Đề nghị luận xã hội suy nghĩ về bệnh vô cảm

Đề bài:

Suy nghĩ của em về bệnh vô cảm trong xã hội ngày nay

Hướng dẫn cách làm:
Đây là dạng đề nghị luận về hiện tượng tiêu cực trong xã hội, nếu chưa biết các bước làm đề nghị luận về hiện tượng xã hội thì các em có thể bấm vào đây để xem thêm nhé:
Kinh nghiệm làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
Nội dung cần đạt:
Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận
Xã hội ngày càng phát triển, dường như con người càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi sự xung quanh. Đó chính là căn bệnh nan y đang hoành hành rộng lớn không những chỉ dừng lại ở một cá nhân mà đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội – bệnh vô cảm
Thân bài

1. Giải thích Thế nào là bệnh vô cảm ?Biểu hiện của bệnh vô cảm?

+”Bệnh vô cảm”: người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng,thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.Thấy cảnh tượng bi thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động …
+Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ. Nhìn thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú .
+Người bị bệnh vô cảm  càng lúc càng khép chặt cánh cửa trái tim mình lại, không còn biết hưởng thụ cái đẹp mà chỉ nghĩ đến tiền, đến công việc.
Bệnh vô cảm có những biểu hiện thật  đa dạng, muôn màu muôn vẻ: vô cảm đối với cuộc sống, xã hội; vô cảm đối với đồng loại, gia đình, người thân, bạn bè, thậm chí vô cảm đối với chính bản thân mình.

2. Bình luận về Hậu quả của bệnh vô cảm

+Nó là một căn bệnh lâm sàng mà trong đó, não của người bệnh vẫn hoạt động nhưng trái tim lại hoàn toàn băng giá. Người ta đã vô cảm thì làm sao có thể thấu hiểu được nỗi đau, tình cảm của người khác, người ta chỉ nghĩ đến mình và lợi ích của riêng mình mà thôi.
+Vô cảm  là con đường trực tiếp dẫn đến những cái xấu, cái ác. Nó biến con người thành kẻ vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa, thậm chí là kẻ tội đồ.Bệnh vô cảm làm cho cái xấu, cái ác có mảnh đất mầu mỡ để sinh sôi nẩy nở như “cỏ mọc hoang” và đang đầu độc, chế ngự cuộc sống tốt đẹp của con người trong xã hội mới của chúng ta hôm nay.
+Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của phường ích kỷ luôn luôn nhìn đời bằng cặp mắt ráo hoảnh. Nó đang làm mất đi một điều vô cùng thiêng liêng và quý giá: Đó là tình thương giữa con người với con người.
Dẫn chứng :
– Vì vô cảm mà nhiều bác sĩ đã để cho nhiều bệnh nhân cần phải cấp cứu mà phải nằm chờ hàng nửa tiếng đồng hồ nên đã dẫn đến hậu quả bệnh nhân bị chết một cách oan khuất.
-Cũng vì vô cảm mà nhiều thầy giáo không hề quan tâm đến hoàn cảnh éo le của học sinh, mà cứ mắng mỏ quát nạt các em dẫn đến hậu quả nhiều em bị bệnh trầm cảm, thậm chí là nhảy lầu tự tử.
-Vì vô cảm mà người Việt Nam mình nhẫn tâm đổ xô vào hôi của khi gặp tai nạn giao thông
-Một thanh niên không nhường chỗ cho cụ già trên xe buýt.
-Một học sinh lớn thấy một em nhỏ té ngã mà không đỡ dậy. Đường bị kẹt mà nhiều người cứ cố tình luồn lách, không biết nhường nhau, vi phạm luật lệ giao thông.
-Quay lưng ngoảnh mặt trước tình cảnh đau thương của đồng bào bị thiên tai, bão lụt, trước số phận bất hạnh của hàng ngàn trẻ thơ mồ côi, người già không nơi nương tựa…
->> Thái độ ấy rất đáng phê phán và lên án. Nếu không, nó sẽ thành hiện tượng bình thường được xã hội chấp nhận và cứ thế lan rộng mãi như một bệnh dịch nguy hiểm.

3.Chỉ ra nguyên nhân của bệnh vô cảm

-Con người chạy theo đồng tiền, chạy theo vật chất mà quên đi giá trị của đời sống tinh thần. Coi đồng tiền cao hơn giá trị con người.
-Một phần nữa cũng là do xã hội hiện đại quá bận rộn và đòi hỏi con người phải làm việc, làm việc và làm việc mà bỏ quên thời gian để trao nhau hơi ấm của tình thương, để ươm mầm cảm xúc.

4. Bài học nhận thức và hành động.

-Đây là thái độ, là cách sống tiêu cực đáng phê phán vì nó trái ngược với truyền thống đạo đức nhân ái, vị tha đã có từ bao đời của dân tộc ta. Bởi vậy chúng ta cần học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh.
-Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp…
-Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta.
Xem thêm  : Những bài văn nghị luận xã hội hay lớp 12

15 bình luận trong “Đề nghị luận xã hội suy nghĩ về bệnh vô cảm

  1. Chào Trang,mình đọc và thấy các bài viết của bạn rất hay.Mình muốn bạn gửi cho mình một số tài liệu ôn thi PTTHQG để mình tham khảo và làm tài liệu dạy cho các em học sinh.Mình tên Hà đang dạy tại Vĩnh Phúc.
    Rất mong được bạn giúp đỡ.Chân thành cảm ơn bạn!

    1. Chào Ngọc Hà, một số tài liệu hay, mình đăng lên website, bạn tham khảo nhé ! Còn một số đề thi, chưa có thời gian đánh máy, mong bạn thông cảm. Rất vui vì đc bạn ghé thăm website

  2. Mình cũng là một giáo viên dạy văn nên cảm thấy rất thú vị và trân trọng cô giáo trẻ đã nỗ lực giúp học sinh qua một website. Nhiều kiến thức bạn đưa ra hữu ích. Tuy nhiên mình thấy rằng đã là kiến thức của giáo viên đưa ra thì cũng nên đạt đến một chuẩn mực nhất định, bằng không thì sẽ làm hỏng cả học sinh. Như ở đề văn này, bạn giải thích bệnh vô cảm đã thực sự đúng chưa. Điều bạn giải thích là từ vô cảm, còn bệnh vô cảm là gì. Dẫn chứng cho phần thân bài có gọi là dẫn chứng không, vì đấy là cái không có căn cứ, là do người viết nghĩ ra chứ có trong thực tế không? Nói chung mình rất mong bạn khi đưa ra bất cứ điều gì nên rõ ràng, rành mạch. Không thể biến môn Ngữ văn thành một mớ bòng bong được. Thân ái!

    1. Cảm ơn những góp ý của bạn. Những khái niệm và dẫn chứng trên đây mình lấy trong SGK Ngữ Văn 11, tập 1 ( Tr 37). Những dẫn chứng đó chỉ mang tính định hướng, khi làm bài, học sinh có thể lấy dẫn chứng người thật việc thật.
      Theo bạn thì nên giải thích như thế nào? Rất mong nhận được sự phản hồi của bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *