Nghị luận xã hội : Suy nghĩ về câu chuyện Người ăn cắp cừu

Nghị luận xã hội : Suy nghĩ về câu chuyện Người ăn cắp cừu

                  NGƯỜI ĂN CẮP CỪU

Tại một vùng nông thôn nước Mỹ, có hai anh em nhà kia vì quá đói kém, bần cùng đã rủ nhau đi ăn cắp cừu của nông dân trong vùng. Không may hai anh em bị bắt. Dân làng đưa ra một hình phạt là khắc lên trán tội nhân hai mẫu tự “ST”, có nghĩa là quân trộm cắp (viết tắt từ chữ stealer).
Không chịu nổi sự nhục nhã này, người anh đã trốn sang một vùng khác sinh sống bằng cách chôn chặt dĩ vãng. Thế nhưng anh chẳng bao giờ quên được nỗi nhục nhã mỗi khi ai đó hỏi anh về ý nghĩa hai chữ “ST” đáng nguyền rủa này.
Còn người em, anh tự nói với bản thân mình: “Tôi không thể từ bỏ sự tin cẩn của người xung quanh và của chính tôi”. Thế là anh tiếp tục ở lại xứ sở của mình. Chẳng mấy chốc anh đã xây dựng cho mình một sự nghiệp cũng như tiếng thơm của một người nhân hậu. Anh sẵn sàng giúp đỡ người khác với tất cả những gì mình có thể. Tuy nhiên, dẫu thời gian có qua đi, hai mẫu tự “ST” vẫn còn in dấu trên vầng trán anh.
Ngày kia, một người lạ mặt hỏi cụ già trong làng về ý nghĩa hai mẫu tự này. Cụ già suy nghĩ một hồi rồi trả lời: “Tôi không biết lai lịch của hai chữ viết tắt ấy, nhưng cứ nhìn vào cuộc sống của anh ta, tôi đoán hai chữ đó có nghĩa là người thánh thiện(saint)”.

(Dẫn theo nguồn từ Intennet).

Bài học mà anh/ chị nhận được từ câu chuyện trên.
Hướng dẫn :
1. Rút ra ý nghĩa của câu chuyện
– Cách ứng xử khác nhau của hai anh em trước lỗi lầm
+ Người anh không quên được lỗi lầm của mình. Anh ta đã chạy trốn và luôn thấy nhục nhã.
+ Người em đã sửa chữa lỗi lầm và cố gắng vươn lên để trở thành người tốt.
– Hình tượng cụ già là biểu tượng cho cách nhìn nhận của mọi người đối với con người.
->Câu chuyên nhắc nhở mọi người: nếu mắc lỗi lầ thì hãy dũng cảm nhận lỗi và cố gắng sửa chữa để thành người tốt; đồng thời cũng nói về cách nhìn nhận đánh giá con người.
2. Bài học được rút ra từ câu chuyện trên
a. Con người có thể sẽ mắc sai lầm
– Có khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo, không còn sự lựa chon nào khác.
– Cũng có thể do phút mềm yếu, không làm chủ được bản thân…
b. Chạy trốn quá khứ hay là tiếp tục sống để sửa chữa sai lầm là hai cách ứng xử khác nhau
– Chạy trốn quá khứ, luôn sống trong mặc cảm tội lỗi sẽ để cuộc đời mình ngày càng tồi tệ hơn.
+ Luôn cảm thấy lo sợ, bất an vì có thể sẽ lộ bí mật của quá khứ bất cứ khi nào.
+ Luôn tự xấu hổ, day dứt vì lỗi lầm của mình.
– Biết đối diện với sự thật, sống luôn cố gắng phấn đấu là cách sửa lỗi lầm tốt nhất.
+ Trung thực nhận lỗi lầm.
+ Cố gắng sống tốt để chuộc lỗi, để khẳng định mình.
c. Thái độ của mọi người xung quanh trước những sai lầm của người khác.
– Nếu như kì thị, soi mói trước những sai lầm của người khác dễ khiến họ mặc cảm, tự ti.
– Thái độ bao dung, cảm thông của người đời giúp những người lầm lỗi lấy lại niềm tin, là động lực cho họ phấn đấu để họ sống tốt hơn.
3. Mở rộng vấn đề
– Cố gắng đừng để xảy ra những sai lầm đáng tiếc. Nếu xảy ra thì phải tìm cách để sửa lỗi lầm. Không được trốn chạy quá khứ, không nên tự ti, mặc cảm.
– Biết cảm thông trước sai lầm của người khác để giúp họ sửa chữa lỗi lầm.
Xem thêm : Bộ đề Nghị luận xã hội hay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *