Soạn giáo án bài phong cách ngôn ngữ chính luận

Giáo án Tiếng Việt: PHONG CÁCH  NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN

Soạn giáo án ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực, xây dựng chủ đề dạy học tích hợp

 Bước 1: xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
 Phong cách ngôn ngữ chính luận
Bước 2: xây dựng nội dung chủ đề của bài học
Bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận.
Bước 3: xác định mục tiêu bài học
Về kiến thức:
– Khái niệm ngôn ngữ chính luận, các thể loại của văn bản chính luận;
– Đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận.
Về kĩ năng:
– Nêu khái niệm phong cách ngôn ngữ chính luận.
– Kể tên một số thể loại văn bản chính luận.
– Nhận biết và phân tích những biểu hiện của phong cách ngôn ngữ chính luận.
– Kết nối, vận dụng những kiến thức đã học được từ bài học vào việc tạo lập văn bản chính luận.
Về thái độ:
– Có thái độ học tập nghiêm túc và ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
– Có ý thức tạo lập văn bản chính luận theo đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận.
Bước 4: xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học
 

Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng
Kể tên các thể loại của phong cách ngôn ngữ chính luận. Trình bày mục đích của văn bản chính luận. Phân biệt sự khác nhau giữa nghị luận và chính luận.
Nhận diện các đặc điểm diễn đạt của các phong cách ngôn ngữ (từ ngữ, ngữ pháp, …) Nhận xét các đặc điểm của các phong cách ngôn ngữ. Đưa ra kết luận về đặc điểm diễn đạt của các phong cách ngôn ngữ.
Nhận diện các đặc trưng của các phong cách ngôn ngữ. Nhận xét các đặc trưng của các phong cách ngôn ngữ. Đưa ra kết luận về đặc trưng của các PCNN.

 
Bước 5: biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ đã mô tả
 

Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng
Nhận biết các thể loại qua các văn bản cụ thể. – Các tác giả viết các văn bản với mục đích gì?
– Thái độ, quan điểm của các tác giả?
Phân biệt sự khác nhau giữa chính luận và nghị luận.
Kể tên các đặc điểm diễn đạt của phong cách ngôn ngữ chính luận. Nhận xét đặc điểm diễn đạt của phong cách ngôn ngữ chính luận. Đưa ra kết luận về đặc điểm diễn đạt của phong cách ngôn ngữ chính luận.
Kể tên các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận. Nhận xét đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận. Đưa ra kết luận về đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận.

 
Bước 6: thiết kế tiến trình dạy học
 

HỌA ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. Hoạt động 1 – Khởi động
GV chia lớp học thành 4 nhóm tham gia trò chơi: Tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ chính luận.
– Nội dung: Kể tên các văn bản đã học thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
– Cách chơi: Trong vòng 5 phút, mỗi nhóm kể tên các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. Nhóm nào kể đúng và nhiều hơn là nhóm chiến thắng.
HS nêu được một số văn bản đã học thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
 
II. Hoạt động 2 – Hình thành kiến thức (GV hướng dẫn HS tìm hiểu phong cách ngôn ngữ chính luận)  
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
* GV chia lớp thảo luận:
– Thời gian: 5 phút;
– Nội dung:
+ Nhóm 1: văn bản 1 – Phiếu học tập số 1
+ Nhóm 2: văn bản 2 – Phiếu học tập số 1
+ Nhóm 3: văn bản 3 – Phiếu học tập số 1
+ Nhóm 4: Phiếu học tập số 2: Phân biệt nghị luận và chính luận
HS thảo luận, trình bày, nhận xét.
GV chốt kiến thức cơ bản.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
GV gọi 1 HS đọc mục 2(a), trang 98 SGK.
+ Ngoài những thể loại VB vừa tìm hiểu, ngôn ngữ chính luận còn được sử dụng trong những thể loại nào khác?
GV đưa ra tình huống: Lời phát biểu của các đại biểu Quốc hội trong mỗi kì họp, đó có phải là văn bản chính luận không? Nó tồn tại ở dạng nào?
 
+ Từ những tìm hiểu trên, hãy cho biết mục đích chung của ngôn ngữ chính luận là gì?
 
+ Phân biệt ngôn ngữ nghị luận và ngôn ngữ chính luận?
 
+ Ảnh hưởng của ngôn ngữ chính luận trong ngôn ngữ hàng ngày và  ngôn ngữ văn  học?
 
 
 
 
 
 
 
 
+ Thế nào là ngôn ngữ chính luận?
HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
GV chốt kiến thức cơ bản.
 
1. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận:
1.1. Tìm hiểu văn bản chính luận:
 a. Thể loại:
– Văn bản 1: Trích “Tuyên ngôn Độc lập”- Hồ Chí Minh): Tuyên ngôn.
– Văn bản 2: Trích “Cao trào chống Nhật, cứu nước”- Trường Chinh): Bình luận thời sự.
– Văn bản 3: Trích “Việt Nam đi tới”- Báo Quân đội nhân dân: Xã luận.
b. Mục đích viết văn bản:
Văn bản 1: Trình bày một quan điểm chính trị.
– Văn bản 2: Bình luận về tình hình chính trị.
– Văn bản 3: Phân tích tình hình chính trị.
c. Thái độ,  quan điểm
–      Thái độ dứt khoát.
–      Quan điểm chính trị rõ ràng.
* Sự khác nhau giữa nghị luận và chính luận:
– Nghị luận: là thao tác tư duy, có thể sử dụng ở nhiều lĩnh vực: khoa học, văn học, chính trị, lịch sử…
– Chính luận: là phong cách ngôn ngữ độc lập dùng trong phạm vi trình bày quan điểm chính trị đối với vấn đề chính trị, xã hội nào đó.
1.2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
Những thể loại của văn bản chính luận: hịch, cáo, chiếu, biểu, các cương lĩnh, tuyên bố, lời kêu gọi, báo cáo, tác phẩm lí luận có quy mô lớn,…
 
 
Dạng tồn tại của ngôn ngữ chính luận: Ngôn ngữ chính luận không chỉ tồn tại ở dạng viết mà cả ở dạng nói.
– Mục đích chung của ngôn ngữ chính luận: Trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, một chính sách chủ trương về văn hoá , xã hội theo một quan điểm chính trị nhất định.
– Phân biệt ngôn ngữ nghị luận và ngôn ngữ chính luận:
+ Ngôn ngữ nghị luận là ngôn ngữ dùng để bình luận về một vấn đề  nào đó được quan tâm trong đời sống xã hội, trong văn chương, trong các hội thảo khoa học.
+ Ngôn ngữ chính luận  dùng trong phạm vi liên quan đến việc trình bày một quan điểm chính trị đối với một vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực chính trị.
– Ngôn ngữ chính luận có ảnh hưởng khá sâu rộng trong ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ văn học.
*Ghi nhớ (SGK)
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu các phương tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ chính luận
* GV chia lớp thảo luận
– Thời gian: 5 phút;
– Nội dung: Đọc văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (Kết hợp thực hiện bài tập 1 – SGK (108)) và thảo luận:
+ Nhóm 1: Nhận xét về đặc điểm từ ngữ được sử dụng trong văn bản?
+ Nhóm 2 + Nhóm 3: Chỉ ra các kiểu câu được sử dụng trong văn bản? Tính chặt chẽ trong trật tự câu được biểu hiện như thế nào?
+ Nhóm 4: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản?
HS thảo luận, trình bày, nhận xét.
GV chốt kiến thức cơ bản.
 
* GV yêu cầu HS rút ra kết luận về đặc điểm các phương tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ chính luận?
HS trình bày 1 phút, nhận xét, bổ sung.
GV chốt kiến thức cơ bản.
 
 
2. Các phương tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ chính luận
2.1. Ngữ liệu: Văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” – Hồ Chí Minh.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2.2. Nhận xét:
– Về từ ngữ: Sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị.
– Về ngữ pháp:
+ Câu văn có kết cấu chuẩn mực.
+ Thường dùng những câu phức hợp có những từ ngữ liên kết như: do vậy, bởi thế, cho nên, tuy … nhưng…, …
– Về biện pháp tu từ: sử dụng khá nhiều các biện pháp tu từ.
 3. Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận
* GV chia lớp thảo luận
– Thời gian: 5 phút;
– Nội dung: Đọc văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến – Hồ Chí Minh và thảo luận:
+ Nhóm 1: Nêu nội dung của văn bản? Nhận xét về thái độ của tác giả?
+ Nhóm 2 + Nhóm 3: Chỉ ra kết cấu của văn bản? (Luận điểm, luận chứng, luận cứ)
+ Nhóm 4: Nhận xét về giọng điệu của tác giả trong văn bản?
HS thảo luận, trình bày, nhận xét.
GV chốt kiến thức cơ bản.
 
* GV yêu cầu HS rút ra kết luận về các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận?
HS trình bày 1 phút, nhận xét, bổ sung.
GV chốt kiến thức cơ bản.
3. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận
3.1. Ngữ liệu: Văn bản “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” – Hồ Chí Minh.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3.2. Nhận xét: Phong cách ngôn gữ chính luận có 3 đặc trưng cơ bản:
– Tính công khai về quan điểm chính trị.
– Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận.
– Tính truyền cảm, thuyết phục.
III. Hoạt động thực hành
Phiếu học tập số 3
Phiếu học tập số 3
IV. Hoạt động vận dụng, mở rộng
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, 4 nhóm thi đua, thời gian 5 phút.
– Nội dung: lập dàn ý đề cương cho các yêu cầu của các bài tập tập 2 (108)
HS thảo luận, trình bày.
GV chốt kiến thức cơ bản.
 
 
Bài tập 2 (108)
Có thể nêu một số ý:
a. Luận cứ: ở thời điểm nào thì thanh niên (trong đó có học sinh là lực lượng quan trọng) cũng gánh vác nhiệm vụ quan trọng của đất nước, thanh niên là rường cột của nước nhà, là chủ nhân tương lai của đất nước.
b. Các luận chứng:
– Thế hệ thanh niên trong cách mạng tháng Tám.
– Thế hệ thanh niện trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
– Thế hệ thanh niên ngày nay trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, hội nhập với thế giới.
c. Kết luận: Thanh niên (trong đó phần lớn là học sinh) phải học tập để xây dựng đất nước, sanh vai với các nước văn minh, tiến bộ.
V. Hoạt động mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
– So sánh đặc trưng của các phong cách ngôn ngữ đã học (PCNN Sinh hoạt
, PCNN nghệ thuật, PCNN Báo chí, PCNN chính luận).
– Sưu tầm thêm các văn bản chính luận.
– Phân tích đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận của một văn bản chính luận đã học trong Chương trình và SGK Ngữ văn 11.
 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
          Nhóm/ Tổ:
          Lớp:
          Trường:
          Bài học: Phong cách ngôn ngữ chính luận
 

Văn bản Thể loại Mục đích Thái độ, quan điểm
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
     

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm/ Tổ:
          Lớp:
          Trường:
          Bài học: Phong cách ngôn ngữ chính luận
 

Phân biệt
Nghị luận Chính luận
 

 
 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Nhóm/ Tổ:
          Lớp:
          Trường:
          Bài học: Phong cách ngôn ngữ chính luận
 

Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận trong văn bản
Về luân lý xã hội ở nước ta (Trích Luân lý đạo đức Đông Tây – Phan Châu Trinh)
 
 
   
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
   
 
 
 
 
 

 
Giáo án sưu tầm
Xem thêm : Trọn bộ giáo án ngữ văn theo chủ đề dạy học
Giáo án ngữ văn 10 
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *