Nghị luận xã hội: suy nghĩ về câu chuyện Bóng Nắng, Bóng Râm

Nghị luận xã hội: suy nghĩ về câu chuyện Bóng Nắng, Bóng Râm

Đề bài: Bài học của anh/chị từ câu chuyện dưới đây ?

Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng chợt râm. Mẹ bảo:
– Nhà ngoại ở cuối con đê.
Trên đê chỉ có mẹ có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con:
-Đi nhanh khẻo nắng vỡ đầu ra.
Con cố!
Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng:
– Đang lúc mát trời, nhanh lên, kẻo nắng bây giờ. Con ngỡ ngàng: Sao nắng, râm dều phải vội ? Trời vẫn nắng, vẫn râm…
…Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: Đời lúc nào cũng phải nhanh lên.

HƯỚNG DẪN LÀM:

  1. Giải thích ý nghĩa câu chuyện:
  • Con đê dài hun hút: hình ảnh ẩn dụ cho con đường đời, cuộc đời giống như một con đê dài hun hút, mỗi người cần đi trên con đê của riêng mình.
  • Bóng nắng: tượng trưng cho những khó khăn, vất vả, trở ngại, thách thức và cả những thất bại con người có thể gặp trên đường đời.
  • Bóng râm: tượng trưng cho những cơ hội, thuận lợi, thành công trong cuộc sống.

*Cuộc đời con người có khi nắng, có khi râm không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của chúng ta, mỗi người cần phải đi qua những “bóng nắng, bóng râm” để đi trọn con đường đời của mình.

+ Nhà ngoại ở cuối con đê:tượng trưng cho đích đến của mỗi con người.

+ Mộ mẹ cỏ xanh: Là những trải nghiệm mất mát.

  • Ý nghĩa câu chuyện: dùng hình ảnh ẩn dụ để gửi gắm một thông điệp: Trên con đường đời, lúc nào cũng phải nhanh, nỗ lực hết mình phải đi qua những bóng nắng, bóng râm của cuộc đời.
  1. Phân tích, lí giải:
  • Sống là không chờ đợi, lúc nào cũng phải nhanh, nỗ lực đến đích. Cuộc đời là một hành trình dài hướng đến bến đợi bình an với những cơ hội và thách thức liên tiếp nhau.
  • Trong cuộc sống, phải nhận thức được đâu là những khó khăn, thử thách, cơ hội thuận lợi đối với mình.
  • Đó là cách nhìn nhận biện chứng về cuộc đời. Người ta chỉ nhận ra điều đó khi đã từng trải.
  • Con người không nên thụ động trước những biến cố xảy ra trong cuộc sống, lúc khó khăn trở ngại phải nhanh để vượt qua, không chìm đắm trong thất bại.
  • Lúc có cơ hội phải nhanh tay để nắm bắt, không để cơ hội tuột mất khỏi tầm tay.
  • Vì sao phải sống nhanh? Vì cuộc đời ngoài kia trôi đi hối hả, không chờ đợi ai, nhất là trong cuộc sống xã hội hiện nay. Bởi vậy mỗi chúng ta cần biết tận dụng thời gian chí ít cũng bỏ rở, bỏ lỡ cơ hội. Vì vậy, phải sống sao cho có mặt của chúng ta trong cuộc sống, cuộc đời.

+ Liên hệ: “Con người có thể sống vô danh nhưng không được sống vô nghĩa”.

  • Sống nhanh lên ? Trân trọng từng giây phút của cuộc đời, tăng cường độ sống cho một khoảng thời gian ngắn nhất, sống và làm việc một cách có ích, không nên sống hoài sống phí cho những mục đích, những dự định vô bổ. Sống có ý nghĩa với mình và những người xung quanh chứ không phải là sống thử, sống đốt cháy giai đoạn như một bộ phận thanh niên hiện nay.
  • Để làm gì ? Để trở thành người có ích, để “in dấu trên mặt đất và in dấu trên trái tim người khác”. Sống nhanh để trao gửi yêu thương và đón nhận yêu thương, sống nhanh để tận hưởng thiên đường ngay trên mặt đất ?
  • Nhưng trên con đường đời, dù đã xác định trước đích đến nhưng mỗi người vẫn “vòng vèo, chùng chình”. Chỉ khi nhận ra những mất mát hoặc mất mát ta mới nhận ra chân lí ở đời…
  1. Bình luận, mở rộng, rút ra bài học:
  • Cơ hội và thách thức, hạnh phúc và khổ đau, khó khăn và thuận lợi chia đều cho mỗi người, hãy coi mỗi thuận lợi và khó khăn là một phần của cuộc sống, là một chặng đường mà ta phải đi qua, mình phải nhận ra và đón nhận nó và sống hết mình vì cuộc sống không chờ đợi ai.
  • Hạnh phúc và khổ đau phụ thuộc vào thái độ sống của chúng ta.
  • Mở rộng: Lấy dẫn chứng thêm từ các tác phẩm văn học.
  • Liên hệ bản thân, rút ra bài học.
  • Mở rộng vấn đề: Nhanh hay chậm là do suy nghĩ chủ quan của mỗi người . Cũng có đôi khi nhanh một chút lại là “nhanh ẩu đoảng”, chậm một chút lại là “chậm mà chắc”. Khó khăn và cơ hội luôn song hành cùng với nhau. Con người cần có đủ bản lĩnh, nghị lực, cả sự kiên định và một chút nhanh nhạy để chủ động vượt qua khó khăn và nắm bắt cơ hội của chính mình.

——————-HẾT——————–

Biên soạn: Nguyễn Thế Anh – Lớp 12C – THPT Hoa Lư A – Ninh Bình

Xem thêm  : Những bài văn nghị luận xã hội hay lớp 12

5 bình luận trong “Nghị luận xã hội: suy nghĩ về câu chuyện Bóng Nắng, Bóng Râm

    1. cô ơi giúp em phân tích cái đề này với ạ: Từ biệt Đông Du đi tìm đường cứu nước của Phan Bội châu, em hãy suy nghĩ về việc ra nước ngoài du học của lớp trẻ hiện nay.
      em cảm ơn cô

      1. Cô cho em hỏi đề này với ạ: “mỗi cái chết trog văn học đều có một nguyên nhân và ý nghĩa khác nhau nhưng đều ấm ảnh người đọc.” Cm qua “Chuyện người con gái NX” và liên hệ “Lão Hạc”. E ko biết giải thích và lí giải ntn nên mong cô cho gợi ý ạ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *