Sóng của Xuân Quỳnh không chỉ là Hoa dọc chiến hào mà còn là bài thơ đi cùng năm tháng

Đề bài : Sóng của Xuân Quỳnh không chỉ là Hoa dọc chiến hào mà còn là bài thơ đi cùng năm tháng?
Gợi ý:
Đề kiểm tra năng lực tổng hợp kiến thức văn học sử, lí luận văn học, cảm thụ tác phẩm và kỹ năng vận dụng các thao tác lập luận. Bài viết phải đảm bảo các ý chính sau:

  1. Giới thiệu ngắn gọn về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng gắn với định hướng “hoa dọc chiến hào” bài thơ đi cùng năm tháng.
  2. Sóng hoa dọc chiến hào

– Mỗi tác phẩm văn học ra đời đều mang dấu ấn của thời đại lịch sử cụ thể.
Hoa dọc chiến hào là tên tập thơ của Xuân Quỳnh ra đời năm 1967, in năm 1968- thời kì cả dân tộc sẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Các tác phẩm văn học Việt Nam thời bấy giờ ra đời ngay trên những chiến hào chống Mĩ, là sáng tác của những thế hệ nhà văn cầm súng nên thường mang đậm tính sử thi. Thơ chống Mĩ thường có giọng điệu rắn rỏi, trang trọng, hào sảng khi viết về  đất nước và con người trong kháng chiến.
– Sóng của Xuân Quỳnh, trong hoàn cảnh ấy, xuất hiện như một bông hoa – hoa dọc chiến hào đem đến cho thi đàn dân tộc thời kì chống Mĩ nói chung, phong trào thơ trẻ chống Mĩ nói riêng một hương sắc độc đáo: giàu nữ tính và luôn da diết những khát vọng hạnh phúc đời thường, đặc biệt là khát vọng của con người về tình yêu muôn thuở.
Sóng của Xuân Quỳnh không chỉ là Hoa dọc chiến hào mà còn là bài thơ đi cùng năm tháng

  1. Sóng bài thơ đi cùng năm tháng

          – Để đi cùng năm tháng, một bài thơ phải có nội dung cảm xúc sâu lắng (phải là tiếng lòng, tình cảm, ý nghĩ…) và có những vẻ đẹp riêng về nghệ thuật (sử dụng ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ…).
Sóng là bài thơ đi cùng năm tháng với đề tài tình yêu muôn thuở. Nét độc đáo của Sóng là diễn tả tình yêu của người phụ nữ tha thiết, nồng nàn, chung thuỷ, muốn vượt lên thử thách của thời gian và hữu hạn của đời người. Sóng là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ về những khám phá, trải nghiệm, triết lí vừa chân thành, mạnh bạo,da diết những lo âu mà lại đầy lạc quan tin tưởng. Đó là một tình yêu dâng hiến cao đẹp mà con người trong mọi thời đại còn hướng tới.
(Có thể so sánh liên hệ với những bài thơ khác của Xuân Quỳnh hoặc các nhà thơ khác cùng viết về đề tài tình yêu để thấy đây là một nội dung cảm hứng hấp dẫn đối với cả người sáng tác và người đọc).
-Nghệ thuật: Sóng là bài thơ đi cùng năm tháng với một giọng thơ trữ tình dạt dào, sâu lắng mang âm điệu của sóng, của thể thơ ngũ ngôn truyền thống.
+ Ngôn từ giản dị, trong sáng.
+Cặp hình tượng sóng và em song trùng, tương ứng, hoà nhập, khi đan xen, khi soi chiếu, khi tạo kết cấu vòng tròn liên tiếp, miên man…
(Dùng hình tượng sóng để diễn tả cảm xúc tình yêu không chỉ có Xuân Quỳnh. Nguyễn Du trong Truyện Kiều có viết: “Sóng tình dường đã xiêu xiêu/ Xem trong âu yếm có chiều lả lơi“; Xuân  viết: “Anh muốn làm sóng biếc/ Hôn mãi cát vàng em/Hôn thật khẽ thật êm/Hôn êm đềm mãi mãi”. Con sóng trong thơ Xuân Diệu mang thiên tính nam. Sóng của Xuân Quỳnh mang thiên tính nữ nhưng không kém da diết, táo bạo, chân thành).

  1. Đánh giá:

– Khẳng định giá trị bài thơ không chỉ gắn với một thời mà còn mãi mãi.
– Mở rộng: Để đi cùng năm tháng một bài thơ ngoài tự phát sáng còn nhờ vào quá trình tiếp nhận của người đọc . Vì thế, mỗi người đọc cũng phải có ý thức trau dồi, bồi đắp tâm hồn, trí tuệ để biết tri âm cùng tác giả.
Xem thêm :

  1. Tuyển tập đề thi về các tác phẩm lớp 12 : Đề thi khối 12
  2. Tuyển tập đề thi về bài thơ Sóng Ngữ văn 12 : Sóng
  3. Dạng đề nghị luận ý kiến bàn về văn học
,

2 bình luận trong “Sóng của Xuân Quỳnh không chỉ là Hoa dọc chiến hào mà còn là bài thơ đi cùng năm tháng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *