Giáo án Ngữ văn 10 theo định hướng phát triển năng lực, chủ đề văn thuyết minh

Giáo án môn văn lớp 10 chuẩn cấu trúc 2018. Soạn bài văn thuyết minh. Xây dựng chủ đề dạy học, soạn giáo án theo tiến trình hoạt động của học sinh.
CHỦ ĐỀ: VĂN THUYẾT MINH
Môn: Ngữ văn 10
BƯỚC 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
Kĩ năng  Đọc và tạo lập văn bản thuộc thể loại  văn thuyết minh
Thời gian gồm 7 tiết (đầu học kì II)
Theo PPCT cũ các bài học về văn thuyết minh được sắpxếp một cách riêng lẻ, không liên tục vì vậy các tiết được biên soạn lại thành một chủ đề nhằm hình thành kiến thức một cách hệ thống cho HS và củng cố và nâng cao hơn kiến thức về văn thuyết minh mà  HS đã được học ở cấpTHCS.
BƯỚC 2: Xây dựng nội dung chủ đề dạy học
Gồm: các vấn đề:
+ Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
+ Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản  thuyết minh
+ Phương pháp thuyết minh
+ Lập dàn ý bài văn thuyết minh
+Tóm tắt văn bản thuyết minh
BƯỚC 3: Xác định mục tiêu bài học

  1. Kiến thức: Giúp HS

-Có những hiểu biết về các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh; nắm vững kiến thức về dàn ý và cách thức lập dàn ý bài văn thuyết minh
-Hiểu được vai trò, tác dụng của tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh. Hiểu rõ tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh và những yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh; nắm được và phân biệt một số phương pháp thuyết minh cụ thể.

  1. Kĩ năng:

– Rèn kĩ năng làm văn thuyết minh: thuyết minh về một danh nhân văn hoá, một di tích lịch sử, một danh lam thắng cảnh, một tác phẩm văn học…
– Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng phân tích, tổng hợp, thuyết trình.
– Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

  1. Thái độ:

– Có ý thức thu thập tìm kiếm thông qua nhiều nguồn khác nhau để thuyết minh về đối tượng.
– Bồi đắp tình yêu, trách nhiệm với quê hương đất nước; ý thức nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

  1. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh:
  • Năng lực giải quyết vấn đề.
  • Năng lực hợp tác.
  • Năng lực tự học.
  • Năng lực sáng tạo.
  • Năng lực giao tiếp tiếng Việt.
  • Năng lực thẩm mĩ.

BƯỚC 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/ bài tập cốt lõi có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.

Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và vận dụng cao
Nêu khái niệm văn thuyết minh Chỉ ra được đặc trưng của văn thuyết minh so với các phương thức biểu đạt khác  
Nêu khái niệm tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh  Hiểu được ý nghĩa của tính chuẩn xác và hấp dẫn trong bài văn thuyết minh.
 
Vận dụng các biện pháp làm tăng tính hấp dẫn cho bài thuyết minh.
 Nêu khái niệm kết cấu, nhận diện được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh Nêu và phân tích một số ví dụ làm rõ hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh Vận dụng vào việc tạo lập các văn bản thuyết minh tùy theo đối tượng cụ thể
Xác định các phương pháp thuyết minh thường gặp Vai trò quan trọng của phương pháp thuyết minh. Vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh đối với từng đối tượng cụ thể.
Xác định dàn ý của bài văn thuyết minh Biết lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh cụ thể. Sử dụng dàn ý bài viết linh hoạt tùy đối tượng thuyết minh
Nhận diện văn bản thuyết minh cần tóm tắt Hiểu được mục đích yêu cầu của việc tóm tắt văn bản thuyết minh, cách tóm tắt một văn bản thuyết minh Vận dụng việc tóm tắt văn bản thuyết minh theo yêu cầu trong nhà trường cũng như theo yêu cầu của cuộc sống.

 
BƯỚC 5: Biên soạn các câu hỏi / bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả.
 

Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và vận dụng cao
Nêu khái niệm về văn thuyết minh? Chỉ ra đặc trưng nối bật của văn thuyết minh so với văn miêu tả, biểu cảm, tự sự?
 
 
 
 
 
Tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh là gì?
Thế nào là tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh?
Nêu một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh?
Vì sao Văn bản thuyết minh phải có tính chuẩn xác?
Vì sao tính hấp dẫn quan trọng với văn bản thuyết minh?
Biết vận dụng những tư liệu thu thập được, những giai thoại, tích truyện để thuyết minh về Trương Hán Siêu, núi Thúy sông Vân gắn với các sự kiện lịch sử.
Nêu khái niệm kết cấu của văn bản? Văn thuyết minh có những hình thức kết cấu nào? Nêu và phận tích một số ví dụ làm rõ hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh?
Khi thuyết minh về một danh nhân văn hóa, một di tích lịch sử hay một danh lam thắng cảnh em sẽ chọn hình thức kết cấu nào?
Chọn hình thức kết cấu để thuyết minh về danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu, đền thờ Trương Hán Siêu, danh thắng núi Thúy sông Vân.
Những phương pháp thuyết minh thường gặp là gì? Tại sao phương pháp thuyết minh lại có tầm quan trọng với văn bản thuyết minh?
Việc vận dụng phương pháp thuyết minh có những yêu cầu nào?
Vận dụng đa dạng các phương pháp thuyết minh  để viết đoạn văn, bài văn.
Công việc lập dàn ý bài văn thuyết minh gồm mấy bước? Đó là những bước nào? Những lưu ý khi lập dàn ý cho bài văn thuyết minh? Thực hành lập dàn ý cho bài văn thuyết minh theo yêu cầu?
Có những cách tóm tắt văn bản thuyết minh nào? Tóm tắt văn bản thuyết minh cần đảm bảo yêu càu nào? Nhằm mục đích gì? Vận dụng tóm tắt các văn bản thuyết minh trong nhà trường và trong cuộc sống?

 
Bước 6: Thiết kế tiến trình bài học:

  1. Mục tiêu bài học:
  2. Kiến thức: Giúp HS

-Có những hiểu biết về các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh; nắm vững kiến thức về dàn ý và cách thức lập dàn ý bài văn thuyết minh
-Hiểu được vai trò, tác dụng của tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh. Hiểu rõ tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh và những yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh; nắm được và phân biệt một số phương pháp thuyết minh cụ thể.
II.Kĩ năng:
– Rèn kĩ năng làm văn thuyết minh: thuyết minh về một danh nhân văn hoá, một di tích lịch sử, một danh lam thắng cảnh, một tác phẩm văn học…
– Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng phân tích, tổng hợp, thuyết trình.
– Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
III.Thái độ:
– Có ý thức thu thập tìm kiếm thông qua nhiều nguồn khác nhau để thuyết minh về đối tượng.
– Bồi đắp tình yêu, trách nhiệm với quê hương đất nước; ý thức nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
IV.Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh:

  • Năng lực giải quyết vấn đề.
  • Năng lực hợp tác.
  • Năng lực tự học.
  • Năng lực sáng tạo.
  • Năng lực giao tiếp tiếng Việt.
  • Năng lực thẩm mĩ.

B.Chuẩn bị của GV và HS

  1. Chuẩn bị của GV:

– Sách giáo khoa, SGV, sách bài tập
– Giáo án Word, Power Point.
– Sổ ghi chép thông tin, phiếu học tập, bút dạ,…
– Một số video, hình ảnh, tư liệu…

  1. Chuẩn bị của học sinh

– Sách giáo khoa, Sách bài tập
– Các bản trình chiếu Power Point, sơ đồ tư duy,  các sản phẩm thực tế…
Tiến trình dạy học:
Tiết 1, 2, 3:
Mục tiêu: tạo tâm thế cho HS khi vào bài học, hình thành kiến thức khái quát  về văn thuyết minh bao gồm các vấn đề: khái niệm văn thuyết minh, tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh, các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh, phương pháp thuyết minh, cách lập dàn ý cho bài văn thuyết minh, cách tóm tắt văn bản thuyết minh.

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động (15-20 phút)
GV chia lớp thành 4 nhóm để thực hiện thao tác khởi động bằng cách tạo một tình huống có vấn đề
Hình thức: Cả lớp
Kĩ thuật: đặt câu hỏi, làm việc nhóm
Bước 1:
1.1.GV sẽ giúp HS tìm chủ đề  của buổi học qua các video được trình chiếu .
Trước khi trình chiếu video, GV yêu cầu HS trong quá trình xem lấy giấy và ghi lại nội dung video: nói về cái gì, chú ý hình ảnh, lời bình.
–  GV cho HS xem 2 videoclip thuyết minh: một thuyết minh về một món ăn truyền thống (phở Hà Nội), một thuyết minh về một làng nghề (làng lụa Vạn Phúc – Hà Đông). (6 phút)
–         HS quan sát các video
Sau khi HS xem xong, GV đặt các câu hỏi:
 
Câu hỏi 1: Các videoclip vừa xemgiới thiệu về đối tượng nào?
      
Câu hỏi 2: Các videoclip đều rất sinh động, hấp dẫn. Vậy sự hấp dẫn, sinh động của các đối tượng trong đoạn video được tạo nên bởi các yếu tố nào?
 
 
 
Câu hỏi 3: Để có cách giới thiệu phù hợp, đầy đủ và hấp dẫn về những cảnh quan đó, người ta đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
 
Bước 2:
-HS suy nghĩ, trao đổi thảo luận trong nhóm tìm ra câu trả lời đúng và nhanh nhất.
Bước 3: Nhóm có câu trả lời nhanh nhất trình bày. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung trong 2 phút .
Bước 4: GV nhận xét đánh giá, chốt ý.
    1.2 –     GV trình chiếu 4 đối tượng lên màn hình: canh cua cà ghém, đặc sản cơm cháy Ninh Bình, đền thờ Trương Hán Siêu, Tam Cốc Bích Động.        
Yêu cầu các nhóm chủ động lựa chọn một đối tượng và viết thuyết  minh về đối tượng ấy. Hãy giới thiệu ngắn gọn trong khoảng 10 dòng?
–         HS trao đổi thảo luận, viết ngắn gọn
 
–         Các nhóm HS trình bày sản phẩm. Các nhóm khác nhận xét đánh giá.
 
–         GV nhận xét đánh giá sản phẩm của các nhóm và dẫn dắt vào bài mới:
Qua các video chúng ta vừa xem, qua các bài viết sơ thảo của các nhóm, các em có thể thấy văn thuyết minh rất phổ biến trong cuộc sống. Nhưng để viết được bài văn thuyết minh không phải là điều dễ dàng, mà nó đòi hỏi một sự chuẩn xác về tri thức cung cấp. Nó yêu cầu người viết phải có thời gian tìm đọc những tư liệu về đối tượng một cách nghiêm túc, cẩn thận, xâu chuỗi lại và từ đó lập một dàn ý, chọn những hình thức kết cấu phù hợp, lựa chọn pp thuyết minh cho từng mặt, từng khía cạnh của đối tượng… thì mới có thể tạo được sự hấp dẫn của một bài văn thuyết minh theo đúng yêu cầu của nó.
Vì vậy chủ đề mà chúng ta học trong buổi hôm nay chính là chủ đề: văn thuyết minh với các kiến thức như sau: …..
Nắm được những đơn vị kiến thức ấy trong mối liên hệ chặt chẽ, logic sẽ giúp chúng ta hình thành thói quen ham hiểu biết, kĩ năng quan sát thế giới xung quanh, và sẽ thành thục, tự tin khẳng định mình trong giao tiếp.
 
Video 1: giới thiệu về món phở Hà Nội
Video 2: giới thiệu về làng lụa Vạn Phúc
 
 
Sự hấp dẫn, sinh động được tạo nên: qua hình ảnh minh họa sinh động , sự biểu cảm trong cách thể hiện lời bình, cung cấp những thông tin khách quan từ nhiều góc nhìn, nhiều khía cạnh, chân thực, thú vị về đối tượng được nhắc đến.
 
 
Văn thuyết minh
 
 
 
 
 
 
 
 
Các nhóm cung cấp những thông tin khách quan cơ bản nhất của đối tượng mà nhóm mình lựa chọn. khái quát được vị trí, vai trò, ý nghĩa của đối tượng đó đối với cuộc sống.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Chủ đề: văn thuyết minh:
-Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết  minh
-Lập dàn ý bài văn thuyết minh
-Sự chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh
-Phương pháp thuyết minh
-Tóm tắt văn bản thuyết minh
Hoạt động 2:
Hình thành kiến thức (2 tiết)
 2.1.Hướng đẫn HS tìm hiểu chung về văn thuyết minh:
2.1.a. Khái niệm văn thuyết minh:
Hình thức: cả lớp
Kĩ thuật: đặt câu hỏi, cặp đôi
B1: GV giao nhiệm vụ
-Em hãy nhắc lại khái niệm về văn thuyết minh?
-Chỉ ra đặc trưng cơ bản của văn thuyết minh để phân biệt với văn tự sự, miêu tả, biểu cảm?
B2: HS suy nghĩ, làm việc cá nhân, có thể trao đổi thảo luận cặp đôi.
B3: HS trả lời trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét góp ý.
B4: GV nhận xét, đánh giá và chốt ý
 
I.Tìm hiểu chung về văn thuyết minh
I.1.Khái niệm:
– Văn thuyết minh là phương thức biểu đạt nhằm giới thiệu trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất quan hệ, giá trị … của một sự vật hiện tượng, một vấn đề thuộc về tự nhiên, xã hội và con người.
*Phân biệt với:
-Văn tự sự: kể lại một chuỗi các sự kiện có mối quan hệ với nhau, đi đến một kết thúc.
-Văn miêu tả: Sử dụng ngôn ngữ làm hiện lên trong tâm trí người đọc hình ảnh về sự vật, hiện tượng, con người.
-Văn biểu cảm: bộc lộ tình cảm, cảm xúc của trực tiếp hoặc gián tiếp của người viết
2.1.b.Tìm hiểu các đặc điểm của văn thuyết minh
Hình thức: thảo luận nhóm, dự án.
Kĩ thuật:chia nhóm, khăn trải bàn
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, thực hiện các tiểu chủ đề sau.
Nhóm 1,3: Tìm hiểu tính chuẩn xác hấp của văn bản thuyết minh
Gợi ý: + Vì sao văn bản thuyết minh phải có tính chuẩn xác?
+ Để đạt được tính chuẩn xác cần chú ý những điểm gì?
(Phân tích một hoặc một số ví dụ để làm rõ tính chuẩn xác)
+ Vì sao tính hấp dẫn quan trọng với văn bản thuyết minh?
+ Một số biện pháp làm tăng tính hấp dẫn cho văn bản thuyết minh.
(Phân tích một hoặc một số ví dụ để làm sáng tỏ)
Nhóm 2,4: Tìm hiểu các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
Gợi ý: Dựa vào SGK, kiến thức đã học về văn thuyết minh (THCS), tư liệu tham thảo, xây dựng bài thuyết trình với các vấn đề:
+ Khái niệm kết cấu.
+ Các hình thức kết cấu thường gặp của văn bản thuyết minh (Nêu và phân tích ví dụ để làm sáng tỏ)
HS tự phân chia hoặc GV phân chia các nhóm phản biện, nhận xét lẫn nhau.
Bước 2: Các nhóm tiến hành trao đổi thảo luận, chọn cử nhóm trưởng, thư kí, người trình bày.
Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm và phản biện.
Bước 4: GV nhận xét đánh giá chung , chốt ý.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
I.2.Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh.

  Tính chuẩn xác Tính hấp dẫn
 
 
 
Khái niệm
Tính chuẩn xác là một đặc tính cơ bản của văn bản thuyết minh, chỉ sự đúng đắ
, chính xác, dúng với chân lí, với chuẩn mực được thừa nhận của những tri thức được cung cấp.
Tính hấp dẫn là một đặc tính cơ bản của văn bản thuyết minh, chỉ sự lôi cuốn, thu hút sự chú ý của những tri thức được cung cấp.
 
 
Vai trò
Là yêu cầu đầu ti
n và quan trọng nhất.
Là một yêu cầu rất quan trọng với văn bản thuyết minh.
 
 
 
Một số biện pháp đảm bảo
+ Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết.
+ Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo.
+ Chú ý đến thời điểm xuất bản của tài liệu để cập nhật thông tin chính xác và kịp thời.
 
+ Đưa chi tiết cụ thể sinh động
+ So sánh để làm nổi bật sự khác biệt
+ Kết hợp sử dụng nhiều kiểu câu, biến hoá linh hoạt
+ Khi cần có thể sử
dụng phối hợp nhiều loại kiến thức.

 
I.3. Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
a. Khái niệm kết cấu văn bản:
– Kết cấu văn bản là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị hoàn chỉnh, thống nhất và có ý nghĩa.
– Có nhiều kết cấu văn bản khác nhau nhưng cần phải đảm bảo sự phù hợp với mối liên hệ bên trong và bên ngoài của đối tượng.
b. Kết cấu của văn bản thuyết minh.
Văn bản thuyết minh có thể có nhiều loại hình thức kết cấu khác nhau. Một số kết cấu cơ bản:
– Kết cấu theo trình tự thời gian: trình bày sự vật theo quá trình hình thành, vận động và phát triển.
– Kết cấu theo trình tự không gian: trình bày sự vật theo tổ chức vốn có của nó (bên trên – bên dưới, bên trong – bên ngoài, hoặc theo trình tự quan sát,…).
– Kết cấu theo trình tự lôgic: trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác nhau (nguyên nhân – kết quả, chung – riêng, liệt kê các mặt, các phương diện,…).
– Kết cấu theo trình tự hỗn hợp: trình bày sự vật với sự kết hợp nhiều trình tự khác nhau.
 

2. GV HD HS tìm hiểu cách làm bài văn thuyết minh:
Để viết được bài văn thuyết minh, chúng ta không chỉ  nắm vững đặc điểm của nó mà còn phải biết sử dụng các kĩ năng thực hành, các phương pháp thuyết minh, cách lập dàn ý.
 
Hình thức: thảo luận nhóm
Kĩ thuật: khăn trải bàn, chia nhóm, đặt câu hỏi
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, thực hiện các tiểu chủ đề sau.
-Nhóm 1,3: Tìm hiểu phương pháp thuyết minh.
Dựa vào SGK, kiến thức đã học về văn thuyết minh (THCS), tư liệu tham thảo, xây dựng bài thuyết trình với các vấn đề:
+ Tại sao phương pháp thuyết minh lại có vai trò rất quan trọng trong văn bản thuyết minh?
+ Những phương pháp thuyết minh thường gặp là gì?
-> Những phương pháp đã được học ở cấp THCS (kể tên, phân tích ví dụ để làm sáng tỏ)
-> Phương pháp thuyết minh bằng cách chú thích: khái niệm, phân tích ví dụ để làm sáng tỏ.
-> Phương pháp thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân – kết quả: khái niệm, phân tích ví dụ để làm sáng tỏ.
+ Việc vận dụng các phương pháp thuyết minh có những yêu cầu nào?
–         Nhóm 2,4: tìm hiểu cách lập dàn ý bài văn thuyết minh.
Gợi ý: Dựa vào SGK, kiến thức đã học về văn thuyết minh (THCS), tư liệu tham thảo, xây dựng bài thuyết trình với các vấn đề:
+ Những lưu ý khi lập dàn ý bài văn thuyết minh.
+ Các bước lập dàn ý bài văn thuyết minh.
(Phân tích ví dụ để làm sáng tỏ)
 
HS tự phân chia hoặc GV phân chia các nhóm phản biện, nhận xét lẫn nhau.
Bước 2: Các nhóm tiến hành trao đổi thảo luận, chọn cử nhóm trưởng, thư kí, người trình bày.
Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm và phản biện.
Bước 4: GV nhận xét đánh giá chung , chốt ý.
 
 
II. Cách làm bài văn thuyết minh
II.1. Phương pháp thuyết minh.
1. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết  minh.
– Phương pháp thuyết minh: là một hệ thống cách thức mà người thuyết minh sử dụng để giới thiệu về sự vật, hiện tượng.
– Phương pháp thuyết minh có vai trò rất quan trọng vì:
+ Tạo nên tính chặt chẽ, mạch lạc cho bài văn thuyết minh.
+ Giúp người thuyết minh có thể đạt được mục đích thuyết minh: giới thiệu về sự vật, hiện tượng một cách chính xác, hấp dẫn, rõ ràng.
– Phương pháp thuyết minh có mối quan hệ chặt chẽ với mục đích thuyết minh:
+ Mục đích thuyết minh là cơ sở để lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp.
+ Phương pháp thuyết minh là cách thực hiệu quả để thực hiện mục đích thuyết minh.
2. Một số phương pháp thuyết minh.
a. Các phương pháp thuyết minh đã học: nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích.
b. Một số phương pháp thuyết minh khác.
– Thuyết minh bằng cách chú thích: cung cấp thêm thông tin về sự việc, hiện tượng qua các chú thích (không phải là đặc điểm bản chất của sự việc, hiện tượng nhưng cũng là những yếu tố liên quan đến sự việc, hiện tượng)
– Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân – kết quả: cung cấp thông tin về sự việc, hiện tượng qua các đoạn văn có mối quan hệ nguyên nhân – kết quả để làm phong phú và chặt chẽ hơn tri thức được cung cấp.
3. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh.
– Việc sử dụng phương pháp thuyết minh (phải do mục đích thuyết minh quyết định
– Phương pháp thuyết minh còn được vận dụng để làm tăng thêm tính hấp dẫn cho văn bản thuyết minh.
II.2. Lập dàn ý bài văn thuyết minh
1. Những lưu ý khi lập dàn ý bài văn thuyết minh.
– Lập dàn ý là một kĩ năng rất quan trọng khi tạo lập văn bản. Dàn ý của bài văn thường theo bố cục ba phần (Mở bàiThân bài và Kết bài). Dàn ý của bài văn thuyết minh cũng vậy.
– Phần mở bài và kết bài của bài văn thuyết minh có những đặc điểm riêng.
– Trong phần thân bài, các ý của bài văn thuyết minh có thể được sắp xếp theo các trình tự: thời gian, không gian, lôgic, trình tự nhận thức,… phù hợp với đối tượng thuyết minh, đạt được mục đích thuyết minh.
2. Các bước lập dàn ý bài văn thuyết minh.
–    a. Xác định đề tài: Thuyết minh về đối tượng nào ?
–     b. Xây dựng dàn ý:
* Mở bài:
+   – Nêu đề tài thuyết minh.
+   – Dẫn dắt, tạo ra sự chú ý của người đọc về nội dung thuyết minh.
* Thân bài:
+   – Tìm ý, chọn ý: Cần triển khai những ý nào để thuyết minh về đối tượng đã giới thiệu (cung cấp những thông tin, tri thức gì)?
+    – Sắp xếp ý: Cần trình bày các ý theo trình tự nào cho phù hợp với đối tượng thuyết minh, đạt được mục đích thuyết minh.
* Kết bài: Nhấn lại đề tài thuyết minh, tô đậm ấn tượng cho người tiếp nhận về đối tượng thuyết minh.
 
Tìm hiểu cách tóm tắt văn bản thuyết minh:
-GV dẫn dắt vấn đề: trong thực tế cuộc sống, chúng ta không những phải biết cách làm bài văn thuyết minh mà còn phải có kĩ năng tóm tắt văn bản thuyết minh. Vậy tại sao lại cần có kĩ năng này?
 
Tìm hiểu cách tóm tắt văn bản thuyết minh
Hình thức: Cả lớp
Kĩ thuật: đặt câu hỏi
 
Trình bày mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt vb thuyết minh?
-HS làm việc cá nhân, trả lời trước lớp.
-GV gọi HS nhận xét, chốt ý.
 
 
GV yêu cầu HS đọc thầm VB trong SGK, trả lời các câu hỏi.
? văn bản thuyết minh về đối tượng nào?
? chia làm mấy đoạn? nội dung từng đoạn?
? viết tóm tắt văn bản ( ko quá 10 câu)
-HS làm việc cá nhân, trả lời trước lớp.
-GV gọi HS nhận xét, chốt ý.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
? qua đây em rút ra kinh nghiệm gì khi tóm tắt văn bản thuyết minh?
 
III. Tóm tắt văn bản thuyết minh:
1.Mục đích, yêu cầu của tóm tắt văn bản thuyết minh.
– Tóm tắt văn bản thuyết minh nhằm hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản nhất của đối tượng thuyết minh, giúp nắm được những thông tin chính về đối tượng.
– Văn bản tóm tắt phải ngắn gọn, rành mạch, sát với nội dung cơ bản, đủ ý.
– TTVBTM vừa là đòi hỏi của cuộc sống, vừa là hệ thống thao tác kĩ năng của môn làm văn.
 2.Cách tóm tắt một văn bản thuyết minh.
a.Văn bản: Nhà Sàn.
a) Thuyết minh về một sự vật (nhà sàn), một kiểu công trình kiến trúc dùng để ở của người dân miền núi.
– Đại ý: giới thiệu về nguồn gốc kiến trúc và giá trị sử dụng của nhà sàn.
b) Chia làm 3 đoạn:
Mở: từ đầu …“văn hoá cộng đồng”: Định nghĩa và mục tiêu sử dụng của nhà sàn.
Thân: tiếp … “nhà sàn”: thuyết minh nguồn gốc, cấu tạo và công dụng của nhà sàn.
Kết: còn lại: khẳng định giá trị thẩm mĩ của nhà sàn.
c) Nhà sàn là công trình kiến trúc có mái che, dùng để ở hoặc sử dụng vào một số mục đích khác. Toàn bộ nhà sàn được cấu tạo bằng tre, gianh, nứa, gỗ; gồm nhiều cột chống, mặt sàn, gầm sàn, các khoang nhà sàn đê ở hoặc rửa ráy.Hai đầu nhà có hai cầu thang. Nhà sàn xuất hiện từ thời đá mới, tồn tại phổ biến ở miền núi Việt Nam và ĐNA. Nhà sàn có nhiều tiện ích: vừa phù hợp với nơi cư trú miền núi, đầm lầy, vừa tận dụng nguyên liệu tại chỗ, giữ được vệ sinh và đảm bảo an toàn cho người ở. Nhà sàn ở một số vùng miền núi nước ta đạt tới trình độ kĩ thuật và thẩm mĩ cao, đã và đang hấp dẫn khách du lịch.
b. Kết luận:
– Xác định mục đích, yêu cầu khi tóm tắt văn bản thuyết minh.
– Đọc kĩ văn bản gốc để nắm được những định nghĩa, số liệu, tư liệu, nhận định, đánh giá về đối tượng thuyết minh.
– Viết bản tóm tắt bàng lời văn của mình.
– Kiểm tra, sửa chữa văn bản tóm tắt.
 
Hoạt động 3: Tổng kết, Luyện tập
 Hình thức: cả lớp
Kĩ thuật: đặt câu hỏi, sơ đồ tư duy
B1: GV nêu câu hỏi chốt ý và liên kết các phần. (thông qua phiếu học tập)
(1) Hãy sơ đồ hoá để thể hiện sự liên kết của các phần kiến thức vừa học?
(2) Từ bài học, hãy cho biết văn thuyết minh được sử dụng trong những trường hợp nào sau đây:
– Viết nhật kí.
– Tường thuật một trận đấu bóng đá.
– Giới thiệu một cuốn sách.
– Tâm sự về một khó khăn trong cuộc sống.
– Giới thiệu về một địa danh, địa điểm.
B2: HS làm việc cá nhân
B3: HS trình bày cá nhân trước lớp, cả lớp theo dõi,nhận xét.
B4: GV nhận xét, chốt ý
=> Các phần kiến thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi viết bài văn thuyết minh, luôn luôn chú ý đến nội dung của từng phần kiến thức cũng như mối quan hệ giữa các phần này.
(2) Trường hợp thứ hai và trường hợp thứ năm.
 
Tiết 4,5:
Mục tiêu: Củng cố kiến thức lí thuyết, định hướng những công việc cụ thể cho HS chuẩn bị cho buổi học theo dự án của tiết sau.
Hoạt động 1: Khởi động
Hình thức: Cả lớp
Kĩ thuật: Làm việc cá nhân.
GV phát phiếu học tập cho HS.
Phiếu Học tập số 1:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
CHÙA BÚT THÁP
(1) Chùa Bút Tháp (Hà Bắc) xây dựng năm 1646-1647 đời Hậu Lê, theo những bia đá ghi lại thì nguồn gốc ban sơ còn sớm hơn nữa – từ thời Trần.
(2) Chùa Bút Tháp có tên chữ là Linh Phúc. Chùa được xây dựng trong thời kì lịch sử đầy những biến động, giằng xé. Vì vậy hơn ở đâu hết, ta thấy ý nghĩa xã hội của ngôi chùa này là rất to lớn, nó định hướng cho những giá trị văn hóa của con người đương thời một cách sâu sắc.
(3) Chùa Bút Tháp với hệ thống không gian phát triển, với nhiều tháp và bia đá đã tự nó nói lên tầm quan trọng của kiến trúc chùa Tháp trước xã hội đương thời.
(4) Quần thể kiến trúc chùa Bút Tháp như một ốc đảo dài điểm xuyết cây xanh, nổi bật trên một cánh dồng sóng lúa mênh mông, đã được bố cục theo một quy luật trật tự nghiêm khắc nhất. Một dây chuyền công năng đảm bảo cho những thủ tục tôn giáo theo đúng trình tự đã đuợc bài trí : Khách hành hương sẽ phải lần lượt qua tam quan, gác chuông, tiền đường, thiên hương, thượng viện, tòa cửu phẩm, nhà trung, phủ thờ, nhà tổ,…
(5) Nếu còn cả dãy hành lang hai bên thì không gian sẽ ấm cúng biết chừng nào. Chỉ có những tòa tháp, trong đó có tháp Báo Nghiêm (tháp Bút) bằng đá là được sắp đặt tương đối tự do, tưởng như không ở trong vòng quy luật của bố cục mặt bằng.
(6) Tháp Báo Nghiêm cao 13,05 m, năm tầng với một phần đỉnh, xây bằng đá xanh; ngoài tầng đáy rộng hơn, bốn tầng trên gần giống nhau, rộng 2 m. Ngoài kĩ thuật xây dựng đá, phần bệ tượng được bao quanh bằng hai vòng tường cấu tạo bằng cột và lan can cũng có những đặc điểm đáng chú ý. Riêng ở tầng trệt của tòa tháp này có tổng số 13 bức chạm đá lấy động vật là chính.
(7) Một cảm giác êm đềm và mát mẻ đã thấm đượm vào tâm hồn khách tham quan khi đi qua những tòa ngang dãy dọc với các hệ thống không gian khác nhau. Kiến trúc chùa vẫn dùng khung gỗ chịu lực nhưng nền, bệ, lan can dùng đá rất phổ biến. Hình khắc đá ở đây chủ yếu là động vật, có điểm xuyết thêm mây trời, hoa lá, đáng chú ý là tư thế của chim, cò, hươu, khỉ, rồng, hổ, ngựa, trâu,… đều rất sinh động, đặc biệt là mấy chú khỉ được tạo rất thần tình.
(8) Trong chùa, tượng gỗ quan âm nghìn mắt nghìn tay của nhà điêu khắc họ Trương hoàn thành vào năm 1656 là tác phẩm tiêu biểu của điêu khắc Việt Nam ba trăm năm trước. Hai kiệt tác điêu khắc nữa làm thành một bộ ba tác phẩm danh bất hư truyền là tượng Tây Thiên Đông Đô Việt Nam lịch đại tổ vả tượng Thị Kính. Ngoài ra, còn tượng các nhà sư đã trụ trì nơi đây; và đặc biệt nữa là các tượng hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, công chúa Lê Thị Ngọc Duyên và quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ.
(Văn hoá Việt Nam, Ban Văn hoá văn nghệ Trung ương, Hà Nội, 1989)
a. Văn bản thuyết minh về đối tượng nào? Mục đích thuyết minh là gì?
b. Văn bản thuyết minh trên có đảm bảo tính chuẩn xác và hấp dẫn không? Nếu có, hãy phân tích tính chuẩn xác ở các đoạn (6); phân tích tính hấp dẫn ở các đoạn (4)..
c. Xác định các hình thức kết cấu được sử dụng trong văn bản thuyết minh trên.
d. Phương pháp thuyết minh nào được sử dụng ở đoạn (6), đoạn (7).
B2: HS làm việc cá nhân
B3: HS trình bày cá nhân trước lớp, cả lớp theo dõi,nhận xét.
B4: GV nhận xét, chốt ý, cho điểm
Gợi ý:
1. Bài 1:
a. – Đối tượng: Chùa Bút Tháp
– Mục đích: cung cấp thông tin, giới thiệu về lịch sử hình thành, kiến trúc, giá trị của chùa Bút Tháp.
b.
– Có
– Tính chuẩn xác:
Đoạn (6): thuyết minh tỉ mỉ về đối tượng bằng các số liệu chính xác.
– Tính hấp dẫn:
Đoạn (4): Đưa ra chi tiết sinh động (cánh đồng sóng lúa mênh mông), hình ảnh so sánh giàu cảm xúc (ốc đảo dài điểm xuyết cây xanh); sử dụng phối hợp kiến thức địa lí và kiến thức tôn giáo)
c. – Đoạn 1, 2: Kết cấu theo trình tự thời gian và theo trình tự lo – gic.
– Đoạn 3,4,5: Kết cấu theo trình tự không gian.
– Đoạn 6,7,8: Kết cấu theo trình tự không gian và kết cấu theo trình tự lo-gic.
d. – Đoạn (6): Phương pháp phân tích và phương pháp dùng số liệu
– Đoạn (7):  Phương pháp liệt kê.
 
Hoạt động 2: Luyện tập
Hình thức: Thảo luận nhóm
Kĩ thuật: Chia nhóm, khăn trải bàn
B1: GV chia lớp thành 4 nhóm, chọn một  trong 2 đối tượng lập dàn ý chi tiết cho bài văn  thuyết minh  về:
– Một tấm gương học tốt.
– Một tác phẩm văn học.
VD:
Nhóm 1,3: – Một tấm gương học tốt.
Nhóm 2,4: – Một tác phẩm văn học.
Bước 2: Các nhóm tiến hành trao đổi thảo luận, chọn cử nhóm trưởng, thư kí, người trình bày.
Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm và phản biện.
Bước 4: GV nhận xét đánh giá chung , chốt ý.
 
2. Lập dàn ý:  
* Tấm gương học tốt:
–    Mở bài: Giới thiệu chung về gương học tốt (là ai ? ở đâu ?… ).
–    Thân bài:
         Hoàn cảnh gia đình, môi trường học tập,…
         Quá trình phấn đấu trong học tập.
         Những kết quả học tập tốt.…
–   Kết bài:
         Khẳng định về tấm gương học tập.
         Suy nghĩ về bài học rút ra cho bản thân và cho mọi người.
* Tác phẩm văn học:
Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác phẩm(vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của tác giả; trong văn học)
Thân bài:
Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác; hoặc xuất xứ của tác phẩm.
Tóm tắt nội dung tác phẩm.
–         Truyện: Tóm tắt cốt truyện.
–         Thơ: Nội dung chủ yếu.
Giới thiệu đặc điểm nổi bật của tác phẩm
–         Đặc điểm nội dung.
–         Đặc điểm nghệ thuật.
Giá trị, ý nghĩa của tác phẩm đối với tác giả, với văn học, với cuộc sống. Hoặc hạn chế (nếu có)
Kết bài: Nhận xét, đánh giá về tác phẩm.Vị trí của tác phẩm trong nền văn học.
Hoạt động 4: Vận dụng.
Hình thức: Cả lớp
Kĩ thuật : Làm việc nhóm, học theo dự án
– GV ổn định trật tự lớp.
– GV nhắc lại sơ lược về phương pháp dạy học dự án mà học sinh đã làm quen. HS lắng nghe và có thể đưa ra một số những thắc mắc rút ra từ quá trình thực hiện dự án ở tiết trước.  GV tiếp nhận và giải đáp.
– GV đưa ra chủ đề chung: Thực hành văn thuyết minh (Vận dụng vào nghề nghiệp và phát triển du lịch tại quê hương Ninh Bình).
– GV cùng với HS thảo  luận, xây dựng các chủ đề nhỏ dựa trên sự định hướng của giáo viên cũng như hứng thú của HS.
Có thể đưa ra các chủ đề nhỏ như sau:
– GV ổn định trật tự lớp.
– GV nhắc lại sơ lược về phương pháp dạy học dự án mà học sinh đã làm quen. HS lắng nghe và có thể đưa ra một số những thắc mắc rút ra từ quá trình thực hiện dự án ở tiết trước.  GV tiếp nhận và giải đáp.
– GV đưa ra chủ đề chung: Thực hành văn thuyết minh (Vận dụng vào nghề nghiệp và phát triển du lịch tại quê hương Ninh Bình).
– GV cùng với HS thảo  luận, xây dựng các chủ đề nhỏ dựa trên sự định hướng của giáo viên cũng như hứng thú của HS.
Chọn 1 chủ dề lớn: Quần thể danh thắng, di tích lịch sử đền thờ Trương Hán Siêu
Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc.
*Xây dựng đề cương:
– Các nhóm dưới sự hướng dẫn của GV sẽ cùng xây dựng phác thảo đề cương các vấn đề cần giải quyết đối với từng chủ đề. HS cùng nhóm thảo luận, thống nhất đề cương. HS nêu những thắc mắc và các vấn đề chưa rõ để cùng giải quyết.
Nhóm 1: Thuyết minh về tác giả Trương Hán Siêu
+ Vận dụng lí thuyết văn thuyết minh để xây dựng bài thuyết trình và kịch bản (bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh). Giả định một người bạn phương xa (nước Nhật) đến thăm thành phố Ninh Bình, em sẽ giới thiệu với bạn về:
+ Quê hương, gia đình, con đường học hành, đỗ đạt của Trương Hán Siêu. Đóng góp của Trương Hán Siêu trong sự nghiệp chống xâm lược và với nền văn học nước nhà. Sự ghi nhận và tưởng nhớ của nhân dân Ninh Bình đối với Trương Hán Siêu: đền thờ Trương Hán Siêu (Đi thực tế tại đền thờ Trương Hán Siêu)
–         Sự nghiệp
–         Vị trí trong lịch sử và văn học
–         Tập diễn xuất và trình diễn.
–          Học sinh trình bày bằng tiếng Anh, có phiên dịch ra tiếng Việt
Nhóm 2: Thuyết minh về đền thờ Trương Hán Siêu
+ Vị trí địa lí.
+ Đặc điểm cấu trúc: từ ngoài vào trong đền.
+ Lịch sử xây dựng, sửa chữa trùng tu đền.
+ Những nét đẹp độc đáo của ngôi đền
+ Ý nghĩa của ngôi đền.
Nhóm 3: Tập làm người dẫn chương trình.
– Giả định là một MC của chương trình truyền hình thực tế “Nét đẹp văn hoá quê hương”. Đi thực tế tại núi Thúy, sông Vân.
+ Thăm quan các cảnh đẹp
+ Gặp gỡ một số nhà nghiên cứu, lịch sử
– Vận dụng lí thuyết về văn thuyết minh, kiến thức phỏng vấn và trả lời phỏng vấn xây dựng một kịch bản của chương trình truyền hình:
+ Nhân vật tham gia: MC.
+ Nội dung: Trao đổi về cảnh quan thiên thiên , tiềm năng phát triển du lịch, giá trị văn hóa và lịch sử.
Sau khi các nhóm đã thống nhất kế hoạch giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên, GV yêu cầu HS làm việc ở nhà, thu thập các thông tin, tư liệu, tranh ảnh minh học hoặc đi thực tế đến các địa điểm cần thuyế minh, quya phim, chụp ảnh. Từ đó tập hợp các dữ liệu để hoàn thiện sản phẩm chuẩn bị cho tiết học sau để báo cáo kết quả bằng sản phẩm trình chiếu có thuyết trình.
Tiết 6,7
Hoạt động Vận dụng+ nâng cao :
Hình thức: Cả lớp
Kĩ thuật : Làm việc nhóm, học theo dự án
Bước 1:  Trên cơ sở hướng dẫn HS thực hiện dự án từ tiết trước, GV hướng dẫn cụ thể cách thức làm việc và những tiêu chí đánh giá cụ thể đối với từng cá nhân, từng nhóm:
1. Các nhóm tự đánh giá ý thức, năng lực làm việc, hợp tác nhóm của từng thành viên trong nhóm.
2. Các nhóm và giáo viên cùng đánh giá hiệu quả hoạt động nhóm của từng nhóm thông qua các hoạt động hàng ngày.
3. Các nhóm và giáo viên cùng đánh giá chất lượng của sản phẩm của từng nhóm thông qua báo cáo sản phẩm.
4. Kết quả tổng hợp của từng cá nhân gồm:
+ Kết quả tự đánh giá từng thành viên trong nhóm (Do thư ký của từng nhóm tổng hợp)
+ Kết quả sản phẩm của từng nhóm
– GV cũng chú ý các nhóm cần có sự trao đổi trong quá trình làm việc vì một số vấn đề cần sử dụng kiến thức từ nhóm khác để giải quyết; đặc biệt giữa các nhóm được phân công phản biện lẫn nhau.
– Học sinh thuyết trình trực tiếp, các nhóm lắng nghe và  bổ sung nhận xét. Phân công  thư kí ghi kết quả tổng hợp.
– Tổng hợp kết quả: các thành viên hoàn thành thu thập tài liệu, trình bày trước nhóm. Nhóm góp ý, bổ sung.
– Xử lí toàn bộ thông tin thu thập được: các thành viên khớp các phần thông tin thành bản tổng hợp, sử dụng các thông tin để giải quyết các vấn đề trong chủ đề.
– Nhóm thảo luận để thống nhất các vấn đề thành báo cáo hoàn chỉnh (trên các slide trình chiếu), kịch bản hoàn chỉnh và tập diễn xuất.
HS sử dụng kiến thức từ thực tế, kết hợp với kiến thức Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, GDCD để tiến hành báo cáo kết quả dự án.
Bước 2: HS Báo cáo kết quả
– Các nhóm bốc thăm thứ tự và sau đó lên trình bày sản phẩm của mình trong thời gian 7-10 phút.
– Các nhóm phản biện và các nhóm khác góp ý, bổ sung.
Bước 3: Đánh giá,chốt vấn đề:
– GV tổ chức cho HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau trong nhóm và các nhóm đánh giá nhau. GV kết hợp cho điểm những học sinh có tinh thần làm việc tích cực và kết quả làm việc tốt.
+ Đánh giá trong nhóm: Các thành viên thảo luận trong 5 phút đánh giá từng thành viên trong nhóm. Thư kí ghi lại kết quả.
+ Đánh giá các nhóm: Các nhóm trưởng thảo luận trong 5 phút đánh giá công việc của nhóm. Thư kí ghi lại kết quả.
– GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, tinh thần làm việc và kết quả của từng nhóm.
– GV phát phiếu và yêu cầu HS về nhà suy nghĩ hoàn thành Phiếu nhìn lại quá trình thực hiện dự án và nộp lại vào buổi học sau.
Hoạt động mở rộng, nâng cao: (HS làm ở nhà)
Dành cho HS có năng khiếu.
Tập diễn xuất và trình diễn: hát, ngâm thơ, sáng tác về cảnh đẹp núi Thúy sông Vân
Mỗi nhóm có một số học sinh vẽ tranh, làm thơ về danh lam thắng cảnh đó.
 

Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Giáo án sưu tầm.
Xem thêm : Trọn bộ giáo án Ngữ văn soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá
Giáo án ngữ văn 10 
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *