Tài liệu tích hợp liên môn :Chủ đề Giáo dục địa phương,Danh nhân Trương Hán Siêu và tác phẩm Phú sông Bạch Đằng

Tài liệu tích hợp liên môn :Chủ đề Giáo dục địa phương,Danh nhân Trương Hán Siêu và tác phẩm Phú sông Bạch Đằng

Chủ đề: Giáo dục địa phương: 

Danh nhân Trương Hán Siêu và tác phẩm Phú sông Bạch Đằng.

Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
– Có những hiểu biết về thời đại nhà Trần, cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông; vai trò của Ninh Bình trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông; cuộc đời và sự nghiệp của Trương Hán Siêu, đóng góp với đất nước.
– Nắm được những nội dung cơ bản của tác phẩm “Phú sông Bạch Đằng”: suy ngẫm về lịch sử; tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, tự hào về lịch sử; khẳng định vai trò của con người trong lịch sử. Nắm được đặc trưng của thể loại phú.
– Rèn kĩ năng làm văn thuyết minh.
– Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng phân tích, tổng hợp, thuyết trình.
– Bồi đắp tình yêu, trách nhiệm với quê hương đất nước; ý thức nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
Nội dung tích hợp liên môn:
– Lịch sử: Lịch sử 7, bài 13: Nước Đại Việt thế kỉ XIII; Lịch sử 7, bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên – Mông xâm lược; Lịch sử 10, bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỉ X-XV.
– Tiếng Anh: Tiếng Anh 10, bài 8, tiết 7: Thuyết trình về một số khía cạnh văn hoá của Việt Nam
– Ngữ văn: Ngữ văn 10, bài: Phú sông Bạch Đằng.
C.Cấu trúc bài học:

  1. Bối cảnh lịch sử, thời đại.
  2. Sơ lược về triều đại nhà Trần và cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông.
  3. Vai trò của quê hương Ninh Bình trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông.
  4. Cuộc đời, sự nghiệp của Trương Hán Siêu

III. Tác phẩm Phú sông Bạch Đằng.

  1. Sông Bạch Đằng trong văn thơ trung đại:
  2. Hoàn cảnh sáng tác bài Phú sông Bạch Đằng.
  3. Nội dung bài phú:
  4. Hình tượng nhân vật khách:
  5. Câu chuyện của các bô lão.
  6. Lời ca của các bô lão, của khách
  7. Tổng kết:
  8. Ý nghĩa, giá trị của bài Phú sông Bạch Đằng.
  9. Bài học rút ra:
  10. Thời lượng: 03 tiết (02 tiết Phú sông Bạch Đằng + 01 tiết Tiếng Anh Thuyết trình về một vấn đề văn hoá Việt Nam.)
  11. Cách thức tổ chức và phương pháp dạy học:

Dạy học theo dự án kết hợp dạy học theo nhóm và dạy học truyền thống
– GV chia nhóm, giao công việc, hướng dẫn HS làm việc.
– HS làm việc theo nhóm, tìm kiếm, thu thập thông tin, tổng hợp, viết báo cáo (dạng powerpoint) và trình bày sản phẩm.
– GV chia nhóm HS trong tiết học, đưa ra câu hỏi gợi ý, HS thảo luận, trình bày.
– GV bổ sung, nhận xét, chốt lại kiến thức.
– Phát vấn – đàm thoại trong các câu hỏi liên hệ, mở rộng.
Tiến trình dạy học
Tiết 1:
Hoạt động 1: Xác định chủ đề. (20 phút)
Tiểu chủ đề 1: Một thời đại hào hùng (Sơ lược về triều đại nhà Trần và cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông xâm lược, đặc biệt là chiến công trên sông Bạch Đằng – Hoàn cảnh lịch sử gắn với cuộc đời của Trương Hán Siêu)
Tiểu chủ đề 2: Vai trò của Ninh Bình trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông xâm lược.
Tiểu chủ đề 3: Người con ưu tú của đất Ninh Bình (cuộc đời và sự nghiệp của Trương Hán Siêu)
Tiểu chủ đề 4: Thể loại phú, các tác phẩm thơ ca viết về sông Bạch Đằng, hoàn cảnh sáng tác bài Phú sông Bạch Đằng.
Tiểu chủ đề 5: Hình tượng nhân vật “khách” trong bài Phú sông Bạch Đằng: khát vọng và tâm sự.
Tiểu chủ đề 6: Câu chuyện của các bô lão và ý nghĩa của các bài ca trong bài Phú sông Bạch Đằng.
Hoạt động 2: Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc (25 phút)
Hình thức: theo nhóm
Kĩ thuật: tổ chức nhóm.
*Xây dựng đề cương:
– Các nhóm dưới sự hướng dẫn của GV sẽ cùng xây dựng phác thảo đề cương các vấn đề cần giải quyết đối với từng chủ đề. HS cùng nhóm thảo luận, thống nhất đề cương.
Tiểu chủ đề 1: Một thời đại hào hùng. Vận dụng lí thuyết văn thuyết minh để xây dựng bài thuyết trình về:
+ Sơ lược về thời đại nhà Trần: thời gian tồn tại, các đời vua, những đóng góp.
+ Sơ lược về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông: đã diễn ra mấy lần, ở đâu, kết quả, ý nghĩa; trận chiến trên sông Bạch Đằng đã diễn ra như thế nào: tại sao chọn sông Bạch Đằng, kết quả, nguyên nhân thắng lợi.
+ Bối cảnh thời đại có ảnh hưởng như thế nào đến con người Trương Hán Siêu?
+ Chiến thắng của nhà Trần gợi suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân với đất nước?  (Khuyến khích thể hiện nhận thức của bản thân bằng một vài bức tranh với chủ đề “Chung tay xây dựng, bảo vệ Tổ quốc”)
Tiểu chủ đề 2: Vai trò của Ninh Bình trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông. Vận dụng lí thuyết văn thuyết minh xây dựng bài thuyết trình về:
+ Vị trí địa lí của Ninh Bình trong thời kì kháng chiến chống quân Nguyên-Mông.
+ Những đóng góp của Ninh Bình trong cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông.
+ Ảnh hưởng của quê hương Ninh Bình đến con người Trương Hán Siêu.
+ Mảnh đất Ninh Bình anh hùng gợi suy nghĩ gì về trách nhiệm của mỗi người với quê hương.
Tiểu chủ đề 3: Người con ưu tú của đất Ninh Bình. Vận dụng lí thuyết văn thuyết minh và kiến thức Tiếng Anh để xây dựng bài thuyết trình (bằng Tiếng Việt và tiếng Anh) về:
+ Quê hương, gia đình của Trương Hán Siêu. Con đường học hành, đỗ đạt của Trương Hán Siêu.
+ Đóng góp của Trương Hán Siêu trong sự nghiệp chống xâm lược; đóng góp của Trương Hán Siêu với nền văn học nước nhà.
+ Sự ghi nhận và tưởng nhớ của nhân dân Ninh Bình đối với Trương Hán Siêu.
(Đi thực tế tại đền thờ Trương Hán Siêu và trường THCS Trương Hán Siêu– Thành phố Ninh Bình).
+ Cuộc đời Trương Hán Siêu giúp em có được những bài học gì?
Tiểu chủ đề 4: Thể loại phú, sáng tác về sông Bạch Đằng và hoàn cảnh ra đời của bài Phú sông Bạch Đằng. Vận dụng lí thuyết văn thuyết minh để xây dựng bài thuyết trình về:
+ Khái niệm, đặc trưng của thể loại phú.
+ Sưu tầm các sáng tác về sông Bạch Đằng trong văn học trung đại.
+ Hoàn cảnh ra đời của bài Phú sông Bạch Đằng. Hoàn cảnh ấy giúp người đọc hiểu thêm gì về nội dung bài phú.
Tiểu chủ đề 5: Hình tượng nhân vật “khách” trong bài Phú sông Bạch Đằng: khát vọng và tâm sự tập trung vào các vấn đề sau:
+ Nhân vật “khách” trong thể phú thường là nhân vật như thế nào?
+ Liệt kê các hình ảnh xuất hiện trong đoạn mở đầu? Từ đó nhận xét về không gian, thời gian trong đoạn mở đầu? Các hình ảnh này là hình ảnh tượng trưng, ước lệ hay tả thực? Hé mở điều gì về tâm hồn của nhân vật khách?
+ “Khách” đi để thưởng ngoạn, ham vui hay còn nhằm mục đích gì khác? Câu nào thể hiện điều đó? (trích dẫn cụ thể và sử dụng kiến thức lịch sử để giải thích về nhân vật được nhắc đến trong câu)
+ Trong đoạn thơ nói về việc khách đến thăm sông Bạch Đằng, hãy so sánh hệ thống hình ảnh của đoạn thơ này với đoạn trước (tượng trưng, ước lệ hay tả thực)? Bức tranh thiên nhiên ở đây hiện lên như thế nào?
+ Tìm các từ ngữ, các câu thể hiện tâm trạng của nhân vật “khách”? Tâm trạng đó là gì? Hãy dùng những kiến thức về cuộc đời Trương Hán Siêu để cắt nghĩa, lí giải tâm trạng đó.
+ Tâm trạng của “khách” cho thấy “khách” là người như thế nào?
(Khuyến khích minh hoạ cảm nhận về nhân vật khách thể hiện bằng tranh)
Tiểu chủ đề 6: Câu chuyện của các bô lão và ý nghĩa các bài ca tập trung vào những vấn đề sau:
+ Nhân vật các bô lão xuất hiện vào thời khắc nào? Tạo ra nhân vật này, tác giả nhằm mục đích gì?
+ Em có hình dung gì về trận Bạch Đằng qua lời kể của các bô lão? (Sử dụng kiến thức lịch sử để so sánh trận đánh được kể lại với trận đánh được ghi lại trong lịch sử?)
+ Trận đánh đó được miêu tả bằng những biện pháp nghệ thuật nào?
+ Qua cách kể về trận đánh có thể thấy được tài đức của vua tôi nhà Trần ra sao? Thái độ, tâm trạng của các bô lão cũng là của “khách” như thế nào?
+ Trong lời bình luận về chiến thắng, các bô lão đã chỉ ra những nguyên nhân nào của thắng lợi? Nguyên nhân nào được nhấn mạnh? Sự nhấn mạnh như vậy thể hiện điều gì?
+ Cảm nhận về lời ca của khách, của các bô lão? Lời ca ấy khẳng định điều gì?
Lưu ý: Cộng điểm sáng tạo cho các nhóm nếu có thêm sản phẩm là thơ, truyện ngắn, bài hát tự sáng tác về chủ đề dự án.
* GV nhận xét, đánh giá bổ sung đề cương của các nhóm
*GV cùng với HS thống nhất xác định các nguồn tài nguyên cung cấp thông tin cho hoạt động nhóm: sách Lịch sử về triều đại nhà Trần, SGK Lịch sử, sách địa lí về Ninh Bình, SGK Ngữ văn 10, thông tin trên mạng… GV hướng HS vào việc ghi chép rõ các nguồn thông tin trích dẫn.
* Các nhóm phân công nhóm trưởng và công việc cho từng thành viên trong nhóm.
* GV hướng dẫn cụ thể cách thức làm việc và những tiêu chí đánh giá cụ thể đối với từng cá nhân, từng nhóm:

  1. Các nhóm tự đánh giá ý thức, năng lực làm việc, hợp tác nhóm của từng thành viên trong nhóm.
  2. Các nhóm và giáo viên cùng đánh giá hiệu quả hoạt động nhóm của từng nhóm thông qua các hoạt động hàng ngày.
  3. Các nhóm và giáo viên cùng đánh giá chất lượng của sản phẩm của từng nhóm thông qua báo cáo sản phẩm.
  4. Kết quả tổng hợp của từng cá nhân gồm:

+ Kết quả tự đánh giá từng thành viên trong nhóm (Do thư ký của từng nhóm tổng hợp)
+ Kết quả sản phẩm của từng nhóm
*GV cũng chú ý các nhóm cần có sự trao đổi trong quá trình làm việc vì một số vấn đề cần sử dụng kiến thức từ nhóm khác để giải quyết; đặc biệt giữa các nhóm được phân công phản biện lẫn nhau.
Hoạt động 3: Thực hiện dự án. (HS tiến hành làm việc ở nhà)
Hình thức: theo nhóm.
Kĩ thuật: dạy học dự án.
– Các nhóm và các cá nhân làm việc trong thời gian 1 tuần theo sự phân công của nhóm.

Thời gian Nội dung công việc
Ngày 1,2 Cá nhân thu thập thông tin cho vấn đề được phân công trả lời
Ngày 3,4 Cá nhân sử dụng thông tin đã có để hoàn thành vấn đề được phân công.
Ngày 5 Họp nhóm, cá nhân trình bày kết quả làm việc. Nhóm góp ý.
Ngày 6,7 Nhóm thống nhất nội dung trình chiếu

– Thu thập tài liệu, thông tin về triều đại nhà Trần, về địa phương Ninh Bình, về cuộc đời, sự nghiệp của Trương Hán Siêu, về tác phẩm Phú sông Bạch Đằng thông qua sách vở, qua mạng Internet.
– Tổng hợp kết quả: các thành viên hoàn thành thu thập tài liệu, trình bày trước nhóm. Nhóm góp ý, bổ sung.
– Xử lí toàn bộ thông tin thu thập được: các thành viên khớp các phần thông tin thành bản tổng hợp, sử dụng các thông tin để giải quyết các vấn đề trong chủ đề. – Nhóm thảo luận để thống nhất các vấn đề thành báo cáo hoàn chỉnh và đưa thông tin lên các slide để trình chiếu.
Hoạt động 4: Trình bày sản phầm, thảo luận, thống nhất. (70 phút)
Hoạt động 5: Đánh giá (15 phút)
Hoạt động 6: Củng cố, hướng dẫn học bài (5 phút).

Tài liệu sưu tầm

Xem thêm  tài liệu về bài Phú sông Bạch Đằng- Trương Hán Siêu : Phú sông Bạch Đằng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *