Tài liệu tham khảo ôn thi Đánh giá năng lực – Đại học quốc gia Hà Nội

Hôm nay, Thế Anh sẽ giới thiệu với các độc giả tham khảo 50 câu trắc nghiệm ôn thi Đánh giá năng lực của ĐHQG HN nhé. Chú ý đây là tài liệu ôn tập, làm thêm để các bạn rèn luyện, củng cố kiến thức chứ không phải là ôn để các bạn thi trúng đề. ĐHQG HN không tổ chức ôn thi ĐGNL và chỉ có bài thi mẫu tại www.cet.vnu.vn, các bạn có thể tham khảo.

Chúc các bạn thành công!

LUYỆN THI ĐHQGHN: Bài thi Đánh giá năng lực môn Văn

Câu 1 : Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu có chi tiết : Sau cuộc nói chuyện với người đàn bà, “một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển”. Theo em, nhân vật Đẩu đã hiểu ra điều gì?

  1. Cuộc sống còn quá nhiều khó khăn của người dân chài vùng biển
  2. Sự nhẫn nhục, cam chịu của người phụ nữ lao động vùng biển
  3. Tình thương yêu vô bờ của người mẹ đối với những đứa con mình
  4. Không thể đơn giản, sơ lược trong việc nhìn nhận cuộc sống và con người

Câu 2 : Một khía cạnh chủ đề chung ở các tác phẩm : Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa, Những đứa con trong gia đình là gì ?

  1. Tình cảm yêu nước.
  2. Tình cảm quê hương.
  3. Tình cảm vợ chồng.
  4. Tình cảm gia đình.

Câu 3 : Điểm giống nhau về thể loại giữa Rừng xà nuSố phận con người là gì ?

  1. Truyện ngắn
  2. Sử thi
  3. Truyện ngắn – sử thi
  4. Truyện kí

Câu 4 : Đoạn văn sau có những đặc sắc gì về diễn đạt?
    Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên … và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.
 (Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, Sđd)

  1. Dùng từ chính xác, độc đáo ; viết văn giàu hình ảnh
  2. Viết văn giàu hình ảnh ; sử dụng các phép tu từ lặp cú pháp, liệt kê
  3. Dùng từ chính xác, độc đáo ; sử dụng các phép tu từ lặp cú pháp, liệt kê
  4. Viết văn giàu hình ảnh ; sử dụng các phép tu từ chêm xen, liệt kê

Câu 5 : Đoạn văn sau sử dụng phép tu từ nào ?
   Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu, hàng vạn cây, không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn.
 (Nguyễn Trung Thành, Rừng xà nu)

  1. Lặp cú pháp, liệt kê
  2. Lặp cú pháp, chêm xen
  3. Liệt kê, chêm xen
  4. Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen

Nguyễn Thế Anh – THPT Hoa lư A – Ninh Bình
Câu 6 : Hàm ý câu trả lời của A Phủ trong đoạn hội thoại sau là gì ?
        … Pá Tra bước ra hỏi :
      – Mất mấy con bò ?
      A Phủ trả lời tự nhiên :
     – Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được con hổ này to lắm.
(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ)

  1. A Phủ đánh lạc hướng Pá Tra
  2. A Phủ nóng lòng muốn lập công chuộc tội
  3. A Phủ nghĩ rằng : bắn được con hổ lợi bằng mấy con bò
  4. A Phủ cố ý không nói số lượng bò bị hổ vồ vì sợ bị đánh

Câu 7 : Đoạn kết bài sau đã phạm lỗi gì ?
    Bi kịch của Mị cũng là bi kịch của những người phụ nữ vùng cao trước cách mạng. Tô Hoài đã thể hiện thành công diễn biến nội tâm dầy phức tạp và phong phú của Mị.

    1. Chưa bao quát, tổng kết vấn đề ở các phần trên
    2. Chưa nâng lên tầm khái quát về cả nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
    3. Giống như đoạn kéo dài, phát triển của phần giải quyết vấn đề
    4. Cả 3 phương án trên

Câu 8. Con đường thơ Tố Hữu được đánh dấu bằng 5 tập thơ chính. Sắp xếp nào sau đấy đúng trình tự thời gian sáng tác của tác giả từ 1937- 1977:

  1. Việt Bắc, Từ ấy, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa
  2. Từ ấy, Gió lộng,Việt Bắc, Ra trận, Máu và hoa
  3. Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa
  4. Gió lộng,Việt Bắc, Từ ấy, Ra trận, Máu và hoa

Nguyễn Thế Anh – THPT Hoa lư A – Ninh Bình

Câu 9. Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu càng về sau càng trở thành:

  1. Cái tôi cá nhân
  2. Cái tôi chiến sĩ
  3. Cái tôi công dân
  4. Cái tôi nhân danh cộng đồng, dân tộc, cách mạng

Câu 10. Trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có hai câu thơ sau:
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Hai câu thơ trên mang màu sắc cảm hứng nghệ thuật nào sau đây:

  1. Hùng tráng
  2. Lãng mạn
  3. Bi tráng
  4. Bi thương

Câu 11, 12. “ …Chúng nó thật độc ác…Cơ chừng chỉ đêm mai là người kia chết. Chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi…..Người kia việc gì phải chết thế!”
Đoạn văn trên đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì?

  1. Bút pháp lãng mạn
  2. Bút pháp hiện thực
  3. Bút pháp trào phúng
  4. Két hợp giữa lãng mạn và hiện thực

Nhận vật trong đoạn trích đã nhận thức được điều gì?

  1. Nỗi đau khổ của bản thân
  2. Nỗi khổ cực của người đồng cảnh
  3. Tình trạng phi lý, bất công
  4. Số phận bi thảm của người nô lệ

Câu 13. Trong đoạn miêu tả cảnh tết, có một âm thanh được nhắc lại 6 lần và có tác động đặc biệt tới Mị đó là:

  1. Tiếng khèn
  2. Tiếng hát
  3. Tiếng sáo
  4. Tiếng chiêng

Câu 14. Chi tiết nào sau đây không chính xác khi giới thiệu về nhân vật Mị?

  1. Mị là con dâu nhà Thống Lý
  2. Mị có tài thổi sáo và hát hay
  3. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị
  4. Mị là con gái của Thống Lý

Câu 15. Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, chi tiết nào sau đây có sức gợi nhất về nỗi khổ đau của người phụ nữ miền núi:

  1. Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc
  2. Người chị dâu ấy chưa già nhưng cái lưng quanh năm phải đeo thồ nặng quá, đã còng rạp xuống
  3. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay

Câu 16. Từ nào sau đây có yếu tố “ gia” cùng nghĩa với “gia” trong “gia đình”?

  1. Gia vị              B. Gia tăng                  C. Gia sản                   D. tham gia

Câu 17. Từ nào có nghĩa khác với các từ còn lại:

  1. Tinh khiết
  2. Thuần khiết
  3. Trong sạch
  4. Thơm mát

Câu 18. Kim Lân giới thiệu nhân vật Tràng là người có tật:

  1. Vừa đi vừa nói
  2. Vừa đi vừa chửi
  3. Vừa đi vừa hát
  4. Vừa đi vừa tủm tỉm cười

Nguyễn Thế Anh – THPT Hoa lư A – Ninh Bình
Câu 19. “Với những sáng tạo độc đáo về ngôn ngữ văn học, ông xứng đáng là nghệ sĩ ngôn từ bậc thầy, ông là một cái định nghĩa về nghệ sĩ.” Nhận định này phù hợp với tác giả nào sau đây?

  1. Nguyễn Minh Châu
  2. Nguyễn Khải
  3. Nguyễn Trung Thanh
  4. Nguyễn Tuân

Câu 20. Khát vọng sống mãnh liệt của những con người nghèo khổ được Kim Lân thể hiện sâu sắc nhất qua nhân vật nào trong Vợ nhặt:

  1. Trẻ con xóm ngụ cư
  2. Nhân vật Tràng
  3. Nhân vật bà cụ Tứ
  4. Nhân vật người vợ nhặt

Nguyễn Thế Anh – THPT Hoa lư A – Ninh Bình

Câu 21. Câu văn nào trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân thể hiện rõ nhất niềm hạnh phúc của nhân vật Tràng khi “nhặt được vợ”?

  1. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có một bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng
  2. Mặt hắn có một vẻ gì phởn phơ khác thường
  3. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh
  4. Trong một lúc, Tràng như quên hết những cảnh sống ê chề tăm tối hàng ngày

Câu 22. Trong truyện ngắn Vợ nhặt, vì sao người vợ nhặt trong có tên tuổi?

  1. Đó là nhân vật phụ
  2. Chủ đích nghệ thuật của nhà văn, nhằm tô đậm nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội cũ: đến cái tê, họ cũng không có
  3. Chủ đích nghệ thuật của nhà văn, nhằm khẳng định: thân phận của nhân vật người vợ nhặt cũng là thân phận chung của những con người bé nhỏ dưới ách thống trị của thực dân và phát xít
  4. Đó là người phụ nữ nghèo khổ, đói rách.

Câu 23. Những nét nghệ thuật sau đây, nét nào là nét chung giữa Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ?

  1. Tinh tế trong miêu tả tâm lý nhân vật
  2. Xây dựng tình huống độc đáo
  3. Ngôn ngữ giàu tính tạo hình
  4. Miêu tả thiên nhiên đặc sắc

Câu 24. Đặc điểm nào không thuộc văn học Việt Nam từ CMTT 1945 đến 1975?

  1. Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu
  2. Nền văn học mang tính dân tộc
  3. Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
  4. Nền văn học bước đầu được hiện đại hóa

Câu 25. Nhận định nào sau đây đúng với giai đoạn văn học nào?
“ Lí tưởng và nội dung yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội là đặc điểm nổi bật của văn học trong giai đoạn này”?

  1. 1930-1945
  2. 1965-1975
  3. 1945-1954
  4. 1945-1975

Câu 26. Đề tài chủ yếu của nhà văn Nam Cao trước CMTT?

  1. Chủ nghĩa xê dịch
  2. Vẻ đẹp vang bóng một thời
  3. Người nông dân nghèo và người trí thức nghèo
  4. Người cách mạng

Nguyễn Thế Anh – THPT Hoa lư A – Ninh Bình
Câu 27. Nhân vật cụ Mết trong tác phẩm Rừng xà nu tượng trưng cho….

  1. Già làng
  2. Truyền thống và lịch sử của làng Xô Man
  3. Điểm tựa của làng Xô Man
  4. Sức mạnh không gì đè bẹp nổi

Câu 28. Câu văn “Hai chân Dít xếp về một bên, ngồi sụp xuống trước mặt anh, đưa tay kéo tấm váy che kín cả gót chân” mắc lỗi gì?

  1. Lỗi tu từ
  2. Lỗi chính tả
  3. Lỗi logic
  4. Lỗi ngữ pháp

Câu 29. Nét nào sau đây nói lên số phận chịu nhiều đau thương , mất mát của Tnú:

  1. Mồ côi
  2. Vợ con đều chết
  3. Nhiều vết thương trên thân thể
  4. Cả ba điểm trên

Câu 30. Câu thơ “ Biết trồng tre đợi ngày thành gậy” trong chương thơ Đất Nước của trường ca Mặt đường khát vọng( Nguyễn Khoa Điềm) láy ý từ:

  1. Một câu ca dao Việt Nam
  2. Bài thơ Tre Việt Nam
  3. Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt
  4. Một câu tục ngữ Việt Nam

Câu 31. Chọn tên một số những tác giả sau đây để điền vào chỗ trống: “ Thơ….giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, thể hiện tâm tư của người trí thức tham tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân”.

  1. Chế lan Viên
  2. Huy Cận
  3. Nguyễn Khoa Điềm
  4. Quang Dũng

Câu 32. Văn bản nào KHÔNG cùng hệ thống với các văn bản còn lại?

  1. Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng( Nguyễn Đăng Mạnh)
  2. Người lái đò sông Đà( Nguyễn Tuân)
  3. Tuyên ngôn độc lập( Hồ Chí Minh)
  4. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong nèn văn nghệ dân tộc( Phạm Văn Đồng)

Câu 33. Theo các tác giả sách Ngữ văn 12, hai thể hoại văn học trong giai đoạn 1945-1975 đạt được nhiều thành tựu nghệ thuật hơn cả là :

  1. Thơ trữ tình và tiểu thuyết
  2. Thơ trữ tình và truyện ngắn
  3. Trường ca và tiểu thuyết
  4. Truyện ngắn và kí

Câu 34. “ Hồ Chí Minh coi văn chương trước hết là vũ khí chiến đấu, là một hành động viif chính trị xã hội, có đối tượng và mục đích rõ ràng. Khi viết, nhà văn phải tự hỏi viết về ai, viết để làm gì, sau đó mới quyết định viết cái gì và viết như thế nào.”

  1. Quan điểm sáng tác
  2. Nội dung sáng tác
  3. Phương pháp sáng tác
  4. Mục đích sáng tác

Nguyễn Thế Anh – THPT Hoa lư A – Ninh Bình
Câu 35.Tác phẩm nào được sáng tác sau 1975?

  1. Sóng( Xuân Quỳnh)
  2. Đàn ghi ta của Lorca( Thanh Thảo)
  3. Tiếng hát con tàu(Chế Lan Viên)
  4. Đất nước(Nguyễn Khoa Điềm)

Câu 36. Đối tượng hướng tới của bản Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh là:

  1. Đồng bào cả nước
  2. Thực dân Pháp, phát xít Nhật và các nước trong phe Đồng minh
  3. Toàn thể quốc dân đồng bào và các ước trên thế giới
  4. Nhân dân cả nước, chính quyền bù nhìn thân Nhật, triều đình phong kiến và bọn thực dân, phát xits xâm lược

Câu 37. Chủ đề của bài Tây Tiến của Quang Dũng?

  1. Cảnh thiên nhiên tây Bắc hung vĩ, dữ dội mà mĩ lệ
  2. Cuộc chiến đấu đầy cam go, gian khổ và vô cùng anh dũng của các chiến sỹ Tây Tiến
  3. Cảm hứng lãng mạn và bi tráng về người lính Tây Tiến
  4. Tình yêu thiên nhiên, quan hệ gắn bó giữa người lính Tây Tiến với nhân dân

 
Câu 38. Chủ đề bài Việt Bắc của Tố Hữu:

  1. Khúc hùng ca và tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến
  2. Khúc tình ca về Cm và con người kháng chiến
  3. Thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp của núi rừng Tây Bắc
  4. Tình cảm gắn bó, keo sơn giữa các chiến sĩ CM với đồng bào Việt Bắc, giữa quần chúng với lãnh tụ

Câu 39. “ Đây là văn học của những sự kiện lịch sử, của số phận toàn dân, của chủ nghĩa anh hùng. Nhân vật trung tâm của nó phải là những con người gắn bó số phận mình với số phận đất nước và két tình những phẩm chất cao quý của cộng đồng- trước hết đại diện cho giai cấp, cho dân tộc và thời đại, chứ không phải cho cá nhân mình. Và người cầm bút cũng vậy: nhân danh cộng đồng mà ngưỡng mộ, ngợi ca người anh hùng với những chiến công chói lọi.” Đó là nội dung nói về đặc điểm nào của văn học VN giai đoạn 1945-1975?

  1. Tính dân tộc
  2. Cảm hứng lãng mạn
  3. Tính chiến đấu
  4. Khuynh hướng sử thi

Nguyễn Thế Anh – THPT Hoa lư A – Ninh Bình
Câu 40. “ Đem lại một cách hiểu mới về quần chúng lao động, về phẩm chất tình thần và sức mạnh của họ trong cuộc kháng chiến, phê phán tư tưởng coi thường quần chúng.” Đây là một trong hai chủ đề thể hiện rõ đặc điểm: Văn học VN 1945-1975 luôn:

  1. Phục vụ cách mạng
  2. Đậm đà tính dân tộc
  3. Có khuynh hướng sử thi
  4. Hướng về đại chúng

Câu 41. Tác phẩm nào của Nguyễn Tuân KHÔNG viết theo thể kí?

  1. Vang bóng một thời
  2. Sông Đà
  3. Chiếc lư đồng mắt cua
  4. Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi

Câu 42. Văn bản nào không cùng hệ thống với văn bản còn lại

  1. Nhìn về vốn văn hóa dân tộc( Trần Đình Hựu)
  2. Tư duy hệ thống, nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy( Phan Đình Diệu)
  3. Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại( Nguyễn Khắc Viện)
  4. Hồn Trương Ba, da hàng thịt( Lưu Quang Vũ)

Câu 43. Xét về tiêu chí giai đoạn sáng tác, tác phẩm nào sau đây KHÔNG cùng hệ thống với các tác phẩm còn lại?

  1. Tây Tiến( Quang Dũng)
  2. Bên kia sông Đuống( Hoàng Cầm)
  3. Việt Bắc( Tố Hữu)
  4. Đất nước( Nguyễn Khoa Điềm)

Câu 44. Điểm giống nhau giữa Tây Tiến và Việt Bắc:

  1. Cùng đề tài viết về người lính
  2. Cùng sử dụng thể thơ lục bát
  3. Cùng cảm hứng ngợi ca đất nước
  4. Cùng viết trong kháng chiến chống thực dân Pháp

Câu 45. Cho các nhận định sau:

  1. Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá
  2. Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận xuất sắc
  3. Tuyên ngôn độc lập là một bản án đối với thực dân Pháp
  4. Tuyên ngôn độc lpaaj là một mẫu mực về nghệ thuật lập luận

Hai nhận định nào trên đây khái quát được đúng nhất giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập?
Chọn câu trả lời đúng:

A. 1 và 2.
B. 2 và 4.
C. 1 và 3.
D. 3 và 4.

Câu 46.  “Mọi sự kiện, vấn đề lớn của đời sống cách mạng, lí tưởng chính trị, những tình cảm chính trị thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thực sự. Ông là nhà thơ của những lẽ sống lớn, của những tình cảm lớn, niềm vui lớn của cách mạng và con người cách mạng.”
Nhận định trên nói về nhà thơ nào?
Chọn câu trả lời đúng:

A.    Hồ Chí Minh.
B.     Tố Hữu.
C.     Nguyễn Đình Thi.
D.    Chế Lan Viên.
Câu 47. Câu văn: “Hắn là một thanh niên khỏe mạnh, giỏi giang, nhưng ai lấy được hắn như có được con trâu mộng.” mắc phải lỗi gì?
Chọn câu trả lời đúng:

  1. Lỗi chính tả.
  1.  Lỗi lô gích.
  1. Lỗi ngữ pháp.
  1. Lỗi tu từ

Câu 48. Dòng nào sau đây không nêu đúng đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ khoa học?
Chọn câu trả lời đúng:

A. Tính khách quan, phi cá thể.
B. Tính khái quát, trừu tượng.
C. Tính lí trí, lô gích.
D, Tính biểu cảm, sinh động.
Câu 49. Đọc câu văn sau: “Báo cáo tổng kết cho biết sáu tháng vừa qua lực lượng biên phòng của tỉnh đã bắt được hơn 100 vụ buôn lậu trái phép.”
Câu văn trên mắc lỗi
Chọn câu trả lời đúng:

A. lô gích.
B. ngữ pháp.
C. chính tả.
D. trùng nghĩa
Câu 50. Để xác định nhịp trong thơ, người ta căn cứ vào yếu tố nào?
Chọn câu trả lời đúng:

A. Vần của tiếng.
B. Thanh của tiếng.
C. Tiếng.
D. Tiếng và vần của tiếng.

Nguyễn Thế Anh – THPT Hoa lư A – Ninh Bình
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *