Nghị luận xã hội suy nghĩ về sự trưởng thành

Đề bài.
Nhà giáo dục nổi tiếng người Mỹ Winllam ArThu Ward đã từng phát biểu, “chuyến phiêu lưu của cuộc đời là học hỏi. Mục đích của cuộc đời là trưởng thành”. Đúng như vậy! Cuộc sống là một chuyến phiêu lưu, một chặng đường dài mà ở đó mỗi người lính học hỏi làm gốc và trưởng thành làm đích. Sự trưởng thành luôn là điều quý giá của mỗi người, bởi đó chính là yếu tố cần thiết để sống đẹp sống tốt với người với đời và với mình hơn. Bàn về vấn đề này, trong cuốn “nếu biết trăm năm là hữu hạn”, tác giả Phạm Lữ Ân viết “Tôi nghĩ trưởng thành là khi ta trở thành một chỗ dựa cho bất cứ ai, kể cả bản thân mình. Trở thành chỗ dựa cho bản thân là điều tối quan trọng”.
Cuộc sống của mỗi người là một chặng đường dài, nếu không có sự trưởng thành thì chúng ta sẽ mãi thất bại trên chặng đường đó. Trưởng thành, tức là sự che chắn lớn khôn của mỗi người trong việc nhìn nhận tiếp thu và xử lý cuộc sống. Theo tác giả Phạm Lữ Ân thì, “trưởng thành” tức là khi ta trở thành chỗ dựa nguồn động viên an ủi chắc chắn cho người khác và cho chính mình. “Chỗ dựa” cho bất cứ ai, tức là niềm động lực vững chắc cho mọi người và chỗ dựa cho “kể cả bản thân mình” tức là nguồn động lực, an ủi cho chính mình đều là biểu hiện của sự trưởng thành. Tác giả đặc biệt chú trọng “chỗ dựa cho bản thân”, là điều rất quan trọng mà ai cũng cần phải có đó là điều tối yêu “tối quan trọng”. Như vậy quan niệm của Phạm Lữ Ân muốn khẳng định, trưởng thành trước hết chính là trở thành nguồn sống, nguồn động viên khuyến khích người khác và quan trọng hơn là chính mình.
Trưởng thành là khi ta đã chín chắn, đã cứng cáp trước sóng gió cuộc đời hiểu và ứng xử trước những sóng gió đó lại càng chứng tỏ ta đã trưởng thành hơn. Vì vậy, nếu đã trưởng thành thì lúc đó là khi “ta có thể làm chỗ dựa cho bất cứ ai”. Cuộc sống không phải cũng lúc nào đều theo ý mình muốn. Những con người yếu đuối hay chí kém bền gặp những trắc trở đó dường như họ lại càng yếu đuối, thậm chí còn có cái nhìn bi quan. Nếu chúng ta có thể trở thành chỗ dựa trở thành nguồn sống, nguồn động viên cho họ, chứng tỏ là ta đã trưởng thành đã cứng cáp và chín chắn. Bởi chỉ khi ta hiểu cuộc sống biết chia sẻ biết, hướng họ tới một điều tốt đẹp thì đó chính là đã trưởng thành. Hơn nữa, mỗi khi trở thành chỗ dựa cho ai đó giường như ta có thể hiểu biết thêm có kinh nghiệm cuộc sống thêm. Cuộc sống muôn hình vạn trạng, giúp người tức là cùng giúp mình khi đó ta không chỉ trưởng thành về ý chí, về kinh nghiệm mà đó còn là sự trưởng thành về tình cảm.
Khi đã trở thành chỗ dựa cho người khác, thì khi đó ta trưởng thành. Vậy khi làm chỗ dựa cho chính bản thân thì sao? Theo tác giả khi làm chỗ dựa cho chính bản thân, tức là ta đã trưởng thành mà thậm chí nó còn là “sự tối trọng”. Bản thân mỗi người sinh ra chính là một cá thể riêng biệt. Đối mặt với cuộc đời với sóng gió dường như chỉ có mỗi chúng ta tự ý thức vươn lên, và vượt qua đó. Nếu như ta làm “chỗ dựa”, cho chính mình tức là ta đã hiểu mình hiểu cuộc sống. Mà một khi đã hiểu mình thì đó chính là trưởng thành. Hơn nữa nếu như sự am hiểu về chính bản thân đó, giúp cho chúng ta vượt qua mọi chông gai cuộc đời, thì ta lại càng trưởng thành hơn nữa. Làm chỗ dựa chỗ bản thân chính là “điều tối quan trọng”, bởi khi ta làm được chỗ dựa cho bản thân thì ta mới đủ khả năng làm chỗ dựa cho người khác. Hơn nữa làm chỗ dựa cho bản thân thì ta mới có sức mạnh vượt qua chông gai, thử thách sẽ làm cho con người ta chín chắn và cứng cỏi hơn nhiều. Cuộc sống tức là ta làm chủ bản thân, vì vậy một khi ta đã đến được với cái mốc thành chỗ dựa cho chính mình, thì lúc đó ta đã trưởng thành.
Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều tấm gương bộc lộ sự trưởng thành về ý thức, nhận thức tình cảm… công việc mình làm chỗ dựa cho người khác, hay chính bản thân mình, tiêu biểu trong số đó chính là nhà lãnh đạo vĩ đại bậc thầy thành trì chủ nghĩa xã hội Lê Nin. Người chính là chỗ dựa vững chắc cho toàn thể dân tộc Nga, là niềm tin nguồn động viên cổ vũ lớn lao của người dân. Chính vì “chỗ dựa” vững chắc ấy, từ một nước nghèo bị tàn phá từ chiến tranh bước ra nhưng Liên Xô đã trở thành cường quốc mạnh nhất nhì thế giới lúc bấy giờ. Điều đó đã cho thấy Lênin, chính đã trưởng thành trong chiến lược, trong suy nghĩ và tình cảm thì mới có thể làm được những việc như vậy. Hai người thầy giáo đáng quý của dân tộc Việt Nam, Nguyễn Ngọc Ký cũng chính là một tấm gương sáng về việc trưởng thành trong cuộc sống. Từ nhỏ thầy đã bị liệt hai tay, tưởng chừng việc đi học là điều không thể nhưng với ý chí quyết tâm, đặc biệt là sự tự tin về mình luôn khuyến khích động viên, “làm chỗ dựa” cho chính mình, thầy đã tập và viết được bằng hai chân. Thử hỏi nếu không có chỗ dựa vững chắc từ bản thân, thầy làm sao có thể vượt qua được những cơn ruột rát đau tê tái, những trắc trở của cuộc đời…
Trưởng thành trong cuộc sống là một điều dĩ nhiên và bắt buộc mà ai cũng cần phải có. Sự trưởng thành giúp mỗi người mở mang thêm trí thức thêm kinh nghiệm. Nhưng trước hết muốn trưởng thành, đều cần có và bắt buộc, hay nói Như Phạm Lữ Ân biểu hiện cần có chính là ta làm chỗ dựa cho người khác, cho chính mình, đặc biệt là cho chính mình. Nếu như vậy không chỉ có thêm sự lớn lên về mọi thứ, mọi điều mà còn là sự bồi đắp tình cảm cũng diễn ra mạnh mẽ hơn. Nhưng nhiều khi chỗ dựa đó cũng cần phải xem xét lại, khi đó là sự ỷ lại, lười biếng của bất cứ ai đó. Hai chỗ dựa đó cần cứng cáp hơn khi chính mình đang gặp những khó khăn, thử thách tưởng như khó có thể vượt qua được, những điều không mong muốn…Sự trưởng thành có thể rất linh động, không hẳn lúc nào nó cũng là “chỗ dựa”, bởi “chỗ dựa” có đặt đúng lúc, đúng nơi thì sự trưởng thành mới có ý nghĩa.
Trong xã hội hiện nay, bên cạnh những người mong muốn trưởng thành mong muốn thành chỗ dựa vững chắc cho người khác và cho chính mình. Họ thật lòng để thực hiện điều đó, thì vẫn còn một số người ỷ lại vào người khác, sống yếu đuối vô cảm trước người khác, thậm chí càng không nhận thức được chính mình, không thể làm niềm tin chỗ dựa cho mình, để cuộc đời trôi qua một cách vô nghĩa. Đó là một lối sống đáng phê phán lên án.
Cuộc sống bao giờ cũng đầy sóng gió, giông tố, thậm chí là nhục nhã, thất bại, thế nhưng ta hãy làm “chỗ dựa” cho chính mình thì sẽ thấy điều đó thật sự thú vị. Nó chỉ như một chướng ngại vật để mỗi chúng ta vượt qua và trưởng thành. Và đôi lúc mỗi người cần làm “chỗ dựa”, cho người khác để trưởng thành hơn trong cuộc sống, thêm vào đó mỗi chúng ta sẽ được bồi đắp lớn lên trong tình cảm, lớn lên trong sự chia sẻ và đồng cảm. Sự trưởng thành trong cuộc sống luôn luôn cần thiết, bởi có trưởng thành cuộc sống nhìn qua lăng kính của ta mới đầy đủ toàn diện. Bản thân đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta hãy là niềm tin của người khác mỗi khi họ cần và cũng là niềm tin của chính mình. Đó chính là một yếu tố để trở thành một người trưởng thành trong cuộc sống, học tập, rèn luyện những phẩm chất tốt khác như tự lập, kiên trì, dũng cảm…
Quả thật như William Arthu Ward đã khẳng, “định mục đích cuối cùng là trưởng thành”. Con người sinh ra là quỹ hữu hạn của khoảng thời gian vô hạn, vì vậy mỗi người cần phải biết trưởng thành từng ngày để cuộc sống có ý nghĩa hơn. Muốn vậy, mỗi người phải là “chỗ dựa” vững chắc cho người khác, mà cho chính họ một điều cần thiết để con người lớn lên biết cảm, biết nghĩ và trân trọng cuộc đời hơn./.
Xem thêm  : NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *