Phân biệt Ẩn Dụ và Hoán dụ-Cách làm bài tập về biện pháp tu từ

Phân biệt Ẩn Dụ và Hoán dụ-Cách làm bài tập về biện pháp tu từ

Hướng dẫn cách nhận biết và phân biệt hai biện pháp tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ, cách làm dạng bài tập phân tích biện pháp tu từ trong tiếng Việt.

Phân biệt Ẩn Dụ và Hoán dụ

Ẩn dụ:

Thực chất Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt.
Hiểu nôm na ẩn dụ là biện pháp thay đổi tên gọi của một sự vật hiện tượng. Giữa sự vật được gọi tên( A)  và sự vật bị ẩn đi ( B)  có nét tương đồng nào đó.
Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:
+ Ẩn dụ hình thức – tương đồng về hình thức
 + Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức
+ Ẩn dụ phẩm chất –  tương đồng về phẩm chất
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.

Hoán dụ:

Thực chất Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt.
Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:
+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:
+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

So sánh ẩn dụ và hoán dụ

Nhìn hai khái niệm trên đây, các em dễ nhầm lẫn ẩn dụ và hoán dụ.
Điểm giống nhau giữa Ấn dụ và Hoán dụ :
+ Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi: gọi sự vật hiện tượng bằng một tên gọi khác.
Lấy A để chỉ B
+ Cùng dựa trên quy luật liên tưởng.
+ Tác dụng của ẩn dụ  và hoán dụ : Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn, biểu đạt cảm xúc
Điểm khác biệt giữa Ẩn dụ và Hoán dụ
+ Cơ sở liên tưởng khác nhau:
Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng,  tức là giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B.  Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn.
Ví dụ :
 “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
[Truyện Kiều – Nguyễn Du]
Ở đây hoa lựu màu đỏ như lửa, bởi vậy lửa ( A)  được dùng làm ẩn dụ chỉ hoa lựu (B)
Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tương cận ( gẫn gũi ) giữa các đối tượng. Mối quan hệ giữa tên mới (A) và tên cũ (B) là mối quan hệ gần kề
Ví dụ :
Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”
Đầu xanh : là bộ phận cơ thể người ( gần kề với người) , được lấy làm hoán dụ chỉ người còn trẻ ( ví dụ tương tự : đầu bạc- người già)
Má hồng: chỉ người con gái đẹp
Như vậy , các em có thể hiểu nôm na là :
Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau:
–  Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng [giống nhau]
–  Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.

Cách làm dạng bài tập phân tích biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ

Trong đề đọc hiểu môn văn thường xuất hện câu hỏi : Tìm và phân tích biện pháp tu từ trong ngữ liệu trên
Đối với dạng câu hỏi này, các em cần làm theo 3 bước sau đây :
+ Gọi tên biện pháp tu từ được sử dụng
+Chỉ rõ từ ngữ, hình ảnh ẩn dụ hoặc hoán dụ ( tìm A)
+Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ : hình ảnh, từ ngữ ấy có ý nghĩa như thế nào? Nó được dùng để chỉ đối tượng nào ? ( tức là tìm B- sự vật chưa  được nói đến ) Dùng ẩn dụ, hoán dụ như vậy có dụng ý gì trong biểu đạt cảm xúc, ý nghĩa?…
Ví dụ minh hoạ :

Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa

Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

+Biện pháp ẩn dụ
+Hình ảnh ẩn dụ: mận , đào, vườn hồng
+Tác dụng : mận, đào,vườn hồng .là những hình ảnh ẩn dụ – những biểu tượng cho những người lao động ngày xưa, trong bài ca dao này, chúng được dùng để chỉ người con trai và người con gái trong tình yêu. Cách nói bóng gió phù hợp với sự kín đáo, tế nhị trong tình yêu.
Ví dụ 2 :

Áo nâu cùng với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

+Biện pháp hoán dụ
+Các từ in đậm được dùng để biểu thị những đối tượng có mối quan hệ gần gũi với nó.
– Áo nâu: chỉ người nông dân; áo xanh: chỉ người công nhân;
– Nông thôn: chỉ những người ở nông thôn; thành thị: chỉ những người sống ở thành thị.
+Để hiểu được tác dụng của biện pháp hoán dụ trong câu thơ này, các em có thể so sánh với câu văn sau đây : Tất cả những người nông dân và người công nhân, những người ở nông thôn và thành thị đều đứng lên ->> Cách diễn đạt rườm rà, không mang tính nghệ thuật.
Xem thêm : Các biện pháp tu từ đã học
Xem thêm :Tuyển tập bộ đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia ngữ văn

52 bình luận trong “Phân biệt Ẩn Dụ và Hoán dụ-Cách làm bài tập về biện pháp tu từ

      1. phép thế :Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước
        Ví dụ:
        “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến.
        Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa” . (Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục)
        Các phép liên kết được sử dụng là:
        – Phép lặp: “Trường học của chúng ta”
        – Phép thế: “Muốn được như thế”… thay thế cho toàn bộ nội dung của đoạn trước đó.
        “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến.
        còn phép đối:Nhận biết phép đối: là cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh về ý , gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói, biểu đạt cảm xúc tư tưởng…
        -Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.
        – Các từ ngữ đối nhau phải có số âm tiết bằng nhau, phải có thanh trái nhau về B/T.
        – Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ – tính từ đối với động từ – tính từ).
        – Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau,hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa..
        Có hai loại đối:
        + Tiểu đối (tự đối): Các yếu tố đối xuất hiện trong nội bộ một câu, một dòng.
        + Trường đối ( bình đối ): dòng trên và dòng dưới, đoạn trên và đoạn dưới đối nhau
        Tác dụng của đối:
        -Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản).
        -Tạo ra sự hài hoà về thanh.
        -Nhấn mạnh ý.

  1. cô ơi nếu nghị luận xã hội mà người ta cho đề về thực phẩm bẩn , nguồn nước ô nhiễm thì mình nói về thưc trạng xong thì nói về phần gì nữa ạ e cảm ơn

  2. Em xin chào cô! Em đang có một bài tập muốn hỏi cô như sau:
    Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ trong câu thơ sau của Nguyễn Bính:
    ” Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
    Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào. “

      1. biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. “Tiếng rơi” của lá vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nhà thơ đã cảm nhận bằng xúc giác “rất mỏng” và hơn nữa là bằng thị giác “rơi nghiêng”. Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ ấy, nhà thơ đã khiến người đọc như được chạm tay, như được nhìn thấy hình ảnh chiếc lá đa rơi nhẹ bên thềm

      1. tìm và phân tích tác dụng của 2 biện pháp tu từ trong văn bản trên : Vẫn như xưa vườn dừa quê tôi
        Sao lòng tôi vẫn thấy yêu hơn
        Ôi thân dừa đã hai lần máu chảy
        Biết bao đau thương biết mấy oán hờn
        Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vủt
        Lá vẫn xanh rất mực dịu dànng
        Rễ dừa bám sâu trong lòng đất
        Như dân làng bám chặt quê hương

  3. Theo cô thì hình ảnh “buồm trăng” trong câu thơ : ” Thuyền ta lái gió với buồm trăng” (Huy Cận – Đoàn thuyền đánh cá) có sử dụng biện pháp tu từ nào không? Nếu có thì là biện pháp gì và tác dụng của nó ạ? Mong cô sớm hồi đáp. Cảm ơn cô nhiều

    1. – Hình ảnh ẩn dụ : “buồm trăng” được xây dựng trên sự quan sát rất thực và sự cảm nhận lãng mạn của nhà thơ Huy Cận
      + Từ xa nhìn lại, trên biển có lúc thuyền đi vào khoảng sáng của vầng trăng. Trăng và cánh buồm chập vào nhau , trăng trở thành cánh buồm.
      + Vẻ đẹp của thiên nhiên làm nhòa đi cánh buồm vất vả, làm cho công việc trở nên nhẹ nhàng,lãng mạn . Thuyền ra khơi làm công việc đánh bắt nhọc nhằn trở hành một du thuyền.

  4. Cô ơi! Cho em hỏi, trong truyện kiều các hình ảnh cửa bể chiều hôm, hoa trôi man mác, nội cỏ rầu rầu và chân may mặt đất, tiếng sóng là ẩn dụ hay hoán dụ ạh?

  5. Dạ cô ơi đề bài yêu cầu phân tích cấu tạo ngữ pháp bài thơ sau:
    Nào đâu cái yếm lụa sồi?
    Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
    Nào đâu cái áo tứ thân?
    Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
    Nói ra sợ mất lòng em
    Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
    Thì em phải phân tích như thế nào ạ?
    cô giúp em với

  6. dạ. em chào cô. CÔ ơi, cô có thể cho em số đt hay địa chỉ mail của cô được không ah. khi nào có việc em có thể nt hỏi cô được không ah?

  7. Cô ơi, cho em hỏi,e vẫn chưa hiểu rõ về từ cách thức trong ẩn dụ cách thức và lấy cái cụ thể gọi cái trìu tượng trong hoán dụ, cô giảng lại hộ em ạ, và cho em một số dấu hiệu phân biệt 4 loại ẩn dụ và hóa dụ, cảm ơn cô, mong cô trả lời !

  8. chào cô . cô cho em hỏi là làm sao để phân biệt nhân hóa với hoán dụ và ẩn dụ . cô cho em vài ví dụ rồi giải thích rõ giúp em luôn nhé. em cảm ơn cô nhiều lắm ạ

  9. Cô ơi, câu
    Chỉ có thuyền mới hiểu
    Biển mênh mông nhường nào
    Chỉ có biển mới hiểu
    Thuyền đi đâu về đâu
    Đây là ẩn dụ hay hoán dụ ạ
    Tác dụng như nào ạ
    ????

  10. Cô cho em hỏi từ “treo giầy” trong câu sau là ẩn dụ hay hoán dụ?
    “Sang năm, nó định treo giầy để từ giã nghiệp quần đùi, áo số”

  11. Cô ơi cô có thể phân tích tác dụng của biện pháp hoán dụ trong câu này đc k
    ” Bàn tay ta làm nên tất cả
    Có sức người sỏi đá cũng thành công”

  12. Cô ơi cô , cô giúp em làm bài văn từ 5-7 câu về cảm nhận của em về phép hoán dụ trong 2 câu sau :
    Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
    Miền Nam mong Bác nỗi mong cha

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *