Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử

Có ý kiến cho rằng: “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử có cả tâm cảnh và phong cảnh .Em  hãy làm rõ nhận định trên.
Định hướng cách làm : Đây là dạng đề nghị luận ý kiến bàn về văn học, các em cần làm theo 2 bước :
Bước 1 : Giải thích nhận định
Bước 2 : Bàn bạc, Chứng minh nhận định ( lấy dẫn chứng trong tác phẩm )
Các em có thể đọc bài viết hướng dẫn này trước nhé :

Nghị luận về ý kiến bàn về văn học

Dàn ý :

Mở bài :

+ Giới thiệu Hàn Mặc Tử và bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

+ Trích dẫn nhận định : Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử có cả tâm cảnh và phong cảnh

Mở bài tham khảo : Vĩ Dạ – một làng quê thanh bình nằm bên bờ Hương Giang, thuộc ngoại vi thành phố Huế. Vĩ Dạ đẹp với những con đò thơ mộng, những mảnh vườn xanh tươi bốn mùa, sum sê hoa trái, những ngôi nhà xinh xắn thấp thoáng ẩn hiện sau hàng cau. Thôn Vĩ Dạ đẹp nên thơ, Hàn Mặc Tử đã dành cho nơi đây vần thơ đẹp nhất với tất cả lòng tha thiết mến thương. Bài thơ ” Đây thôn Vĩ Dạ”  là tiếng lòng của một thi sĩ tha thiết yêu cảnh, yêu đời. Bởi vậy có ai đó cho rằng : Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử có cả tâm cảnh và phong cảnh.

Thân bài :

1. Giải thích :

+ Tâm cảnh : Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, đồng thời giãi bày một nỗi niềm bâng khuâng, một khao khát về hạnh phúc của thi sĩ đa tình, có nhiều duyên nợ với cảnh và con người Vĩ Dạ.

+Phong cảnh :Bài thơ là bức tranh đẹp về  thiên nhiên xứ Huế, cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, con người xứ Huế duyên dáng, phúc hậu, Thiên nhiên và con người xứ Huế hài hoà trong vẻ đẹp nên thơ.

2. Bình luận, chứng minh nhận định :

 Em có thể chứng minh theo 2 cách : bổ dọc hoặc bổ ngang bài thơ

+ Lần lượt triển khai theo 2 luận điểm :Tâm cảnhPhong cảnh   trong bài thơ

+Cách 2 :lần lượt phân tích các khổ thơ để làm nổi bật bức tranh phong cảnh và tâm cảnh.

Làm cách nào cũng được, miễn là nổi bật được vấn đề nghị luận.

Admin hướng dẫn em làm theo cách thứ 2:

Khổ 1 : Cảnh thôn Vĩ lúc bình minh với những ngọn cau, tàu cau ngời lên màu nắng mới, “nắng mới lên” rực rỡ.  Hàng cau cao vút là hình ảnh thân thuộc thôn Vĩ Dạ từ bao đời nay. . Nhà thơ trầm trồ thốt lên khi đứng trước một màu xanh vườn tược thôn Vĩ Giạ: “vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Sương đêm ướt đẫm cây cỏ hoa lá. Màu xanh mỡ màng, non tơ ngời lên, bóng lên dưới ánh mai hồng, trông “mượt quá” một màu xanh như ngọc bích. Đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hoà, con người cần cù chăm bón mới có “màu xanh như ngọc” ấy. Thiên nhiên rạo rực, trẻ trung và đầy sức sống. Con người thôn Vĩ xuất hiện kín đáo, dịu dàng, vừa duyên dáng vừa phúc hậu ( phân tích… ).

+ Nghệ thuật : điệp từ ” nắng”, so sánh ” xanh như ngọc” và tính tứ ” mướt” ->> khắc hoạ hình ảnh thôn Vĩ tươi tắn, sinh động, sang trọng, đầy sức sống.

+ Tâm cảnh: thể hiện ở câu hỏi tu từ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?”

Câu hỏi khắc khoải, như lời tâm sự của nhà thơ với chính mình , bộc lộ ao ước thầm kín được trở về thôn Vĩ ->> Câu hỏi tu từ là một cái cớ để khơi dậy trong tâm hồn nhà thơ bao kỉ niệm sâu sắc , bao hình ảnh đẹp đẽ về xứa Huế .

Cảm xúc của tác giả bộc lộ kín đáo qua đoạn thơ : phải là người yêu tha thiết xứ Huế, gắn bó sâu sắc với thôn Vĩ , niềm khao khát được trở lại thôn Vĩ mới có được trong tâm trí những hình ảnh sinh động và đẹp đẽ như thế. ( Lưu ý : cảnh xứ Huế được hiện lên trong tâm tưởng, trong hoài niệm  chứ không phải được ngắm nhìn trực tiếp ).

Khổ 2 : Cảnh thôn Vĩ trong đêm trăng thơ mộng, huyền ảo: có gió , mây, dòng nước, hoa bắp ( hoa ngô đồng ) khẽ lay động trong gió, có con thuyền và dòng sông trăng huyền ảo… ( phân tích )

+ Nghệ thuật : Đối : Gió theo lối gió- mây đường mây

Nhân hoá : dòng nước buồn thiu

Câu hỏi tu từ : thuyền ai…?

Tâm cảnh : Giọng thơ nhẹ nhàng, thoáng buồn.Gió mây đôi ngả như mối tình nhà thơ, tưởng gần đấy mà xa vời, cách trở. Dòng Hương Giang êm trôi lờ lững, trong tâm tưởng thi nhân trở nên “buồn thiu”, nhiều bâng khuâng, man mác.Tâm hồn nhà thơ xao xuyến khi nhìn sông trăng và con thuyền. . Câu thơ gợi tả một hồn thơ đang rung động trước vẻ đẹp hữu tình của xứ Huế miền Trung, nói lên một tình yêu kín đáo, dịu dàng, thơ mộng và thoáng buồn.

Khổ 3 : Cảnh vừa thực vừa mơ : xứ Huế nhạt nhoà trong làn sương khói, người thiếu nữ Huế thoáng hiện, kín đáo và duyên dáng trong màu áo trắng tinh khôi.
Nghệ thuật : Điệp ” Khách đường xa”, câu hỏi tu từ cuối bài thơ ” Ai biết tình ai có đậm đà? ” ->> vừa thể hiện phong cảnh, vừa khắc hoạ tâm cảnh

Tâm cảnh :Con người mà nhà thơ nói đến là con người xa vắng, trong hoài niệm bâng khuâng. Em đẹp dịu dàng, duyên dáng, nhưng khó nắm bắt, khó chiếm lĩnh quá, em ngay càng trở nên xa vời, nhạt nhoà trong sương khói .

–>>Nhà thơ luôn cảm thấy mình hụt hẫng, chơi với trước một mối tình đơn phương mộng ảo. Một chút hi vọng mong manh mà tha thiết như đang nhạt nhoà và mờ đi cùng sương khói.

->>Nỗi trăn trở, dằn vặt trong lòng, nỗi cô đơn trống vắng, niềm khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi…

Tóm lại : Bài thơ là bức trang đẹp về thiên nhiên xứ Huế, đồng thời là tiếng lòng của một hồn thơ luôn tha thiết yêu đời, yêu người.

Nhận xét chung về nghệ thuật : Bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng… ( khái quát những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ)

Kết luận : Đánh giá chung về bài thơ, khẳng định ý kiến trên.

Các em m có thể tham khảo thêm bài viết này nhé http://vanhay.edu.vn/day-thon-vi-da-han-mac-tu

Xem thêm: Tuyển tập đề thi về các tác phẩm lớp 11

Tuyển tập đề thi về Đây thôn Vĩ Dạ

17 bình luận trong “Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử

  1. Dạ, em chào cô ạ! Trước hết là em muốn cám ơn cô vì đã tạo ra một website bổ ích thế này đẩ cung cấp cho chúng em những tài liệu, những hiểu biết mới phục vụ cho việc học! Cô ơi, em muốn hỏi là trong khi phân tích thơ trung đại thì ta nên phân tích theo phiên âm hay dịch nghĩa? Và giả sử một bài có nhiều câu, thì ta có quyền chỉ phân tích một vài câu tiêu biểu để làm mà ko cần nhắc đến mấy câu 0 quan trọng ko ạ? Dạ, nhờ cô vui lòng giải đáp những thắc mắc của em ạ! Cảm ơn cô rất nhiều!

    1. Thơ trung đại viết bằng chữ Hán , các em được học bản phiên âm, dịch thơ, dịch nghĩa. Phiên âm là bản thể hiện đúng nhất nội dung, nghệ thuật của văn bản. Khi phân tích thơ cần bám sát phần phiên âm nhé ! Còn dịch nghĩa chỉ là căn cứ để tìm hiểu văn bản.
      Bài thơ có nhiều câu, mỗi câu đều chứa đựng nội dung và giá trị nghệ thuật, không thể phân tích câu này mà bỏ câu kia được. Tuỳ thuộc yêu cầu của đề mà mình chọn phân tích kĩ những câu trọng tâm để làm nổi bật vấn đề nghị luận em nhé. Khi phân tích thơ cần chú ý bám sát từ ngữ, những hình ảnh, những biện pháp tu từ

    2. Cô lấy một ví dụ cho em dễ hình dung nhé : ví dụ đề bài yêu cầu cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên trong bài thơ chiều tối của HCM thì mình phân tích kĩ hai câu đầu. còn hai câu cuối chỉ nói sơ qua. Nếu đề bài yêu cầu cảm nhận của em về bài thơ chiều tối, thì phân tích cả bài nhé. như vậy không thể nói câu nào quan trọng, câu nào không

  2. Dạ, em hiểu rồi, cám ơn cô rất nhiều ạ. Cô ơi, cô có thể giúp em giải đề này không cô?
    Nhà văn Lỗ Tấn cho rằng : “trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi lại mãi thì thành đường thôi”. Còn một nhà thơ người Mĩ Robert frost thì lại nói: “Trong rường có nhiều lối đ
    Và rôi chọn lối đi không có dấu chân người”. Theo em, em sẽ chọn con đường như thế nào để đi? Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về sự lựa chọn ấy.
    Cô ơi,với cái đề này người ta kêu mình chọn 1 trong 2 cách hay cách riêng ở ngoài vậy cô, em chưa hiểu. Và khi làm, em đã sơ ý chọn con đường của nhà văn lỗ tấn vậy là đúng hay sai vậy cô? Cô vui lòng giải đáp giùm em nhé! Cảm ơn cô ạ!

    1. trong hai ý kiến ấy, mình có thể chọn 1 nhé.
      Ý kiến của Lỗ Tấn : đi theo con đường mòn, tức là theo số đông, làm theo những gì mà người khác đã làm
      Ý kiến của nhà văn Mĩ : lựa chọn lối đi cho riêng mình, tức là đề cao sự sáng tạo của cá nhân
      Mình nên chọn con đường thứ hai, vì nó đúng đắn hơn. Làm như em sẽ không được điểm cao đâu

  3. Ôi do em quá sơ ý mà, nhưng em rất cảm ơn cô vì đã cho em những ý kiến chân thành nhất để em ngày một tiến bộ ạ! Dạ, em cảm ơn cô rất nhiều!

  4. Cô ơi còn việc này nữa ạ,một người bạn thi chung với em , tuy nhiên bạn ấy không chọn 1 trong 2 cách mà chọn theo suy nghĩ về một con đường riêng của bạn. Vậy em muốn biết là bạn ấy làm như thế có đúng 0 ạ? Nếu vậy, bạn ấy có thể đạt điểm cao ko ạ?

    1. Bạn có thể chọn con đường đi cho riêng mình, ví dụ :mình có thể chọn con đường của Lỗ Tấn, trong trường hợp con đường người ta đã đi qua và đã đạt được thành công, thì mình nên đi theo và học hỏi kinh nghiệm
      Nhưng không nên phụ thuộc vào người khác, mình nên có chính kiến, quan điểm và sáng tạo trong cuộc sống. có thể chọn lối đi cho riêng mình, nhưng lối đi ấy phải đúng đắn và phù hợp. chứ ko phải 1 mình 1 kiểu, ko phải là lập dị
      Huyền Trang đã hiểu chưa ?

  5. Dạ, vậy là em hiểu vấn đề của mình nằm ở đâu rồi ạ! Em xin lỗi cô vì thời gian qua đã làm phiền cô chỉ vì vấn đề riêng của em. Dạ. Em cảm ơn cô một lần nữa ạ. Em chào cô ạ!

  6. Cô có thể cho em một vài nhận định về nhà thơ hàn mặc tử và bài thơ đây thôn vĩ dạ được không ạ? Em cảm ơn cô nhiều.

  7. Cô giúp e đề này dk ko ạ
    Bàn về bài thơ Tràng Giang của Huy Cận,có ý kiến cho rằng:”Tràng giang là niềm khắc khoải không gian,là nỗi buồn mênh mang của con người khi nhận ra cái hữu hạn của đời mình trước đất trời bao la, vô tận”. Lại có ý kiến cho rằng:”Tràng giang là bài thơ ca ngợi non sông đất nước,do đó dọn đường cho lòng yêu non sông đất nước”. Bằng việc cảm nhận bài thơ,anh(chị) hãy bình luận những ý kiến trên

  8. Cô có thể giúp em đề này được không ạ
    “Đây thôn Vĩ Dạ vừa là bức tranh thiên nhiên căng tràn nhựa sống vừa là bức tranh tâm trạng của con người”
    Hãy làm sáng tỏ nhận định trên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *