Phân tích bi kịch và khát vọng của Trương Ba qua lời thoại với Đế Thích

Ôn thi THPT Quốc gia môn văn. Hướng dẫn ôn tập bài Hồn Trương Ba da hàng thịt.
Đề bài :
Trong cuộc trò chuyện giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích, nhân vật Hồn Trương Ba nói  « không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn ». Anh(chị) hãy phân tích tính bi kịch và khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong trích đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt để làm sáng tỏ lời thoại của nhân vật.
Đáp án :
* *Mở bài:
– Lưu Quang Vũ được coi là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu, một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại.
– Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch gây tiếng vang lớn. Từ cốt truyện dân gian, nhà văn xây dựng một vở kịch hiện đại chứa đựng nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng và triết lý nhân sinh sâu sắc.
– Hồn Trương Ba bị đẩy vào tình huống éo le, có sự đấu tranh gay gắt với chính thể xác mà mình được trú ngụ. Lớp kịch này là một phần của cảnh 7. Nỗi đau khổ dằn vặt trong nhân vật Hồn Trương Ba phát triển lên đến đỉnh điểm để từ đó đi đến quyết định cuối cùng.
* *Thân bài:
* Giải thích:
+ Thể xác và linh hồn là một thể thống nhất, là hai mặt tồn tại không thể thiếu trong một con người.
+ Bi kịch là nỗi đau đớn, tủi cực đến tột cùng không sao thoát khỏi được.
+ Khát vọng:là những mong muốn của con người về những điều lớn lao, tốt đẹp với một sự thôi thúc mạnh mẽ.
* Phân tích:
– Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba:
+ Nỗi khổ day dứt của một nhân vật khi tâm hồn thanh cao phải ẩn nấp trong xác anh hàng thịt thô thiển, hơn thế Hồn Trương Ba có nguy cơ bị thân xác lấn át. Hồn phải trải qua những cuộc đấu tranh với thể xác đầy ham muốn bản năng. Cuộc đối thoại giữa hồn và xác càng khiến hồn rơi vào bế tắc, đau khổ.
+ Từ khi phai trú ngụ trong thân xác anh hàng thịt để sống, hồn Trương Ba càng trở nên đáng sợ và xa lạ trong mắt người thân.(dẫn chứng: Hồn Trương Ba đâu còn là người làm vườn chăm chỉ, hiền hậu, hết lòng yêu thương vợ con như ngày xưa. Hồn Trương Ba vụng về, thô lỗ chữ không còn nhẹ nhàng khéo léo khi chăm sóc cây cối hay chữa nan diều cho Cu Tỵ. Ngay cả chị con dâu rất yêu thương bố chồng mà chị cũng không khỏi ngỡ ngàng, xót xa sự thay đổi của bố chồng…)
=> Thái độ cư xử của người thân khiến cho Hồn Trương Ba đau khổ, tuyệt vọng, đi đến quyết định giải thoát.
– Khát vọng của Hồn Trương Ba:
+ Hồn Trương Ba cảm thấy không thể sống “bên trong một đằng bên ngoài một nẻo” muốn tách ra khỏi thân xác kềnh càng thô lỗ. Những lời thoại của Hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật Hồn Trương Ba đã tự ý thức về tình cảnh trớ trêu đầy tính bi hài.
+ Để giữ sự trong sạch của mình Hồn Trương Ba đã chấp nhận cái chết vĩnh viễn, khước từ cuộc sống không phải là mình. Quyết định dứt khoát xin Đế Thích cho Cu Tỵ được sống lại cho mình được chết hẳn chứ không nhập vào ai nữa.
=> Hồn Trương Ba là kết quả của một quá trình diễn biến hợp lý cho thấy Trương Ba là con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt đó là con người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống, khao khát được sống đúng với mình.
– Nghệ thuật thể hiện:
+ Xây dựng tình huống kịch căng thẳng.
+Ngôn ngữ nhân vật sinh động.
+ Cùng với diễn tả những hành động bên ngoài, tác giả còn rất thành công khi phản ánh thế giới tinh thần của nhân vật.
* Kết bài: Đánh giá khẳng định vấn đề. Qua bi kịch và khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba tác giả muốn gửi gắm triết lý sâu sắc về lí lẽ sống: cuộc sống rất đáng quý nhưng không phải sống thế nào cũng được; sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá…thì con người chỉ rơi vào bi kịch.
Đề sưu tầm
Xem thêm tuyển tập đề thi về bài Hồn Trương Ba da hàng thịt- Lưu Quang Vũ : http://vanhay.edu.vn/tag/hon-truong-ba-da-hang-thit

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *