Nghị luận ý kiến về bài Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành

Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia môn Văn. Tổng hợp những đề thi về bài Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành
Đề bài :
Có ý kiến cho rằng: Nổi bật trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là hình tượng cây xà nu, đây là một hình tượng nghệ thuật biểu trưng cho sức sống, phẩm chất của người Tây Nguyên thời chống Mĩ.
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên ?
Đáp án :
Thí sinh có thẻ trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

  1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận

-Nguyễn Trung Thành là một nhà văn quân đội gắn bó với Tây Nguyên suốt hai cuộc kháng chiến, có nhiều tác phẩm thành công về mảnh đất và con người nơi đây.
-Truyện ngắn Rừng xà nu ra đời năm 1965, khi đế quốc Mỹ bắt đầu đổ quân ào ạt vào miền Nam, là câu chuyện về cuộc nổi dậy của dân làng Xô man.
-Một trong những thành công nổi bật của tác phẩm là xây dựng hình tượng nghệ thuật độc đáo: hình tượng cây xà nu.
-Có ý kiến cho rằng: Nổi bật trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là hình tượng cây xà nu, đây là một hình tượng nghệ thuật biểu trưng cho sức sống, phẩm chất của người Tây Nguyên thời chống Mĩ.
 
2. Phân tích hình tượng cây xà nu để làm sáng tỏ nhận định:
* Cây xà nu là hình tượng nổi bật trong tác phẩm
– Hình ảnh rừng xà nu xuất hiện ngay từ những dòng mở đầu đến khi kết thúc truyện, trở đi trở lại, xuyên suốt trong tác phẩm.
– Cây xà nu gắn bó mật thiết với con người Tây Nguyên:
+ Cây xà nu gắn bó với cuộc sống sinh hoạt của người dân Xô Man.
+ Cây xà nu gắn với cả những kỉ niệm yêu thương.
+ Cây xà nu chứng kiến những sự kiện trọng đại của buôn làng.
→ Hình tượng cây xà nu có vị trí đặc biệt trong tác phẩm, vừa là hình tượng khơi nguồn cảm xúc cho nhà văn sáng tạo, vừa là mạch thẩm mĩ để nhà văn dẫn dắt câu chuyện.
* Cây xà nu là biểu tượng cho sức sống, phẩm chất của con người Tây Nguyên thời chống Mĩ
– Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu tượng trưng cho những mất mát đau thương mà người Tây Nguyên phải trải qua.
– Sức sống mãnh liệt của cây xà nu tượng trưng cho sự kiên cường, bất khuất của người dân Tây Nguyên.
– Đặc tính ham ánh sáng mặt trời, “phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng” của cây xà nu tượng trưng cho niềm khao khát tự do, khao khát ánh sáng lí tưởng, một lòng đi theo Đảng của người dân Tây Nguyên.
Đánh giá chung
– Hình tượng cây xà nu là một thành công của nhà văn NguyễnTrung Thành khi tái hiện cuộc chiến đấu của đồng bào tây Nguyên với bọn Mĩ – ngụy. Cây xà nu không chỉ là loài cây có thật ở  Tây Nguyên mà còn là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp hào hùng, đầy sức sống của thiên nhiên và con người nơi đây.
– Xây dựng hình tượng cây xà nu, nhà văn đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu, ẩn dụ tượng trưng; ngôn ngữ, giọng điệu mang đậm tính sử thi hào hùng.
Đề sưu tầm
Xem thêm:Tổng hợp những đề thi về bài Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành:http://vanhay.edu.vn/tag/rung-xa-nu
Dạng đề Nghị luận ý kiến bàn về văn học :http://vanhay.edu.vn/tag/nghi-luan-y-kien-ban-ve-van-hoc

,

3 bình luận trong “Nghị luận ý kiến về bài Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành

  1. cho em hỏi câu này của nhà văn viết truyện ngắn THomas mann tại sao không có trong này ạ? câu ” nhà văn là người viết cho mình còn khó hơn viết cho người khác”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *