Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ văn: Người trong bao-Sê Khốp

Sáng kiến kinh nghiệm môn văn
Tên đề tài :
TIẾP CẬN NGƯỜI TRONG BAO TỪ GÓC ĐỘ CHI TIẾT NGHỆ THUẬT VÀ CHỦ ĐỀ TÁC PHẨM
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài: 1

  1. Mục đích của đề tài: 2
  2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:: 3

3.1. Đối tượng nghiên cứu: 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu: 3

  1. Phương pháp và thời gian nghiên cứu

4.1 Phương pháp nghiên cứu
4.2 Thời gian nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG.. 4
Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN.. 5

  1. Khái niệm và vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn học
  2. Khái niệm và hệ thống của chủ đề trong tác phẩm văn học

Chương II. C ÁCH THỨC TIẾP CẬN NGƯỜI TRONG BAO TỪ GÓC ĐỘ CHI TIẾT NGHỆ THUẬT VÀ CHỦ ĐỀ TÁC PHẨM

2.1  Tiếp cận tác phẩm Người trong bao từ góc độ chi tiết nghệ thuật

2.2 Tiếp cận tác phẩm từ góc độ chủ đề
Chương III. THỰC NGHIỆM ĐỀ TÀI 20

  1. 1 Giáo án

3.2 Kết quả thực nghiệm
PHẦN KẾT LUẬN..
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 27
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Những tinh hoa văn học thế giới là di sản tinh thần quý giá chung của cả nhân loại và là bộ phận không thể thiếu trong hành trang văn hóa của con người hiện đại. Trong ba năm học ở bậc THPT, các em sẽ được tìm hiểu các tác phẩm của một số nhà văn lỗi lạc tiêu biểu của các nước trên Thế giới , các trường phái văn học tiêu biểu của loài người trong khoảng ba nghìn năm.
Một trong số những nước đó là chính là nước Nga. Văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Nga khá mạnh mẽ, tuy mỗi giai đoạn lịch sử có sự tiếp nhận theo những xu hướng khác nhau. Sự giao lưu này diễn ra ở nhiều lĩnh vực với các hình thức và nội dung đa dạng: văn học, điện ảnh, sân khấu, mỹ thuật, giáo dục, đào tạo, xuất bản…
Về văn học thì từ sau Cách mạng tháng Tám, các tác phẩm văn học Nga bắt đầu được giới thiệu rất rộng rãi ở Việt Nam. Chỉ tính riêng từ năm 1945 đến năm 1987 đã có 903 đầu sách văn học Nga và Xô viết được dịch và giới thiệu ở Việt Nam. Nhờ vậy đông đảo độc giả trong nước đã được thưởng thức các tác phẩm văn học kinh điển Nga, cũng như các kiệt tác văn học của các dân tộc khác trong Liên bang Xôviết. Nhiều đại văn hào và thi hào Nga như L.Tolstoi, Dostoievski, Puskin, Lermontov, Trekhov, Gogol, Solokhov, Paustovski, Sekhov… cũng như các nhà văn người dân tộc: Aimatov, Dumbadze, Gamzatov… đã trở nên quen thuộc với công chúng Việt Nam. Văn học Nga – Xô viết đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu, giúp độc giả Việt Nam cảm nhận và ngưỡng mộ vẻ đẹp của đất nước Nga, tâm hồn Nga, tính cách Nga. Kinh nghiệm của văn học Nga – Xô viết có ảnh hưởng quan trọng đến quan điểm thẩm mỹ và khuynh hướng sáng tác của nhiều nhà văn Việt Nam. Thật không khó để nhận ra sự gặp gỡ, tương đồng trong tư tưởng của 2 nhà văn hiện thực nổi tiếng của hai nền văn học Việt nam và Nga đó là Sê khốp và Nam cao.
 
Thực tế nếu chúng ta quan tâm tìm hiểu thì không quá khó để tìm  rất nhiều những điểm giao thoa thú vị giữa hai nền văn học này. Đó là sự giao thoa về thi pháp viết truyện ngắn: đề tài phản ánh, chủ đề tác phẩm, cách xây dựng cốt truyện, tình huốn truyện và cả những chi tiết đặc sắc gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng độc giả.  Thế nhưng một thực tế cho thấy rằng dù trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THPT đã đưa vào giảng dạy khá nhiều tác phẩm văn học nước ngoài nổi tiếng: Sử thi Ô-đi-xê, Kịch Rô-mê-ô và Ju-li-et, Những người khốn khổ của Vich-to-Huy-gô, Người trong bao của Sê-khôp… Nhưng sự quan tâm của chúng ta đến những tác phẩm này còn chưa thấu đáo và toàn diện. Có chăng ở những tác phẩm này chúng ta mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu đó là nền văn học của nước nào? viết về nội dung gì? Nhân vật chính là ai? và chỉ chú trọng đi phân tích nhân vật mà không chú ý đến mục đích sáng tác cuả nhà văn, chủ đề mà nhà văn hướng tới là gì? những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của nhà văn và thậm chí còn đón nhận nó một cách hời hợt, qua loa. Chính vì vậy vô hình chung chúng ta không cảm nhận được tinh hoa văn học của các nước bạn và làm giàu thêm vốn văn học của nước mình cũng như rèn luyện kĩ năng học hỏi.
Như đã nói ở trên văn học Việt Nam có nhiều điểm giao thoa và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ văn học Nga. Trong chương trình Ngữ văn 11 các em sẽ được tìm hiểu  tên tuổi của Sê khốp – đại biểu lớn cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga, bước vào lịch sử văn học như một nhà cách tân thiên tài trong lĩnh vực truyện ngắn và kịch. Nhà văn M.Gô – rơ – ki đã nhận xét về Sê- khốp trong một bài báo: “ Với tư cách là một nhà tu từ, Sê – khốp là một đỉnh cao không bao giờ vượt qua nổi và nhà lịch sử văn học tương lai.” Sáng tác của ông để lại những dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người đọc. Ngưòi đọc ấn tượng với nhân vật Bê – li  – cốp với lối sống lập dị, khác người của hắn và ấn tượng hơn với hình ảnh cái bao trong tác phẩm. Chính hình ảnh này đã góp phần thể hiện sâu sắc chủ đề cũng như dụng ý của nhà văn. Đằng sau chi tiết này chủ đề nhà văn hướng tới  vô cùng rộng lớn. Từ đó người đọc giải mã và tiếp cận tác phẩm trọn vẹn hơn, nhất  là lứa tuổi học sinh các em sẽ rút ra được nhiều kỹ năng sống rất bổ ích. Nhưng thực tế việc giảng dạy của giáo viên và việc học của học sinh còn chưa thực chủ động và thấu đáo với những tác phẩm này.
Vì những lí do chủ quan và khách quan trên tôi quyết định chọn đề tài Tiếp cận  tác phẩm Người trong bao từ góc độ chi tiết nghệ thuật và chủ đề  tác phẩm với hi vọng sẽ giúp cho HS thay đổi quan niệm và cách đón nhận một tác phẩm văn học nước ngoài nổi tiếng để từ đó các em có cơ hội cảm nhận hết được cái hay, cái đặc sặc và những tinh túy của văn chương nghệ thuât, làm phong phú hơn vốn kiến thức văn chương của  mỗi người.

2. Mục đích của đề tài

– Với đề tài này tôi mạnh dạn đưa ra những ý kiến cá nhân về  hướng tiếp cận mới một tác phẩm văn học nước ngoài nổi tiếng từ góc độ nghệ thuật viết truyện để cùng trao đổi với đồng nghiệp của mình, với mong muốn góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học phổ thông hiện nay.
– Đồng thời qua đề tài này tôi cũng mong muốn lồng ghép nội dung rất thực tế là rèn luyện kĩ năng sống cho HS, giúp HS rút ngắn khoảng cách địa lý và lịch sử giữa các nền văn hóa để hoàn thiện bản thân mình.
– Cần cho Học sinh thấy được tài năng bậc thầy của Sê – khốp trong nghệ thuật viết truyện ngắn: kết cấu đơn giản, ngắn gọn, chi tiết nghệ thuật đặc sắc, ngôn ngữ giản dị nhưng đã tái hiện được một khung cảnh rộng lớn, nhiều màu sắc của nước Nga đương thời. HS cần rèn luyện kỹ năng, phương pháp tiếp cận một tác phẩm văn học chân chính.
– Qua tác phẩm HS tự rút ra bài học về cách sống để hoàn thiện bản thân.
– Thực hành soạn giảng tiết dạy cụ thể: Tiết 97, 98 trong chương trình Ngữ văn lớp 11 THPT.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

– Tìm hiểu  những khái niệm như chủ đề và chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm, vai trò của các yếu tố trên đến sự thành công của tác phẩm. Từ đó tập trung đổi mới  phương pháp giảng dạy những tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình THPT.
 
– Nghiên cứu cách thức tiếp cận tác phẩm Người trong bao từ góc độ chi tiết nghệ thuật và chủ đề tác phẩm.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

– Tác phẩm  Người trong bao.

– Các tác phẩm cùng chủ đề như : Khóm phúc bồn tử, Phòng số 6, Câu chuyện tình yêu, Anh béo anh gầy, Cái chết của một viên chức….

  1. Phương pháp và thời gian nghiên cứu

4.1. Phương pháp nghiên cứu
4.2. Thời gian nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã tiến hành tìm hiểu và thu thập tài liệu trong hai năm học 2013 – 2014 và 2014 – 2015 và đã thực nghiệm khá thành công ở một số lớp 11 năm học 2014 – 2015.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN

  1. Khái niệm và vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn học

1.1. Khái niệm chi tiết nghệ thuật
Không phải ngẫu nhiên mà văn hào vĩ đại người Nga Macxim Gorki từng phát biểu: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Hơn ai hết, tác giả những thiên truyện viết ra từ trường đại học cuộc sống, người được coi là “cánh chim báo bão của cách mạng Nga”, “nhà văn của những người chân đất” là người hiểu rõ tầm quan trọng của những chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn chương. Tương quan đối lập trong câu nói trên đã khẳng định: Cái làm nên tầm vóc của nhà văn không hẳn là quy mô tác phẩm mà chính là “chi tiết” – yếu tố đôi khi được coi là nhỏ, là vặt vãnh…
Chi tiết nghệ thuật không chỉ là yếu tố cấu thành tác phẩm mà còn là nơi gửi gắm những quan niệm nghệ thuật về con người, về cuộc đời…của nhà văn, nơi kí thác niềm ưu tư, trăn trở của nhà văn trước cuộc đời. Nhà văn chỉ thực sự là “người thư kí trung thành của thời đại” (H.Balzac) khi anh ta có khả năng làm sống dậy cuộc đời trên trang sách bắt đầu từ những chi tiết nhỏ. Lựa chọn chi tiết để xây dựng nên tác phẩm nghệ thuật không chỉ thể hiện bản chất sáng tạo của người nghệ sĩ mà còn bộc lộ tài năng, tầm vóc tư tưởng của người cầm bút.
Chi tiết không phải là một khái niệm xa lạ với đời sống.
Theo Từ điển Tiếng Việt (Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 1988) thì chi tiết là: “Phần rất nhỏ, điểm nhỏ trong nội dung sự việc hoặc hiện tượng” (Ví dụ: Kể rành rọt từng chi tiết). “Là thành phần riêng rẽ hoặc tổ hợp đơn giản nhất của chúng có thể tháo lắp được” (Ví dụ: Chi tiết máy). Như vậy, trong đời sống hàng ngày, từ “chi tiết” được hiểu và dùng như là một thành tố, một bộ phận nhỏ của một sự việc, tổng thể. Chi tiết được hiểu như là một thành phần thuộc về cấu tạo.
Trong văn học, “chi tiết” theo định nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997) là: “Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng” và họ gọi chung là chi tiết nghệ thuật. Cũng theo nhóm tác giả này thì: “Tuỳ theo sự thể hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm. Chi tiết nghệ thuật gắn với “quan niệm nghệ thuật” về thế giới con người, với truyền thống văn hoá nghệ thuật nhất định”
Như vậy, chi tiết nghệ thuật được xem như linh hồn của một văn bản nghệ thuật. Muốn hiểu, nắm chắc văn bản, phải hiểu rõ chi tiết nghệ thuật. Khái niệm chi tiết được đặt ra nhằm phân biệt với tổng thể nhưng nó không tách rời tổng thể. Sự hòa hợp giữa chi tiết và tổng thể sẽ tạo thành chỉnh thể. Chi tiết nghệ thuật được xem là thành tố nhỏ nhất trong một chỉnh thể nghệ thuật.
1.2 Vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn chương
Bàn về tương quan giữa chi tiết và tổng thể, có ý kiến cho rằng: “Đôi khi chỉ vì một đôi mắt mà người ta phải cưới nguyên một người đàn bà”. Câu nói đó khẳng định một thực tế: Đôi khi, chi tiết có thể đánh gục được cả tổng thể, thậm chí nó thay thế, lấn át tổng thể. Trong tác phẩm văn chương, chi tiết có thể nhỏ về quy mô, tầm vóc nhưng nó chứa đựng tư tưởng lớn, tình cảm lớn. Không nhà văn vĩ đại nào không tập trung xây dựng hình tượng nghệ thuật từ những chi tiết nhỏ, đặc sắc. Thực tế cho thấy, chỉ bằng những chi tiết cô đúc, tiêu biểu, kết hợp với lối hành văn nhiều ẩn ý, nhiều nhà văn đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bằng những hình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu sức sống. Nhân vật Bêlicôp (“Người trong bao” – A. Sêkhôp), nhân vật AQ (“AQ chính truyện” – Lỗ Tấn), nhân vật Grăngđê (“Ơgiêri Grăngđê” – H. Banlzac), nhân vật Chí Phèo (“Chí Phèo” – Nam Cao)…, đều là những hình tượng điển hình đặc sắc, được khắc họa bằng nhiều chi tiết cụ thể nhưng có sức khái quát cao, phản ánh được diện mạo, bản chất con người và bộ mặt của xã hội, đồng thời thể hiện những quan niệm nghệ thuật về con người rất riêng của mỗi nhà văn.
Trong truyện, nhờ chi tiết mà cốt truyện được triển khai và phát triển đầy đặn, thông qua chi tiết mà cảnh trí, tình huống, tính cách, tâm trạng, hình dáng, số phận của nhân vật được khắc họa và bộc lộ đầy đủ. Nhiều chi tiết trở thành những điểm sáng thẩm mĩ của tác phẩm, có vị trí không thể thiếu trong sự phát triển của cốt truyện, gắn liền với những bước ngoặt trong cuộc đời, số phận nhân vật. Thiếu chi tiết là thiếu sự đặc tả, thiếu tính cụ thể, truyện sẽ trở nên nhạt nhẽo, hời hợt, thiếu sức hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu ôm đồm nhiều chi tiết thì rối rắm, rườm rà, giảm giá trị thẩm mỹ của tác phẩm.
Trong thơ, nhờ chi tiết mà cảm xúc của nhà thơ có nơi nương náu. Đặc thù của thơ là cảm xúc và hình ảnh. Hình ảnh chính là chi tiết trong thơ. Một cánh chim, một làn mây, một chiếc lá, một nhành hoa hay tia nắng…đi vào thơ không còn là sự vật vô tri nữa. Nó là hình ảnh phản chiếu tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ. Từ một cảnh huống, một tâm trạng mà thấy được nỗi niềm không chỉ của cá nhân thi sĩ mà của cả một lớp người, một thời đại. Cao hơn là phản ánh số phận con người của một quốc gia, dân tộc ở những chặng đường lịch sử nhất định. Đỗ Phủ, Puskin, Nguyễn Du…đều là những thi hào mà tên tuổi đã gắn liền với dân tộc và thời đại.
Tóm lại, dù là thơ hay văn xuôi, đều cần phải xây cất từ chi tiết. Theo quy luật điển hình hóa của văn học, qua một giọt sương để thấy cả bầu trời. Nghệ sĩ lớn là người có khả năng chưng cất cả đại dương vào trong một giọt nước, cả vũ trụ vào trong một giọt sương. Tầm cỡ nhà văn là viết về những cái không đâu, vặt vãnh nhưng khơi gợi được những vấn đề lớn, liên quan đến số phận con người, nhân loại.
Như vậy, chi tiết nghệ thuật dù chỉ là yếu tố nhỏ lẻ của tác phẩm nhưng mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Thiếu chi tiết, nhà văn không thể đúc nên tác phẩm. Chi tiết càng có sức biểu hiện, sức khơi gợi và ám ảnh càng lớn, càng góp phần nâng cao giá trị tác phẩm. Và không có một tác phẩm lớn nào mà chi tiết lại nhạt nhẽo, nông cạn, thiếu sức sống. Trong tiếp nhận văn học, càng không được xem nhẹ chi tiết. Đọc hiểu và cảm nhận tác phẩm văn chương từ cấp độ chi tiết là yêu cầu quan trọng và cần thiết, đặc biệt đối với việc dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông.
1.3. Phân loại chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn chương
Căn cứ vào hình thức thể loại văn học, người ta chia chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn chương  làm hai loại: Chi tiết trong văn xuôi và chi tiết trong thơ.
1.3.1. Chi tiết trong văn xuôi
Chi tiết trong văn xuôi thường là chi tiết sự vật và chi tiết sự việc. Chi tiết sự vật thường gắn với 3 đối tượng: cảnh vật, đồ vật, nhân vật.
Hình ảnh những ngọn đèn trong tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam) là chi tiết sự vật. Có nhiều loại đèn được nhà văn miêu tả. Đèn rất sáng (đèn ở Hà Nội và đèn ở đoàn tàu) và đèn tù mù (ở phố huyện). Một loại ánh đèn mạnh nằm trong quá khứ đã mất hoặc chỉ trong mơ tưởng xa xôi. Một loại ánh đèn hiện tại rất yếu ớt ở phố huyện. Gia đình chị Tí, cửa hàng của chị em Liên, bác Siêu bán phở…, mỗi người có một ngọn đèn nhưng tất cả đều tù mù, chỉ tạo nên những “khe sáng”, “hột sáng”, “quầng sáng”, “chấm lửa vàng lơ lửng” trong đêm, đối lập hoàn toàn với “Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo”. Sống trong ánh đèn tù mù đó, Liên nhớ tiếc ánh sáng quá khứ, mơ tưởng tương lai tươi sáng. Nó phản ánh tâm trạng chán ghét hiện tại tăm tối và mơ ước có cuộc sống khác của hai đứa trẻ.
Chi tiết sự việc (cốt truyện) gắn với các tình tiết. Một tình tiết được hợp nên bởi nhiều chi tiết. Chí Phèo thức dậy vào buổi sáng hôm sau là một tình tiết, nó được hợp nên từ nhiều chi tiết: tâm trạng, cảm xúc, cảm giác…của Chí Phèo.Căn cứ vào thái độ của nhà văn, người ta phân ra chi tiết nóng và chi tiết lạnh. Chi tiết nóng thường được trở đi trở lại, được nhà văn khắc họa kĩ, nằm trong mạch chính của văn bản nghệ thuật.
Trong tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao), “bát cháo hành” là chi tiết nóng, được nhắc đi nhắc lại, hàm chứa tình người, tình yêu thị Nở dành cho Chí Phèo. Bởi được chưng cất từ tình người nên bát cháo hành đã thức dậy phần người trong Chí, làm cho hắn biết “buồn”, biết “ngạc nhiên”, xúc động và “ăn năn”. Thiếu chi tiết này, là thiếu sự xuất hiện của tình người, lấy gì thức tỉnh Chí Phèo để hắn có khát vọng trở lại làm người lương thiện?
Chi tiết lạnh không nằm trong mạch chính, xuất hiện thoáng qua, nhà văn không tập trung cho chi tiết nổi lên nên khó viết và người đọc hời hợt rất dễ bỏ qua. Nhà văn phải có giác quan thẩm mĩ, bản lĩnh mới viết được chi tiết lạnh. Cảm nhận được chi tiết lạnh thể hiện tầm đón nhận của người đọc.
Chí Phèo khóc khi được Thị Nở cho ăn cháo hành là chi tiết lạnh. …“mắt hắn hình như ươn ướt”. Nhà văn chỉ nói ngắn, không lặp lại, xa cách, giả định “hình như” đi kèm với tính từ giảm thiểu “ươn ướt”. Chi tiết mờ nhạt, tưởng thoáng qua nhưng rất đáng kể. Mất hơi cháo hành Chí Phèo không còn được chở che, nương tựa bởi tình người. Mất đi tình người khi đã biết hơi ấm của tình người, đối với kẻ đã bao năm sống bên lề của xã hội như Chí Phèo mà nói, chỉ còn cách tìm đến cái chết.
Trong truyện Đời thừa (Nam Cao), nhân vật Hộ tỉnh dậy sau đêm say, sờ tay lên bàn thấy “ấm nước hãy còn ấm” cũng là một chi tiết lạnh. Chi tiết ấy nói với Hộ về Từ, khiến cho Hộ nhìn thấy sự cao đẹp của Từ và tất cả sự tồi tệ của mình. Nó chứng tỏ rằng Từ là một người có sự tử tế, chu đáo. Từ tử tế, chu đáo với Hộ cả khi Hộ tàn nhẫn với Từ. “Ấm nước còn ấm” là hình ảnh của sự khoan dung, sự chăm sóc và tha thứ. Người ta chỉ có thể tha thứ cho người khác khi người ta mạnh bởi đó là cái mạnh trong lương tri, lương tâm, tình người. Đối lập với sự yếu đuối trong hình hài, vóc dáng, Từ rất mạnh ở lòng thương. Lòng thương ấy bền vững chứ không chông chênh như của Hộ. Nhận ra điều đó, Hộ càng thấy Từ đáng được che chở, yêu thương, càng thấy mình đớn hèn, đáng khinh bỉ. Hộ đã khóc trước Từ khi nhận ra tất cả sự thảm hại ấy của mình.
Cảm nhận chi tiết trong văn xuôi khi dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông có thể không phân loại nhưng nhất thiết phải hiểu rõ chi tiết đó đóng vai trò gì trong mạch truyện, trong diễn biến tính cách, số phận nhân vật. Nói cách khác là luôn gắn chi tiết với tổng thể để thấy được tính thống nhất của một chỉnh thể nghệ thuật. Quan trọng hơn là qua đó, hiểu được ý đồ nghệ thuật, đọc được tư tưởng, tình cảm nhà văn muốn gửi gắm. Đồng thời, thấy được tài năng sáng tạo của người cầm bút.
1.3.2. Chi tiết trong thơ
Chi tiết vốn là lẽ sống của nghệ thuật, với thơ, chi tiết là hồn cốt. Bài thơ sống được hay không là nhờ chi tiết. Chi tiết trong thơ thu hẹp lại trong một giới hạn nhỏ trong thi ảnh và ngôn từ. Đối với một bài thơ, nếu nắm được thi ảnh và ngôn từ đặc sắc xem như đã nắm được linh hồn bài thơ, gọi là nắm được nhãn tự, kết tinh được thần thái linh hồn tác phẩm. Quy mô chi tiết trong thơ thường nhỏ hơn rất nhiều trong tác phẩm văn xuôi.
Bài thơ Đò Lèn – Nguyễn Duy, tác giả viết về một tuổi thơ nghèo khó bên cạnh người bà tần tảo. Hệ thống chi tiết cảnh vật được nhà thơ liệt kê gồm: cống Na, đồng Quan, ga Lèn, chợ Bình Lâm, chùa Trần, đền cây Thị, đền Sòng…, giúp người đọc hình dung về diện mạo một miền quê với những cảnh trí rất dân dã, gần gũi, quen thuộc. Quan trọng hơn, nó giúp Nguyễn Duy thể hiện sâu sắc thân phận người bà: Đó là thân phận con sâu cái kiến, thân phận thảo dân, mang sắc thái dân đen, đối lập với Tiên Phật, Thánh thần… Bài thơ nói về sự ân hận, sự trưởng thành muộn màng của người cháu. Sống bên bà nhưng vô tâm với nỗi khổ của bà, sống bằng sự chăm sóc, yêu thương vất vả của bà mà cháu không hề biết.
Tôi trong suốt giữa hai bờ hư thực
Giữa bà tôi và Tiên Phật thánh thần
Người cháu đã sống rất thực với cái hư và sống rất hư với cái thực. Chữ hư mang hai nghĩa: hư ảo và hư đốn. Nó chi phối quyết định đến mạch tâm sự mang màu sắc triết luận, thể hiện quá trình giải thiêng, giải ảo. Nhìn ở góc độ tình cảm, đó là quá trình rời khỏi niềm tin ngây thơ dành cho thánh thần để đến với tình thương dành cho người bà, từ đối tượng mơ hồ đến đối tượng thực. Đôi khi người ta phải trả giá cho những bài học vô cùng đắt. Khi biết yêu thương thì bà
đã mất rồi. Nhìn từ góc độ đời sống, đó là cuộc rời bỏ những đối tượng không xứng đáng để đến với đối tượng xứng đáng hơn. Chính người dân kia mới làm nên hiện thực đời sống. Chỉ hai chi tiết “hư” – “thực” đã nói lên sự sụp đổ niềm tin của tác giả, rời bỏ thế giới của đức tin đơn thuần để đến với hiện thực cuộc đời gần gũi, đáng tin hơn.
Chi tiết trong thơ nhiều khi là một mật mã. Giải mã chi tiết tức nắm được ý đồ nghệ thuật, ý đồ tư tưởng của nhà thơ. Chỉ qua một vài con chữ trong Truyện Kiều, như chữ “tót” (Ghế trên ngồi tót sỗ sàng), chữ “cò kè” (Cò kè bớt một thêm hai) mà thi hào Nguyễn Du đã lật tẩy cả một chân dung kẻ con buôn, vô học, thô lỗ của nhân vật Mã Giám Sinh, hay một chữ “lẻn” làm lộ ra một tính cách mờ ám, lén lút, tráo trở… của Sở Khanh, hay hai chữ “mặt sắt” đã gọi ra một chân dung tính cách lạnh lùng, hiểm độc, tàn nhẫn và bỉ ổi của Hồ Tôn Hiến… Các chữ “tót”, “cò kè”, “mặt sắt” được gọi là những chi tiết đắt giá làm nổi lên hồn cốt nhân vật.
Tóm lại, khó thể phủ nhận vai trò và tầm quan trọng của chi tiết trong tác phẩm nghệ thuật. Với nhà văn, quá trình sáng tạo gắn liền với ý thức làm nên những chi tiết đặc sắc, góp phần thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm. Chi tiết gánh trọng trách chuyển tải đến người đọc những thông điệp mà nhà văn gửi gắm, những cách nhìn và quan niệm sâu xa về con người và cuộc đời của người nghệ sĩ. Với người đọc, cảm nhận chi tiết nghệ thuật là mở những cánh cửa đầu tiên để đi vào thế giới nghệ thuật của một tác phẩm văn học. Nhà văn sẽ không thể làm nên tên tuổi nếu tác phẩm của anh ta không bắt đầu từ những chi tiết. Người đọc sẽ không nối được nhịp cầu tri âm với tác giả nếu không thông qua tác phẩm từ những chi tiết nghệ thuật nhỏ nhất bởi chân lí trong sáng tạo nghệ thuật luôn là: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”.
 

  1. Khái niệm và hệ thống của chủ đề trong tác phẩm văn học

2.1. Khái niệm chủ đề
Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống . Có thể nêu lên một số chủ đề của các tác phẩm:
Tắt đèn của Ngô Tất Tố tập trung phản ánh số phận bi thảm của người nông dân do chế độ sưu thuế, sự bóc lột tàn khốc trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Chí phèo của Nam Cao lại tập trung tô đậm vấn đề tha hóa, biến chất của một bộ phận nông dân và ước mơ làm người lương thiện của họ. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, tác giả đã nêu bật lên số phận bi kịch của người phụ nữ, vấn đề đấu tranh để thực hiện tự do và công lí. Qua Vợ nhặt, Kim Lân đã phản ánh cuộc sống khốn khổ của nhân dân ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 và tình cảm hướng về cách mạng của họ đồng thời nêu lên một vấn đề có ý nghĩa nhân bản sâu sắc : Ðó là cái tình trong cuộc sống đời thường của những người lao động trong một hoàn cảnh gần như hoàn toàn bế tắc. Trong Mùa lạc, Nguyễn Khải quan tâm đến sự thay đổi số phận của những con người đã từng chịu nhiều bất hạnh trong xã hội cũ, nay được niềm vui, hạnh phúc và chỗ đứng trong xã hội mới.
2.2. Hệ thống chủ đề
Trong một tác phẩm, thường không phải chỉ có một chủ đề duy nhất mà có nhiều chủ đề gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau tạo thành một hệ thống chủ đề. Trong hệ thống chủ đề, có thể nổi lên vài chủ đề có ý nghĩa trung tâm, quán xuyến toàn bộ tác phẩm. Ðó là chủ đề chính. Bên cạnh đó, có những chủ đề có ý nghĩa bộ phận, góp phần bổ sung, làm nổi bật chủ đề chính, được gọi là chủ đề phụ: ở những bộ tiểu thuyết đồ sộ như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung hay Chiến tranh và hoà bình của L.Tôn – xtôi. Trong một tác phẩm, các chủ đề không có giá trị ngang nhau nên việc xác định đúng đắn chủ đề chính, chủ đề phụ sẽ góp phần quan trọng trong việc lí giải ý nghĩa của tác phẩm.
CHƯƠNG II. CÁCH THỨC TIẾP CẬN NGƯỜI TRONG BAO TỪ GÓC ĐỘ CHI TIẾT NGHỆ THUẬT VÀ CHỦ ĐỀ TÁC PHẨM

2.1  Tiếp cận tác phẩm Người trong bao từ góc độ chi tiết nghệ thuật

Sê – khốp là nhà văn đã viết nhiều truyện ngắn và đã đạt được kỹ xảo tuyệt vời trong lĩnh vực này của văn học. Trong quá trình sáng tác của Sê – khốp, tính chất truyện của ông có thay đổi: Ở thời kỳ đầu, thường là những truyện rất ngắn, nội dung châm biếm, hài hước càng về sau càng thấy có nhiều truyện dài, tính chất trữ tình rõ rệt. Nhưng không thể phủ nhận một việc ở thời kỳ nào những sáng tác của ông cũng hấp dẫn người đọc bởi sự đơn giản của cốt truyện, cách giới thiệu nhân vật độc đáo và đặc biệt là việc nhà văn sử dụng một cách linh hoạt và khéo léo những chi tiết nghệ thuật. Với những chất liệu đơn giản nhà văn đã khéo lồng vào truyện nội dung xã hội to lớn, tái hiện lại một khung cảnh rộng lớn nhiều màu sắc của nước Nga đương thời .Trong truyện ngắn của Sê – khốp, chi tiết nghệ thuật có thể giúp cho việc tái hiện lại môi trường hoàn cảnh xảy ra hành động, có thể làm nổi bật tính cách của nhân vật và cũng có thể mang một ý nghĩa tượng trưng, nói lên chủ đề tư tưởng tác phẩm . Đôi khi từ một sự việc, hành động có khi là rất nhỏ nhặt trong cuộc sống, Sê – khôp đã làm cho người đọc có thể rút ra được những kết luận có tính chất triết lí xã hội rất to lớn về con người, về cuộc đời. Ở điểm này Sê-khôp được độc giả đánh giá rất cao về tài năng viết truyện ngắn. Có thể chỉ ra một vài tác phẩm tiêu biểu như Anh béo và anh gầy ( 1883), Cái chết của một viên chức ( 1883), Con kỳ nhông ( 1884)….
Truyện  Anh béo và anh gầy ( 1883) lấy bối cảnh rất đơn giản – cuộc gặp gỡ của 2 người bạn tại một sân ga, nhân vật không nhiều chỉ có anh béo và gia đình anh gầy. Nói là cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn nhưng lời thoại được tỉnh lược đến mức họ chỉ nói với nhau một vài câu nhưng  cái hay, đặc sắc ấn tượng nằm ngay ở sự đơn giản đó. Sê-khốp đã rất thành công khi xây dựng chi tiết cái bắt tay của các nhân vật này. Anh gầy và anh béo vốn là bạn tử thuở còn đi học, họ có những tháng ngày học sinh rất hồn nhiên, nhiều kỉ niệm. Thời gian sau mỗi người đều tìm cho mình một công việc riêng, rồi một ngày họ gặp lại nhau ở ga tàu. Lúc đầu cả hai đều rất mừng rỡ và một hành động tự nhiên họ tiến lại gần bắt tay nhau. Nhưng  chính trong lúc này anh gầy đã kịp nhận ra bạn anh giờ đã là một vị quan to và không dám tay bắt mặt mừng với anh béo. Ngay lập tức anh gầy trở nên khúm núm sợ sệt cúi đầu bắt tay anh béo. Thậm chí vợ và con anh gầy cũng khúm núm, sợ sệt như vậy. Cuộc gặp gỡ diễn ra trong sự nặng nề và nhanh chóng kết thúc. Khi anh béo bước đi cả gia đình anh gầy vẫn kính cẩn khép nép. Khép lại câu chuyện ở đây nhưng tác giả đã gieo vào lòng người đọc những suy nghĩ trăn trở về cuộc sống. Thật không khó để nhận ra ý đồ của nhà văn khi xây dựng chi tiết cái bắt tay của hai người bạn. Qua chi tiết ngỡ như bình thường này chúng ta thấy được thái độ chế giễu, lên án của Sê-khốp với một bộ phận trí thức Nga đương thời chỉ biết xu nịnh, tâm lý nô lệ, khiếp sợ trước quyền lực. Chính thực tế này đã làm cho tâm hồn, nhân cách của họ bị méo mó.
Với truyện  Cái chết của một viên chức ( 1883) Sê-khôp cũng xây dựng rất thành công chi tiết chỉ vì cái hắt xì hơi mà dẫn đến cái chết của một viên chức. Vẫn là lối viết truyện ngắn tài ba của mình, Tác giả chọn bối cảnh cho tác phẩm là không gian của một rạp chiếu phim. Toàn bộ tác phẩm xoay quanh hai nhân vật là một viên chức nhỏ và một vị quan to. Trong một lần đến rạp chiếu phim anh viên chức kia ngồi ngay sau ghế của một vị quan trên Sở. Vì vô tình hắt xì hơi mà không kịp lấy tay che, nước mũi bắn ra xung quanh. Anh ta lấy làm ái ngại thậm chí sợ hãi vô cùng trong khi không ai để ý. Anh ta lo sợ hành động khiếm nhã của mình là xúc phạm đến vị quan Sở. Anh ta không còn tâm trí xem phim nữa mà đầu óc quay cuồng với các suy nghĩ làm thế nào để xin lỗi người kia. Lấy hết can đảm anh khúm núm bước lại nói lời xin lỗi. Nhưng đáp lại thiện ý của anh này lại là một cái nhìn thoáng qua, không để ý của vị quan Sở Và thế là bao nhiêu lo lắng cứ thế đè lên người anh ta. Từ rạp chiếu phim, về nhà và làm việc gì bất kể là nhỏ hay lớn anh ta đều sợ hãi ám ảnh. Anh ta quyết định đến tận chỗ làm của vị quan Sở để xin lỗi về cái hắt hơi của mình. Cũng như lần trước vị quan này lấy làm tức giận, tức giận không phải vì cái hắt hơi mà tức giận vì bị làm phiền bởi một việc không đáng bận tâm. Với thái độ tức giận đó vị quan Sở đã gắt lên và cái gắt đó đã chấm dứt sự sống của anh viên chức sau một thời gian ngắn. Câu chuyện khép lại, chỉ vì một nguyên nhân rất đơn giản mà dẫn đến cái chết. Phải chăng Sê-khốp đang muốn gióng lên một hồi chuông báo động và cảnh tính đất nước Nga, giới trí thức Nga về thối quỵ luỵ thái quá đến đê hèn trước quyền lực?
Một lần nữa chúng ta lại bắt gặp chủ đề này trong Con kỳ nhông ( 1884) qua chi tiết một viên cảnh sát xử kiện. Nhân vật chính trong tác phẩm là một tên cảnh sát trở mặt như bàn tay. Hắn xét xử một việc nhỏ mọn nhất cũng không dám theo công lý vì sợ hãi và muốn lấy lòng quan trên ngay cả khi ngài vắng mặt. Như vậy chỉ qua một vài chi tiết nhỏ nhưng Sê-khốp đã chuyển tải được những nội dung lớn về xã hội, về cuộc sống của con người.
Như chúng ta đã biết Sê-khốp được ngợi ca là nhà cách tân thiên tài trong lĩnh vực truyện ngắn. Trong chương trình văn 11 học sinh được tìm hiểu một tác phẩm rất thành công và tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông. Đó là tác phẩm Người trong bao. Hình ảnh cái bao trong tác phẩm là chi tiết đặc sắc nhất được tạo lên từ nhiều chi tiết khác. Đó là những chi tiết về ngoại hình, lối sống, thói quen sinh hoạt và suy nghĩ tính cách, quan niệm về tình yêu của Bê-li-côp. Từ những chi tiết trên chân dung của hắn hiện lên thật chân thât, sống động.
Trước tiên nhắc đến chi tiết này người đọc nhớ ngay đến nhân vật Bê – li – cốp với lối sống thu mình đến hèn nhát. Nhân vật này là điển hình cho một bộ phận, một kiểu người  đã và đang tồn tại có nguy cơ phát triển trong xã hội Nga đương thời. Xuất hiện trong tác phẩm ngay từ những dòng đâu tiên Bê-li-cốp đã gây sự chú ý với độc giả  một người giáo viên trung học – nếp sống kì lạ, lập dị chỉ thích chui vào những cái bao. Từ khuôn mặt nhợt nhạt, bé choắt lại như mặt chồn, đến cặp mắt hắn cũng tìm cách giấu vào trong chiếc áo bành tô đen, cặp kính đen. Cả đến mọi đồ dùng, thói quen trong sinh hoạt hàng ngày hắn cũng cố gắng giấu vào trong bao. Chắc hẳn chúng ta đều ấn tượng với chi tiết: Ô hắn để trong bao, chiếc đồng hồ quả quýt cũng để trong bao, con dao nhỏ để gọt bút chì cũng để trong bao. Dù thời tiết rất đẹp nhưng hễ ra đường là Bê-li-cốp lại đội mũ, che ô mặc áo bành tô kín mít, đi xe ngựa cũng che mui lên. Về đến nhà
Phòng ngủ của hắn được miêu tả  chật như một cái hộp, tù túng, ngột ngạt. Thế nhưng dù nóng bức hắn cũng trùm chăn kín đầu. Thậm chí cả ý nghĩ của mình hắn cũng cố giấu vào trong bao. Bê-li-cốp không bao giờ dám có ý kiến riêng về bất cứ một vấn đề to, nhỏ nào. Từ những chi tiết trên người đọc nhận thấy ở con người này một khát vọng mãnh liệt, kì dị: thu mình trong cái vỏ, tạo cho mình một thứ bao có thể ngăn cách, bảo vệ hắn khỏi những tác động của cuộc sống bên ngoài.
Hơn thế nữa trong cách sống hắn còn tự tạo lên những thứ bao vô hình khác trong suy nghĩ của mình. Cụ thể đó là chi tiết Bê-li-cốp dạy tiếng Hi lạp-một thứ tiếng cổ nhưng hắn say mê và ca tụng hết lời. Hắn lúc nào cũng ngợi ca quá khứ và cả những thứ không bao giờ có thật. Đồng nghĩa với việc Bê-li-cốp luôn sợ hãi cái mới, cái tân tiến. Với hắn thật không thể chấp nhận được việc người phụ nữ lại đi xe đạp và tay lững thững cầm quyển sách đi lại ngoài đường.
Không chỉ có vậy để làm nổi bật chân dung của hắn tác giả còn xây dựng những chi tiết kì lạ trong tư tưởng, suy nghĩ, quan niệm về tình yêu. Vì luôn sợ hãi cái mới, cái tân tiến  Bê-li-côp  chỉ  thích sống theo những thông tư, chỉ thị một cách máy móc, vô hồn. Câu nói cửa miệng của hắn “ Sợ nhỡ có chuyện gì xảy ra”. Chi tiết  này được lặp lại 5 lần trong tác phẩm như một ám ảnh khủng khiếp khiến hắn không dám nghĩ không dám làm bất cứ chuyện gì. Thậm chí cả chuyện tình yêu của đời mình. Ngoài 40 tuổi hắn có nghĩ đến chuyện lấy vợ. Cô gái mà hắn đem lòng yêu mến là Va-ren-ca, một giáo viên mới chuyển về trường rất năng động và tân tiến. Lại một lần nữa hắn lo sợ, lưỡng lự để rồi khi chứng kiến cô gái ấy đi xe đạp thì hắn không thể chịu đựng được và quyết định đến nhà. Câu chuyện của hắn không suôn sẻ mà còn bị em của Va-ren-ca đẩy ngã xuống cầu thang. Chính tiếng cười ha ha của va-ren-ca lanh lảnh vang khắp khu nhà đã chấm dứt tất cả. Chấm đứt cả tình yêu và cuộc đời của Bê-li-cốp. Cuối cùng Bê-li-cốp chết. Kì lại thay khi nằm trong quan tài người ta lại thấy vẻ mặt hắn có vẻ tươi tỉnh, mãn nguyện. Đây quả là một chi tiết đắt giá, thì ra cuối cùng Bê-li-cốp cũng mãn nguyện vì đã chui được vào cái bao mà từ đó hắn không phải chui ra nữa. Khi sống Bê-li-cốp đã gây ảnh hưởng trầm trọng đên xã hội, người ta sợ hãi tất cả: sợ gửi thư, sợ nói to, sợ diễn kịch…Khi hắn chết mọi người cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng nhưng chưa được bao lâu cuộc sống lại diễn ra như cũ: nặng nề, mệt nhọc, vô vị, tù túng . Chi tiết này cho thấy nhà văn đã khái quát ảnh hưởng và tác động dai dẳng nặng nề của lối sống trong bao. Chính kiểu người như Bê-li-cốp đã ám ảnh, đầu độc bầu không khí trong sạch, lành mạnh của văn hoá và đạo đức , tiến bộ của xã hội Nga đương thời. Như vậy không chỉ một mình Bê-li-cốp mang bao mà có biết bao nhiêu người cũng mang bao như hắn
Qua những chi tiết kể trên chân dung Bê-li-cốp  lên thật sinh động, chân thật. Từ đó gieo vào lòng người đọc những băn khoăn, trăn trở và suy nghĩ về chi tiết cái bao. Đâylà một trong những chi tiết nghệ thuật sáng tạo độc đáo nhất của tác giả.  Hiểu theo nghĩa đen đây là vật dùng để bao, gói, đựng đồ vật, hàng hoá…hình túi hoặc hình hộp. Hiểu theo nghĩa chuyển cái bao là lối sống, tính cách của Bê-li-cốp. Hiểu theo nghĩa biểu trưng đây là kiểu người trong bao, lối sống trong bao- một kiểu người, một lối sống không chỉ đã và đang tồn tại ở nước Nga cuối TK XIX đầu TK XX mà còn có ý nghĩa phổ quát sâu rộng hơn nhiều. Cả xã hội Nga thời điểm đó phải chăng cũng là một cái bao khổng lồ trói buộc, tù hãm, bủa vây ngăn chặn  tự do dân chủ của nhân dân Nga, trí thức Nga chân chính. Như vậy với chi tiết đặc sắc này chủ đề tác phẩm đã được bộc lộ một cách chi tiết, rõ ràng. Một chi tiết ngỡ như đơn giản, bình thường nhưng chứa đựng nội dung sâu sắc. Với cách này nhà văn đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc về một nhân vật có lối sống khép kín, luôn thu mình, ngại giao tiếp và triên miên trong mọi nỗi sợ hãi. Người đọc sẽ nhanh chóng nhận ra đằng sau lối sống khác người ấy của nhân vật là ngụ ý phê phán, đả kích lối sống của những con người mang bao, chủ đề tác phẩm vì thế càng thêm sâu sắc. Với cách tiếp cận tác phẩm từ góc độ chi tiết nghệ thuật sẽ giúp học sinh tích cực, chủ động trong việc đọc và thu thập thông tin về nhân vật. Từ đó học sinh sẽ khái quát được chủ đề của tác phẩm hay nói cách khác học sinh sẽ thấy được thái độ của nhà văn với nhân vật được xây dựng. Đồng thời việc tiếp cận tác phẩm này từ góc độ chi tiết nghệ thuật sẽ giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sống rất bổ ích. Học sinh có cơ hội được liên hệ thực tế với lối sống của chính bản thân mình. Thực tế Sê-khốp xây dựng nhân vật Bê-li-cốp rất gần gũi với cuộc sống không chỉ ở Nga mà ngay ở Việt nam chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp.Từ những chi tiết rất nhỏ gắn với Bê-li-cốp như: ngoại hình mang bao, vật dụng sinh hoạt trong bao, suy nghĩ cũng giấu trong bao, tư tưởng, tính cách, quan niệm về tình yêu cũng để trong bao…Học sinh sẽ ấn tượng và tự nhận ra rằng mình không nên như Bê-li-cốp. Nếu đã có một vài biểu hiện theo kiểu Bê-li-cốp thì cần tỉnh táo và thay đổi. Hay các em có thể giúp đỡ bạn bè, những người xung quanh mình chủ động hoà nhập, sống chân thành cởi mở để tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp cùng nhau xây dựng đất nước.
Hay như hình ảnh nhà tù trong tác phẩm phòng số 6 được đánh giá là một chi tiết đặc sắc. Nhân vật chính trong tác phẩm là bác sĩ Ra – ghin, giám đốc bệnh viện ở một thị trấn nghèo. Mặc dù không hài lòng với cách sống và nếp sinh hoạt ở nơi đây nhưng vì không có ý chí và nghị lực nên ông đã để mặc cho người ta làm điều ác hết năm này sang năm khác. Còn ông thí suốt ngày chỉ ngồi trong phòng một mình đọc sách và nhắm rượu với dưa chuột muối. Ông đã dựng lên cả một kho lý luận nhằm biện hộ cho thái độ lãnh đạm, sự chây ì và thoả hiệp dung túng của mình và đến một ngày kia chính ông bị bọn họ nhốt vào phòng số 6 – nơi giam giữ những người điên. Đây là một chi tiết rất đặc sâc nó có sức khái quát rất lớn. Phải chăng bối cảnh đất nước Nga đương thời quá ngột ngạt, bế tắc khiến cho mọi trật tự xã hội đều bị đảo lộn. Một người hoàn toàn tỉnh táo, ý thức được về cuộc sống lại bị những kẻ u mê kia cho rằng bị điên và tìm cách tống vào nhà tù. Ở trong đó một giờ đồng hồ mà Ra- ghin đã thấy khó chịu vô cùng. Ông đập cửa và chửi rủa ầm  ĩ, nhưng đã bi Ni-ki-ta đấm vào mặt làm cho hộc máu mồm. Chi tiết này khiến người đọc nhận ra thái độ của Sê-khốp với thực tế xã hội đương thời, thức tỉnh con người. Đến bấy giờ Ra- ghin mới nghĩ rằng tại sao lại có chuyện là trong suốt 20 năm ông không hề biết  và giờ ông không thể lãnh đạm được nữa mà phải kiên quyết phản kháng lại nhà tù và những con người đó. Nhưng  ngày hôm sau ông đã chết vì kiệt sức. Tác phẩm này đã làm chấn động dư luận xã hội Nga. Như vậy với chi tiết này tác giả đã chỉ ra cho độc giả nhìn thấy thực chất nước Nga chính là một nhà tù lớn khiến hàng triệu người đang chết dần chết mòn. Nhà văn Lê-xcôp, một người xa lạ với tư tưởng cách mạng cũng đã hiểu ra rằng “ Trong Phòng số 6  những trật tự và tính cách chung của chúng ta đã được miêu tả một cách thu nhỏ lại. Khắp nơi là phòng số 6. Đó là nước Nga”. Lê – nin thời trẻ khi đọc tác phẩm này đã có cảm giác khủng khiếp tựa như đang bị nhốt trong phòng số 6. Đồng thời qua chi tiết nhà tù Sê-khôp  cũng nói lên một thực tế đang diễn ra rất phổ biến là sự bất lực của giới trí  thức Nga trước hiện thực xã hội đen tối. Vẫn còn tồn tại những kẻ như Ra-ghin bàng quang vô trách nhiệm luôn che đậy sự hèn nhát và biện hộ cho thái độ thủ tiêu đấu tranh  của mình bằng các loại triết lí đạo đức nhẫn nhục, chịu đựng theo kiểu “ Không dùng bạo lực để chống lại điều ác”.
2.2 Tiếp cận tác phẩm từ góc độ chủ đề
Như chúng ta đã biết, năm 1890 Sê – khốp lên đường đi Xa – kha – lin hòn đảo mà chính quyền Nga hoàng dùng làm nơi đày ải những người tù khổ sai. Cuộc hành trình này này có ảnh hưởng rất lớn đên ông. Điều này có thể thấy rõ trong những tác phẩm mà nhà văn viết sau chuyến đi đó. Chủ đề truyện ngắn của Sê – khốp trong giai đoạn này rất đa dạng. Nhà văn tiếp tục phê phán thói tầm thường dung tục, cuộc sống tiểu tư sản ngột ngạt  và ngưng đọng với ảnh hưởng độc hại của nó …Phải nói rằng chủ đề này quán xuyến toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Sê- khốp. Go – rơ – ki đã nhận xét rất hay “ Thói tầm thường dung tục là kẻ thù của ông: suốt đời ông đã đấu tranh với nó, giễu cợt nó và đã miêu tả nó bằng một ngòi bút lãnh đạm, sắc nét, đã biết tìm thấy rêu mốc của thói tầm thường dung tục, thậm chí cả ở những chỗ thoạt nhìn người ta có cảm tưởng rằng tất cả đều được sắp đặt rất tốt, thậm chí còn xuất sắc nữa”.
Sê – khốp đã viết hàng loạt truyện cùng đề tài này như Một bà hay nhảy nhót( 1892), Giáo sư văn chương ( 1894), An – na trên cổ, Lô – nứt (1898) và một bộ ba tác phẩm có chung tư tưởng chống lại cuộc sống mang bao là  Người trong bao, Khóm phúc bồn tử, Câu chuyện tình yêu. Đáng chú ý nhất là truyện Người trong bao. Trong truyện  này Sê – khốp đã xây dựng một hình tượng thể hiện tính cổ hủ, lạc hậu, tâm lí sợ hãi cái mới, khuynh hướng muốn đẩy lùi hiện tại về quá khứ lạc hậu, đóng khung cuộc sống trong một hình thức chết cứng là cái bao – những đặc điểm tiêu biểu cho thời đại ngột ngạt ở nước Nga, mà từ sau tác phẩm này người ta gọi là tệ Bê – li – cốp.  Bê – li – cốp là nhân vật chính của truyện, một giáo viên dạy tiếng Hi lạp cổ ở một trường trung học. Đặc điểm của hắn là lúc nào và làm gì hắn đều muốn chui rúc vào trong bao: từ đồ dùng trong nhà đến thói quen sinh hoạt. Thậm chí nghề nghiệp của hắn suy cho cùng  cũng chỉ là cái cớ để hắn chui sâu thêm vào cái bao của mình. Bê – li – cốp dạy tiếng Hi – lạp cổ ở một trường trung học – một thứ tiếng đã chết. Lão hoan nghênh tất cả mọi điều cấm đoán, tự cho mình có nhiệm vụ ngăn ngừa mọi hành vi vi phạm luật lệ và khi cần thiết phải báo cáo cấp trên. Không chỉ vậy lối sống của hắn đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của cả thành phố khiến mọi người làm gì cũng sợ hãi. Cả trường từ giáo viên tới hiệu trưởng ai ai cũng sợ lão và cả thành phố trong mười năm trời ai cũng sợ lão: sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ đọc sách, sợ giúp đỡ người nghèo, sợ dạy hoc, đọc viết…Năm ngoài 40 tuổi hắn muốn lấy vợ nhưng lão sợ lại có điều gì xảy ra vì thế lão đã gầy đi, xanh xao vàng vọt và càng rúc thêm vào cái bao của mình. Sau khi chết nằm trong quan tài lão có vẻ mặt hiền lành, dịu dàng có thể nói còn tươi tỉnh nữa. Vì cuối cùng  hắn cũng được ở trong cái bao mà từ đấy không bao giờ hắn phải chui ra nữa. Hứn đã đạt đến lí tưởng của cuộc đời minh. Chôn xong Bê – li – cốp mọi người sung sướng như vừa trút được một gánh nặng. Nhưng chưa đầy một tuần sau thì cuộc sống lại trở về nếp cũ. Bê – li – cốp chết rồi nhưng còn lại biết bao “người trong bao”. Kết thúc tác phẩm mặc dầu Sê – khốp còn chưa vạch ra được lối thoát khỏi cuộc sống tầm thường, ngưng đọng ấy, nhưng bằng lời của một nhân vật ông đã khẳng định rằng: Không thể sống mãi như thế này được !
Hay như nhân vật chính trong Cây phúc bồn tử là một công chức. Ước mơ lớn nhất của lão là mua được một trang trại nho nhỏ có bụi phúc bồn tử và về an cư ở đó suốt đời. Tất cả mọi việc làm, mọi ý nghĩ của lão đều nhằm mục đích duy nhất là thực hiện ước mơ này, cuối cùng lão đã đạt được mục tiêu tầm thường đó nhưng lão đã trở thành một kẻ hoàn toàn sa đọa về tinh thần. Trong truyện này một lần nữa Sê – khốp lên án hành động lẩn trốn vào “ bao” của giới trí thức. Bằng lời của người kể chuyện, tác giả đã nói lên quan điểm của mình “ Con người không chỉ cần 3 ác – sin đất tức là chỗ để chôn cái xác chết của mình hay chỉ cần một trang trại mà cần cả địa cầu, cả thiên nhiên, ở nơi phóng khoáng đó con người có thể lộ ra tất cả những tính chất và những đặc điểm tinh thần tự do của mình”.
Trong truyện “ I – ô – nứt”, Sê – khốp miêu tả một thanh niên yêu đời, muốn làm việc có ích cho xã hội, nhưng do thiếu một thế giới quan tiến bộ, do ươn hèn, yếu đuối nên đã bị môi trường dung tục ở tỉnh nhỏ làm cho tha hóa. Chỉ sau 4 năm ở trong môi trường ấy y đã trở thành một tên béo ị, mắt híp, ích kỉ, lạnh lùng, tham lam chỉ lo lắng tới việc làm giàu, sống một cuộc đời tẻ nhạt, chán ngán. Ngoài ra tác giả còn tố cáo cả môi trường dung tục kia qua hình ảnh một gia đình được truyền tụng là có văn hoá nhất thành phố nhưng thực chất chỉ là một gia đình tầm thường có cuộc sống ăn không ngồi  rồi, vô mục đích, bất biến trong vũng bùn tiểu tư sản. Như vậy chúng ta đều có thể giải mã cho câu hỏi vì sao truyện ngắn Sê – khốp lại luôn hấp dẫn mọi thế hệ bạn đọc trong đó phải kể đến một lượng lớn độc giả ở Việt nam. Và đồng thời chúng ta cũng nhận ra được chủ đề của một tác phẩm đóng vai trò rất quan trọng góp phần làm nên thành công của tác phẩm.
Như vậy qua hướng tiếp cận chi tiết và chủ đề tác phẩm Người trong bao chúng ta hiểu biết thêm tầm cỡ của tác giả Sê- khốp và thành công của tác phẩm. Đúng như lời nhận xét của Tôn – xtôi : Trong cảnh hoàng hôn ảm đạm của nước Nga cuối thế kỉ XIX một con người rất Nga, thông minh, trong sạch như pha lê, một nhà nghệ thuật kì tài là An – tôn Sê- khôp đã dũng cảm đứng lên trên đám người xám xịt, bất lực, phê phán lối sống tầm thường, ti tiện, ném thẳng vào mặt chính quyền chuyên chế những lời phản kháng căm hờn và vững lòng tin vào ngày mai tươi sáng của Tổ quốc.
Cùng với Tôn- xtôi, Sê – khốp đã đạt tới đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga xứng đáng là một Pu-skin trong văn xuôi . Ông có nhiều cống hiến lớn lao trong lĩnh vực truyện ngắn. Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Nga đã đánh giá về Sê- khốp “ Tôi cho rằng không có ai viết tốt hơn ông cả: ngắn gọn, cô đọng, rõ ràng bằng một thứ tiếng Nga đẹp đẽ, chân chính, sinh động …Tôi đã đọc Sê – khốp  không biết bao nhiêu lần rồi mà bây giờ vẫn cứ trở lại đọc ông . Đó là một trong những nhà nghệ thuật lớn nhất của chúng ta”
CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM ĐỀ TÀI
3. 1 Giáo án

Người trong bao

–  A.P.Sê-khốp –

  1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh:
– Hiểu được giá trị tư tưởng truyện ngắn Người trongbao: phê phán sâu sắc lối sống trong bao hèn nhát, cá nhân, ích kỷ và hủ lậu của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỷ XIX, qua hình tượng người trong bao Be-li-cốp.
– Có thái độ căm ghét và đấu tranh với sống thu mình trong bao: háo danh, xu nịnh, giáo điều, hèn hạ trước quyền lực. Từ đó, góp phần xây dựng đạo đức và lối sống trung thực, lành mạnh, chan hòa với mọi người vì lý tưởng cao đẹp.

  1. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

– Giáo viên: SGK ngữ văn 11 tập 2, SGV ngữ văn 11 tập 2, chân dung nhà văn Asêkhôp, tranh minh họa nhân vật Bê-li-cốp.
– Học sinh: sưu tầm truyện ngắn Sê – khốp.

  1. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

Có thể vận dụng linh hoạt các hình thức: GV giải thích, HS quan sát tranh, ảnh, đọc, tóm tắt văn bản, đặc biệt là sử dụng hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS cắt nghĩa, phân tích, bình luận chi tiết, hình ảnh, nhân vật, lời văn, chủ đề tư tưởng… của tác phẩm

  1. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
  2. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: 5’

– Kiểm tra sĩ số học sinh
– Kiểm tra bài cũ:
Đọc diễn cảm bài thơ và bình giảng câu thơ cuối bài Tôi yêu em
Kiểm tra việc soạn bài của HS.

  1. Giới thiệu bài mới:

 Trong XH suy tàn thường xuất hiện những kiểu người kì quái, lạ lùng, không chỉ gây tò mò mà có khi làm vẩn đục không khí cuộc sống, đem lại tai họa cho những người chung quanh. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ gặp gỡ một nhân vật, một kiểu người như thế.
 

Hoạt động cuả GV và HS Nội dung cần đạt Định hướng năng lực
HS đọc SGK
 
Trình bày những thông tin về tác giả?
GV giới thiệu ngắn gọn những đặc sắc của văn học Nga thế kỷ XIX và nhà văn Sê-khốp.
.
 HS: Đọc, tóm tắt tiểu dẫn
GV:  nhấn mạnh vị trí, vai trò của Sê-khốp trong nền VH hiện thực Nga.
 
 
 
 
 
 
 Tác phẩm này ra đời trong hoàn cảnh cụ thể nào?
 
 
 
 
 
 
 
Đọc hiểu tp
Yêu  cầu HS đọc tác phẩm, phân chia bố cục.
 
 
 
 
 
 
Chân dung nhân vật chính được cụ thể hóa bằng những chi tiết nào?
+ Chi tiết ngoại hình, ngôn ngữ, phục trang, cách sinh hoạt?
+ Chi tiết miêu tả tính cách suy nghĩ ?
 
 
 
 
 
 
 
 
+ Chi tiết quan niệm về tình yêu của nhân vật?
 
 
 
 
 
 
 
Từ những chi tiết trên em nhận thấy có gì đặc biệt trong bức chân dung ấy?
 
 
 
 
+ HS: làm việc theo nhóm và trả lời.Vì saoBê-li-cốp chết?
 
 
 
Tìm chi tiết miêu tả về Bê-li-cốp khi hắn chết?
 
 
 
 
 
 
Thái độ của mọi người trước cái chết của Bê-li-cốp như thế nào?
Câu hỏi thảo luận:
1. Lấy ví dụ về tính cách, hành vi ứng xử, suy nghĩ giống với Bê-li-cốp trong cuộc sống xung quanh ta.
2.Theo em, chúng ta phải làm gì để loại bỏ kiểu người như Bê-li-cốp ra khỏi cộng đồng?
 
 
 I. Tìm hiểu chung: 15’
1.Tác giả:
– An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860-1904), nhà văn Nga kiệt xuất.
– Sê-khốp để lại hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa, trong đó có nhiều tác phẩm đặc sắc: Anh béo và anh gầy, Con kì nhông, Phòng số 6…
* Đặc điểm truyện ngắn  của Sê – khốp
Từ những cốt truyện giản dị, tác phẩm Sê-khốp đã đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân văn sâu xa.
* GV chốt lại: Sê-khốp được xem là đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga nửa cuối thế kỉ XIX, nhà cách tân vĩ đại về thể loại truyện ngắn và kịch nói.
 
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác: Người trong bao, truyện ngắn nổi tiếng của Sê-khốp được sáng tác trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta, trên bán đảo Crưm, biển Đen 1898.
Tác phẩm ra đời trong bầu không khí ngạt thở của nền chuyên chế Nga hoàng cuối thế kỉ XIX. Môi trường ấy đẻ ra lắm kiểu người kì dị, chẳng hạn Bê-li-cốp _người trong bao.
b. Bố cục truyện:
o       Mở truyện: cuộc trò chuyện ở gần nhà kho giữa hai người bạn: bác sĩ thú y và thầy giáo.
o       Thân truyện: về cuộc đời và tính cách của Bê-li-cốp.
o       Kết truyện: nhận xét của bác sĩ thú y – người nghe chuyện.
II. ĐỌC – HIỂU :
1/ Chân dung của Bê-li-cốp: 15’
*Ngoại hình:
– Gương mặt nhợt nhạt, nhỏ bé, choắt lại như mặt chồn.
– Cách ăn mặc phục sức: Đi gày cao su, cầm ô, nhất thiết phải mặt áo bành cặp kính đen trên gương mặt nhợt nhạt.
* Vật dụng hằng ngày: Cái ô, đồng hồ quả quýt, chiếc dao nhỏ để gọt bút chì … đều được để trong bao.
*Ngôn ngữ: “nhỡ lại xãy ra chuyện gì thì sao” à Nhút nhát, im lặng.
* Hành động, sinh hoạt của cuộc sống hằng ngày:
– Trời rất đẹp vẫn đi giày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô ấm cốt bông, đeo kính râm…
* Tính cách, suy nghĩ:
– ý nghĩ giấu trong bao, luôn thõa mãn, hài lòng, hạnh phúc, mãn nguyện với lối sống của mình.
– Lối sống của Bê-li-cốp ảnh hưởng sâu sắc.
Khi Bêlicốp còn sống: anh chị em giáo viên trong trường nơi y làm việc, dân cư trong thành phố nơi y sống, tất cả mọi người đều sợ y, ghét y, tránh xa y.
* Như vậy Bê-li-cốp xuất hiện gây ấn tượng mạnh mẽ về kiểu người có lối sống lập dị, khát vọng mãnh liệt thu mình vào trong bao để tránh tiếp xúc, ảnh hưởng từ cuộc sống bên ngoài.
2.  Về cái chết của Bê-li-cốp. 10’
a. Nguyên nhân:
+ Vì bị ngã đau, lại mắc bệnh nặng lại không chịu chữa.
+ Vì bị sốc nặng trước thái độ và hành động của chị em Va-ren-ca.
+ Sâu xa hơn, đó là cái chết tất yếu.Tạng người và cách sống của y, trước sau gì cũng bị hoặc tự tiêu diệt.
–         Thái độ của hắn khi đi vào cõi chết : vẻ mặt hiền lành, dễ chịu, tươi tỉnh à  mãn nguyện
–          Hắn mừng rằng cuối cùng hắn đã được chui vào trong cái bao mà từ đó không bao giờ phải thoát ra nữa…hắn đã đạt được mục đích của cuộc .
b. Khi Bê- li -cốp chết
+ Khi y chết, mọi người thấy nhẹ nhàng, thoải mái.
+ Một tuần sau người ta thấy xuất hiện nhiều người như hắn. Cuộc sống chẳng tốt đẹp gì hơn trước.
ð    Bê- li-cốp không phải là một con người cụ thể, một trường hợp duy nhất mà đã trở thành nhân vật điển hình trong xã hội. Lối sống, kiểu người Bê-li-cốp đã đầu độc không khí trong sạch, lành mạnh của đạo đức, văn hoá nước Nga đương thời.
 
Đọc – hiểu thu thập thông tin
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
NL giải quyết vấn đề.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
NL đọc hiểu thu thập thông tin liên quan đến nhân vật
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
NL sáng tạo và tự quản bản thân.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
NL hợp tác
  1. Củng cố:

– Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp có tính điển hình.
Bài cũ: Tìm những câu tục ngữ Việt Nam có ý nghĩa chỉ những  người có  lối sống trong bao?
– Chuẩn bị bài: Người trong bao (tiếp) .

Người trong bao

( Tiếp)

                 –  A.P.Sê-Khốp –

  1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh:
– Từ việc tìm hiểu chân dung Bê-i-côp HS cần thấy được nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật điển hình, sáng tạo biểu tượng, cách kể chuyện độc đáo; giọng điệu vừa mỉa mai, châm biếm vừa trầm buồn của  thiên tài Sê- khốp.
– Củng cố kỹ năng phân tích và khái quát chủ đề của truyện.
– Học sinh cần liên hệ thực tế đời sống để sống ý nghĩa, tích cực hơn đồng thời trãnh xa lối sống trong bao.

  1. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

– Giáo viên: SGK ngữ văn 11 tập 2, SGV ngữ văn 11 tập 2, chân dung nhà văn Asêkhôp, tranh minh họa nhân vật Bê-li-cốp.
– Học sinh: Đọc và soạn bài trước ở nhà..

  1. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

Có thể vận dụng linh hoạt các hình thức: GV giải thích, HS quan sát tranh, ảnh, đọc, tóm tắt văn bản, đặc biệt là sử dụng hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS cắt nghĩa, phân tích, bình luận chi tiết, hình ảnh, nhân vật, lời văn, chủ đề tư tưởng… của tác phẩm

  1. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
  2. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: 5’

– Kiểm tra sĩ số học sinh
– Kiểm tra bài cũ:
Ấn tượng của em về chân dung nhân vật Bê – li – cốp.

  1. Bài mới.

 

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Định hướng năng lực
 
 
 
 
 
 
Từ những kiến thức về chi tiết nghệ thuật ở tiết trước HS tiếp tục tìm hiểu chi tiết cái bao trong tác phẩm.
 
 
 
 
 
GV cần gợi ý cho HS hiểu được khái niệm và vai trò của chi tiết nghệ thuật.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm Người trong bao  là gì? Chi tiết này được lặp lại bao nhiêu lần?
 
 
+ HS: đếm số lượng từ bao trong truyện
Chỉ ra những ý nghĩa của hình ảnh này?
+ HS:trao đổi, phát biểu.
 
 
GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm chủ đề và vai trò của chủ đề đối với một tác phẩm.
 
 
 
 
 
 
 
Từ phần phân tích trên, có thể phát biểu chủ đề tư tưởng của truyện như thế nào?
 
 
GV cung cấp thông tin về 2 tác phẩm cùng chủ đề với người trong bao để HS hiểu biết thêm những thông tin mới.
 
 
GV: Cho HS liên hệ thực tế.
Bài học em rút ra cho bản thân từ nhân vật Bê-li-cốp là gì?
 
Em hãy chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
HS tự tổng kết
GV đóng vai trò hướng dẫn.
 I. Tìm hiểu chung:
II. Đọc – hiểu :
3. Hình ảnh biểu tượng cái bao.  15’
a. Khái niệm và vai trò của chi tiết nghệ thuật.
+  Chi tiết nghệ thuật không chỉ là yếu tố cấu thành tác phẩm mà còn là nơi gửi gắm những quan niệm nghệ thuật về con người, về cuộc đời…của nhà văn, nơi kí thác niềm ưu tư,
trăn trở của nhà văn trước cuộc đời.
Nhà văn chỉ thực sự là “người thư kí trung thành của thời đại” (H.Balzac) khi anh ta có khả năng làm sống dậy cuộc đời trên trang sách bắt đầu từ những chi tiết nhỏ.
+ Trong tác phẩm văn chương, chi tiết có thể nhỏ về quy mô, tầm vóc nhưng nó chứa đựng tư tưởng lớn, tình cảm lớn. Không nhà văn vĩ đại nào không tập trung xây dựng hình tượng nghệ thuật từ những chi tiết nhỏ, đặc sắc.
VD: trong VHVN hiện đại ở tác phẩm Vợ chồng A phủ – Tô Hoài, tác giả đã xây dựng thành công nhân vật Mị với chi tiết đặc sắc. Mị xắn thêm một miếng mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng. Hay trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân chúng ta cũng bắt gặp điểm tương đồng, gặp gỡ qua chi tiết trong đêm tân hôn của Tràng nơi căn nhà xiêu vẹo anh đã bỏ hẳn 2 hào mua dầu để thắp sáng căn nhà lụp sụp và quan trọng hơn Tràng đang muốn thắp sáng lên ngọn lửa yêu thương, khát vọng hạnh phúc nơi mà ranh giới giữa cái chết và sự sống đang rất mong manh.
b. Chi tiết cái bao trong tác phẩm.
– Chi tiết cái bao được miêu tả 12 lần. Hình ảnh cái bao là một trong những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả, gợi cho người đọc nhiều ý nghĩ:
+ Nghĩa đen: Vật dụng để bao, gói đồ vật , hàng hóa..
+ Nghĩa bóng: Cuộc đời và số phận của Bê-li-cốp
+ Nghĩa biểu tượng: kiểu người, lối sống trong bao đã và đang tồn tại ở nước Nga. Nước Nga thời ấy phải chăng cũng là một cái bao khổng lồ vây hãm, ngăn chặn tự do..?
4. Chủ đề tư tưởng của truyện.  15’
Khái niệm chủ đề và vai trò của chủ đề.
+ Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.
 
+ Chủ đề là nơi nhà văn kí thác tâm tư, tình cảm của mình giúp người đọc dễ dàng tiếp thu tác phẩm.
 
– Chủ đề của tác phẩm là lên án, phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao và tác hại của nó đối với XH. Đây là chủ đề lớn xuyên suốt những sáng tác của Sê – Khốp giai đoạn sau những năm 80. Tác giả có hẳn một bộ ba tác phẩm viết về chủ đề phê phán lối sống phê phán thói tầm thường dung tục, cuộc sống tiểu tư sản ngột ngạt  và ngưng đọng với ảnh hưởng độc hại của nó: Người trong bao, Khóm phúc bồn tử, câu chuyện tình yêu. 
– Cảnh báo, kêu gọi mọi người thay đổi cuộc sống, cách sống, không thể mãi sống hèn nhát, vô vị tự mãn như thế mãi.
Bài học: trong cuộc sống cần phải tự tin, bản lĩnh, sống chan hoà với mọi người.
5. Đặc sắc nghệ thuật.  5’
– Ngôi kể thứ 3: khách quan, truyện lồng trong truyện.
– Giọng kể : Mỉa mai, châm biếm mà bình thản.
– Xây dựng nhân vật điển hình
– Xây dựng biểu tượng: cái bao
 
– Kết thúc truyện có lời bình luận và làm nổi rõ chủ đề cuả truyện
III. TỔNG KẾT.  5’
–         Với nghệ thuật xây dựng biểu tượng và nhân vật điển hình, giọng kể chậm rãi,vừa mỉa mai, châm biếm vừa u buồn, qua hình tượng nhân vật Bê-li-cốp, Sê – khốp phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bạc nhược bảo thủ và ích kỉ của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. Từ đó nhà văn khẩn thiết thức tỉnh mọi người: “ Không thể sống mãi như thế được!”.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Năng lực giải quyết vấn đề
và  sáng tạo
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
NL liên hệ thực tế,  rút ra bài học cho bản thân.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
NL tổng hợp kiến thức

 

  1. Củng cố:

Hs cần hiểu và ghi nhớ chủ đề truyện và ý nghĩa hình ảnh cái bao.
– Luyện tập các đề văn nghị luận xã hội có liên quan đến tác phẩm.
– Chuẩn bị bài: Soạn bài Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt.
Rút kinh nghiệm:
3.2 Kết quả thực nghiệm
3.2.1 Đề kiểm tra.
Câu 1.
Chân dung nhân vật Bê-li-cốp hiện lên chân thật, sống động qua những chi tiết nào? Trong những chi tiết đó em ấn tượng với chi tiết nào nhất?
Câu 2.
      Qua việc xây dựng chân dung nhân vật Bê-li-cốp, Em hãy khái quát chủ đề của tác phẩm Người trong bao? Thái độ của em với lối sống này?
3.2.2 Kết quả
Sau khi cho HS làm đề bài trên, kết quả tôi thu được như sau:

Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình
11A2 43 8HS (18,6% ) 25HS(58%) 10HS(23,4%)
11A7 43 15HS (34,8%) 23 (53,4%) 5HS (11,8%)
11A8 39 4HS (10,2%) 25HS (64%) 10HS (25,8%
 
 

 
Kết luận
Giảng dạy tác phẩm văn chương là công việc khó khăn, nó đòi hỏi người giáo viên phải truyền đạt cho được cái hay, cái tinh hoa của tác phẩm đến học sinh. Để làm được điều này tôi thiết nghĩ  bên cạnh niềm say mê với bộ môn người giáo viên cần phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức chuyên môn về tác giả, tác phẩm văn học. Với thể loại truyện ngắn có nhiều cách để giáo viên tiếp cận và khai thác tác phẩm trong đó phải kể đến vai trò quan trọng của chi tiết nghệ thuật và chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Tác phẩm Người trong bao của Sê- khốp là tác phẩm nổi tiếng của văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX. Bằng tài năng nghệ thuật của mình Sê –khốp đã gây được ấn tượng mạnh mẽ của người đọc với chi tiết cái bao. Qua chi tiết này chủ đề tư tưởng tác phẩm được bộc lộ sâu sắc. Sê – khốp đã nghiêm khắc lên án sự bất lực của giới trí thức và sự sa đoạ về tinh thần của một bộ phận trong số họ.
Với đề tài  này tôi thiết nghĩ giáo viên và học sinh sẽ có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy và học tập để hiệu quả các giờ học văn học nước ngoài. Thêm nữa khi giáo dục đang có những bước chuyển mình lớn lao, việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm sẽ là cách hợp lí để khai thác các tác phẩm văn hay. Qua việc giảng dạy tác phẩm này giáo viên cho học sinh liên hệ thực tế rút ra những bài học bổ ích cho bản thân để sống tích cực và có ích cho xã hội.
 

  1. Khuyến nghị

Với đề tài này tôi xin khuyến nghị với nhà trường một vấn đề như sau: kính mong nhà trường  sẽ tổ chức những buổi toạ đàm hoặc báo cáo chuyên đề về phương pháp giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài. Từ đó giáo viên có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau góp phần nâng cao chuyên môn.
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ được rút ra trong quá trình giảng dạy. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, trao đổi xung quanh vấn đề mà
 
tôi đề cập để đề tài của tôi hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thiết thực trong giảng dạy.
Tôi xin cam đoan đề tài này là đề tài mà tôi đã tâm huyết nghiên cứu trong thời gian vừa qua với mong muốn sẽ góp phân đổi mới phương pháp dạy và học các tác phẩm văn học nước ngoài ở nhà trường THPT.
                                                             Ngày 12 Tháng 3 năm 2015
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 

  1. Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 – Sách giáo viên Ngữ văn 11 tập 1.

Phan Trọng Luận – Tổng chủ biên

  1. Thiết kế bài học tác phẩm văn chương.

Phan Trọng Luận- Tổng chủ biên

  1. Lịch sử Văn học Nga TK XIX – NXB Giáo dục. 1995

Nguyễn Ngọc Ảnh – Tổng chủ biên

  1. Tuyển tập Truyện ngắn Sê- khốp – NXB Giáo dục. 1998

Trần Gia Linh – tuyển chọn và biên soạn

  1. Lý luận văn học.

Phương Lựu – Chủ biên

  1. Giảng văn văn học nước ngoài – NXB Giáo dục. 1996

Hoàng Tiến Tựu – Chủ biên

  1. Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 11 – NXB Giáo dục 2007

Nguyễn Đăng Mạnh – Chủ biên.

  1. Cảm thụ tác phẩm văn chương – NXB Giáo dục 2007

Nguyễn Hải Hà – Chủ biên
Xem thêm : Sáng kiến kinh nghiệm môn văn

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *