Câu hỏi hướng dẫn Ôn thi cuối năm Ngữ Văn 10

Đề cương ôn tập ngữ văn 10 năm 2015. Hướng dẫn Ôn thi cuối năm Ngữ Văn 10 theo hướng đổi mới.
Các em thân mến, kì thi cuối năm sắp đến gần, Admin  định hướng cho các em cách ôn tập môn ngữ văn như sau:
Hướng dẫn chung:
Đề thi Ngữ văn 10 theo hướng đổi mới thường có 2 phần: phần đọc hiểu và phần làm văn.

  1. Cách làm phần đọc hiểu: các em bấm vào link này:

http://vanhay.edu.vn/de-lam-tot-phan-doc-hieu-trong-mon-ngu-van
Câu hỏi phần đọc hiểu thường xoay quanh những vấn đề liên quan đến nội dung và nghệ thuật của ngữ liệu trong đề bài
Phần đọc hiểu có thể xoay quanh 1 văn bản trong chương trình hoặc ngoài chương trình

  1. Phần làm văn :

a.Nghị luận văn học: phân tích tác phẩm, đoạn trích có trong chương trình
Có 2 đoạn trích trọng tâm của kì 2 : Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, Trao duyên
b.Nghị luận xã hội
Nghị luận về một t­ư t­ưởng đạo lí :đề bài yêu cầu phần tích, bình luận về vấn đề tư tưởng đạo lí.
xem hướng dẫn cụ thể tại đây:
http://vanhay.edu.vn/kinh-nghiem-lam-bai-van-nlxh-ve-tu-tuong-dao-li
-Nghị luận về một hiện t­ượng xã hội : đề bài yêu cầu bình luận về một hiện tượng trong cuộc sống
xem hướng dẫn cụ thể tại đây:http://vanhay.edu.vn/kinh-nghiem-lam-bai-vannghi-luan-ve-mot-hien-tuong-doi-song

  1. Câu hỏi tiếng Việt:

-Bài tập về các biện pháp tu từ, trọng tâm là phép điệp, phép đối
-Bài tập về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Bấm vào đây để Xem thêm  các biện pháp tu từ đã học :http://vanhay.edu.vn/cac-bien-phap-tu-tu-da-hoc
Câu hỏi và bài tập tham khảo:
I>Câu hỏi phần làm văn:  
Câu 1: phân tích 8 câu đầu đoạn trích: tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ( trích chinh phụ ngâm-Đặng Trần Côn, Bản dịch Đoàn Thị Điểm) ,từ đó trình bày suy nghĩ của em về số phận của người phụ nữ thời xưa

 Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng ?

Đèn có biết, dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương !

Câu 2: phân tích 8 câu tiếp đoạn trích: tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ( trích chinh phụ ngâm-Đặng Trần Côn, Bản dịch Đoàn Thị Điểm)từ đó trình bày suy nghĩ của em về số phận của người phụ nữ thời xưa

Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

Hương gượng đốt, hồn đà mê mải,
Gương gượng soi, lệ lại chứa chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.

 
Câu 3: phân tích 8 câu cuối đoạn trích: tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ( trích chinh phụ ngâm-Đặng Trần Côn, Bản dịch Đoàn Thị Điểm)từ đó trình bày suy nghĩ của em về số phận của người phụ nữ thời xưa

Lòng này gửi gió đông có tiện,
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun.

Đọc bài văn mẫu tham khảo tại đậy :

Ôn tập bài”Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” trích ” chinh phụ Ngâm”

 
Câu 4: phân tích 12 câu đầu đoạn trao duyên  (trích Truyện Kiều- Nguyễn Du) ,từ đó trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp của người phụ nữ xưa và nay
 

 Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây

Câu 5: phân tích 8 câu thơ tiếp trong đoạn trao duyên  (trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)

Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.
Mất người còn chút của tin,
 Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy so tơ phi’m này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai
Dạ đài cách mặt khuất lời

Rưới xin giọt nước cho người thác oan.

Câu 6: phân tích 8 câu cuối đoạn trao duyên  (trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)

Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gởi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phận sao phận bạc như vôi,
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây

Tham khảo bài Trao duyên ở đây:

http://vanhay.edu.vn/ve-doan-trich-trao-duyen-truyen-kieu-nguyen-du

Bài tập phần nghị luận xã hội: tham khảo tại đây http://vanhay.edu.vn/tag/nghi-luan-xa-hoi
Bài tập về phép điệp phép đối :tham khảo tại đây:
http://vanhay.edu.vn/bai-tap-ve-phep-diep-phep-doi
http://vanhay.edu.vn/bai-tap-ve-phep-diep-phep-doi-2
I> Câu hỏi phần đọc hiểu
Phần đọc hiểu các em tham khảo  một số đề sau:
ĐỀ 1: Câu hỏi đọc hiểu về đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ( trích chinh phụ ngâm-Đặng Trần Côn, Bản dịch Đoàn Thị Điểm):
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng ?

Đèn có biết, dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương “

( trích chinh phụ ngâm-Đặng Trần Côn, Bản dịch Đoàn Thị Điểm)

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? hãy nêu những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ đó?
Câu 2: đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 3: chỉ ra và phân tích tác dụng của phép điệp trong đoạn thơ trên
Câu 4: tâm trạng của người chinh phụ được miêu tả thông qua những yếu tố ngoại cảnh nào?đó là tâm trạng gì
câu 5: em hãy giải thích vì  sao người chinh phụ lại rơi vào trạng thái cảm xúc đó.
ĐỀ 2: đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

Hương gượng đốt, hồn đà mê mải,
Gương gượng soi, lệ lại chứa chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? hãy nêu những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ đó?
Câu 2: đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 3: chỉ ra và phân tích tác dụng của các từ láy trong đoạn thơ trên? đặt câu với mỗi từ láy đó

 Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa

Câu 4: 2 câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ nào? nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó

Câu 5: Hãy cho biết tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích trên? giải thích vì sao người chinh phụ lại có tâm trạng đó?

Xem thêm các đề đọc hiểu khác tại đây: http://vanhay.edu.vn/tag/de-doc-hieu

 
Đáp án phần đọc hiểu:
ĐỀ 1:
Câu 1:
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Ba đặc trưng cơ bản: Tính hình tượng, tính truyền cảm. tính cá thể hóa
Câu 2: đoạn trích sử dụng phương thức biểu cảm
Câu 3: chỉ ra và phân tích tác dụng của phép điệp trong đoạn thơ trên
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng ?
Đèn có biết, dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương
Điệp ngữ bắc cầu ( nối tiếp giữa cuối câu trước và đầu câu sau) : Ngọn đèn cứ trở đi trở lại trong đoạn thơ
Ý nghĩa :
+Đêm khuya, 1 mình 1 bóng với ánh đèn, người chinh phụ hi vọng ngọn đèn sẽ thấu hiểu và soi tỏ lòng mình. Nhưng đèn là vật vô tri vô giác, không thể sẻ chia cùng nàng nỗi buồn đau cô lẻ.->> Ngọn đèn là biểu tượng cho niềm khao khát được đồng cảm sẻ chia của người chinh phụ.
+ Đèn xuất hiện nhiều lần : chúng tỏ người chinh phụ thao thức suốt đêm để đợi chồng, Hoa đèn là minh chứng cho điều đó
 
Câu 4: tâm trạng của người chinh phụ được miêu tả thông qua những yếu tố ngoại cảnh nào?đó là tâm trạng gì
Các yếu tố ngoại cảnh : Hiên vắng, thước ( chim khách) , ngọn đèn
Tâm trạng: cô đơn, trống vắng, buồn rầu, mong mỏi đợi chờ trong vô vọng, khao khát được sẻ chia của người chinh phụ->>những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ đang khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
câu 5: em hãy giải thích vì  sao người chinh phụ lại rơi vào trạng thái cảm xúc đó.
Giải thích theo hoàn cảnh sáng tác và vị trí đoạn trích: Sở dĩ người chinh phụ rơi vào tâm trạng đó vì:
+Trước hết, người chinh phu đi biền biệt không có tin tức, không hẹn ngày trở về
+Thứ hai: đây là cuộc kháng chiến phi nghĩa : Đây là thời kì vô cùng rối ren của xã hội phong kiến. Chiến tranh xảy ra liên miên, hết Lê-Mạc đánh nhau đến Trịnh-Nguyễn phân tranh, đất nước chia làm hai nửa.Tâm trạng người chinh phụ cũng là tâm trang chung của nhiều người phụ nữ sống trong thời kì đó->> Nếu chiến tranh chính nghĩa ,bảo vệ tổ quốc, hi sinh vì tổ quốc thì lại là niềm tự hào.
ĐỀ 2
Câu 1:
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Ba đặc trưng cơ bản: Tính hình tượng, tính truyền cảm. tính cá thể hóa
Câu 2: đoạn trích sử dụng phương thức biểu cảm
Câu 3: Từ láy: “eo óc” : láy phụ âm đầu khuyết ( rezo) : Miêu tả tiếng gà gáy từ xa vọng lại, nhấn mạnh không gian tĩnh mịch, thời gian đã chuyển dần về sáng, người chinh phụ thao thức suốt đem không ngủ.
Phất phơ: miêu tả tán cây hòe khẽ lay động trong gió nhẹ ->> không gian hoang vắng tĩnh mịch, làm tăng thêm nỗi trống trải trong lòng người.
Đằng đẵng, dằng dặc : nhấn mạnh khoảng thời gian dài, nỗi buồn miên man vô tận, trải dài theo thời gian năm tháng, từ láy nhấn mạnh, kéo dài thêm xa cách
Mê mải : lòng dạ tâm trí miên man không tập trung của người chinh phụ, đót hương mà trong lòng cứ nghĩ lan man
Đặt câu: HS có thể đặt theo nhiều cách khác nhau nhưng yêu cầu:
+Đúng về cấu tạo ngữ pháp
+Đúng với nghĩa của từ láy
Câu 4 
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa
So sánh : Khắc giờ- như niên
Mối sầu-Tựa miền biển xa

  • Đó là sự cảm nhận thời gian qua tâm trạng, so sánh nhấn mạnh nỗi buồn trong lòng người chinh phụ, vì mong ngóng, khắc khoải đợi chờ nên cảm giác thời gian trôi chậm
  • So sánh mối sầu với khoảng không gian rộng lớn, vô tận để nhấn mạnh nỗi buồn trong lòng người

Câu 5: Tâm trạng trống trải, buồn rầu, cố gắng tìm việc gì đó để vơi đi nỗi sầu nhưng vô vọng, đốt hương, soi gương mà nước mắt chảy, gảy đàn lại sờ dây đàn đứt , phím đàn chùng ( điềm gở ) ->>nỗi đau, nỗi kinh hãi ngại ngùng của người chinh phụ khi sống trong cảnh cô đơn.
Giải thích: Giống đề 1
Xem thêm : Tuyển tập đề thi về các tác phẩm lớp 10

15 bình luận trong “Câu hỏi hướng dẫn Ôn thi cuối năm Ngữ Văn 10

    1. Em ơi đây là đề cương ôn thi cuối năm của lớp 10b-10h-10n trường Bình Minh thôi. kì thi này là do trường ra đề. cô định hướng cho hs lớp cô như thế. Còn HS trường khác thì cô ko chịu trách nhiệm đâu.

    1. Ừ, Đây là đề cương của học sinh lớp cô dạy. cô đã chữa hết trên lớp rồi. Uhm để cô làm đáp án đưa lên cho mọi ng đọc nhé!Các em theo dõi để xem đáp án nhé

  1. Hương gượng đốt, hồn đà mê mải,
    Gương gượng soi, lệ lại chứa chan.
    Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
    Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.
    Cô ơi cho em hỏi phương thức biểu đạt trong đoạn này là gì ạ? Em nghĩ là miêu tả có đúng ko ạ?
    Cô có thể chỉ rõ cho em Miêu tả vs Tự sự đc ko ạ? Em thấy miêu tả là tái hiện lại sự việc còn tự sự là kể câu chuyện. Em thấy nó cứ giống nhau thế nào ý ạ 🙁

    1. phương thức chính vẫn là biểu cản. trong mấy câu thơ này còn có miêu tả. đây là miêu tả hành động để nói về tâm trạng gắng gượng vượt thoát nỗi cô đơn của ng chinh phụ. ko có yếu tố sự kiện ở đây . nên ko phải tự sự em nhé

    2. dấu hiệu nhận biết tự sự : có cốt truyện, có nhân vật,có sự việc,sự kiện,… có ngôi kể phù hợp
      dấu hiệu của miêu tả : tái hiện đặc điểm của đối tượng ( vd : tả cảnh, tả người, tả sự vật)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *