Giáo án Ngữ văn 12 theo chủ đề : Phát biểu

Xây dựng chủ đề dạy học, giáo án Ngữ văn lớp 12. Soạn bài Phát biểu theo chủ đề, phát biểu tự do. Giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Tuần
theo chủ đề
Số tiết Chủ đề Tiết PPCT Tiết theo chủ đề Tên bài
11 2 Chủ đề 11-Phát biểu 27 32 Phát biểu theo chủ đề
90 33  Phát biểu tự do

 
Tiết 25
PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ

  1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức-Kĩ năng-Thái độ

            a.Kiến thức
Sau bài học, người học hiểu được:
– Hiểu được yêu cầu, cách thức phát biểu theo chủ đề.
– Khái quát về phát biểu tự do.
– Những yêu cầu của phát biểu tự do.

  1. Kĩ năng

Sau bài học, người học có thể:
Trình bày được ý kiến của mình trước tập thể phù hợp với chủ đề thảo luận và tình huống giao tiếp.
-Phản xạ nhanh, linh hoạt trước các tình huống giao tiếp ; biết tìm nội dung và cách phát biểu thích hợp, có khả năng đem lại cho người nghe những điều đúng đắn, mới mẻ và bổ ích.

  1. Thái độ:

Sau bài học, người học ý thức:
-Học sinh biết vận dụng vào việc trình bày các bài tập miệng, thảo luận, tranh luận về những vấn đề trong quá trình học tập và trong cuộc sống.
-Biết cách phát biểu tự do về một lĩnh vực quen thuộc.

  1. Hình thành năng lực:

-Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
-Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập
-Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong quá trình phát biểu
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày suy nghĩ của cá nhân về  vấn đề cần phát biểu

  1. Phát triển phẩm chất:

-Biết tự tin trước tập thể để trình bày quan điểm cá nhân theo chủ đề hoặc phát biểu tự do
-Biết suy nghĩ, trăn trở về những vấn đề trong cuộc sống và văn học
-Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trong quá trình phát biểu.
B.KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ

  1. Thời gian thực hiện

Thực hiện trong 01 tuần:  11
Số tiết thực hiện trên lớp: 02
+ 1 tiết: Phát biểu theo chủ đề
+ 1 tiết: Phát biểu tự do

  1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a/Chuẩn bị của giáo viên
-Giáo án
-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
-Những tình huống được đưa ra để HS phát biểu…
-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
b/Chuẩn bị của học sinh
-Đọc trước các ngữ liệu trong SGK
-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
-Đồ dùng học tập

  1. Lập bảng mô tả mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu      Vận dụng thấp Vận dụng cao
– Xác định nội dung phát biểu Hiểu được yêu cầu, cách thức phát biểu theo chủ đề; phát biểu tự do
 
Vận dụng được những hiểu biết xã hội và những kĩ năng đã được rèn luyện trong hệ thống các bài nghị luận xã hội đã học để chủ động trình bày ý kiến về một vấn đề mang tính thời sự liên quan thiết thực đến đời sống của cộng đồng Vận dụng, tích hợp bài học đặc điểm ngôn ngữ nói, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; ngôn ngữ cá nhân để trình bày , phát biểu
Biết chuẩn bị đề cương để diễn thuyết một vấn đề trước tập thể ; biết phát biểu một vấn đề (theo chủ đề hoặc tự do, ngẫu hứng). Hiểu ý kiến của những người tham gia, biết điều chỉnh, bổ sung ý kiến của mình, biết cách biểu thị sự tán đồng hay tranh luận, bác bỏ một cách co` văn hoá Diễn giải trước tập thể bằng ngôn ngữ nói về những chủ đề cần phát biểu. Tích cực, chủ động, tự tin phát biểu theo chủ đề hoặc ngẫu hứng trong bất cứ hoạt động giao tiếp nào trong cuộc sống.

 

  1. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

 

  • HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

 
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về bài học bằng câu hỏi sau:
Anh/ chị hãy phát biểu ý kiến của mình sau khi đọc văn bản sau:
            Người nghiện Pokemon Go hay bất kỳ game online nào lâu ngày sẽ làm đầu óc hỏng dần, giống như ổ cứng máy vi tính đã lưu hết dữ liệu thì không còn khả năng lưu thêm để tiếp tục làm việc. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, người nghiện game còn dễ trở thành gánh nặng cho xã hội nếu sa đà vào các trò chơi mà không chịu làm việc, kéo theo đó là nảy sinh các tệ nạn xã hội. Trò chơi không phải là xấu, mà trách nhiệm đầu tiên là người chơi phải biết có chừng mực, tỉnh táo, đừng để trò chơi đó làm ảnh hướng đến sức khỏe của bản thân.
        ( Ý kiến của Bác sĩ Thái Duy Thành (Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội)(http://laodongthudo.vn/pokemon-go-tro-choi-ao-tac-hai-that-11-8-2016)
 
Sau khi học sinh phát biểu miệng, giáo viên giới thiệu vào bài: Trong cuộc sống, chúng ta thường phát biểu theo chủ đề cho trước hoặc phát biểu theo kiểu ngẫu hứng nhằm thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm, quan điểm của cá nhân trước những vấn đề mang tính xã hội, văn học…Để cho việc phát biểu đạt kết quả tốt đẹp, hôm nay chúng ta chuyển sang tìm hiểu chủ đề về PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ VÀ PHÁT BIỂU TỰ DO.
 

  • HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

 
 

Nội dung Mô tả hoạt động của thầy và trò  
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Họat động 1: Các bước chuẩn bị phát biểu(15 phút).
I. Các bước chuẩn bị phát biểu
1. Xác định nội dung cần phát biểu.
*  Chủ đề phát biểu:
–  Những hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông đối với cs con người
– Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông
–  Những giải pháp góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:
* Nên phát biểu tập trung vào nội dung thứ ba vì đó là trọng tâm của chủ đề được mọi người chú ý và bộc lộ những suy nghĩ riêng của người phát biểu.
* Chuẩn bị nội dung:
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2. Dự kiến đề cương phát biểu.
*Chọn nội dung phát biểu phù hợp.
* Lập đề cương theo nội dung đã chọn: “Khắc phục tình trạng đi ẩu, nguyên nhân chủ yếu của TNGT”
*  Bố cục đề cương:
–  Mở bài: Giới thiệu khái quát nội dung.
–  Thân bài: Trình bày hệ thống ý trong nội dung.
–  Kết bài: Lời kết thúc và cảm ơn.
Ngoài ra người phát biểu còn phải:
– Tìm hiểu thêm về đối tượng tham gia hội thảo.
– Lắng nghe và học tập phong cách của những người đã phát biểu trước đó.
– Dự kiến giọng điệu, cử chỉ khi phát biểu.
– Hình dung trước một số tình huống để chủ động giải quyết.
3. Các bước chuẩn bị phát biểu
– Xác định đúng nội dung cần phát biểu:
– Dự kiến đề cương phát biểu:
 
* Thao tác 1 :
HD hs các bước chuẩn bị phát biểu.
Đọc kỹ chủ đề cần phát biểu và thực hiện các yêu cầu của GV.
HS đưa ra những nội dung cần phát biểu theo chủ đề ở SGK:
– Những nguyên nhân của TNGT.
– TNGT và những hậu quả nghiêm trọng của nó.
– Những giải pháp góp phần giảm thiểu TNGT…
Cho HS đọc lại chủ đề phát biểu trong SGK và hướng dẫn học sinh thực hiện các bước:
-Em hãy xác định chủ đề phát biểu, các nội dung cần phát biểu theo chủ đề đó?
 
-Theo em, nên tập trung nội dung nào nhiều hơn? Vì sao?
 
 
 
 
 
 
 
 
– Dự kiến đề cương gồm mấy phần?
 
– Hãy lập đề cương với nội dung: “Khắc phục tình trạng đi ẩu, nguyên nhân chủ yếu của TNGT” ?
 
HS lập đề cương theo hướng dẫn, gợi ý của GV.
– Giáo viên giảng thêm:
+ Đề cương chỉ là hệ thống ý, không viết thành văn, sắp xếp thật lôgích.
+ Nội dung phát biểu phải đúng trọng tâm, không lặp lại ý của người khác.
+ Thái độ, cử chỉ đúng mực, lịch sự; giọng nói phải phù hợp với nội dung và cảm xúc.
 
 
– Ngoài việc chuẩn bị đề cương, còn phải làm gì để có thể phát biểu theo chủ đề một cách chủ động và hiệu quả?
 
 
 
 
 
 
 
HS Tái hiện kiến thức và trình bày.
*  Chủ đề phát biểu:
–  Những hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông đối với cs con người
– Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông
–  Những giải pháp góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:
+ Tuyên truyền ý thức tự giác chấp hành luật giao thông cho mọi người.
+ Phối kết hợp các cấp chính quyền trong việc xử lí những người cố tình vi phạm luật giao thông
+ Tăng cường công tác gd về luật ATGT trong nhà trường.
* Nên phát biểu tập trung vào nội dung thứ ba vì đó là trọng tâm của chủ đề được mọi người chú ý và bộc lộ những suy nghĩ riêng của người phát biểu.
* Chuẩn bị nội dung:
– Đọc kỹ chủ đề của cuộc hội thảo.
– Xác định những nội dung cụ thể của chủ đề.
– Chọn nội dung tiêu biểu để phát biểu.
-Học sinh trả lời: Đề cương gồm 3 phần.
-HS lập đề cương theo hướng dẫn, gợi ý của GV.
 
– Phần mở đầu: Giới thiệu tình trạng gia tăng TNGT hiện nay và hậu quả nghiêm trọng của nó.Trong đó đi ẩu là một trong những nguyên nhân gây TNGT.
– Nội dung:
+ Thế nào là đi ẩu.
+ Những biểu hiện của đi ẩu.
+ Những TNGT do đi ẩu.
+ Các biện pháp chống hành vi đi ẩu.
– Kết luận:
+ Đi ẩu là nguyên nhân gây ra nhiều vụ TNGT.
+ Kêu gọi mọi người hãy chấp hành đúng luật GT, chấm dứt hành vi phóng nhanh vượt ẩu nhằm bảo đảm ATGT.
* HS trả lời cá nhân
– Xác định đúng nội dung cần phát biểu:
+ Chủ đề của buổi hội thảo.
+ Những nd chính của chủ đề
+ Lựa chọn nd cần phát biểu
– Dự kiến đề cương phát biểu:
+ Mở đầu: Giới thiệu chủ đề phát biểu
+ Nội dung phát biểu: Xác định nd sẽ phát biểu theo trình tự hợp lí.
+ Kết thúc: Kquát lại nd đã phát biểu và nhấn mạnh nd chính.
 
 
Họat động 2: Phát biểu ý kiến.( 10 PHÚT)
II.  Phát biểu ý kiến.
– Giới thiệu khái quát nội dung sẽ phát biểu,
– Trình bày nội dung theo đề cương đã dự kiến.
– Kết thúc và nói lời cảm ơn.
* Cách phát biểu theo chủ đề:
 
* Thao tác 1 :
Cho HS trình bày bài phát biểu trước lớp.
Cho cả lớp nhận xét, bổ sung và rút ra cách phát biểu theo chủ đề. (Phần ghi nhớ trong SGK)
 
* HS trả lời cá nhân
– Giới thiệu khái quát nội dung sẽ phát biểu,
– Trình bày nội dung theo đề cương đã dự kiến.
– Kết thúc và nói lời cảm ơn.
* Cách phát biểu theo chủ đề:
– Lựa chọn nội dung phát biểu phù hợp với chủ đề.
–  Dự kiến nội dung chi tiết và sắp xếp thành đề cương.
–  Có thái độ, cử chỉ, giọng nói: đúng mực, lịch sự, phù hợp với nội dung và cảm xúc.
Họat động 3: Luyện tập( 15 PHÚT)
III. Luyện tập
Bài tập 1:
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Bài tập 2:
Dựa vào gợi ý trong sgk và hướng dẫn của GV, HS  chọn nội dung cần trình bày và lập đề cương phát biểu.
 
* Thao tác 1 :
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1,3: Bài tập 1:
 
Dựa vào gợi ý trong sgk và hướng dẫn của GV, HS  chọn nội dung cần trình bày và lập đề cương phát biểu.
 
 
 
 
Nhóm 2,4: Bài tập 2:
 
GV hướng dẫn HS lập đề cương và trình bày ý kiến trước lớp.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Thao tác 2:
Hướng dẫn HS tổng kết bài học
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, góp ý.
 
* Nhóm 1,3
HS xác định trong 4 ý kiến theo chủ đề, những ý kiến nào chưa phù hợp và nêu ý kiến phản bác.
Nếu tán đồng với ý kiến nào thì hãy phân tích sâu sắc ý kiến đó đồng thời trình bày quan niệm riêng của mình về hạnh phúc.
 
Nhóm 2,4:
– Vào đại học là ước mơ, là nguyện vọng chính đáng của HS, thanh niên.
–  Tuy nhiên không phải vào đại học là cách lập thân duy nhất. Sau khi tốt nghiệp THPT, HS có thể không theo học đại học mà có thể theo học ở các trường dạy nghề, tuỳ theo năng lực, sở trường của mình.
– Điều đáng nói là trong xã hội ngày nay, mọi người sẽ luôn luôn được học tập suốt đời.Vì vậy học sinh, thanh niên sẽ có nhiều cơ hội tiếp tục học tập để nâng cao trình độ, nếu các em có ý chí, nghị lực, biết vươn lên trong cuộc sống..* Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV.
 
Họat động 4: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC – DẶN DÒ ( 5 PHÚT)
1. Dặn dò:  Muốn có một bài phát biểu theo chủ đề đạt hiệu quả và thuyết phục người phát biểu cần chuẩn bị kĩ từ khâu lựa chọn nội dung, dự kiến đề cương chi tiết đến cử chỉ, thái độ, phong cách trình bày phù hợp với chủ đề.
2.Hướng dẫn tự học: Hoàn thiện bài tập 1 theo hướng dẫn :
– Nêu ý kiến phản bác các quan niệm sai lầm về hạnh phúc:
– Tán đồng một ý kiến và phân tích sâu sắc phần ý kiến đó.
– Phát biểu quan niệm riêng của mình về hạnh phúc.
– Chuẩn bị bài: Phát biểu tự do

 
 
TIẾT 91-Làm văn:
PHÁT BIỂU TỰ DO
 

Nội dung Mô tả hoạt động của thầy và trò Tư liệu, phương tiện, đồ dùng
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Họat động: Tìm hiểu về phát biểu tự do(10 phút).
I. Tìm hiểu về phát biểu tự do
1. Những trường hợp được coi là phát biểu tự do.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2. Nhu cầu được (hay phải) phát biểu tự do.
+ Trong quá trình sống, học tập và làm việc, con người có rất nhiều điều say mê (hay buộc phải tìm hiểu). Tri thức thì vô cùng mà hiểu biết của mỗi người có hạn nên chia sẻ và được chia sẻ là điều vẫn thường gặp.
+ “Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Vì vậy, phát biểu tự do là một nhu cầu (muốn người khác nghe mình nói) đồng thời là một yêu cầu (người khác muốn được nghe mình nói). Qua phát biểu tự do, con người sẽ hiểu người, hiểu mình và hiểu đời hơn.
Thao tác 1: Tìm hiểu những tình huống nảy sinh phát biểu tự do.
1- GV nêu yêu cầu:
Hãy tìm một vài ví dụ ở đời sống quanh mình để chứng tỏ rằng: trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ phát biểu những ý kiến mà mình đã chuẩn bị kĩ càng, theo những chủ đề định sẵn.
– HS dựa vào phần gợi ý trong SGK để tìm ví dụ.
– GV nhận xét và nêu thêm một số ví dụ khác.
2- GV nêu vấn đề:
Từ những ví dụ nêu trên, anh (chị) hãy trả lời câu hỏi: Vì sao con người luôn có nhu cầu được (hay phải) phát biểu tự do?
 
 
 
 
 
 
 
– HS dựa vào ví dụ và tình huống nêu ra trong SGK để phát biểu.
* HS trả lời cá nhân
+ Trong buổi giao lưu: “chát với 8X” của đài truyền hình kĩ thuật số, khi được người dẫn chương trình gợi ý: “trong chuyến đi châu Âu, kỉ niệm nào anh nhớ nhất?”, một khách mời (nhạc sĩ) đã phát biểu: “Có rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ trong chuyến đi ấy: chụp ảnh lưu niệm với bạn bè; những buổi biểu diễn; gặp gỡ bà con Việt Kiều;… Nhưng có lẽ kỉ niệm đáng nhớ nhất trong chuyến đi ấy, vâng, tôi nhớ ra rồi, đó là đêm biểu diễn cho bà con Việt kiều ta ở Pa-ri… “. Và cứ thế, vị khách mời đã phát biểu rất say sưa những cảm nhận của mình về đêm biểu diễn ấy: nhạc sĩ biểu diễn ra sao, bà con cảm động thế nào, những người nước ngoài có mặt hôm ấy đã phát biểu những gì,…
+ Một bạn học sinh khi được cô giáo nêu vấn đề: “Hãy phát biểu những hiểu biết của em về thơ mới Việt Nam giai đoạn 30- 45” đã giơ tay xin ý kiến: “Thưa cô, em chỉ xin phát biểu về mảng thơ tình thôi được không ạ”. Được sự đồng ý của cô giáo, bạn học sinh ấy đã phát biểu một cách say sưa, hào hứng (tuy có phần hơi lan man) về mảng thơ tình trong phong trào thơ mới: những nhà thơ có nhiều thơ tình, những bài thơ tình tiêu biểu, những cảm nhận về thơ tình,…
+ Trong buổi Đại hội chi đoàn, mặc dù không được phân công tham luận nhưng ngay sau khi nghe bạn A phát biểu về phong trào “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,  bạn B đã xin phát biểu và bạn đóng góp nhiều ý kiến rất hay, rất bổ ích, thậm chí còn hơn cả bài phát biểu chuẩn bị sẵn của bạn A.
Trên đây là những ví dụ về phát biểu tự do.
 
 
Họat động 2: Cách phát biểu tự do( 10 PHÚT)
3. Cách phát biểu tự do
+ Phát biểu tự do là dạng phát biểu trong đó người phát biểu trình bày với mọi người về một điều bất chợt nảy sinh do mình thích thú, say mê hoặc do mọi người yêu cầu.
+ Vì bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài dự tính nên người phát biểu không thể tức thời xây dựng lời phát biểu thành một bài hoàn chỉnh có sự chuẩn bị công phu.
+ Người phát biểu sẽ không thành công nếu phát biểu về một đề tài mà mình không hiểu biết và thích thú. Vì có hiểu biết mới nói đúng, có thích thú mới nói hay. Nhưng hứng thú không dễ đến, hiểu biết thì có hạn, càng không thể đến một cách bất ngờ. Muốn tạo hứng thú và có vốn hiểu biết, không có cách gì hơn là say mê học tập, tìm hiểu, sống nhiệt tình và say mê với cuộc đời.
+ Phát biểu dù là tự do cũng phải có người nghe. Phát biểu chỉ thực sự thành công khi thực sự hướng tới người nghe. Người phát biểu phải chọn đề tài phù hợp, có cách nói phù hợp với người nghe. Trong quá trình phát biểu cần quan sát nét mặt, cử chỉ,… của người nghe để có sự điều chỉnh kịp thời. Thành công của phát biểu tự do chỉ thực sự có được khi hứng thú của người nói bắt gặp và cộng hưởng với hứng thú của người nghe. Dĩ nhiên, không người nghe nào hứng thú với những gì đã làm họ nhàm chán trừ khi điều không mới được phát biểu bằng cách nói mới.
* Thao tác 1 :
Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
GV nêu câu hỏi trắc nghiệm:
 Làm thế nào để phát biểu tự do thành công?
a) Không được phát biểu về những gì mình không hiểu biết và thích thú.
b) Phải bám chắc chủ đề, không để bị xa đề hoặc lạc đề.
c) Phải tự rèn luyện để có thể nhanh chónh tìm ý và sắp xếp ý.
d) Nên xây dựng lời phát biểu thành một bài hoàn chỉnh.
e) Chỉ nên tập trung vào những nội dung có khả năng làm cho người nghe cảm thấy mới mẻ và thú vị.
g) Luôn luôn quan sát nét mặt, cử chỉ của người nghe để có sự điều chỉnh kịp thời.
 
– HS dựa vào kinh nghiệm bản thân và những điều tìm hiểu trên đây để có những lựa chọn thích hợp.
 
Trong tất cả các phương án trên, chỉ có phương án (d) là không lựa chọn còn lại đều là những cách khiến phát biểu tự do thành công.
 
Họat động 3: Luyện tập( 20 PHÚT)
II. Luyện tập
1. Luyện tập tình huống phát biểu tự do (mục 4- SGK)
2. Phần luyện tập trong SGK
+ Tiếp tục sưu tầm những lời phát biểu tự do đặc sắc (Bài tập 1).
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3. Thực hành phát biểu tự do
 
* Thao tác 1 :
Hướng dẫn HS Luyện tập
1- GV có thể đưa mục (4) trong SGK vào phần luyện tập để khắc sâu những điều cần ghi nhớ ở mục (3).
– Trên cơ sở mục (3), HS cụ thể hóa những điều đặt ra ở mục (4).
2. GV hướng dẫn HS thực hiện các bài luyện tập trong SGK
3. GV có thể chọn một chủ đề bất ngờ và khuyến khích những học sinh có hứng thú và hiểu biết thực hành- cả lớp nghe và nhận xét, góp ý.
 
Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1: Luyện tập tình huống phát biểu tự do (mục 4- SGK)
 
Nhóm 2: ghi lại lời phát biểu tự do về một cuốn sách đang được giới trẻ quan tâm, yêu thích và phân tích:
– Đó đã thật sự là phát biểu tự do hay vẫn là phát biểu theo chủ đề định sẵn?
– So với những yêu cầu đặt ra cho những ý kiến phát biểu tự do thì lời phát biểu của bản thân có những ưu điểm và hạn chế gì?
 
Nhóm 3,4: Có thể chọn một trong các đề tài sau:
+ Dòng nhạc nào đang được giới trẻ ưa thích?
+ Quan niệm thế nào về “văn hóa game”?
+ Tình yêu tuổi học đường- nên hay không nên?
+ Chương trình truyền hình mà bạn yêu thích?
Thao tác 3:
Hướng dẫn HS tổng kết bài học.
 
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, góp ý.
* Nhóm 1
Bước 1: Chọn chủ đề cụ thể.
Bước 2: Kiểm tra nhanh xem vì sao mình chọn chủ đề ấy (tâm đắc? được nhiều người tán thành? chủ đề mới mẻ?… hay là tất cả những lí do đó?).
Bước 3:  Phác thảo nhanh trong óc những ý chính của lời phát biểu và sắp xếp chúng theo thứ tự hợp lí.
Bước 4: Nghĩ cách thu hút sự chú ý của người nghe (nhấn mạnh những chỗ có ý nghĩa quan trọng; đưa ra những thông tin mới, bất ngờ, có sức gây ấn tượng; lồng nội dung phát biểu vào những câu chuyện kể lí thú, hấp dẫn; tìm cách diễn đạt dễ tiếp nhận và trong hoàn cảnh thích hợp có thêm sự gợi cảm hay hài hước; thể iện sự hào hứng của bản thân qua ánh mắt, giọng nói, điệu bộ; tạo cảm giác gần gũi, có sự giao lưu giữa người nói và người nghe).
 
* Nhóm 2
 
 
 
 
 
 
 
* Nhóm 3,4
 
 
 
 
 
 
 
 
* Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV.
 
Họat động 4: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC – DẶN DÒ ( 5 PHÚT)
Tìm hiểu các tình huống thường gặp trong cuộc sống có sử dụng hình thức phát biểu tự do.
– Chuẩn bị bài: Chủ đề 12-Thơ kháng chiến chống Mỹ 1965-1975
  • HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành  bài tập sau tại lớp: So sánh sự khác nhau giữa phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do

  • HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập ứng dụng sau:

  • HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG

Giáo viên chia các nhóm và giao bài tập về nhà theo các câu hỏi
Xem thêm : Trọn bộ giáo án Ngữ văn soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá
Giáo án ngữ văn 10 
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12
 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *