫn là người lương thiện. Thế mà chỉ vì một cơn ghen vô cớ, bá kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù. Sau khi ra tù Chí Phèo đã hoàn toàn biến đổi, từ một người hiền lành giờ trông như một thằng răng đá, “cái đầu thì trọc lóc, cái răng cao trắng hớn, cái mặt đen mà rất câng câng, trên người chạm trổ những nét rồng, phượng với ông lính cầm trùy trông gớm chết…”. Không chỉ nhân hình biến dạng, mà nhân tính cũng bị nhuộm đen, “hắn vừa về hôm trước, hôm sau đã uống rượu ở quán thịt chó từ trưa đến chiều”, hăn sống bằng ăn vạ, sống làm tay sai cho bá kiến người đã đẩy hắn đi vào tù. Từ đó trở đi hắn sống bằng máu và nước mắt của bao người dân vô tội, người đã nuôi nấng hắn. Giống như sau tội ác của Chí Phèo là những giọt nước mắt của nam cao trước quy luật đáng sợ của xã hội xưa, muốn tồn tại phải lưu manh, muốn lương thiện thì phải chết.
Thế nhưng, nam cao không để cho Chí Phèo chuyển sâu xuống đáy cùng của một con quỷ dữ. Ông đã nhận được Chí Phèo và phát hiện ra được những bản chất tốt đẹp của Chí Phèo bằng tình thương của Thị Nở. Cũng qua đây ta thấy được một chân lý giản dị mà Nam Cao muốn gửi gắm nữa, đó chính là sức mạnh của tình yêu. Tình yêu đó có thể do sức mạnh mở đường sống và hạnh phúc. Tình người, có sức mạnh hơn bất cứ thứ bạo lực nhà tù nào. Để tạo lên một con quỷ dữ Chí Phèo, nhà tù phải mất bẩy, tám năm trời, nhưng để biến Chí Phèo thành một con người bình thường, Thị Nở chỉ cần có vài ngày ngắn ngủi. Gặp Thị Nở tại bụi chuối trong một đêm trăng sáng, ăn nằm với Thị Nở sáng hôm sau Chí Phèo tỉnh dậy với một trạng thái lo sợ, nhưng cảm nhận được hết những gì mà bấy lâu nay hắn không nhận ra. Anh khao khát được sống một cuộc sống lương thiện, thậm chí mong ước đó còn cao hơn cả tính mạng. Nhưng sau đó bị Thị Nở từ chối đến phũ phàng, cánh cửa về với lương thiện bị đóng lại, Chí Phèo đã chết trong tuyệt vọng. Từ cái chết đó hé ra luồng sáng yêu thương và cảm động, thể hiện niềm tin vào sự nỗ lực của con người. Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa trở về với cuộc đời, chết trong niềm đau thương lớn lao vì khát khao mãnh liệt muốn được sống làm người, chứ không cam tâm quay lại làm kiếp thú vật.
Cũng qua Chí Phèo, Nam Cao đã vạch trần được bản chất của xã hội, đó cũng được xem là một chân lý hiện thực góp phần làm cho “Chí Phèo” trở thành một truyện ngắn hay. Nam Cao đã lên án, tố cáo tội ác của chế độ thực dân nửa phong kiến, đã đàn áp và bóc lột nhân dân lao động một cách tàn bạo. Cái thế “quần ngư tranh thực” ở làng Vũ Đại cũng chính là những mối quan hệ của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng.
“Hai đứa trẻ” của Thạch Lam và “Chí Phèo” của Nam Cao là hai tác phẩm truyện ngắn hay, do nó đã đáp ứng được những yêu cầu mà nhà văn Nguyễn Kiên đặt ra ở đó là “chứng tích của một thời”, và “hiện thân của một chân lý giản dị của mọi thời”. Đọc hết truyện ngắn này, ta như đều bắt gặp một nỗi buồn gì đó rất riêng, và cũng rất chung, cùng với đó ta bắt gặp tấm lòng của hai nhà văn, và những tư tưởng triết lý của muôn nhà, muôn đời. Không chỉ đặt ra yêu cầu đối với truyện ngắn, ý kiến của nhà văn Nguyễn Kiên còn đặt ra yêu cầu đối với người cầm bút và độc giả. Đối với người cầm bút phải không ngừng mài dũa tài năng, khổ luyện trong lao động chữ nghĩa gắn bó sâu sắc với cuộc đời và con người. Đối với độc giả, để có thể tiếp nhận, khám phá được bê sâu tác phẩm, độc là phải sống hết mình với tác phẩm. Tích cực đồng sáng tạo với nhà văn.
Sautriacop Sêđrin đã từng quan niệm, “nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Văn chương nói riêng, và nghệ thuật nói chung luôn luôn là người bạn tri kỷ của con người cho tới ngày tận thế. Điều này càng đúng hơn với truyện ngắn, khi nó vừa là tấm gương soi phản ánh chân thực, hiện thực được xem như là chứng tích một thời, cùng với đó là những “chân lý giản dị”, mà nhà văn muốn gửi gắm đến với người đọc.
Có lẽ vì vậy mà giá trị của truyện ngắn thời kỳ 1930 – 1945 nói chung và hai truyện ngắn “hai đứa trẻ” và “Chí Phèo” nói riêng sẽ còn mãi với thời gian, đến với độc giả cả hôm nay và mai sau./.
Xem thêm : CHÍ PHÈO
HAI ĐỨA TRẺ

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *