Giáo án thi giáo viên giỏi: Ông Già và biển cả Hê Minh Uê

Giáo án thi giáo viên giỏi: Ông Già và biển cả Hê Minh Uê

Tiết 82 – Đọc văn

Ông già và biển cả

(Trích)

     Hê-minh-uê

 

Mục tiêu :

  1. Về kiến thức: Giúp học sinh

– Thấy được vẻ đẹp của ý chí, sức mạnh, bản lĩnh con người trên hành trình theo đuổi, thực hiện ước mơ cao đẹp của đời mình. (ý chí, nghị lực của ông lão đánh cá trong cuộc chinh phục con cá kiếm, cũng như chống chọi với dữ dội của biển khơi).
– Hiểu được nguyên lí “tảng băng trôi” của Hêminhuê trong đoạn trích: giản dị chân thực, mang ý nghĩa hàm ẩn lớn lao.

  1. Về kĩ năng:

– Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
– Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật.
3.Về thái độ:
– Giáo dục học sinh biết sống có hoài bão, có ý chí, quyết tâm đạt được ước mơ, hoài bão của bản thân.
– Giáo dục tình yêu cuộc sống, trân trọng thành quả lao động.

Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

  1. Giáo viên: Soạn giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, trình chiếu.
  2. Học sinh: Vở ghi, vở soạn, sách giáo khoa, tham khảo tài liệu.

III. Tiến trình bài dạy:

* ổn định lớp (…)

  1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
  2. Bài mới:

* Giới thiệu bài: Tiết học trước chúng ta đã được tiếp xúc với thành tựu của văn học Nga qua bài “Số phận con người”. Tiết học này chúng ta sẽ cùng nhau đến với nước Mĩ để được gặp gỡ với nhà văn nổi tiếng của Mĩ và thế giới. Đó là nhà văn Hê-minh-uê, tên tuổi của ông được cả nhân loại biết đến gắn với nguyên lí sáng tác “tảng băng trôi”. Điều đó đặc biệt được thể hiện qua tác phẩm Ông già và biển cả .”

Hoạt động của GV và HS Tg Nội dung
* Yêu cầu học sinh đọc phần tiểu dẫn trong SGK.
 
CH: Qua phần tiểu dẫn hãy nêu những nét lớn đáng chú ý về cuộc đời Hêminhuê?
– HS trả lời.
– GV định hướng:
+ Xuất thân trong gia đình trí thức: Cha là bác sĩ, mẹ dạy nhạc -> nhỏ tuổi theo cha đi nhiều nơi.
+ 19 tuổi làm báo: Phóng viên mặt trận (Italia) -> bị thương trở về: “Thế hệ mất mát“.
+ Tham gia đại chiến: Pháp …
+ Sống ở nhiều nước…,đặc biệt là Cuba.
+ Bệnh tật giày vò, Hêminhuê tự sát vào ngày 2/07/1961.
 
Chuyển : Hêminhuê – một con người giàu trải nghiệm cuộc sống…Tất cả những điều đó đều đổ bóng, in đậm trong sáng tác của ông.
 
CH: Nêu những sáng tác tiêu biểu của Hêminguê?
– HS trả lời.
– GV: Tác phẩm của Hêminhuê đạt kỷ lục bán sách nhiều nhất.
 
CH:  Hêminhuê có quan niệm sáng tác như thế nào?
– HS trả lời.
– GV: Chốt ý.
 
Dẫn chuyển: Quan niệm sáng tác của Hêminhuê được thể hiện cụ thể bằng nguyên lí sáng tác “Tảng băng trôi”
GV: Cho học sinh  quan sát tảng băng trôi, giáo viên giới thiệu ngắn gọn nguyên lí sáng tác “ tảng băng trôi” của Hêminguê.
– Nhà văn tạo ra nhiều khoảng trống để bạn đọc tự rút ra ẩn ý, đồng sáng tạo.
– Nhà văn không chủ trương làm loa phát thanh cho điều mình  muốn nói mà người đọc tự rút ra ẩn ý.
– Đổi mới lối viết cho nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới.
 
 
 
 
 
 
 
CH: Với những đặc điểm về phong cách nghệ thuật cùng những cống hiến của mình, Hêminhuê được đánh giá như thế nào ?
– HS trả lời.
– GV: + Nhà văn có nhiều đóng góp trong lĩnh vực nghệ thuật.
+ Nhà văn tài năng, bản lĩnh, say mê tìm tòi, khám phá, sáng tạo nghệ thuật.
 
Dẫn chuyển: Văn phong, tài năng của Hêminhuê được thể hiện đặc sắc qua tác phẩm “Ông già và biển cả”
CH: Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm “Ông già và biển cả”. Tác phẩm có vị trí như thế nào trong sự nghiệp của Hêminhuê?
– HS trả lời.
– GV giới thiệu:
+ Là 1 trong những tác phẩm tiêu biểu nhất.
+ Đăng tải nhiều trên tạp chí “Đời sống” sau 48 giờ bán được hơn 5000 bản.
+ Đạt giải Nôben -> đưa Hêminhuê thành nhà văn số 1 thế giới.
 
CH: Hãy đọc đoạn tóm tắt  tác phẩm? Trong phần tiểu dẫn ?
– HS trả lời.
– GV nhận xét, tóm tắt hệ thống tác phẩm (trình chiếu hình ảnh).
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CH: Nêu giá trị nội dung và  hình thức tác phẩm? (cốt truyện, số lượng nhân vật, dung lượng câu chữ…)
–         HS trả lời :
–         GV: Định hướng
+ Trình chiếu các tầng nghĩa tác phẩm: SGK, tr 126, 127.
+  Cốt truyện rất đơn giản. Truyện gần như không có cốt truyện (chỉ tập trung vào 1 hành trình săn cá của ông lão Xantiagô).
+ Nhân vật không nhiều: Chỉ tập trung vào 2 nhân vật ông lão và cá kiếm. Nhân vật cấu bé Manôlin, đàn cá mập và một số nhân vật phụ chỉ xuất hiện ở một số trang đầu và cuối.
+ Dung lượng câu chữ (GV): ít – 26000 chữ.
 
 
 
 
 
 
 
CH: Dựa vào tóm tắt hãy xác định vị trí của đoạn trích? Đoạn trích kể về việc gì?
– HS trả lời.
+ Phần cuối tác phẩm.
+ Cuộc chinh phục con cá kiếm của ông lão Xantiagô sau khi con cá nuốt dây câu.
 
CH: Xác định bố cục đoạn trích? Nêu nội dung chính từng phần.
– HS trả lời.
– GV định hướng kết hợp trình chiếu
 
 
 
 
 
Dẫn chuyển  : Sau khi con cá kiếm mắc mồi đã kéo phăng lão Xantiagô ra  biển. Đây là ngày thứ ba lão vật lộn chiến đấu với con cá : Con cá yếu sức lượn vòng rộng rồi hep dần -> Ông lão thu dây câu -> con cá tung mình nhảy lên quật mạnh -> Ông lão hoa mắt, chóng mặt, kiên trì và mưu trí, anh dũng hạ được cá kiếm.
 
CH: Hãy xác định hình tượng nhân vật trong đoạn trích?
– HS trả lời : Cá kiếm và ông lão Xantiagô
 
CH: Cuộc chinh phục con cá kiếm được miêu tả qua quan sát, cảm nhận của ai? ý nghĩa?
– HS cần nêu: Cuộc chinh phục … qua quan sát, cảm nhận của chính ông lão Xantiagô -> rất chân thực, tự nhiên, sinh động, khách quan.
 
 Dẫn chuyển: Có thể nói đối tượng chinh phục của ông lão là con cá kiếm. Đó là con cá lớn, con cá xứng đáng với niềm mơ ước của người ngư dân tài ba sau bao ngày vật lộn trên biển . Đây là con ca cả đời ông lão Xantiagô mơ ước, kiếm tìm…Bởi vậy nhà văn dụng công miêu tả con cá kiếm.
 
CH:  Căn cứ vào bố cục (cuộc chinh phục …) hóy cho biết hỡnh tượng cá kiếm được miêu tả qua mấy chặng?.
HS: Trước khi bị chinh phục và khi bị chinh phục
 
CH: Mở đầu đoạn trích cá kiếm được nói tới rất nhiều qua chi tiết nào??
HS trả lời:Ban đầu cá kiếm được cảm nhận qua những vòng lượn. Các vòng lượn được nhắc tới và lặp lại nhiều lần.
 
CH: Nhà văn tô đậm những vòng lượn…Em hãy tìm các chi tiết miêu tả những vòng lựơn của con cá kiếm ?
– HS trả lời:
– GV : Trình chiếu chi tiết
Nhà văn láy đi láy lại nhiều lần chi tiết về cỏc vũng lượn của con cá
+ Lượn trũn
+ Vũng trũn rất lớn
+ Bõy giờ nó đang lượn đến những chỗ xa nhất.
+ Chậm rói lượn vũng  đến hai giờ sau…
 Vòng lượn: lớn rồi hẹp dần, cá chậm rãi lượn vòng trong nhiều giờ, đang cố gắng thoát khỏi cái chết.
 
GV : Gọi h/s đọc đoạn….(128)
CH: Bờn cạnh việc mụ tả h/a những vũng lượn… Nhà văn cũn  tụ đậm sức mạnh của con cá qua chi tiết nào khác. ?
– HS :  Chi tiết : về những cú quật đột ngột cuả con cá vào sợi dây câu.
– GV : Giảng kết hợp trỡnh chiếu chi tiết
Chi tiết này cũng được láy lại nhiều lần
(Lóo cảm thấy một cỳ quật đột ngột Lưỡi kiếm của con cá đang quật vào đoạn dây thép đáy ; Con cá quật sợi dây thêm vài lần…)
 
CH Những vũng lượn cùng với cú quật của con cá đó tác động tới ông lóo như thế nào ? Nhận xét về những vũng lượn này và cách thức miêu tả  của nhà văn ?
HS : -> Nú khiến ụng Lóo hoa mắt, chúng mặt, choỏng vỏng, cảm thấy sợ phải đọc kinh cầu
-> Đó là những vũng lượn lớn, liên tục và dẻo dai.
-> Từ xa tới gần…
 
CH : Như vậy thụng qua chi tiết những vũng lượn của con cá em nhận xét  như thế nào về h/tượng cá Kiếm ?
HS:->   Chưa xuất hiện trực tiếp nhưng người đọc đó cú thể cảm nhận đó là một con cá lớn và đầy sức mạnh, sự dũng món, kiờn cường nó đang giằng co với con người, cố gắng vượt thoát khỏi lưỡi câu ngang tàng của ông lóo.
 
 
Dẫn chuyển : Sau cỏc vũng lượn hẹp dần và những cú nhảy hít thở không khí … Đến vũng lượn thứ 3 Con cá xuất hiện trực tiếp trước mắt ông lóo. ễng cảm nhận một cỏch rừ ràng về vúc dỏng và sức mạnh…của nú.
 
CH: Hãy tìm các chi tiết miêu tả ngoại hình cá kiếm ?
– Học sinh trả lời:
Chi tiết ngoại hình cá kiếm: (tr 129).
– GV trình chiếu các chi tiết:
+ ” Thoạt tiên, lão thấy bóng đen dài vượt qua dưới con thuyền, đến mức lão không thể tin nổi độ dài của nó“.
+ “Cái đuôi lớn hơn chiếc lưỡi hãi lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẫm”
+” thân hình đồ sộ”
+ Cánh vi  trên lưng xếp lại, còn bộ  vây to sụ bên sườn xoè rộng“.
 
Con cá lớn đến nỗi trông như thể ông lão buộc một con thuyền khác lớn hơn vào thuyền mình.
 
CH: Qua các chi tiết trên, hãy nhận xét và đánh giá về con cá kiếm?
– HS trả lời :
– GV định hướng, giảng bình : Con cỏ lớn, duyờn dỏng, màu tớm hồng cựng sọc tớa trờn mỡnh cỏ hoà lẫn vào màu xanh thẫm của đại dương tạo nên bức tranh tuyệt đẹp. Đó là con cá oai phong, hùng dũng và rất đẹp của đại dương. Nó như hiện thân của cái đẹp của tự nhiên ,  thực xứng đáng với nỗ lực tỡm kiếm và mơ ước của ông lóo.
 
Dẫn chuyển: Nhưng rồi con cá oai phong ấy cũng khuất phục trước sức mạnh ý chớ của ụng lóo.
 
CH: Khi bị ông lão phóng lao, mang cá chết trong mình con cá được nhà văn  miêu tả như thế nào? Gợi cho em cảm nhận gì?(Qua hình ảnh trên, em thấy đây là con cá như thế nào?)
– HS trả lời:
“ phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực”
– GV:… bản lĩnh, ngoan cường đến phút chót, bất khuất…
 
CH: Nhưng sau đó , sau khi bị khuất phục hoàn toàn – đó chết. H/a con cỏ kiếm được miêu tả thế nào ? Có gỡ khỏc trước ?
HS trả lời?
– GV định hướng:
+ Trước khi ông lão chiếm lĩnh : Con cá đẹp, lớn, oai phong, mang sức mạnh …
+ Sau khi ông lão chiếm lĩnh được:
\ “ Con cá nằm ngửa phơi cái bụng ánh bạc của nó lên trời”
\  “Con cá trắng bạc, thẳng đơ và bồng bềnh theo sóng.”
\ “ Da cá chuyển từ màu gốc, màu tía ánh bạc sang màu trắng bạc…mắt nó trông dửng dưng như những tấm kính trong kính viễn vọng hay như một vị thánh trong đám nước.”
 
CH: Qua các chi tiết về sự thay đổi của cá  kiếm trước và sau khi ông lão chiếm lĩnh được nói lên điều gì, ý nghĩa gì?
– HS trả lời:
– GV:  Sự chuyển biến từ ước mơ thành hiện th ực: Khi ước mơ thành hiện thực, nó không còn xa vời, khó nắm bắt, chính vì thế nó không còn huy hoàng, đẹp đẽ như trước. Vì vậy con người cần  không ngừng hướng tới theo đuổi những ước mơ…
 
CH: Hãy khái quát vẻ đẹp của cá kiếm và nhận xét về nghệ thuật xây dựng hình tượng cá kiếm?
– Học sinh trả lời:
– GV giảng và minh chứng.
 
 
 
 
CH: Cá kiếm là đối thủ như thế nào trong cuộc đấu với ông lão giữa đại dương? Mục đích của nhà văn khi dụng công nhấn mạnh tầm vóc, vẻ đẹp, sức mạnh của con cá kiếm là gì?
– HS trả lời.
– GV:
+ Cá khó chinh phục.
+ Câu cá lớn để khẳng định tài năng và ý nghĩa tồn tại của con người.
 
? Hãy nhận xét con cá kiếm từ các góc nhìn sau đây và phát hiện ý nghĩa biểu tượng của cá kiếm?
Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm theo bàn (1 phút )

Góc nhìn Hình tượng
cá kiếm
– Thiên nhiên
– Cuộc sống con người.
– Nghệ thuật.

– HS trả lời.
– GV định hướng, giảng bình:
+ Con cá không chỉ là con mồi mà còn là thành quả lao động.
+ Mối quan hệ con người – thiên nhiên.
+ GV trình chiếu bảng thống kê kiến thức.
 
Mở rộng: Chiếc thuyền ngoài xa, tuỳ bút Người lái đò sông đà: TN đẹp (n) cũng đầy những khắc nghiệt mà cuộc sống con người phải đối mặt.
-> Hêminhuê đã viết áng văn chân thực về cuộc sống con người.
 
CH: Qua hình tượng cá kiếm em cảm nhận gì về môi trường sống quanh ta, đặc biệt là thiên nhiên ? Hãy rút ra bài học cho bản thân?
– TN đẹp đẽ -> Nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.
– TN môi trường sống -> Cần bảo vệ.
– Tình yêu TN = Tình yêu cuộc sống.
– Sống phải có ước  mơ hoài bão, cần có nghị lực, lòng tin để theo đuổi ước mơ biến nó thành hiện thực.

I. Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
a. Cuộc đời và con người :
– Cuộc đời :
+ ơnit Hêminhuê (1899 – 1961),  trưởng trong gia đình trí thức ở Oak Part, bang Ilinoi ( Mĩ).
+ Bước vào nghề làm báo, làm phóng viên mặt trận (tham gia 2 cuộc đại chiến).
 
 
Con người:  Con người mạnh mẽ, phóng khoáng, yêu thích thiên nhiên, mạo hiểm, đi nhiều nơi.
 
 
b. Sự nghiệp sáng tác : 
– Sáng tác tiêu biểu: Mặt trời vẫn mọc ( 1926 ), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940), Ông già và biển cả (1952)…
 
 
 
 
 
– Quan niệm sáng tác: ” Viết một áng văn xuôi đơn giản, trung thực về con người”.
 
 
Nguyên lý sáng tác ” tảng băng trôi”:
+ Tác phẩm là một “tảng băng trôi“: 1 phần nổi và bẩy phần chìm.
+  Ngôn từ, chi tiết, nhân vật, cốt truyện đều hết sức cô đọng.
+ Tạo mạch ngầm văn bản bằng hình ảnh tượng trưng với nhiều tầng nghĩa (đa nghĩa) -> người đọc tự rút ra ẩn ý.
+ Biện pháp nghệ thuật thực hiện: Độc thoại nội tâm, ẩn dụ, tượng trưng.
 
– Văn phong: Giản dị, sống động, giàu sức gợi phát huy cao độ trí tưởng tượng, đặt người đọc bình đẳng với người viết.
 
è  Nhà văn Mĩ vĩ đại nhất của XX, bậc thầy của truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại; góp phần đổi mới lối viết cho nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới.
( Giải thưởng Pulítdơ 1953, Nôben 1954).
 
 
2. Tác phẩm “Ông già và biển cả“:
a. Hoàn cảnh sáng tác, vị trí:
– Viết 1952, tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp của Hêminhuê, đăng nhiều trên tạp chí “Đời sống” gây được tiếng vang lớn.
– 1954: đạt giải Nôben văn học.
 
 
 
 
 
 
 
b.Tóm tắt: Tác phẩm kể việc ông lão Xantiagô ra khơi với khát khao chinh phục được con cá lớn, xứng đáng với tài nghệ của mình. Suốt 84 ngày mà không bắt được con cá nào. Không tuyệt vọng ngày thứ 85, ông đã đi thật xa và câu được con cá kiếm khổng lồ. Dũng cảm chịu đựng, đương đầu với con cá suốt 3 ngày 2 đêm, Xantiagô cũng giết được con cá. Trên đường mang con cá từ ngoài khơi về đất liền, ông phải đường đầu với đàn cá mập kéo đến xâu xé con cá kiếm. Dù rất kiên cường chống trả, song khi về đến bờ ông lão chỉ còn lại bộ xương khổng lồ của con cá kiếm. Ông lão mệt mỏi và ngủ mơ về con sư tử.
 
c. Giá  trị  tác phẩm:
 
*Nội dung:
– Hành trình đuổi theo con cá lớn hằng mơ ước của ông lão Xantiagô .
– Hành trình nhọc nhằn, dũng cảm của người lao động trong xã hội vô tình.
– Thể nghiệm về thành công thất bại của người nghệ sĩ đơn độc khi theo đuổi ước mơ sáng tạo, rồi trình bày nó trước người đời.
– Mối quan hệ con người và thiên nhiên.
 
* Nghệ thuật: Hình thức đơn giản, lối viết giản dị song chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa biểu tượng và ẩn dụ (thử nghiệm của lối viết theo nguyên lí “tảng băng trôi“).
 
 
3. Đoạn trích:
– Vị trí: Thuộc phần cuối tác phẩm (kể về việc ông lão Xantiagô đuổi theo và bắt được cá kiếm).
 
 
 
 
– Bố cục: 2 phần
+ Phần 1: Từ đầu -> “Con cá trắng bạc, thẳng đơ, bồng bềnh theo sóng”: Chinh phục cá kiếm.
+ Phần 2: (Còn lại): Hành trình đưa cá kiếm trở về.
 
 
II. Đọc – hiểu đoạn trích:
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1. Hình tượng con cá kiếm:
 
 
 
 
a. Điểm nhìn trần thuật:  Qua nhân vật ông lão – người ngư dân lão luyện -> Điểm nhìn nhân vật hoá.
-> Khiến hình tượng được thuật kể hiện lên chân thực, tự nhiên, sinh động, khách quan.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
b. Hình tượng cá kiếm  qua cái nhìn của ông lão:
 
 
 
*Trước khi bị chinh phục, chiếm lĩnh :
– Xuất hiện gián tiếp :
+  Những vòng lượn: Vòng lượn lớn, liên tục trong nhiều giờ rồi hẹp dần;
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
+  Những cú quật mạnh, đột ngột khiến ông lão “hoamắt, chóng mặt, choáng váng
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
->  Miêu tả vòng lượn  từ rộng đến hẹp, thể hiện con cá khoẻ, cố gắng thoát khỏi lưỡi câu một cách dũng mãnh và ngang tàn. Chứng tỏ sức mạnh ghê gớm của con cá.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
–  Xuất hiện trực tiếp – Ngoại hỡnh :
+  Độ dài  ” Thoạt tiờn, lóo thấy búng đen dài vượt qua dưới con thuyền, đến mức lóo khụng thể tin nổi độ dài của nó“.
+ Cái đuôi: “Cái đuôi lớn hơn chiếc lưỡi hói lớn, màu tớm hồng dựng trờn mặt đại dương xanh thẫm …
+ Thân mình đồ sộ …
+  Cánh vi:  Cánh vi  trên lưng xếp lại, cũn bộ  võy to sụ bờn sườn xoè rộng“.
 
 
 
 
-> Tầm vóc khổng lồ, rất đẹp, oai phong, hùng dũng.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
* Khi bị khuất phục,  chiếm lĩnh:
– Đến với cái chết với tư thế kiêu hùng :  “Phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực
-> Ngoan cường, kiêu hùng đến phút chót, không dễ dàng chấp nhận cái chết.
 
 
 
–  Sau khi bị khuất phục hoàn toàn.
+ Nằm ngửa phơi bụng.
+ Thẳng đơ bồng bềnh
+ Màu sắc trắng bạc.
+ Mắt dửng dưng…
-> Đó là tư thế của thất bại, cái kiêu hùng đó biến thành thảm bại.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-> Ước mơ thành hiện thực không cũn huy hoàng nữa…
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-Vẻ đẹp: (Trỡnh chiếu): rất lớn và đẹp; đầy sức mạnh; kiêu hùng
 
* Nghệ thuật: Quan sát tinh tế, miêu tả tỉ mỉ, sinh động, xây dựng hình tượng nhiều lớp nghĩa.
 
 
è  Đối thủ ngang tài của ông lão, khó chinh phục, xứng đáng là khát khao mà ông lão chờ đợi. Tô đậm lớn lao kỳ vĩ trong khát vọng của ông lão.
 
 
 
 
 
c. ý nghĩa biểu tượng:
– Tự nhiên: Vẻ đẹp và sức mạnh của tự nhiên.
–  Cuộc sống: Những chông gai, thử thách của cuộc đời.
–  Nghệ thuật: ước mơ sáng tạo
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
GV: Chốt tiết 1: Ông lão chinh phục con cá kiếm như thế nào như thế nào ? Y nghĩa… chúng ta tìm hiểu ở tiết hai.

Củng cố:

Trắc nghiệm :
Bài tập 1 : Nhân vật trong văn bản( đoạn trích) sách giáo khoa là:

  1. Ông lão Xantiagô.
  2. Cá mập.
  3. Cá kiếm.
  4. Cá kiếm và ông lão Xantiagô.

 
Bài tập 2: Chọn và điền các từ sau vào chỗ trống để có nhận xét khái quát đúng về tác phẩm.
Từ : Tài năng, “tảng băng trôi”, tự nhiên, gay gắt, chống trả.
“ Hêminhuê là nhà văn ………….., bản lĩnh, say mê tìm tòi, khám phá, sáng tạo nghệ thuật. Với  nguyên lí sáng tác ………….. tác phẩm Ông già và biển cả, đặc biệt là đoạn trích không chỉ là chuyện của ông già đơn độc đương  đầu với con cá lớn ở đại dương mà còn thể hiện vẻ đẹp của ……………. Đồng thời đoạn trích miêu tả cuộc vận lộn ……………… của con người với thiên nhiên đầy chân thực. Từ đây đã nâng tác phẩm lên với ý nghĩa thứ hai, nêu bật cái quyết liệt tàn bạo của đời sống và khả năng ……………… của con người”
          4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
*Học sinh cần nắm vững kiến thức :
–  Cuộc đời, sự nghiệp của Hêminhuê.
–  Hoàn cảnh sáng tác , cốt truyện…
–  Hình tượng cá kiếm và ý nghĩa của hình tượng.
* Chuẩn bị bài cho tiết sau:
–  Tìm và thống kê các chi tiết về ông lão Xantiagô trong cuộc đấu với con cá kiếm.
– Nhận xét về ông lão, ý nghĩa hình tượng ông lão Xantiagô.
–  Nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích.
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm :

  1. Trọn bộ giáo án Ngữ văn lớp 10
  2. Trọn bộ giáo án Ngữ văn lớp 11
  3. Trọn bộ giáo án Ngữ văn lớp 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *