SKKN: Một số phương pháp về việc giảng dạy tác phẩm kí hiện đại Việt Nam

Sáng kiến kinh nghiệm môn văn
Đề tài: Một số phương pháp về việc giảng dạy tác phẩm kí hiện đại Việt Nam (chương trình Ngữ văn 12, ban cơ bản)
A; Lý do chọn đề tài
B; Thực trạng trước khi chọn đề tài
I; Thuận lợi
II; Khó khăn
C; Nội dung đề tài
I; Cơ sở lý luận
II; Nội dung và phương pháp thực hiện
1; Nội dung
1.1; Khái quát về thể kí
1.2; Những đặc điểm cơ bản của kí Hoàng Phủ Ngọc Tường
1.3; Những đặc điểm cơ bản của tùy bút (kí) Nguyễn Tuân
2; Một số phương pháp về việc giảng dạy tác phẩm kí hiện đại Việt Nam (Chương trình Ngữ văn 12, ban cơ bản)
2.1; Về phương pháp
2.1.1; Dạy học tác phẩm theo đặc trưng thể loại
2.1.2; Rèn luyện phương pháp đọc – hiểu cho học sinh
2.1.3; Sử dụng phương pháp bản đồ tư duy
2.2; Giáo án tiết dạy thực nghiệm
D; Hiệu quả do sáng kiến đem lại
E; Kết luận
G; Cam kết không sao chép và vi phạm bản quyền
Tư liệu tham khảo 
A; LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
– Để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, ngành giáo dục đã có những bước tiến khả quan trong cải cách giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ở các cấp phù hợp với mục tiêu giáo dục, đào tạo. Thông qua các hội nghị chuyên đề môn Ngữ văn được Sở giáo dục , nhà trường tổ chức hàng năm, chúng tôi đã trao đổi, rút kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học. Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực, chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học”.
Một trong những bài học khó của chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông là: Các văn bản học như thơ ca, truyện ngắn, kịch và kí, trong khuôn khổ hạn hẹp, sách giáo khoa không thể trích toàn bộ văn bản văn học mà có chỗ đã lược bỏ (hoặc mỗi tác giả chỉ học một tác phẩm), phần chú thích nhiều khi không đầy đủ, điều đó gây khó khăn cho học sinh khi tiếp cận văn bản văn học ấy (hoặc phong cách sáng tác của tác giả ấy), nhất là đối với thể loại kí nói chung, kí hiện đại nói riêng. Trong bài viết này, tôi xin nêu ra một số ý kiến cùng trao đổi với đồng nghiệp về “Một số phương pháp dạy tác phẩm ký hiện đại Việt Nam” trong chương trình Ngữ văn 12 (ban cơ bản)
B; THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI CHỌN ĐỀ TÀI
I; Thuận lợi
– Trong sách giáo khoa ngữ văn 12 (ban cơ bản), có 2 tác phẩm chính khóa thuộc thể loại ký, đó là: “Người lái đò Sông Đà” của tác giả Nguyễn Tuân, “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường. Thông thường ta vẫn gọi “Người lái đò Sông Đà” của tác giả Nguyễn Tuân là tùy bút, “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường là bút kí. Do vậy thể loại kí dùng để chỉ chung cho cả tùy bút và bút kí. Đây là 2 tác phẩm hay trong chương trình, hơn nữa thể loại này các em học sinh đã được học ở lớp 11 “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác, đọc thêm “Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ. Vì vậy khi tiếp cận với 2 tác phẩm thuộc thể loại này, các em học sinh gặp nhiều thuận lợi trong việc đọc hiểu tác phẩm hơn.
II; Khó khăn
– Thực trạng cho thấy nhu cầu xã hội hiện nay, trào lưu học sinh dự thi vào các trường đại học thường chọn các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Sinh (như học sinh các lớp 12A1,2,3,4 của trường THPT Trực Ninh) nên với môn Ngữ văn, các em không chú ý đầu tư học tập, không có hứng thú học tập. Vì lý do đó thầy cô cũng mất đi niềm say mê truyền đạt kiến thức cho học sinh. Trong các tác phẩm là truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ thì việc truyền đạt tương đối thoải mái và các thầy cô cũng có những cảm hứng để truyền đạt, bởi vì những thể loại này “chất văn” “chất thơ” phong phú, đã làm cho thầy cô ít nhiều làm tốt được công việc của mình. Nhưng riêng đối với tác phẩm văn học viết theo thể loại kí thì ngược lại. Vì lẽ việc giảng dạy ký đòi hỏi người dạy phải bám chắc đặc điểm cơ bản của thể loại kí, đó là tính xác thực. Tác phẩm kí thường không hư cấu mà tác giả chỉ lựa chọn ngay những sự việc, những con người vốn đã có giá trị nổi bật trong cuộc sống để phóng bút. Nếu thầy cô chỉ thỏa mãn với kiến thức có sẵn trong bài văn thì khó mà giảng hay được, dẫn đến giờ học bài kí muôn thuở vẫn khô khan, học sinh khó tiếp nhận được văn bản. Vì thế, chúng ta có thể nói rằng: Giảng dạy một tác phẩm kí là sự khó khăn, vất vả, công phu đối với giáo viên.
– Cả 2 tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là 2 tác phẩm kí dài, sách giáo khoa đã lược bớt nội dung ở một số đoạn văn, điều đó lại gây khó cho học sinh khi tiếp cận văn bản. Thời lượng số tiết dạy chính khóa cho 2 tác phẩm này ít (4 tiết), một số học sinh chưa quen phương pháp học mới, nhất là việc tự học, làm việc theo nhóm, thảo luận, thuyết trình, tìm tư liệu ở các nguồn, báo chí, intơnet…, một số học sinh còn thụ động, thiếu nhiệt tình, ỷ lại vào các thầy cô…
– Từ thuận lợi và khó khăn trên, tôi mạnh dạn đưa ra một vài phương pháp về việc dạy tác phẩm kí hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 12, ban cơ bản, mà cụ thể là 2 tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” của tác giả Nguyễn Tuân, “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.
C; NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I; Cơ sở lý luận
Nghị quyết số 40/2000/QH 10, ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X đổi mới về chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định, mục tiêu của chương trình đổi mới giáo dục phổ thông lần này là “xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ phổ thông các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới” . Văn bản đồng thời yêu cầu “đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong luật giáo dục, nhằm khắc phục những hạn chế của chương trình, sách giáo khoa; tăng cường thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học, coi trọng kiến thức xã hội nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Bảo đảm sự thống nhất kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục”. Xét thấy việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy và học, phải thực hiện đông bộ với việc nâng cấp, đổi mới trang thiết bị dạy học, đánh giá, thi cấp, đổi mới trang thiết bị dạy học, đánh giá thi cử. Đứng trước yêu cầu trên, là một giáo viên môn Ngữ văn, tôi có những suy nghĩ là làm sao để giờ học phải  thực sự hấp dẫn, học sinh nắm vững bài học, thỏa mãn nhu cầu tình cảm, tâm hồn, phát triển trí tuệ học sinh, biết cảm thụ được cái hay, cái đẹp, giá trị của mỗi tác phẩm văn học. Trên cơ sở đó, tôi xin đưa ra một số ý kiến để cùng chia sẻ, bàn bạc, trao đổi về việc dạy tác phẩm kí hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 (ban cơ bản), mà cụ thể là 2 tái phẩm; đọc hiểu văn bản chính khóa: “Người lái đò Sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
II; Nội dung và những phương pháp về việc giảng dạy kí hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 (ban cơ bản)
1; Nội dung
1.1; Khái quát về thể kí
Kí là một loại văn xuôi tự sự, có nguồn gốc từ kí lịch sử, dùng để ghi chép về con người, sự vật, phong cảnh…kí bao gồm nhiều thể như: Bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tùy bút…
Trong văn học cổ phương Đông, thể kí vốn có mặt từ thời kỳ tiền Tần và về sau phân thành 2 nhánh: có kí của sử và kí của truyện. Trong một thời gian khá dài thì kí là tiền thân của tiểu thuyết, có khi tên gọi kí cũng dùng cho tiểu thuyết hay một câu chuyện có kịch tính như Tây du kí, Tây sương kí…
Trong nền văn học Việt Nam, kí có từ rất lâu đời, nhưng phải đến thế kỉ XVII, đặc biệt là từ thế kỷ XIX, khi đời sống các dân tộc ngày càng phát triển nâng cao, khi kỹ nghệ in ấn và báo chí phát triển, khi văn học cũng đã thâm nhập vào các lĩnh vực hoạt động tinh thần khác của xã hội và nhà văn có ý thức tham gia vào các cuộc đấu tranh xã hội, kí mới thực sự phát triển và là thể loại phức tạp nhất trong văn xuôi tự sự thời trung đại.
Kí có những đặc trưng cơ bản sau:
– Kí viết về cuộc đời thực tại, viết về người thật, việc thật, kí đòi hỏi sự trung thực, chính xác. Người viết kí thường quan tâm, tôn trọng những sự kiện xã hội lịch sử, những vấn đề nóng bỏng đang đặt ra trong đời sống. Người viết kí miêu tả thực tại tinh thần của sử học. Mẫu hình tác giả kí gần gũi với nhà sử học. Tác giả kí coi trọng việc thuật lại có ngọn ngành, có thời gian, địa điểm, hành động và không bao giờ quên miêu tả khung cảnh gợi không khí.
– Tác giả kí khéo sử dụng tài liệu đời sống kết hợp với tư tưởng, cảm thụ, nhận xét, đánh giá. Tất nhiên đan xen vào mạch tự sự con có những đoạn thể hiện suy tưởng nhận xét chân thực, tường minh của nhà văn trước sự việc. cái thú vị của kí là những ý riêng, suy nghĩ riêng của tác giả được đan cài với việc tái hiện đối tượng.  Vì vậy sức hấp dẫn của kí là khả năng tái hiện sự thật một cách sinh động của tác giả. Kí chấp nhận sự hư cấu, do đó phải dựa vào những liên tưởng, tưởng tượng bất ngờ, tài hoa của tác giả khi phản ánh sự vật, cuộc sống. Điều đó làm nên cái đẹp của tác phẩm kí.
– Nổi bật lên trong tác phẩm kí chính là chất chủ quan, chất trữ tình sâu đậm của cái tôi tác giả. Cho nên sức hấp dẫn của kí còn phụ thuộc vào sức hấp dẫn của cái tôi ấy (thường là những cái tôi phong phú, uyên bác, tài hoa, độc đáo…)
1.2; Những đặc điểm cơ bản của kí Hoàng Phủ Ngọc Tường
– Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường bộc lộ một trí tuệ sắc sảo, uyên bác: Nhà văn hiểu tường tận những gì mà mình viết. Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường giàu lượng thông tin, đọc tác phẩm của ông, người đọc được tiếp xúc với một kho kiến thức phong phú. Nhà văn hiểu sâu sắc về văn hóa, triết học, lịch sử, địa lý, âm nhạc, điện ảnh, văn chương nghệ thuật…
– Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường thiên về tùy bút. Đọc những trang kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường cảm nhận về thể kí có sự thay đổi thú vị. Thể loại chuyên ghi chép các sự kiện xác thực qua ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường lại thấm đẫm chất trầm tư, trữ tình như: “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, “Hoa trái quanh tôi”…chính là sản phẩm của một phong cách kí độc đáo, với những trang viết vừa trí tuệ, vừa nặng trĩu trầm tư.
– Kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường có chất tự do, tản mạn. Sự kiện đôi khi chỉ là cái cớ để nhà văn bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ chủ quan của mình. Cách tổ chức văn bản mang tính nghệ thuật cao, văn phong giàu chất thơ, hình ảnh gợi cảm. “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một trong những bút kí mang đậm dấu ấn phong cách Hoàng Phủ Ngọc Tường.
– Xuyên suốt các tác phẩm kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường là lòng yêu quê hương đất nước, là tâm huyết với tinh hoa dân tộc. Ông luôn gắn cái đẹp, gắn nghệ thuật với những truyền thống văn hóa dân tộc. Những mẩu kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường, dù viết về vùng nào, dù viết về những năm tháng chiến tranh hay cuộc sống đương đại, đều lấp lánh niềm tự hào về những nét đẹp của quê hương đất nước. Viết về vùng đất Mũi, nhà văn truyền cho người đọc niềm vui sướng tự hào về “món quà tặng của biển cả dành cho đất nước ta” (Rừng nước mặn). Viết về Lạng Sơn bằng những con chữ lóng lánh tài hoa, nhà văn thổi vào người đọc hương thơm nhẹ nhàng quyến rũ của cây hồi “nó thân thiết và mơ hồ như một kỉ niệm” (Rừng hồi). Viết về Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường lại đưa người đọc về vùng đất cố đô trầm mặc, thơ mộng với những khu vườn xanh, thiên nhiên xanh, dòng sông xanh (Ai đã đặt tên cho dòng sông?).
1.3; Những đặc điểm cơ bản của tùy bút (kí) Nguyễn Tuân
– “Người lái đò Sông Đà” mang đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân là người đã đóng dấu “cái tôi độc tấu” của ông lên thể loại tùy bút. Ông là nhà văn đem đến cho tùy bút những phẩm chất nghệ thuật mới theo cách nói vui vui của ông: Tùy bút là tùy vào bút mà viết, tùy bút của ông có những đặc điểm in đậm cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật của ông. Vì vậy, khi giảng dạy tác phẩm, thầy cô giáo cần lưu ý một số đặc điểm sau về tùy bút của nhà văn:
+ Tùy bút của Nguyễn Tuân có nhiều yếu tố truyện. Nguyễn Tuân bén duyên với truyện trước, sau đó mới gặp gỡ với tùy bút. Vì vậy truyện ngắn của ông xen chất tùy bút và tùy bút lại pha chất truyện ngắn. Tùy bút của ông thường phát huy sức mạnh của trí tưởng tượng, liên tưởng, so sánh để dựng cảnh, dựng truyện, có mô tả tâm lý, khắc họa tính cách nhân vật ở một chừng mực nhất định.
+ Tùy bút của Nguyễn Tuân rất đậm chất kí. Ghi chép sự thật và thông tin thời sự, chính xác, đó là nét riêng của tùy bút Nguyễn Tuân. Cũng do quan niệm đi, sống và viết, xê dịch nên tùy bút của ông pha chút du kí, kí sự hay phóng sự điều tra. Chính nét riêng này khiến tùy bút của ông có lượng thông tin đáng tin cậy và có nhiều giá trị tư liệu.
+ Tùy bút của Nguyễn Tuân giàu tính trữ tình. Những trang tùy bút của Nguyễn Tuân giàu tính cảm xúc, lắng thấm những cảm nghĩ của ông, thông qua cái “tôi” chủ quan của ông mà phản ánh hiện thực cuộc sống.
+ Tùy bút của Nguyễn Tuân đúng nghĩa tự do về phép tắc. Tùy bút là một tác phẩm tự sự có kết cấu lỏng lẻo, nhưng không buông tuồng dễ dãi. Ở tùy bút của Nguyễn Tuân, mạch văn cứ theo dòng suy nghĩ mà tràn chảy miên man từ truyện nọ tạt sang truyện kia. Nhà văn cứ theo hứng bút, cứ nhởn nhơ theo trí nhớ bông lông, theo năng lực cảm thụ cái đẹp rất tài hoa nghệ sĩ của mình mà liên tưởng so sánh, tạo những bước nhảy vọt bất ngờ của ý tứ, của hình ảnh, nhưng không chệch ra ngoài vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật.
+ Tùy bút của Nguyễn Tuân có phẩm chất văn chương qua sự tìm tòi sáng tạo về cách diễn ý, tả cảnh, đặt câu, dùng từ. Văn tùy bút của Nguyễn Tuân là cả một kho tu từ đầy ắp và thú vị những ví von, ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng. Nhà văn tả cảnh theo sự thay đổi cảm giác rất tinh tế “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử…hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích thuở xưa” (Người lái đò Sông Đà). Câu văn tùy bút của Nguyễn Tuân có kiến trúc đa dạng, giàu nhạc tính.
+ Tùy bút của Nguyễn Tuân là sự kết tinh tài hoa và uyên bác, khi tập trung miêu tả con Sông Đà bằng sự huy động vốn liếng tri thức chuyên môn cực kỳ giàu có của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau (sử học, địa lí học, quân sự, tri thức về võ thuật, nghệ thuật văn chương, hội họa, điêu khắc âm nhạc, điện ảnh…). Và một khi đã miêu tả thì ông tả đến cùng sự vật hiện tượng, đúng là tả đến “Sơn cùng thủy tận”, uống rượu cả cấn “Dĩ tận vi độ”.
* Những đặc trưng cơ bản trên đây của các tác phẩm kí sẽ là điểm tựa cho thầy cô giáo trong việc giảng dạy tác phẩm kí hiện đại Việt Nam.
2; Một số phương pháp về việc giảng dạy kí hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 (ban cơ bản) qua 2 tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.
2.1; Về phương pháp
Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh là những bạn đọc còn hạn chế về vốn sống, kinh nghiệm thực tế nhưng lại có khả năng rung động và có cảm xúc đặc biệt với tác phẩm văn học. Vì vậy vai trò của thầy cô giáo là phải bổ sung, bồi dưỡng vốn sống, phát triển các năng lực cảm thụ cho học sinh và hướng dẫn họ đến với tác phẩm văn học một cách đúng nhất, gần nhất. Để làm được nhiệm vụ cao quý và nặng nề này, thầy cô giáo cần có những phương pháp thích hợp, đồng thời phải biết cách sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích tác phẩm một cách nhuần nhuyễn nhất, nhằm giúp học sinh vừa nắm bắt tri thức, vừa nắm bắt phương pháp học tập nghiên cứu.
2.1.1; Dạy học tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
Chú ý đến đặc trưng của thể loại vừa là một yêu cầu vừa là một nguyên tắc của quá trình phân tích và giảng dạy tác phẩm văn học. Với thể loại kí, việc tìm hiểu đặc trưng thể loại lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Nắm vững và bám sát vào đặc trưng của thể kí, người đọc sẽ khám phá được cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Qua thực tế giảng dạy, tôi rút ra một số kinh nghiệm cơ bản khi dạy 2 tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường như sau:
2.1.1.1; Cho học sinh phát hiện ra nét tương đồng và khác biệt của đối tượng được tác giả phản ánh trong 2 tác phẩm kí so với đối tượng tương tự có thật ở ngoài đời. Vì kí viết về sự thật, người thật, việc thật nên đòi hỏi phải chính xác, trung thực. Việc này là rất cần thiết.
– Sông Đà và sông Hương khi đi vào 2 tác phẩm của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường đã trở thành đối tượng thẩm mỹ của nhà văn. Con sông Đà nếu chỉ được Nguyễn Tuân ghi chép bằng những số liệu đơn thuần như một nhà địa lý (tên khai sinh, độ dài…) thì cái phần hồn hung bạo và thơ mộng của nó sẽ không được phát hiện. Dòng sông Hương của xứ Huế thơ mộng cũng vậy. Nếu Hoàng Phủ Ngọc Tường chỉ ghi lại các khúc đoạn trong dòng chảy của nó từ thượng nguồn về với Huế không thôi thì sẽ không có gì hấp dẫn, mà cái hấp dẫn chính là ở chỗ tác giả tưởng tượng sông Hương như một con người có số phận, có tâm hồn (cô gái Digan) có hành động cụ thể dưới những điểm nhìn khám phá khác nhau. Khi thì sông Hương như một cô gái mang trong mình tình yêu tha thiết với thành phố Huế, khi lại là một người mẹ sản sinh cho xứ Huế những giá trị văn hóa truyền thống cùng âm nhạc, thi ca, khi lại là một nhận chứng của lịch sử đầy oai hùng hiển hách.
2.1.1.2; Học sinh phát hiện và đánh giá óc quan sát, trí liên tưởng, tưởng tượng năng lực sử dụng ngôn ngữ của 2 nhà văn.
Sức hấp dẫn của kí chính là ở khả năng tái hiện sự thật một cách sinh động của tác giả. Nếu chỉ đơn thuần là ghi chép thì tác phẩm kí hết sức khô khan không gây được ấn tượng với người đọc. Ở đây Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường đều rất “tài hoa”, luôn nhìn cuộc sống, sự vật, con người ở phương diện, góc độ văn hóa thẩm mỹ, nên phát hiện ra nhiều vẻ đẹp của hiện thực cuộc sống. Đồng thời cả 2 nhà văn cũng rất “uyên bác”: hiểu biết sâu rộng nhiều lĩnh vực, nhiều ngành và có thể cung cấp, đóng góp, lí giải những kiến thức đó cho người khác.
– Với tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân
+ Khi khám phá vẻ đẹp hung bạo của con sông, Nguyễn Tuân đã vận dụng tri thức của nhiều ngành để miêu tả tính cách của con sông mà ông gọi là “loài thủy quái khổng lồ” là “kẻ thù số một” của con người. Nhà văn đã huy động vốn kiến thức của điện ảnh, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, thậm chí cả lĩnh vực quân sự, võ thuật, thể thao để miêu tả thác nước, hút nước và những hòn đá, tảng đá trên sông Đà mà nó đã bày sẵn những thạch trận trên sông nước để chờ “ăn chết cái thuyền nào qua đấy”.
Như vậy, nhờ vào khả năng sử dụng ngôn ngữ liên ngành và trí tưởng tượng tài hoa của tác giả, học sinh vừa hiểu được đặc điểm thực của sông Đà, vừa bị cuốn hút vào tài năng miêu tả của Nguyễn Tuân.
+ Khi khám phá vẻ thơ mộng, trữ tình của con sông, lại cần phát hiện ra sự thay đổi, di chuyển điểm nhìn và cách miêu tả. Dòng sông ấy được chiêm ngưỡng từ trên cao nhìn xuống. Hình dáng con sông Đà được ví như một “sợi dây thừng ngoằn ngoèo” và dễ thương, đáng yêu biết bao, qua phép so sánh liên tưởng độc đáo “sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình”. Đó là cái dáng mềm mại nên thơ như một người phụ nữ kiều diễm đang làm duyên trước trùng điệp thiên nhiên Tây Bắc…sông Đà không còn là kẻ thù của con người nữa mà đã là một “cố nhân, tình nhân” đầy nỗi niềm lâu ngày gặp lại. Cảm nhận sông Đà ở vẻ đẹp trữ tình, nhà văn còn quan sát nước sông Đà thay đổi theo mùa, của bờ bãi hoang sơ, của mặt nước lặng yên như tờ, hay của đàn hươu thơ ngộ ngẩng đầu ngốn búp cỏ non.
+ Với hình tượng ông lái đò: Nhân vật này không được khắc họa thành số phận như trong tác phẩm tự sự. Thực ra đó chỉ là một khoảnh khắc trên sông nước để qua đó Nguyễn Tuân tôn vinh con người lao động trong thời kỳ mới – thời kỳ miền Bắc xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Để chứng minh tài nghệ của ông đò, tác giả đã hư cấu một cuộc vượt thác sông Đà có một không hai để thấy được “tay lái ra hoa” của một người nghệ sĩ có tâm hồn cao thượng, một phong thái ung dung tự tại, một trí thông minh lão luyện và lòng dũng cảm được tôi luyện trong lao động và chiến đấu. Viết ông lái đò cũng là cách Nguyễn Tuân tôn vinh vẻ đẹp của con người lao động bình thường, giản dị nhưng phi thường trong nghề nghiệp, đó là chất “vàng mười” mà Nguyễn Tuân suốt đời đi tìm cái đẹp đó.
– Với tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường Ở Hoàng Phủ Ngọc Tường, ông huy động nguồn tri thức phong phú thuộc các lĩnh vực địa lí, lịch sử, văn hóa để xây dựng một hình tượng sông Hương.
+ Vẻ đẹp thiên nhiên của sông Hương là kết quả của những tri thức địa lí và khả năng quan sát sắc sảo của người trần thuật.

  • Ở thượng nguồn: Sông Hương mang vẻ đẹp hùng vĩ “chảy rầm rộ…”, sông Hương “phóng khoáng và man dại” như một con người có “bản lĩnh gan dạ…”
  • Ra khỏi đại ngàn, sông Hương chuyển dòng, sông Hương giấu kín cuộc hành trình gian truân giữa lòng Trường Sơn, nhà văn đã sử dụng biện pháp nhân hóa để biến sông Hương từ một cô gái Digan thành “người gái đẹp nằm mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại…”
  • Ra khỏi vùng núi, sông Hương trở nên dịu dàng “uốn mình theo những đường cong thật mềm”… “dòng sông mềm như tấm lụa…” ở chặng này, sông Hương trở thành “người mẹ phù sa” mang “vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ”.
  • Giữa lòng thành phố Huế, dòng sông trở nên tĩnh lặng, trôi thật chậm in bóng cầu Tràng Tiền trông “nhỏ nhắn như những vành trăng non” “uốn một cánh cung rất nhẹ”. Dòng sông như “vui tươi hẳn lên” và đặc biệt chậm rãi, êm dịu mềm mại…dòng sông như “một tiếng vâng không nói ra của tình yêu”.
  • Trước khi rời khỏi thành phố thân yêu, sông Hương lưu luyến mà nhà văn đã ví sự “dùng dằng” của sông Hương như nàng Kiều “chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả”. Đây đúng là một phát hiện, một liên tưởng thú vị, độc đáo và đậm màu sắc văn chương của tác giả về dòng sông thân thương của xứ Huế.

+ Từ góc nhìn văn hóa:
Vẻ đẹp văn hóa của sông Hương là kết quả của những tri thức văn hóa về một thành phố, từng là cố đô. Sông Hương tự bản thân nó đã mang những phẩm chất văn hóa độc đáo. Nhà văn có sự liên tưởng độc đáo khi cho rằng toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trên mặt nước dòng sông này. Và hơn hết dòng sông thi ca và âm nhạc ấy là nguồn cảm hứng bất tận của nghệ thuật. Sông Hương không bao giờ tự lặp lại trong cảm hứng của các nghệ sĩ.
+ Từ góc nhìn lịch sử:
Vẻ đẹp lịch sử của sông Hương là kết quả của những tri thức về lịch sử, sông Hương gắn với lịch sử anh hùng của xứ Huế, của đất nước…sông Hương gắn với dòng sông thiêng Linh Giang oai hùng một thuở, gắn với thế kỷ XVIII với người anh hùng áo vải Quang Trung, gắn với cách mạng tháng Tám hào hùng bi tráng, gắn với Mậu Thân rung chuyển cả miền Nam. Sông Hương là một minh chứng của lịch sử từ thời cổ đại, qua trung đại đến hiện đại.
* Thế đấy, sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường không đơn thuần chỉ là một dòng chảy của quê hương, nó còn là dòng sông của lịch sử, của văn hóa, của tình yêu Huế và con người nơi đây.
2.1.1.3; Học sinh phát hiện được đặc điểm của “cái tôi” tác giả trong mỗi bài kí.
Nổi bật lên trong tác phẩm kí chính là tính chủ quan, chất trữ tình sâu đậm của cái tôi tác giả. Cho nên sức hấp dẫn của kí còn phụ thuộc vào sức hấp dẫn của cái tôi ấy (thường là những cái tôi phong phú, uyên bác, tài hoa, độc đáo)
“Cái tôi” của Nguyễn Tuân trong “Người lái đò sông Đà”.
Sở dĩ Nguyễn Tuân tìm đến và thành công với thể tùy bút, bởi vì nó là thể văn phóng túng, tự do, đáp ứng được cá tính “ngông” trên trang viết của Nguyễn Tuân. Là nhà văn có phong cách nghệ thuật đặc sắc Nguyễn Tuân hấp dẫn người đọc bởi “cái tôi” độc đáo, sự tài hoa, uyên bác, giác quan sắc nhọn, tinh tế, nghệ thuật sử dụng ngôn từ điêu luyện, giàu hình ảnh, cảm xúc. Sức hấp dẫn của ngòi bút Nguyễn Tuân trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” là ở sự độc đáo, sự giàu có về chữ nghĩa, sự công phu trong quan sát và lựa chọn ngôn từ…
+ Đó là một cái tôi tài hoa: Luôn nhình cuộc sống, sự vật, con người ở phương diện, góc độ văn hóa thẩm mỹ nên phát hiện ra nhiều vẻ đẹp hùng vĩ và mỹ lệ của thiên nhiên, đất nước. Với đôi mắt của nhà văn suốt đời “duy mĩ”, Nguyễn Tuân đã nhìn sông Đà ở góc độ thẩm mỹ để phát hiện ra vẻ đẹp trữ tình của con sông: Sông Đà được ông ví như một người con gái đẹp kiều diễm với “áng tóc mun ngàn ngàn vạn vạn sải” với màu sắc của nước sông Đà thay đổi theo mùa, sông Đà gợi cảm, sông Đà “hoang dại như một bờ tiền sử, bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Không chỉ nhìn cảnh vật ở điểm nhìn văn hóa thẩm mỹ, Nguyễn Tuân còn nhìn người lái đò ở góc độ nghệ sĩ để phát hiện ra tài năng trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh, khi đã nắm chắc được “binh pháp” của thần sông, thần đá “thuộc lòng các luồng sinh tử” của các con thác dữ nên chủ động trong mọi tình huống, có thể lái con thuyền vút vút qua hàng trăm ghềnh đá ngổn ngang hiểm hóc và Nguyễn Tuân đã gọi đó là “tay lái ra hoa” của một người nghệ sĩ có tâm hồn cao thượng, một phong thái ung dung, tự tại, một trí thông minh lão luyện và lòng dũng cảm được tôi luyện trong lao động và chiến đấu.
+ Ở Nguyễn Tuân còn là một cái tôi “uyên bác”: “Uyên bác” là sự hiểu biết sâu rộng nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghệ thuật và có thể cung cấp, đóng góp, lý giải những kiến thức đó cho người khác.

  • Trong tác phẩm ông hay vận dụng những tri thức của rất nhiều ngành nghệ thuật, thậm chí cả những ngành không liên quan gì đến nghệ thuật để miêu tả, khám phá hiện thực. Nó có tác dụng làm cho người đọc nhìn nhận hiện thực ở nhiều góc độ và cung cấp cho người đọc một lượng thông tin hết sức phong phú ngoài văn chương.
  • Chẳng hạn, ông mô tả cái hút nước khủng khiếp của sông Đà bằng kỹ thuật phim ảnh “tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả…” nhà văn còn sử dụng tri thức của quân sự, võ thuật để miêu tả nước, đá ở sông Đà: Nào là cửa sinh, của tử, đánh khuýp vu hồi, đánh du kích, phục kích, đánh giáp lá cà, nào là đòn tỉa, đòn âm, đá trái, thúc gối, túm thắt lưng…
  • Ngoài ra nhà văn còn vận dụng những tri thức của nhiều bộ môn khoa học trong tác phẩm của mình, một vốn văn hóa phong phú, lịch lãm hiếm thấy, làm cho bài tùy bút của ông có giá trị văn hóa cao. Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” đã giúp người đọc hiểu được rất nhiều điều bổ ích về lịch sử, địa lí sông Đà, về lịch sử cách mạng xung quanh con sông này, về địa hình địa thế của nó, về những con thác đủ loại, về các tài nguyên đất nước vùng sông Đà, về những bài thơ của Nguyễn Quang Bích, Tản Đà…về con sông miền Tây của Tổ quốc này.

* Ở “Người lái đò sông Đà”, lâu nay người ta chỉ quen thấy một cái tôi tài hoa, uyên bác. Nhưng rõ ràng thông qua cái tôi ấy, người đọc còn nhận thấy được tác phẩm còn là cảm hứng ngợi ca đầy say mê của một con người yêu tha thiết vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người như Nguyễn Tuân – suốt đời đi tìm cái đẹp, cái đẹp của một cây bút tài hoa độc đáo…
“Cái tôi” trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường
+ Cái tôi say mê kiếm tìm cái đẹp, dạt dào cảm xúc và luôn gắn bó với thiên nhiên.

  • Trong kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, cái tôi tác giả gắn kết, hòa nhập thật sự với sông nước, trời mây, cây cỏ, ngàn thông. Những trang kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường mang đến cho người đọc những miền không gian xanh thắm, ẩn chìm những viết trầm tích văn hóa từ thiên nhiên. Sự hòa nhập với thiên nhiên khiến nhà văn đã viết lên những trang văn vừa giàu lượng thông tin, vừa mượt mà, đẹp như một bài thơ.
  • Thiên nhiên trong kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là phiên bản tâm hồn của nhà văn. Sông Hương trong thơ ông không chỉ là biểu tượng của thiên nhiên thuần khiết mà còn lấp lánh chất nhân văn của một triết lí sống. Cái tôi có lúc thoát hẳn sự ràng buộc của bản thể để hoà nhập vào sông nước.
  • Cảm xúc vô cùng phong phú, có khi nó được bộc lộ trực tiếp với các trạng thái nội tâm: vừa thích thú, vừa lãng đãng, miên man trong vẻ đẹp của dòng sông đang đổi sắc không ngừng “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” hay cái điệu chảy “như một điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế” trong trăm nghìn ánh hoa đăng…có khi cảm xúc yêu thương da diết với xứ Huế lại được bộc lộ dán tiếp trong cuộc hành trình lặng lẽ với rất nhiều những tìm kiếm và phát hiện: ngỡ ngàng nhận ra điểm tương đồng giữa con sông và con người ở “nỗi vương vấn và chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”, đồng thời cùng hoài niệm đến khắc khoải khi phát hiện ra một sắc màu xưa cũ của chiếc áo cưới ở Huế ngày xưa, rất xưa “màu áo lục điều…”
  • Rõ ràng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem tình yêu đằm thắm lắng sâu và những cảm xúc sôi nổi say sưa phổ vào trang viết để rồi mỗi dòng văn như một nốt nhạc, bản đàn để tôn vinh vẻ đẹp của sông Hương.

+ Cái tôi yêu quê hương đất nước hướng về cội nguồn: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một bài ca, ca ngợi sông Hương gắn với thiên nhiên văn hóa và con người xứ Huế. Bằng tấm lòng yêu thương gắn bó với quê hương đất nước, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã trân trọng, tự hào về bề dày lịch sử, bề dày văn hóa và tâm hòn con người ở vùng đất cố đô. Phải yêu sông Hương lắm, nhà văn mới xem sông Hương như một cô gái thùy mị mà đa tài, như: “một tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. Phải yêu sông Hương lắm nhà văn mới nhìn thấy dòng sông như một cô gái đa tình, kín đáo và một chút lẳng lơ, duyên dáng chung tình. Phải yêu dòng sông này lắm nhà văn mới cứ băn khoăn trăn trở “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, và để trả lời cho câu hỏi này Hoàng Phủ Ngọc Tường mượn một câu chuyện huyền thoại đẹp khép lại trang kí, tô đậm thêm vẻ đẹp lấp lánh của dòng sông Hương, đồng thời bộc lộ cái tôi nồng cháy suy tư “có nhiều cách trả lời câu hỏi ấy. Trong đó tôi thích nhất một huyền thoại kể rằng vì yêu quý con sông xinh đẹp của quê hương, con người hai bên bờ đã nấu nước trăm loài hoa đổ xuống lòng sông, để làm nước thơm tho mãi…”, “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”câu hỏi bâng khuâng khơi gợi sự kiếm tìm cái đẹp tiềm ẩn trong sông Hương và thiên nhiên, con người xứ Huế.

  • Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả sông Hương và không gian Huế với tình yêu nồng thắm, với trái tim thi sĩ đa cảm, đồng thời bằng con mắt của một thi sĩ tinh tường. Nhà thơ Ra-xun Ham-đa-tốp đã từng bình luận: “Nếu nhà thơ không tham gia vào việc hoàn thành thế giới, thì thế giới đã không được đẹp đẽ như thế này”. Bằng những trang viết tài hoa, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã góp phần tạo nên một thế giới đẹp và thơ.

+ Một cái tôi tài hoa uyên bác
Hoàng Phủ Ngọc Tường tỏ ra am hiểu tường tận những gì mình viết. Với xứ Huế dường như nhà văn hiểu sâu sắc những cành cây ngọn cỏ, tường tận từ tên đất, tên làng. Với sông Hương, nhà văn thông thuộc từng khúc sông, từng dòng nước, chỗ ghềnh thác cuộn xoáy, chỗ phẳng lặng như mặt hồ yên tĩnh. Nhà văn am hiểu sâu sắc về văn hóa Huế, nền âm nhạc cổ điển hay những trang thơ về sông Hương. Vốn kiến thức uyên bác ở nhiều lĩnh vực, đó là kết quả của một chuyến đi và một trí nhớ “phi thường”. Bằng những hiểu biết phong phú, nhà văn cung cấp cho người đọc một lượng thông tin lớn về địa lý, dòng chảy của sông Hương, về lịch sử, về văn hóa, về văn học nghệ thuật. Bằng những con chữ lóng lánh tài hoa Hoàng Phủ Ngọc Tường đã góp phần làm nổi bật dòng sông, thiên nhiên cũng như con người Huế. Cái tôi ấy thật giàu tình cảm, say mê cái đẹp của cảnh cũng như con người xứ Huế: Tất cả những phát hiện về vẻ đẹp của sông Hương, xét đến cùng bắt nguồn từ tình cảm thiết tha đến đắm say của tác giả đối với cảnh và con người xứ Huế. Nếu không có tình yêu với xứ Huế thì không thể có những trang văn hay và đẹp đến thế về xứ Huế.
* Như vậy, những dòng sông quê hương chảy về trong tâm tưởng ta qua ngòi bút và tâm hồn nhà văn, giúp ta yêu hơn những dòng sông đất Việt. Điều mà chúng ta thấy sở dĩ họ có những điển chung trong việc mang đến hai hình tượng nghệ thuật đặc sắc ấy là: Cả hai nhà văn đều là người có tài, rất mực tài hoa uyên bác. Đều là những con người có tâm, là những trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Đều là những nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo, do đó tìm đến với những thể tùy bút, bút kí như một sự thỏa mãn với tình yêu lớn, mà chỉ có những thể loại ấy mới chuyên chở được tình yêu của họ. Tuy nhiên, mỗi nhà văn lại có ý thức cá nhân sâu sắc, có cá tính sáng tạo riêng, Nguyễn Tuân thiên về lối duy mỹ, cảm giác mạnh, Hoàng Phủ Ngọc Tường thiên về tự sự trữ tình, cảm xúc nồng nàn yêu thương. Đó cũng chính là quy luật tất yếu của sáng tạo nghệ thuật.
* Phải xuất phát từ đặc trưng thể loại, đó là một nguyên tắc cơ bản của quá trình cảm thụ và bình giá tác phẩm văn chương. Điều mà chắc chắn ai cũng biết. Hơn nữa với thể loại bút kí, chất trữ tình bao giờ cũng chiếm ưu thế của người viết, nên khi dạy tác phẩm kí thầy cô giáo phải tạo được tình huống nhiều hơn để khơi gợi cho học sinh sự đồng điệu, ngưỡng vọng trước cái tôi giàu cảm xúc, tinh tế, chân thành của người nghệ sĩ. Những tình cảm cao đẹp đối với quê hương xứ sở chắc chắn sẽ có điêu kiện nảy sinh, góp phần vào việc hoàn thiện nhân cách học sinh và học sinh cũng có điều kiện hơn để rèn luyện tư duy văn học theo đặc trưng thể loại.
2.1.2; Rèn luyện phương pháp đọc hiểu cho học sinh
Môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ, môn học bắt buộc ở cả 3 cấp học, hướng tới việc hình thành phát triển năng lực đọc, viết tiếng Việt (năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực trình bày, năng lực tạo lập các loại văn bản cần thiết trong cuộc sống). Dạy học đọc hiểu là một trong những nội dung cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong tiếp nhận văn bản. Nếu như trước đây chúng ta coi phân tích tác phẩm hay giảng văn là một phương pháp đặc thù của dạy văn, thì hiện nay đã có những thay đổi trong cách tiếp cận này. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu không có nghĩa là nhằm cảm thụ một chiều cho học sinh những cảm nhận của giáo viên về văn bản được học mà hướng dẫn cung cấp cho học sinh cách đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của văn bản, từ đó hình thành cho học sinh năng lực tự đọc một cách tích cực, chủ động, có sắc thái cá nhân. Hoạt động đọc hiểu của học sinh cần được thực hiện theo một trình tự từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ đọc đúng, đọc thông, đến đọc hiểu, từ đọc tái hiện sang đọc sáng tạo. Khi hình thành năng lực đọc hiểu của học sinh cũng chính là hình thành năng lực cảm thụ thẩm mỹ, khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng và tư duy.
Trong quá trình đọc hiểu học sinh cần thực hiện các nội dung cơ bản sau:
– Huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm của bản thân – là những hiểu biết về chủ đề hay hiểu biết về các vấn đề văn hóa xã hội có liên quan đến chủ đề, thể loại của văn bản.
– Thể hiện những hiểu biết về văn bản
+ Tìm kiếm thông tin, đọc lướt để tìm ý chính, đọc kỹ tìm các chi tiết
+ Giải thích, cắt nghĩa, phân loại, so sánh, phân tích, kết nối, tổng hợp…thông tin để tạo nên hiểu biết chung về văn bản.
+ Phản hồi và đánh giá thông tin trong văn bản
– Vận dụng những hiểu biết về văn bản đã đọc hiểu vào việc đọc các loại văn bản khác nhau, sẵn sang thực hiện các nhiệm vụ học tập, các nhiệm vụ trong đời sống yêu cầu dùng đến hoạt động đọc hiểu.
+ Đọc các văn bản khác (ngoài chương trình, sách giáo khoa) có cùng đề tài/ chủ đề hoặc hình thức để thực hiện củng cố hiểu biết và rèn luyện kỹ năng đọc hiểu.
+ Trình bày những giải pháp để giải quyết một vấn đề cụ thể từ việc vận dụng những hiểu biết về văn bản đã đọc hiểu.
– Đọc tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân
Học sinh cần làm nổi bật được:
+ Đề tài: Viết về dòng sông quê hương Việt Nam
+ Thể loại: Tùy bút (bút kí) có cấu trúc tự do phóng túng, hầu như không có luật lệ, quy phạm gì chặt chẽ, câu thúc bởi cốt truyện cụ thể nào…Tùy bút mang tính chất chủ quan, chất trữ tình rất đậm, nhân vật chính là cái tôi của nhà văn, bộc lộ cảm xúc suy tư và nhận thức đánh giá của mình về con người và cuộc sống hiện tại. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu chất thơ.
+ Cảm hứng sáng tạo

  • Nguyễn Tuân đề từ cho tác phẩm:

“Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”
(Wladyslow  Broniewski)
“Chúng thủy giai Đông tẩu
Đà giang độc Bắc lưu”
(Thơ Nguyễn Quang Bích)

  • Nguyễn Tuân đã cảm nhận vẻ đẹp độc đáo của sông Đà

Không chỉ sông Đà, sông nước quê hương, sông tuyến (Bến Hải), sông Gianh – đã chảy vào tâm hồn nhà văn, đã hóa thân thành những trang viết đẹp. Viết “sông Đà”, Nguyễn Tuân muốn đề thơ, phổ nhạc vào sông nước quê hương. Cảm hứng sông Đà đã thành nghệ thuật “thành một gợi cảm mênh mang” về sông quê, về con người Việt Nam trong bối cảnh ấy. Và ông cũng là “Đà giang độc Bắc lưu” trên bình diện nghệ thuật.
+ Nội dung của văn bản

  • Hình tượng con sông Đà: Hung bạo, trữ tình
  • Hình tượng người lái đò: Tài hoa, điêu luyện trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh

+ Đặc sắc nghệ thuật của Nguyễn Tuân
Nhìn con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ: tài hoa uyên bác và dụng nhiều tri thức của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau để quan sát miêu tả (địa lý, lịch sử, nghệ thuật, quân sự, võ thuật, hội họa, điêu khắc, điện ảnh, thơ ca…) thiên nhiên và con người Tây Bắc. Thể tùy bút phóng túng ngôn từ phong phú và điêu luyện.
+ Yêu cầu học sinh tìm đọc toàn văn bản “Người lái đò sông Đà”
– Đọc tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, học sinh cần làm nổi bật được:
+ Thể loại: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” thuộc thể kí (nghiêng về tùy bút) giàu chất trữ tình, giàu lượng thông tin.
+ Cảm hứng sáng tạo: Huế trở thành một phần trong đời sống tinh thần của nhà văn. Những mẩu kí viết về Huế thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của Hoàng Phủ Ngọc Tường với mảnh đất giàu trầm tích văn hóa. Về “chất Huế” trong kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà văn Tô Hoài đã nhận xét thú vị: “Nếu có thể so sánh, thì tôi nghĩ rằng Sơn Nam thuộc đến ngõ ngách những sự tích xưa của Sài Gòn-Bến Nghé, tôi thì nhớ được ít nhiều tên phố tên làng Hà Nội, Hoàng Phủ Ngọc Tường thì trằm cả tâm hồn trong khuôn mặt cuộc đời cùng với đất trời, sông nước của Huế”.
+ Ý nghĩa nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
Nhan đề bài bút kí là một câu hỏi ngỡ như bâng quơ, câu hỏi khó trả lời, nhưng lại là một tín hiệu thẩm mỹ mở ra nội dung của tác phẩm. Câu hỏi đặt ra “với trời với đất” đã đưa nhà văn làm một cuộc hành trình lịch sử tìm về cội nguồn của dòng sông và cảm nhận, miêu tả vẻ đẹp của sông Hương từ góc nhìn huyền thoại-văn hóa – lịch sử.
+ Đọc và tìm hiểu bố cục của đoạn trích.
Dựa vào văn bản có thể chia đoạn trích thành 2 phần.

  • Phần đầu: Từ đầu đến “quê hương xứ sở”: Hành trình của Hương giang
  • Phần còn lại: Sông Hương – dòng sông của lịch sử và thơ ca

+ Nghệ thuật đặc sắc:
Với ngòi bút tài hoa lịch lãm của Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà văn đã sáng tạo được những trang văn đẹp, được dệt nên bởi một kho từ vựng phong phú, uyển chuyển và rất giàu hình ảnh. Các biện pháp nghệ thuật: Ẩn dụ, nhân hóa, so sánh…gắn liền với liên tưởng bất ngờ, thú vị đã tạo nên một góc nhìn đa sắc về sông Hương.
Yêu cầu học sinh tìm đọc toàn văn bản hoặc giáo viên gọi học sinh đọc diễn cảm một số đoạn mà các em yêu thích.
Ví dụ đoạn “phải nhiều thế kỷ đi qua…bát ngát tiếng gà”. Sau mỗi bài học giáo viên cho học sinh viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của dòng sông quê hương mình, để giáo dục cho các em tình yêu quê hương cũng bắt nguồn từ những cái giản dị và đời thường gần gũi nhất với mỗi con người: Dòng sông quê hương.
* Như vậy: Việc đọc hiểu không chỉ rèn luyện cho học sinh đọc-hiểu văn bản mà còn rèn luyện năng lực tạo lập văn bản, đặc biệt là năng lực viết sáng tạo. Viết sáng tạo là khả năng trình bày, thể hiện những cảm nhận, suy nghĩ của cá nhân về đối tượng, vấn đề được đặt ra…viết sáng tạo được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau, với các mức độ khác nhau, vì vậy cần tạo ra được những cơ hội để học sinh thể hiện ngay trong quá trình đọc hiểu, đồng thời phát triển các năng lực khác trong học tập.
2.1.3; Sử dụng phương pháp bản đồ tư duy.
Bản đồ tư duy là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách ghi nhớ chi tiết để tổng hợp hay để phân tích một vấn đề thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Cách ghi chép này khoa học, giúp cho học sinh dễ nhớ và dễ ôn tập hơn. Việc nhớ và ghi lại các thông tin sau này sẽ dễ dàng, đáng tin cậy hơn so với khi sử dụng phương pháp truyền thống. Sử dụng phương pháp bản đồ tư duy sẽ có những ưu điểm sau:
– Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng
– Quan hệ hỗ trợ tương ứng giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần ý chính.
– Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.
– Ôn tập và ghi nhớ sẽ rất hiệu quả và nhanh hơn.
– Thêm thông tin (ý) dẽ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào bản đồ.
– Mỗi bản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
– Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bát chap thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ.
Như vậy, bản đồ tư duy là một công cụ lý tưởng cho việc giảng dạy và trình bày các khái niệm trong lớp học. Bản đồ tư duy giúp cho giáo viên tập trung vào các vấn đề cần trao đổi cho học sinh, cung cấp một cái nhìn tổng quan về chủ đề mà không có thông tin thừa. Học sinh sẽ không phải tập trung vào việc đọc chép dài dòng, mà thay vào đó sẽ lắng nghe những gì mà thầy cô giáo diễn đạt. Hiệu quả bài học sẽ tăng lên.
Khi dạy học bài “Người lái đò sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân, giáo viên có thể tóm tắt hoặc cho học sinh ghi lên bảng tóm tắt lại nội dung bài học theo bản đồ tư duy.
A; Mục tiêu bài học
(Nguyễn Tuân)
Tiết 48, 49. Đọc hiểu văn bản “Người lái đò Sông Đà”

2.2; Tiết dạy thực nghiệm

Với phương pháp bản đồ tư duy, giáo viên có thể cho học sinh tổng kết lại ở phần kết thúc bài học hoặc trong quá trình giảng bài, vừa tổng kết kiến thức và vừa là để ghi nhớ bài học một cách ngắn gọn, dễ nhớ nhất. Có một điều thú vị nữa là trong quá trình giảng dạy, thầy cô giáo có thể thêm ngay vào bản đồ tư duy bài giảng của mình những ý tưởng hay, đột phá mà thầy cô chợt nghĩ ra hay từ sự đóng góp, phát hiện của học sinh. Làm như vậy bài học sẽ không bị nhàm chán mà lại gây được sự hứng thú cho học sinh, học sinh sẽ không còn sợ cảm giác học môn văn dài, ghi chép mỏi tay đáng sợ nữa. Môn văn sẽ trở nên khoa học hơn, ngắn gọn và súc tích hơn.
Giúp học sinh:
1; Kiến thức:
– Cảm nhận được vẻ đẹp của con sông Đà và hình tượng người lái đò. Từ đó hiểu được tình yêu, sự đắm say của Nguyễn Tuân đối với thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc.
– Thấy được sự tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân: Vốn từ ngữ dồi dào, biến hóa; câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu hình ảnh và nhịp điệu; những so sánh ví von, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ.
2; Kỹ năng:
– Đọc hiểu tùy bút theo đặc trưng thể loại
3; Thái độ:
– Có thái độ trân trọng, cảm mến tài năng độc đáo của những con người lao động giản dị nhưng kiên cường, dũng cảm.
– Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước Việt Nam
4; Năng lực:
– Nâng cao năng lực cảm thụ nghệ thuật, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề năng lực đọc hiểu kí hiện đại theo đặc điểm thể loại.
Thiết kế bài học
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

  1. Giáo viên:

– SGK, SGV, thiết kế bài dạy, tài liệu tham khảo, máy chiếu minh họa hình ảnh về sông Đà(1958) và thủy điện sông Đà (hiện nay), phiếu học tập.

  1. Học sinh:

– Đọc văn bản, sách giáo khoa, vở soạn văn, đọc các tài liệu, trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài.
Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Trải nghiệm
Câu hỏi? Nêu ngắn gọn những đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân? (Học “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân ở lớp 11)
HS: – Xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo, đề cao cái đẹp, con người tài hoa, tài tử, uyên bác của “một thời vang bóng”
– Giọng điệu kết hợp trữ tình và tả thật, nghệ thuật dẫn truyện hấp dẫn.
– Ngôn ngữ cổ kính trang nghiêm, dùng nhiều từ ngữ của người xưa tạo cho câu chuyện cái không khí của “một thời vang bóng”
Hoạt động 2: Dẫn vào bài mới.
Nguyễn Tuân là nhà văn có nhiều trang viết rất sống động về những con người phi thường, tính cách phi thường. Nhân vật của ông mỗi khi đã xuất hiện thì dứt khoát phải có dấu ấn đặc biệt. Nếu trước cách mạng tháng tám, ông cho rằng cái đẹp chỉ có trong quá khứ của một thời vàng son và ông đã xây dựng nhân vật Huấn Cao dựa trên nguyên mẫu lịch sử là Cao Bá Quát: một người có tài có tâm nhưng phải chịu án tử hình vì đứng về nhân dân chống lại triều đình. Nhưng sau cách mạng tháng tám, do “xê dịch” nhiều nên ông có sự thay đổi trong cách cảm nhận miêu tả về con người. Ngòi bút tài hoa của ông đã tìm thấy vẻ đẹp của con người ngay trong hiện tại, một người vô danh lặng thầm trong công việc mà ông gọi đó là “vàng mười” của đất Tây Bắc đó chính là “ Người lái đò” trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà”- Nguyễn Tuân.

Hoạt động của Giáo viên và  học sinh Phương pháp, phương tiện Kết quả đạt được
Hoạt động 3: Tìm hiểu phần tiểu dẫn
GV: Gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn sách giáo khoa, nêu những nét chính về hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.
HS trả lời, GV nhận xét bổ sung ý trả lời của học sinh.
.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hoạt động 4: Đọc hiểu văn bản.
– GV gọi 1 HS đọc đoạn từ “Cuộc sống của người lái đò/187….Thế là hết thác/190;
GV gọi HS khác đọc đoạn “ Tôi có bay tạt ngang sông Đà-…/190 đến hết /192).
GV hướng dẫn học sinh đọc Đoạn 1: Giọng nhanh, mạnh, có khí thế, thể hiện không khí của một trận chiến gấp gáp căng thẳng.
Đoạn 2: Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, toát lên vẻ đẹp dịu dàng, trữ tình của Sông Đà.
GV gọi HS trả lời câu hỏi ?Có những hình tượng nào hiện lên trong 2 đoạn văn vừa đọc? Em có cảm nhận được điều gì về các hình tượng ấy?
HS phát biểu, giáo viên nhận xét, kết luận.
 
 
Đọc hiểu chi tiết:
Hình tượng con sông Đà.
– GV Khái quát về hình tượng con sông Đà => Tác giả tái hiện một Đà giang như là một sinh thể, có hoạt động, biết tri giác, cảm giác và có cá tính tâm trạng, với 2 tính cách: hung bạo và trữ tình. GV dẫn dắt và nêu câu hỏi.
Tính cách hung bạo của Sông Đà được tác giả miêu tả thông qua những chi tiết hình ảnh gì?
(Đá bờ sông dựng thành vách, mặt ghềnh Hạt loóng, những cái hút nước, thác và đá sông Đà ).
Mỗi nhóm tìm chi tiết, hình ảnh và phân tích.
Giáo viên chia:
Nhóm 1: Đá bờ sông
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Nhóm 2: Mặt ghềnh
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Nhóm 3: Hút nước
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Nhóm 4: Thác và đá
HS trao đổi thảo luận, các nhóm khác bổ sung, giáo viên nhận xét, bổ sung.
 
GV lưu ý các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc…
– Biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, kể, tả, liên tưởng bất ngờ, sáng tạo.
– những tri thức về nhiều lĩnh vực khác nhau (giao thông, điện ảnh)…
– Biện pháp nghệ thuật nhân cách hóa, so sánh độc đáo ->lấy lửa tả nước.
– GV gợi mở: có thể thấy, dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ, sự hùng vĩ và hung bạo của Đà giang đã hiện ra ở nhiều vẻ khác nhau. Tất cả đều toát lên một sự hoang dại, một sức mạnh thiên nhiên kì vĩ. Nhưng Nguyễn Tuân đến với sông đà trước tiên là tìm chất vàng của thiên nhiên, “thứ vàng của màu sắc sông núi Tây Bắc”. Theo em nhà văn đã tìm thấy thứ vàng nào của con sông Đà nói riêng và thiên nhiên Tây Bắc nói chung đằng sau sự hung bạo của Đà giang?
HS thảo luận, trả lời.
GV chốt ý kiến, nhận xét.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
GV  chuyển ý : Rất hung dữ, hiểm ác, gây hại cho con người, nhưng ngược lại đó là công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng tạo nên chất men say cho sự sống của con người.
GV dẫn dắt và nêu câu hỏi:
Sự hung bạo của sông Đà là một sự thật rõ ràng. Nhưng nhà văn đã viết “ Tôi có bay tạt qua sông Đà mấy lần…”. Tức là sông Đà không chỉ có sự dữ dằn, độc hiểm mà con sông còn có vẻ đẹp trữ tình. Từ những “góc độ” khác nhau, Nguyễn Tuân đã có những phát hiện tinh tế và miêu tả vẻ đẹp trữ tình của dòng sông như thế nào?
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, bổ sung.
GV gợi mở: Tác giả ngắm sông Đà ở những thời điểm nào?
GV diễn giảng:
Đây là kết quả của những công phu tìm tòi khó nhọc của một con người nhất quyết không bao giờ chịu bằng lòng với những tri thức hời hợt…
=> Như vậy không sự hào hoa nào thay thế được công sức lao động nghiêm túc, cần cù kiên nhẫn của con người.
 
 
 
 
 
 
 
 
– Giáo viên chốt lại: với cách liên tưởng ví von, so sánh, dường như sông Đà của Nguyễn Tuân còn có vẻ đẹp của một con sông bền bỉ chảy qua năm tháng lịch sử, mang dấu tích văn hóa ngàn xưa của dân tộc. Nói văn Nguyễn Tuân cổ kính trang nghiêm mà hiện đại phải chăng có phần vì thế?
=> Tác giả gọi sông Đà là “cố nhân”
GV dẫn dắt, nêu vấn đề: Có thể khẳng định Nguyễn Tuân đã rất công phu khi tìm hiểu và miêu tả những vẻ đẹp đa dạng của Đà giang. Trên cả 2 khía cạnh hung bạo và trữ tình của Sông Đà, ta đều thấy người nghệ sĩ đã dồn nhiều tâm sức và tài năng của mình để khắc họa những đặc tính, vẻ đẹp của con sông Tây Bắc. Theo em tại sao Nguyễn Tuân lại kì công đến như vậy?
=> HS trả lời: Giáo viên nhận xét, bổ sung.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
GV dẫn dắt:
Chẳng phải tình cờ khi để nói về màu sắc của sông Đà, Nguyễn Tuân chỉ dùng một chữ “vàng”. Để rồi sau đó ông sẽ dùng chữ “vàng mười”để gọi tên vẻ đẹp và giá trị quý báu của con người lao động. Điều đó chứng tỏ trong cảm xúc thẩm mỹ của tác giả người lái đò sông Đà
– Con người lao động chân chính là đẹp hơn tất cả, quý giá hơn tất cả.
GV: Vậy ông lái đò đã được tác giả miêu tả như thế nào?
HS: trao đổi, thảo luận, tìm chi tiết hình ảnh.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Nguyễn Tuân đã tạo ra một cuộc vượt thác có một không hai, bằng vốn từ vựng giàu có và kiến thức uyên bác về nhiều lĩnh vực đặc biệt là võ thuật và quân sự.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
GV nhận xét: Nguyễn Tuân đã sáng tạo được một đoạn văn đặc sắc, tràn đầy không khí trận mạc, miêu tả sinh động cuộc chiến đấu của người lái đò với thác, đá hung bạo và xảo quyệt.
 
 
 
 
 
GV: gợi mở Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp. Các nhân vật trong sáng tác của ông thường mang những phẩm chất của người nghệ sĩ tài hoa. (Huấn Cao: “ Chữ người tử tù”. Vậy người lái đò có được coi là một nghệ sĩ tài hoa hay không? Giáo viên gọi học sinh đọc lại đoạn ông lái đò vượt thác…để có thể cảm nhận về tư cách nghệ sĩ của ông lái đò)
HS đọc, cảm nhận, giáo viên nhận xét.
Theo Nguyễn Tuân nét tài hoa nghệ sĩ của con người không chỉ thể hiện ở hoạt động sáng tạo nghệ thuật mà còn thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đối với bất kì công việc gì khi đạt tới trình độ khéo léo, điêu luyện, con người sẽ bộc lộ nét tài hoa nghệ sĩ rất đáng trân trọng.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Giáo viên hướng dẫn học sinh tiểu kết:
Theo em đâu là chất “vàng mười” của những con người lao động Tây Bắc mà Nguyễn Tuân đã tìm thấy và ngợi ca?
 
 
 
 
 
 
 
Theo Nguyên Tuân chủ nghĩa anh hùng đâu chỉ ở nơi giáp mặt với quân thù, mà có thể xuất hiện hàng ngày trong cuộc sống lao động của bao con người bình thường giản dị, không tên tuổi, ở ngay cả những nơi xa xôi hẻo lánh của Tổ quốc. Chính công việc sẽ vinh danh nghề nghiệp của họ, Hình ảnh “Khoanh nâu tròn”ở ngực ông lão do cán chèo tì vào mỗi lần vượt thác, tác giả gọi đó là huân chương lao động nghề nghiệp vinh danh cho ông lái đò.
Hoạt động 5: Tổng kết
GV? Qua thiên tùy bút em có nhận xét gì về tài năng nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân?
Hs có thể trình bày cách đánh giá khác nhau, giáo viên nhận xét chốt các ý chính.
 
 
Phỏng vấn, thuyết giảng, máy chiếu.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Phương pháp: Đọc hiểu văn bản, đọc sáng tạo.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– Phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm(chia lớp làm 4 nhóm)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tiết 2: Phương pháp phát vấn; diễn giảng; nêu vấn đề.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– phương pháp thảo luận, phát vấn đề, nêu vấn đề.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
I. Tiểu dẫn
1. Hoàn cảnh sáng tác
– “Người lái đò sông Đà” trích trong tập tùy bút “Sông Đà”(1960). Đây là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ của Nguyễn Tuân trong chuyến đi đến miền Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc. “Sông Đà” gồm 15 thiên tùy bút và một bài thơ ở dạng phác thảo.
– Tấc phẩm ra đời trong bối cảnh miền Bắc đang tiến hành xây dựng cuộc sống mới.
2. Cảm hứng chủ đạo
– Là tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc và nhất là chất vàng mười “thứ vàng đã được thử lửa” ở tâm hồn những con người lao động, chiến đấu trên miền núi sông hùng vĩ và thơ mộng.
3. Thể loại: Tùy bút (bút kí) ghi chép người thật, việc thật, in đậm cảm xúc chủ quan của người viết, đậm chất trữ tình
 
II; Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc văn bản
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– Hiện lên trong hai đoạn trích là hình tượng con sông Đà (hung bạo, trữ tình ) và người lái đò (tài trí, dũng cảm).
2. Đọc – hiểu chi tiết văn bản.
a. Hình tượng con sông Đà
* Sông Đà – con sông Tây Bắc “hung bạo”
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– Sự hùng vĩ của sông Đà trước hết thể hiện ở cách đã bờ sông “dựng vách thành” “lúc đúng ngọ mới có mặt trời” “vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu” “có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ bên này sang bờ bên kia”… “ngồi trong khoang đó quãng ấy đang mùa hè mà cũng thấy lạnh”
=> Nguyễn Tuân khắc sâu ấn tượng về độ cao của những vách đá, sự lạnh lẽo, u tối của đoạn sông và sự nhỏ hẹp của dòng chảy bằng những liên tưởng độc đáo, bằng những so sánh thú vị. Để miêu tả cảnh tượng hùng vĩ có phần huyền bí của dòng sông, nhà văn chẳng những sử dụng thị giác mà còn kết hợp sử dụng các giác quan khác(như xúc giác) với những so sánh mới mẻ táo bạo
-> vách thành dựng đứng gợi lên sự hiểm trở, hùng vĩ, lòng sông hẹp
-> gợi sức chảy ghê gớm của thác lũ.
– Ghềnh sông Đà:
“gùn ghê suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt…” “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”…
=> Đoạn văn cung cấp đầy đủ những hình ảnh cần thiết cho một họa sĩ nào ưa vẽ những cảnh thác lũ rùng rợn, mãnh liệt câu văn diễn đạt theo lối điệp từ, điệp cấu trúc và tăng tiến, tạo nhịp điệu khẩn trương, dồn dập gấp gáp giống như sự chuyển vận của sóng to, gió lớn.
– Hút nước: “nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”
“nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”=> sự ghê gớm của những cái hút nước.
“Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống…”
-> Đó là những hình ảnh đầy chất hiện thực mà bất cứ ai khi đọc đến đều hình dung ra sự tàn nhẫn của những cái hút nước ấy.
– Thác nước sông Đà
“ nghe như là oán trách” “van xin”
“khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”
“rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng…”, hòn đá thì “ngỗ ngược” “nhăn nhúm” sẵn sàng giao chiến cả một trận địa đá với những âm mưu thủ đoạn nham hiểm đã được bày ra để sẵn sàng dìm chết con thuyền.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– Nhận xét chung: Đó là vẻ đẹp man dại, sức mạnh huyền bí của sông Đà hiện ra ở nhiều góc độ khác nhau. Đây chính là tiềm năng to lớn của Đà giang khi nó được con người chinh phục. Đấy là “vàng trắng”quý báu của đất nước ta. Chính vì vậy Nguyễn Tuân nghĩ tới hình ảnh của những “tuốc bin thủy điện”. Điều đó nghĩa là nhà văn nghĩ tới vai trò, vị trí của sông Đà trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
 
 
 
 
 
* Sông Đà con sông Tây Bắc trữ tình.
– Trữ tình, dịu dàng: Từ trên cao nhìn xuống, nhà văn đã thấy dòng chảy uốn lượn của con sông như mái tóc của người phụ nữ kiều diễm “Sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình…”.
=> Trong văn Nguyễn Tuân có cả thơ, cả hoa và cả nhạc.
 
 
 
-> Vẻ đẹp trữ tình trẻ trung và duyên dáng.
– Thơ mộng: Tác giả ngắm sông Đà ở nhiều thời gian, nhiều không gian khác nhau, màu sắc nước sông Đà thay đổi theo mùa mùa xuân “xanh ngọc bích”, mùa thu “lừ lừ chín đỏ”….
=> Nguyễn Tuân không chỉ tôn vinh vẻ đẹp của dòng sông mà còn trực tiếp bày tỏ tình cảm yêu mến đối với sông Đà, niềm tự hào về vẻ đẹp của con sông xứ sở.
 
– Hiền hòa: “Sông Đà như một cố nhân” “đằm đằm ấm ấm”-> nhất là chất thơ như ngấm vào trong từng cảnh sắc thiên nhiên sông Đà. Đó là cái nắng tháng ba Đường thi “yêu hoa tam nguyệt”
“Cảnh ven sông ở đây lặng tờ…”
-> yên bình, một vẻ đẹp tươi mới, tràn nhựa sống “nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa”
“đàn hươu cúi đầu ngốm búp cỏ gianh”
-> Còn có vẻ đẹp hoang sơ cổ kính
“Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử…”
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
* Tiểu kết: + Miêu tả sông Đà với hai tính cách hung bạo và trữ tình là nhà văn đã phản ánh dòng sông này đúng như ở ngoài đời (thể ký, ghi chép người thật, cảnh thật…)
+ Với Nguyễn Tuân, thiên nhiên không thuần túy là thiên nhiên, thiên nhiên cũng là một sản phẩm nghệ thuật vô giá của tạo hóa. Cần phải trân trọng các vẻ đẹp của nó.
+ Qua hình tượng sông Đà, nhà văn thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha đối với thiên nhiên đất nước.
+ Việc miêu tả Đà giang với hai đặc điểm hung bạo và trữ tình còn có tác dụng làm nền để khắc họa hình ảnh ông lái đò: dũng cảm, trí tuệ trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh.
 
 
 
 
 
 
 
b, Hình tượng người lái đò.
 
 
– Lai lịch: sinh ra bên bờ sông đà…
– Ngoại hình: thân hình cao to,”gọn quánh như chất rừng, chất mùn, tay “lêu nghêu”, chân “khuỳnh khuỳnh” giọng “ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông nhỡn giới “vòi vọi…”
=> Đây là con người đã gắn bó với nghề sông nước từ nhiều năm.
– Từng trải, am hiểu tường tận về dòng sông: “nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá” thuộc quy luật phục kích…”nắm được quy luật tất yếu của dòng nước sông Đà => Ông luôn tự tin trong vượt thác leo ghềnh.
– Tài nghệ đặc biệt:
+ Ông đò xuất hiện như một viên tướng tả xung hữu đột trong một trận đồ bát quái “ nhiều cửa nhiều vòng, mỗi vòng đều có những viên tướng đã dữ dằn, nham hiểm đón đánh:
“Đòi ăn chết cái thuyền” mặt nước hò la vang dậy xung quanh mình” “ùa vào mà bẻ gãy cán chèo” “thúc gối vào bụng vào hông thuyền” “túm lấy thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra”  => ông lái đò luôn tỉnh táo, bình tĩnh.
+ Nén chịu nỗi đau thể xác  do cuộc vận lộn với sóng thác, ông điều khiển con thuyền lần lượt vượt qua trùng vi thạch trận, chiến thắng thác dữ bằng những động tác táo bạo mà chuẩn xác: “Ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh …” “ đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè rắn lên mà chặt đôi ra …”
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– Tài hoa, nghệ sĩ:
Dù đoạn trích không có nhiều trang viết tô đậm nét tài hoa, nghệ sĩ ở người lái đò nhưng người đọc vẫn nhận thấy tư cách tài hoa nghệ sĩ trong từng động tác thuần thục của ông lái: “Ông đò” lái miết một đường chéo về phía cửa đá con thuyền “như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được…” đã cho thấy “tay lái ra hoa” của người lái đò.
+ Là con người có tâm hồn phong phú khi vượt qua thác nước, mọi việc vất vả nguy hiểm “xèo xèo tan trong trí nhớ”, họ coi việc đối mặt với sóng nước hung bạo với cái chết là chuyện thường nhật, thường tình… Khi đốt lửa trong hang đá nướng ống cơm lam “không ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua”=>gắn bó tha thiết với bản làng quê hương.
* Tiểu kết
– Người lái đò trí dũng và tài hoa trên sông hung bạo và trữ tình. Vẻ đẹp của người lái đò- vẻ đẹp bình dị, thầm lặng nhưng đầy trí tuệ và sức mạnh, ý chí và nghị lực, tài năng và tài hoa, có khả năng chinh phục thiên nhiên, bắt nó phải phục vụ con người . Đây chính là chất “vàng mười”  của con người Tây Bắc nói riêng, người lao động Việt Nam nói chung trong thời kỳ mới.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
III. Tổng kết
1. Đặc sắc nghệ thuật
– Một ngòi bút tài hoa độc đáo, uyên bác. Nhà văn nhìn nhận và miêu tả thiên nhiên ở phương diện văn hóa, mĩ thuật, khắc họa con người ở khía cạnh tài hoa nghệ sĩ.
– Vốn sống phong phú và trí tưởng tượng dồi dào đã giúp nhà văn tạo nên những trang viết hết sức độc đáo và giá trị nghệ thuật cao.
– Sử dụng nhiều tri thức nghệ thuật hội họa, điện ảnh, địa lý, lịch sử, võ thuật, quân sự, văn học…
Đúng là một nghệ sĩ ngôn từ.
2. Nội dung
– Là bài ca thiên nhiên Tây Bắc vừa hoang sơ, hùng vĩ, vừa kiều diễm thơ mộng, con người Tây Bắc vừa cần cù dũng cảm, vừa khéo léo, tài hoa…

III. Luyện tập
GV hướng dẫn HS luyện tập
Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn văn mà em thích nhất trong tác phẩm?
(Viết khoảng 600 từ)
Hướng dẫn học sinh tự học
– Tìm đọc trọn vẹn tùy bút “Người lái đò sông Đà”
– Tổng kết nội dung và nghệ thuật của tác phẩm theo bản đồ tư duy
Tài liệu tham khảo
SGK, SGV, chuyên đề dạy học ngữ văn 12 “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân)- NXB GD
Dạy học theo chuẩn kiến thức ngữ văn 12 NXB Đại học sư phạm
Bồi dưỡng ngữ văn 12 NXB Đại học sư phạm
Rút kinh nghiệm
– Rút kinh nghiệm cho học sinh về các hoạt động nhóm, sự chuần bị bài ở nhà (12A1 chuẩn bị tốt hơn 12D)
– Giáo viên tự rút kinh nghiệm về cách tổ chức các phương pháp, hoạt động của học sinh.
 
Tiết 50, 51: Ai đã đặt tên cho dòng sông?
(Trích) – Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường
Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
Kiến thức:
– Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo, đa dạng của sông Hương qua ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường và tình yêu, niềm tự hào của tác giả đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương và đất nước.
– Lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh và nhịp điệu, nhiều so sánh, liên tưởng mới mẻ, bất ngờ, thú vị…
Kỹ năng
Đọc – hiểu thể kí văn học theo đặc trưng thể loại.
Thái độ
Bồi dưỡng, yêu mến, trân trọng tình yêu quê hương đất nước
Năng lực
– Năng lực đọc – hiểu kí theo thể loại, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ văn học nghệ thuật.
Thiết kế bài học
Chuẩn bị của Giáo viên – Học sinh
GV: Giáo án, SGV, SGK, tài liệu tham khảo, máy chiếu minh họa (hình ảnh về sông Hương ở Huế, phiếu học tập)
HS: Đọc SGK, soạn bài, đọc tài liệu tham khảo..
Tổ chức hoạt động dạy, học
Hoạt động 1: Trải nghiệm
Câu hỏi 1: Nêu những đặc trưng cơ bản của thể tùy bút? Biểu hiện trong tác phẩm  “Người lái đò sông Đà” – của Nguyễn Tuân như thế nào?
Câu hỏi 2: Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài tùy bút “Người lái đò sông Đà” bằng bản đồ tư duy?
Hoạt động 2: Dẫn vào bài mới
Huế  là di sản văn hóa của Việt Nam đã được UNESCO công nhận. Đây là mảnh đất cố đô có nhiều đặc điểm đặc biệt về địa lý tự nhiên, văn hóa, lịch sử…Nhắc đến Huế là nhắc đến dòng sông Hương thơ mộng, khởi nguồn cảm hứng cho biết bao thi nhân mà nhà thơ Thu Bồn đã viết:
“Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
Vẻ đẹp và sức hấp dẫn của Huế lại một lần nữa được khẳng định và ngợi ca trong tác phẩm của một nhà văn xứ Huế, mang tính cách Huế đó là nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Trường với nhiều tác phẩm hay về Huế. Một trong số đó là tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, (GV trình chiếu về cảnh xứ Huế với dòng sông Hương để học sinh cảm nhận).
 
 

Hoạt động của GV và HS Phương pháp Kết quả đạt được
Hoạt động 3: Tìm hiểu chung
GV gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn sgk. Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm? Vị trí đoạn trích HS đọc và trình bày, giáo viên nhận xét, bổ sung.
Nguyên Ngọc đánh giá Hoang Phủ Ngọc Tường là “một trong mấy nhà văn viết kí hay nhất của văn học ta hiện nay”
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hoạt động 4: Đọc hiểu văn bản
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn từ đầu …bát ngát tiếng gà/199”
Đọc diễn cảm, đọc chậm, tha thiết ở phần “Phải nhiều thế kỉ đi qua…l”/198
GV? Xác định thể loại và chia bố cục?
Học sinh suy nghĩ trả lời có thể bằng nhiều ý khác nhau, giáo viên định hướng.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Đọc hiểu chi tiết văn bản
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm phân công nhiệm vụ.
Nhóm 1: Sông Hương ở thượng lưu
Nhóm 2: Sông Hương ở ngoại vi thành phố
Nhóm 3 và nhóm 4: Sông Hương giữa lòng thành phố
(các nhóm làm nhiệm vụ, nhận xét, đặt câu hỏi cho các nhóm bạn)
GV đặt câu hỏi cho từng nhóm
Nhóm 1: Nhà văn đã miêu tả sông Hương ở thượng lưu như thế nào?
(gọi sông Hương bằng tên gọi nào? Ví nó với ai?tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật nào )
(gọi sông Hương bằng tên gọi nào?ví nó với ai?tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật vẻ đẹp và đặc tính của con sông?)
HS thảo luận, trả lời
GV nhận xét.
Các nhóm khác bổ sung
 
 
 
 
GV dẫn dắt và nêu câu hỏi: Nhà văn đã hình dung về sông Hương như thế nào khi nó còn ở “giữa Cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” Từ đó hãy phát hiện điều thú vị trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Trường về hành trình của sông Hương?
Nhóm 2: làm việc, trả lời câu hỏi. GV gợi mở: Vẻ đẹp cũng như hành trình đến với người tình đích thực của “người gái đẹp” Sông Hương được khắc họa như thế nào?
(GV lưu ý nghệ thuật đặc sắc của tác giả, hành văn, biện pháp tu từ..,.)
GV nhận xét, bổ sung.
(nghệ thuật: nhân cách hóa, so sánh, ngôn ngữ uyển chuyển, đa dạng, giàu hình ảnh…)
GV định hướng. Đã có một cảm nhận đầy chất thơ về sông Hương nhưng Hoàng Phủ Ngọc Tường còn thấy ở dòng sông này một vẻ đẹp khác nữa? Theo em đó là vẻ đẹp gì?
GV gợi ý: So với trước khi vào thành phố, Sông Hương đã có thêm những vẻ đẹp mới, độc đáo và hiếm thấy ở các dòng sông khác. Đó là những vẻ đẹp nào?
 
 
 
 
 
Nhóm 3,4 thảo luận, đại diện trả lời
GV nhận xét, bổ sung.
GV diễn giảng: Khi rời khỏi kinh thành Sông Hương chếch về hướng chính bắc. Do đặc điểm địa lý (hầu hết con sông đều chảy về hướng đông đổ ra biển)-> Sông Hương phải chuyển dòng sang hướng đông và sẽ quay lại qua một góc của thành phố Huế. Đó là đặc điểm địa lý tự nhiên của dòng sông
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Gv hướng dẫn học sinh tiểu kết. Hãy lập sơ đồ tóm lược lại những vẻ đẹp đặc trưng, độc đáo của Hương giang trên hành trình từ thượng lưu -> rời thành phố.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– Giáo viên gợi mở: Trong lịch sử và trong đời thường, Sông Hương đã hiện lên với những vẻ đẹp nào đáng trân trọng? Vì sao?
HS thảo luận, trả lời giáo viên nhận xét, bổ sung.
Sông Hương là một nhân chứng của lịch sử, trải qua các cuộc khởi nghĩa của dân tộc Việt Nam
Giáo viên diễn giảng: Điều làm nên vẻ đẹp đáng trân trọng và đáng mến của con sông là khi nghe lời kêu gọi của Tổ quốc “nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công “nhưng khi” trở về cuộc sống bình thường Sông Hương tự nguyện “làm một người con gái dịu dàng của đất nước”…
GV nêu vấn đề: Vì sao sông Hương lại có thể trở thành dòng sông thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ?
Học sinh thảo luận, giáo viên nhận xét.
 
 
 
GV chuyển ý: Có một nhà thơ từ Hà Nội đến đây, tóc bạc trắng, lặng ngắm dòng sông, ném mẩu thuốc lá xuống chân cầu hỏi với trời với đất một câu hỏi thật bâng khuâng:
– Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Em hãy lí giải điều này?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hoạt động 5: Tổng kết
GV Qua bài kí hãy nêu giá trị nội dung?
 
 
 
 
 
 
 
 
GV Về phương diện nghệ thuật những yếu tố nào đã làm nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn của bài kí?
Học sinh thảo luận, trả lời.
 
 
 
 
 
– Nêu vấn đề
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Đối thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tiết 2
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Bản đồ tư duy
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Phát vấn
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Hoàng Phủ Ngọc Tường gắn bó chặt chẽ với xứ Huế và có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực nhất là lịch sử, địa lý, văn hóa Huế, là nhà văn chuyên viết về thể loại bút kí.
– Nét  đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình với những liên tưởng mạnh mẽ và một lối hành văn mê đắm tài hoa.
2. Hoàn cảnh sáng tác
Ai đã đặt tên cho dòng sông? Là bài kí xuất sắc được viết tại Huế ngày 4/1/1981 sau đó được in trong tập sách cùng tên.
3. Vị trí đoạn trích
Bài bút kí có 3 phần, đoạn trích học là phần thứ nhất.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc
2. Thể loại và bố cục
– Thể loại: Bút kí (tùy bút) nghiêng về trữ tình.
– Bố cục: Chia làm 2 phần.
+ Phần 1: Từ đầu -> quê hương xứ sở
Hành trình của Hương giang
Sông Hương ở thượng lưu
“Trong những dòng sông…chân núi kim phụng
Sông Hương ở ngoại vi thành phố
“Phải nhiều thế kỷ…tiếng gà”
Sông Hương giữa lòng thành phố
“Từ đây…quê hương xứ sở”
+ Phần 2 (còn lại)
Sông Hương dòng sông của lịch sử và thi ca
Sông Hương với lịch sử dân tộc.
“Hiển nhiên… một lời thề”
Sông Hương với cuộc đời và thi ca
“Sông Hương là vậy…hết”
3. Đọc hiểu chi tiết văn bản
a. Hành trình của Hương giang
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– Sông Hương ở thượng lưu:
+ Sông Hương được ví như “bản trường ca của rừng già”
-> vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt vừa hùng tráng vừa trữ tình.
+ Sông Hương hình dung như “ cô gái Digan phóng khoáng và man dại”
-> Vẻ đẹp hoang dại nhưng cũng rất tình tứ của con sông.
+ Sông Hương được nhân hóa như “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”->Sông Hương không chỉ đẹp mà còn là một khởi nguồn sự bắt đầu của không gian văn hóa
=>  Sông Hương ở thượng lưu trát lên vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, đầy cá tính.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế
+ Sông Hương giống như “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng” -> lãng mạn, nhuốm màu cổ tích…
 
 
+ Dưới ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương như người gái đẹp bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài “ Sông Hương chuyển dòng…” hành trình đến với người tình mong đợi của “người gái đẹp” khá gian truân qua Hòn Chén, Ngọc Trản, Nguyệt Biều, Lương Quán. Mỗi bước đi của sông Hương gắn với những địa danh khác nhau của xứ Huế, sông Hương như người con gái đẹp, gợi cảm “ôm lấy chân đồi thiên Mụ” “ xuôi dần về Huế”; sông Hướng biết tự làm mới mình, trang điểm cho mình đẹp hơn…
+ Đó là “vẻ đẹp trầm mặc” “như triết lí, như cổ thi”. Con sông hiền hòa ở ngoại vi thành phố Huế như đang nép mình bên “giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa” được phong kín trong lòng “những dòng sông u tịch”
=> Dòng sông hay chính là dòng chảy của lịch sử vẫn bền bỉ chảy qua năm tháng và đang vọng về trong ngày hôm nay.
– Sông Hương giữa lòng thành phố Huế.
+ Sông Hương “vui tươi hẳn lên”
“uốn một cánh cung rất nhẹ…”
“dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu”
+ Sông Hương “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”-> lưu tốc của sông Hương chảy chậm, tác giả lí giải là do đặc điểm địa lí, so sánh với các dòng sông trên thế giới=>sông Hương chảy chậm vì nó quá yêu thành phố của mình, nó muốn được ngắm nhìn nhiều hơn trước khi phải chia xa.
+ Sông Hương gắn liền với nền âm nhạc cổ điển Huế, tác giả gọi Sông Hương là “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”
+ Sông Hương là “người tình dịu dàng và chung thủy”, trước khi rời khỏi thành phố, nó còn quay trở lại ngắm nhìn thành phố một lần nữa, nhà văn hình dung sông Hương như nàng Kiều quay lại tìm Kim Trọng trong đêm tình tự để nói một lời trước khi đi xa.
* Tiểu kết
 
→ Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tiếp cận và miêu tả dòng sông từ nhiều không gian, thời gian khác nhau. Ở mỗi góc độ nhà văn đều thể hiện một cảm nghĩ sâu sắc và mới mẻ về con sông biểu tượng của Huế => Tình cảm yêu mến, gắn bó thiết tha, một niềm tự hào và thái độ trân trọng của nhà văn đối với vẻ đẹp của dòng sông quê hương .
b. Dòng sông của lịch sử cuộc đời và thi ca.
– Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc và cuộc đời.
+ Trong lịch sử sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc-> Dòng sông biên thùy thời Hùng Vương – thế kỉ XV- dòng viên châu của nước Đại Việt. Thế kỉ XVIII gắn với chiến công anh hùng Nguyễn Huệ. Thế kỉ XIX với các cuộc khởi nghĩa. Thế kỉ XX với cách mạng tháng 8 => có mặt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt.
+ Trong cuộc sống đời thường Sông Hương mang vẻ đẹp giản dị của một người con gái dịu dàng, thủy chung với tà áo tím Huế rất dịu dàng, thấp thoáng ẩn hiện tự nhiên…
 
 
 
 
 
– Vì vẻ đẹp độc đáo và đa dạng của sông Hương vì con sông không bao giờ tự lặp lại mình nên nó luôn có những vẻ đẹp mới -> khởi nguồn cảm hứng mới cho người nghệ sĩ. Từ câu hò Đập Đá đến thơ Tản Đà, Cao Bá Quát, Bà huyện Thanh Quan, Tố Hữu.
=> Nhà văn đã chọn cách trả lời cho câu hỏi ấy thật ấn tượng, đậm chất trữ tình “Tôi thích nhất một huyền thoại kể rằng, vì yêu quý con sông xinh đẹp của quê hương nhân dân hai bờ sông Hương đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông để làn nước thơm tho mãi mãi “Mượn huyền thoại này giải thích cho câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” phải chăng nhà văn muốn khằng định hai phẩm chất cao quý của sông Hương cũng là hai vẻ đẹp còn mãi với thời gian của con sông này: Cái đẹp vĩnh hằng và danh thơm muôn thuở.
III. Tổng kết
1. Nội dung: Bài kí nói chung và đoạn văn nói riêng là kết tinh và tổng hòa đẹp đẽ của một tình yêu say đắm đối với dòng sông với quê hương xứ sở và tài năng của một cây bút giàu trí tuệ, am hiểu sâu rộng về văn hóa, lịch sử, địa lí và văn chương cùng một sức liên tưởng, tưởng tượng phong phú độc đáo.
2. Nghệ thuật
– Bố cục phóng khoáng, khả năng liên tưởng phong phú.
– Một cách viết tài hoa uyên bác
– Ngôn ngữ giàu có sinh động – Văn phong vừa giàu chất triết lí vừa giàu chất thơ.
– Các biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, liên tưởng bất ngờ thú vị…

III. Luyện tập
Câu hỏi: Qua tìm hiểu đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” em có thể rút ra bài học gì trong việc phân tích tác phẩm kí?
HS trả lời:
+ Dựa trên hiện thực khác quan tôn trọng sự thật nhưng các tác phẩm kí văn học lại thể hiện nhiều hơn cảm nghĩ chủ quan của người viết với đối tượng được phản ánh.
+ Cách nhìn cách thể hiện, cách cảm nhận về  đối tượng và khuynh hướng cảm nghĩ của tác giả.
+ Tiếp cận và đọc hiểu một bài bút kí cần chú ý: Xác định đối tượng được phản ánh – phân tích những cảm nhận phong phú, độc đáo của tác giả về đối tượng đồng thời khám phá giọng điệu trữ tình và sự tài hoa của người viết.
Hướng dẫn học sinh tự học
– Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm.
– Sưu tầm những câu thơ, bài thơ, ca khúc viết về sông Hương
Tài liệu tham khảo.
SGK, SGV, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 tập 1- NXB GD – Nguyễn Văn Đường chủ biên.
Bồi dưỡng Ngữ văn 12 NXB Đại học sư phạm – Đỗ Kim Hảo
Chuyên đề dạy học Ngữ văn 12 Ai đã đặt tên cho dòng sông? NXB Giáo dục Lê Thị Hường chủ biên.
Rút kinh nghiệm
– Các em có chuẩn bị  bài. Sưu tầm được nhiều tranh ảnh về Sông Hương, về Huế
– Lớp 12 A1 hoạt động nhóm không tích cực
– Giáo viên rút kinh nghiệm về phương pháp dạy đọc hiểu kí theo đặc trưng thể loại.
Hiệu quả do sáng kiến đem lại
Trên thực tế khi tôi áp dụng sáng kiến này để giảng dạy tại hai lớp 12, 12A1, 12D ở trường THPT Trực Ninh có kết quả như sau:
Đối với học sinh
Khi đối chiếu kết quả đánh giá kiến thức, kĩ năng qua bài kiểm tra giữa 2 lớp 12 A1(sử dụng các phương pháp trên ) và 12D (dạy học truyền thống), tôi nhận thấy rõ hiệu quả của giải pháp. Lớp 12A1 có kết quả cao hơn, nhiều em viết khoa học cảm xúc hơn, tư duy nhanh nhẹn hơn và có tính tự học cao hơn. Đây cũng chính là một trong những giải pháp rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực của người học.
* Về kết quả của bài kiểm tra
Kết quả kiểm tra sau bài dạy thực nghiệm
Đề kiểm tra 90’
Phần 1: Chọn một đáp án đúng
Câu 1: Trong các lời đánh giá sau đây, lời nào nói đúng nhất về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

  1. Một ngòi bút đậm chất sử thi và lãng mạn.
  2. Một nhà nghệ sĩ ngôn từ.
  3. Một ngòi bút tiểu thuyết đậm chất sử thi.
  4. Một cái tôi hào hoa và một tấm lòng gắn bó với cảnh sắc, con người xứ Huế.

Câu 2: Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường đặc điểm của sông Hương là:

  1. Chảy qua nhiều vùng đất nước.
  2. “Con sông dùng dằng con sông không chảy”
  3. Con sông thuộc về một thành phố duy nhất.
  4. Dòng sông “độc bắc lưu”

Câu 3: Nhắc đến “cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả Từ ấy Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn đề cập đến bài thơ nào?

  1. Quê mẹ
  2. Tiếng hát sông Hương
  3. Từ ấy
  4. Trên dòng Hương Giang

Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5->7 câu về dòng sông quê hương em.
Phần 2. Tự luận
Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường là hai nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo và đặc biệt sở trường về thể tùy bút, bút kí. Qua hai đoạn trích “Người lái đò sông Đà”(Nguyễn Tuân) và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”(Hoàng Phủ Ngọc Tường). Anh(chị) hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau trong phong cách nghệ thuật của hai nhà văn.
Kết quả bài kiểm tra.

Lớp Sĩ số Điểm 9 -10 Điểm 7-8 Điểm 5 – 6 Điểm <5
12A1 46 7 25 13 0
12D 37 3 27 25 2

Thông qua bài kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh bằng việc áp dụng một số phương pháp giảng dạy tác phẩm kí hiện đại Việt Nam đã cho thấy rõ những phương pháp này có hiệu quả hơn, kết quả tốt hơn và đặc biệt gây được sự hứng thú cho học sinh, khiến giờ dạy Đọc hiểu kí vốn khô khan thì bây giờ trở nên có cảm xúc hơn, học sinh say sưa học hơn. Giờ học Ngữ văn không còn là chán nản và áp lực đối với các em vốn là dân tự nhiên Toán lý hoá nữa. Tiết học Ngữ văn học sinh không phải cắm cúi ghi chép hay học thuộc lòng những bài văn mẫu nữa, mà với phương pháp dạy học này học sinh được cuốn hút vào các hoạt động học tập do thầy cô giáo tổ chức, thông qua đó các em khám phá những điều mình chưa rõ, các em quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức mới và làm chủ kiến thức của mình.

  1. Đối với giáo viên

Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc. Tuy nhiên các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu. Vì vậy trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá hiện nay, mỗi thầy cô giáo phải nghiên cứu tìm tồi phương pháp kỹ thuật tối ưu nhất cho phù hợp với từng bài dạy ở trên lớp. Sáng kiến “ Một số phương pháp cho việc dạy tác phẩm kí hiện đại Việt Nam” (trong chương trình Ngữ văn 12 cơ bản) đã đem lại hiệu quả cho bản thân tôi. Sau tiết dạy thực nghiệm “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân) và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (Hoàng Phủ Ngọc Tường) tôi nhận thấy giờ học văn không còn là sự truyền đạt kiến thức thụ động một chiều với những lời giảng, lời bình miên man của thầy cô giáo nữa, ngược lại học sinh được thực hiện các hoạt động học để chủ động khám phá tri thức. Thầy cô giáo đưa ra các phương pháp, giải pháp để dẫn dắt học sinh đến với tác phẩm văn học một cách tự nhiên, đó cũng là cách thầy cô rèn luyện kĩ năng làm việc độc lập và theo nhóm, nâng cao năng lực giao tiếp, phát huy khả năng sáng tạo tư duy cho học sinh.

  1. Khả năng áp dụng vào thực tế của sáng kiến.

– Sáng kiến “Một số phương pháp cho việc dạy tác phẩm kí hiện đại Việt Nam”(trong chương trình Ngữ văn 12 ban cơ bản) bắt nguồn từ yêu cầu thực tế và hoàn toàn có khả năng áp dụng vào thực tiễn giảng dạy hiện nay. Cụ thể:
– Áp dụng vào giảng dạy chủ đề kí hiện đại Việt Nam (chương trình ngữ văn 12 ban cơ bản). Sử dụng các phương pháp: Dạy học theo đặc trưng thể loại; Đọc – hiểu văn bản; Bản đồ tư duy chắc chắn sẽ tạo được hứng thú cho học sinh, học sinh không cần phải nhớ những trang sách dài dầy kín chữ nữa mà với Bản đồ tư duy sẽ giúp các em hệ thống hóa được kiến thức cơ bản nhất, một cách khoa học nhất.
– Áp dụng vào giảng dạy các chủ đề khác: Như Truyện hiện đại Việt Nam (chương trình lớp 12 ban cơ bản) với ba phương pháp trên chắc chắn các em sẽ thích học giờ văn hơn vì các em thể hiện rõ được năng lực tư duy và khả năng sáng tạo của mình.
– Ngoài ra, các phương pháp dạy học trên có thể xem xét áp dụng linh hoạt vào các giờ dạy học môn văn nói riêng và các môn khác nói chung để giờ học trong nhà trường có hiệu quả cao nhất.

  1. Đề xuất, kiến nghị

– Trong quá trình thực hiện các phương pháp dạy học trên tôi thấy cần đề xuất với cấp trên một số vấn đề như sau:
– Trang bị thêm về cơ sở vật chất (các lớp cần được lắp máy chiếu, máy H) để việc áp dụng những phương pháp dạy học mới đạt hiệu quả hơn.
– Đổi mới về hình thức kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh, tránh kiểm tra hình thức học thuộc lòng, ghi chép dài, không phát huy được năng lực sáng tạo, năng lực cảm thụ, năng lực tư duy của học sinh.
– Đối với học sinh lớp 12 nội dung ôn tập thi THPT Quốc gia cần mở rộng kiến thức hơn, bao quát hơn, tránh tình trạng học tủ, học lệch.
– Không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì vậy việc phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học cần phải linh động cho phù hợp với từng tiết học, tránh áp đặt dập khuôn. Tuy có đổi mới nhưng mỗi thầy cô giáo hãy nhớ rằng giờ học văn dù có khoa học đến mấy nhưng nếu không có cảm xúc, thẩm mỹ, sự đồng cảm, sự thăng hoa, tính giáo dục thì không còn là giờ Văn nữa. Tránh tình trạng chỉ đổi mới về hình thức mà chất lượng giờ học không thay đổi, thậm chí giờ dạy trở nên lúng túng, rối rắm và tẻ nhạt hơn.
Kết luận
– Một trong những đòi hỏi thiết thực nhất của chất lượng giáo dục đối với môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay là nâng cao khả năng chủ động, tiếp thu tri thức và khả năng vận dụng tri thức vào đời sống. Bước đầu thử nghiệm những phương pháp dạy học này đối với thể loại kí hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 ban cơ bản có những kết quả rất khả quan.
– Trong điều kiện xã hội đang phát triển như hiện nay, việc rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm phát huy khả năng sáng tạo tư duy sẽ có tác động rất lớn tới việc phát triển nâng cao năng lực giao tiếp, năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh.
– Tùy bút là thể văn xuôi, tự sự, trữ tình, phản ánh chân thực và khách quan cuộc sống. Trên cơ sở đó tôi xây dựng một vài phương pháp nhằm phát huy tối đa những nét độc đáo của thể tùy bút vào việc rèn các kỹ năng cần thiết cho học sinh và tạo được hứng thú niềm say mê yêu thích môn Văn của học sinh.
Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Trên đây là sáng kiến tôi đã áp dụng trong thực tế tại Trường THPT Trực Ninh.
Tôi xin cam kết không sao chép lại sáng kiến của cá nhân, đơn vị nào.
TƯ LIỆU THAM KHẢO

  1. Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp THPT (vụ giáo dục trung học, Hà Nội -2014).
  2. Tài liệu tập huấn: Xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá (2015)
  3. Một số phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực (www. sch.vn)
  4. Đặc trưng của dạy học tích cực (www.giaoduc .edu.vn)
  5. SKKN: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản bút kí trong trường THPT – Tài liệu text -123.org.
  6. SGK Ngữ văn 12 Tập 1(NXB Giáo dục 2009)
  7. SGV Ngữ văn 12 Tập 1(NXB Giáo dục 2009)
  8. Chuyên đề dạy – học Ngữ văn 12. Ai đã đặt tên cho dòng sông?

(Hoàng Phủ Ngọc Tường)
– Lê Thị Hường chủ biên(NXB GD 2008)

  1. Chuyên đề dạy – học Ngữ văn 12: Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân)

Hoàng Dục chủ biên (NXB Giáo dục 2008)

  1. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12

(Phạm Trọng Luân – chủ biên – NXB ĐH Sư phạm 2010)

  1. Bồi dưỡng Ngữ văn 12(Đỗ Kim Hồi chủ biên) – NXB ĐH Sư phạm – 2010
  2. Những điều cần biết kì thi THPT QG Ngữ văn

(Phan Danh Hiếu) – NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội

  1. Thiết kế bài giàng Ngữ văn 12 Tập 1(Nguyễn Văn Đường chủ biên) NXB Hà Nội 2009.
  2. Thực hành làm văn lớp 12 (Lê A chủ biên) NXB Giáo dục Việt Nam.

Hình ảnh tư liệu về sông Đà:
“Lại hình dung một thế kỷ không xa
Thủy điện sẽ nuốt tươi sức phóng túng sông Đà
Đà gửi thần linh vào tùy bút
Văn như thuyền độc mộc, thác thăng hoa”
(Nguyễn Vũ Tiềm)
Hình ảnh tư liệu về sông Hương
(Tài liệu sưu tầm),
Xem thêm : Kho sáng kiến kinh nghiệm môn Văn
Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về Người lái đò sông Đà
Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về Ai đã đặt tên cho dòng sông

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *