Giáo án theo định hướng phát triển năng lực: Bài Nghị luận xã hội 2

Trọn bộ giáo án ngữ văn lớp 10-11-12 soạn theo chủ đề tích hợp

 XÂY DỰNG BÀI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH

BÀI HỌC: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

 
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học:
– Kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội
Bước 2: Xây dựng chủ đề, nội dung bài học
– Gồm hai bài nghị luận về tư tưởng đạo lý và hiện tượng đời sống.
III. Xác định mục tiêu bài học:

  1. Kiến thức:

– Hoàn thiện các kiến thức về các dạng bài nghị luận xã hội trong nhà trường phổ thông
– Nắm được lí thuyết về cách phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn, viết bài.

  1. Kĩ năng

– Hoàn thiện kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, mở bài, thân bài, kết bài, tạo lập văn bản hoàn chỉnh.
– Kĩ năng nhận diện/ phân biệt các dạng bài NLXH (tư tưởng đạo lí và hiện tượng đời sống).
– Biết vận dụng tổng hợp các thao tác nghị luận (chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận) và các phương thức biểu đạt để viết bài văn nghị luận.
– Biết huy động các kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài NLXH.

  1. Thái độ

– Có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm (với nghị luận về một tư tưởng đạo lí).
– Có ý thức và thái độ đúng đắn trước một hiện tượng đời sống (với nghị luận về một hiện tượng đời sống).
– Nâng cao trách nhiệm cá nhân với xã hội, góp phần hình thành kĩ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng sống …
Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi / bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và vận dụng cao
Xác định được vấn đề cần nghị luận. – Chỉ ra những căn cứ / dấu hiệu để xác định được vấn đề nghị luận.
 
– Thấy được sự liên quan của vấn đề cần nghị luận với vấn đề khác trong cuộc sống.
 
Các dạng bài nghị luận xã hội. – Phân biệt và lí giải được sự khác nhau giữa nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống. – Triển khai được các nội dung cơ bản của kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí theo đúng yêu cầu.
– Thấy được mối liên quan giữa tư tưởng đạo lí và hiện tượng đời sống trong một số tình huống đặc biệt   của đời sống xã hội.
Xác định được phạm vi dẫn chứng. – Chỉ ra được các dẫn chứng phù hợp.
 
– Phân tích dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận.
– Xác định được mức độ trình bày các dẫn chứng của từng luận điểm để nổi bật vấn đề (tránh quá nhiều hoặc quá ít dẫn chứng)
Xác định được những thao tác lập luận cần sử dụng trong bài. Sử dụng linh hoạt các TTLL cho phù hợp với từng luận điểm. Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận.
Xác định được câu chủ đề cho đoạn văn Chọn được cách trình bày đoạn văn phù hợp, chọn được vị trí đặt câu chủ đề – Viết được câu chủ đề thể hiện rõ ràng luận điểm.
– Viết được các câu triển khai chủ đề (câu thể hiện lí lẽ, dẫn chứng)
Thái độ của học sinh trước vấn đề nghị luận. – Biết nhận thức tư tưởng đó là đúng đắn/ sai lầm (tích cực/ tiêu cực) từ đó xác định thái độ ủng hộ, ca ngợi hay phê phán.
 
– Đưa ra được giải pháp hữu hiệu để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của vấn đề.
– Liên hệ với trải nghiệm riêng của bản thân
 
Diễn đạt đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp của tiếng Việt Xác định được các lỗi diễn đạt. – Chữa các lỗi diễn đạt cho đúng chuẩn.
– Lựa chọn, thay thế các từ ngữ, câu văn, … một cách sáng tạo sao cho hành văn trong sáng, hấp dẫn.

 

  1. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng và vận dụng cao
Xác định được hiện tượng đời sống cần nghị luận. Chỉ ra được thực trạng của hiện tượng: diễn ra ở đâu, khi nào, …. – Phân tích được ý nghĩa, tác dụng/ tác hại, nguyên nhân, hậu quả,…của hiện tượng.
– Nhận xét, đánh giá về hiện tượng.
– Đưa ra thái độ với hiện tượng.
Nhớ lại khái niệm hiện tượng đời sống. Nêu ra một vài hiện tượng đời sống tương tự / trái ngược với hiện tượng được nêu trong đề bài. Phân biệt hiện tượng đời sống và tư tưởng đạo lí.
Xác định được các ý cần trình bày. Sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí. – Với mỗi ý, nêu ra một vài lí lẽ và dẫn chứng cơ bản.
– Xác định được mức độ trình bày lí lẽ và dẫn chứng đối với mỗi ý sao cho nổi bật luận đề.
Xác định được các dẫn chứng cần sử dụng. Với mỗi luận điểm, chọn được dẫn chứng phù hợp. -Chọn những dẫn chứng chính xác, nổi bật, tiêu biểu.  Phân tích được sức thuyết phục của những dẫn chứng ấy.
– Xác định được mức độ trình bày dẫn chứng ở mỗi luận điểm để nổi bật luận đề.
Cần sử dụng những thao tác lập luận nào để triển khai vấn đề? Với mỗi ý, chọn một thao tác lập luận chủ yếu phù hợp nhất để có thể triển khai ý. – Sử dụng thao tác lập luận để triển khai được từng luận điểm.
– Kết hợp các thao tác lập luận khác để giải quyết vấn đề trọn vẹn, hợp lí.
– Phân tích tác dụng của việc kết hợp các thao tác lập luận.
Chỉ ra những yếu tố cần có trong mở bài. Xác định được cách trình bày mở bài. – Viết được mở bài đúng yêu cầu.
– Viết được mở bài hay, sáng tạo.
 
Với mỗi luận điểm, ghi ra được câu chủ đề của đoạn văn thể hiện luận điểm đó. Xác định được vị trí phù hợp để đặt câu chủ đề trong đoạn văn. – Ghi ra được những câu thể hiện lí lẽ, dẫn chứng để triển khai chủ đề.
– Sắp xếp những câu nêu lí lẽ, dẫn chứng một cách linh hoạt, sáng tạo để làm nổi bật chủ đề.
Xác định được phương thức biểu đạt chính. Chọn phương thức biểu đạt phù hợp với từng luận điểm. – Kết hợp các phương thức biểu đạt khác.
– Phân tích được tác dụng của việc kết hợp phương thức biểu đạt đối với luận điểm.
Xác định được những lỗi sai trong diễn đạt (dùng từ, đặt câu, ….) Nêu được hướng sửa chữa các lỗi đã xác định. – Chữa được các lỗi diễn đạt sao cho đúng.
– Thay thế được những từ ngữ, câu văn hay, sáng tạo.

 
Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả
Với bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí ta sử dụng những câu hỏi sau:
 

Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng
Thế nào là nghị luận về một tư tưởng đạo lí? Tư tưởng đạo lí được thể hiện qua những khía cạnh nào trong cuộc sống? Em đã xác định được lý tưởng sống của mình trong tương lai chưa?
Em muốn trở thành người như thế nào trong con mắt của người khác?
Em hãy tưởng tượng nếu con người sống mà không có lý tưởng, đạo đức thì sẽ thế nào?
Làm thế nào để xác định được vấn đề cần nghị luận trong đề văn? Xác định vấn đề cần nghị luận trong đề bài “Ôi, sống đẹp là thế nào hỡi bạn”? (Tố Hữu) Theo em việc xác định vấn đề cần nghị luận trong bài văn có cần thiết không? Vì sao?
Nêu những ý chính cần có trong phần Mở bài của bài văn nghị luận? Phần mở bài của đề văn trên sẽ gồm những ý chính nào? Viết nhanh phần mở bài cho đề bài trên?
Theo em, người như thế nào được coi là người có lối sống đẹp? Quan niệm sống đẹp mà Tố Hữu muốn hướng đến là gì? Trong cuộc sống em đã từng có những hành động nào mà em cho rằng đó là sống đẹp?
Những biểu hiện của sống đẹp là gì? Hãy lấy dẫn chứng minh họa cho những biểu hiện của lối sống đẹp? Sống đẹp có còn là lối sống phổ biến trong xã hội hiện nay không? vì sao?
Nêu những biểu hiện cho thấy lối sống trái ngược với sống đẹp? Đưa ra dẫn chứng để chứng minh? Em có đồng tình với lối sống của những người đó không? Vì sao?
Bài học được rút ra từ câu nói của Tố Hữu là gì? Bài học đó có ý nghĩa như thế nào với em và mọi người? Em sẽ làm gì để bản thân và mọi người luôn có lối sống đẹp?
Xác định các thao tác lập luận cần sử dụng trong bài? Các thao tác lập luận đó được sử dụng như thế nào?

 
Với kiểu bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng và vận dụng cao
Đề bài yêu cầu bàn về hiện tượng gì? Hiện tượng đó diễn ra ở đâu, khi nào? – Em có nhận xét gì về hiện tượng Nguyễn Hữu Ân “dành hết chiếc bánh thời gian của mình cho những người ung thư giai đoạn cuối”?
– Hiện tượng này thể hiện điều gì?
– Em có thái độ như thế nào với hiện tượng?
Em hãy nhớ lại khái niệm hiện tượng đời sống đã học ở lớp 9. Em hãy liệt kê một số hiện tượng trong đời sống xã hội tương tự / trái ngược với việc làm của Nguyễn Hữu Ân. Em hãy phân biệt điểm giống và khác giữa hiện tượng đời sống và tư tưởng đạo lí?
Em dự định bài viết sẽ có những ý nào? Em hãy chỉ ra trật tự sắp xếp các ý và lí giải tại sao lại sắp xếp theo trật tự như vậy.  – Em hãy tóm tắt những việc làm của Nguyễn Hữu Ân.
– Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân có ý nghĩa gì? Tiêu biểu cho những phẩm chất nào của thanh niên hiện nay?
– Ngoài hiện tượng Nguyễn Hữu Ân, em hãy nêu ra thêm một vài tấm gương thanh niên có nghĩa cử tương tự Nguyễn Hữu Ân.
– Một số thanh niên học sinh có lối sống lãng phí chiếc bánh thời gian vào những trò chơi vô bổ. Em có thái độ như thế nào trước những hiện tượng ấy?
– Từ hiện tượng Nguyễn Hữu Ân, em hãy rút ra những bài học cho mình?
Nên chọn những dẫn chứng nào? – Nêu ra những tấm gương thanh niên có nghĩa cử tương tự như Nguyễn Hữu Ân.
– Nêu ra một số biểu hiện của thanh niên học sinh trái ngược với nghĩa cử của Nguyễn Hữu Ân.
– Tấm gương nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?
 
– Thái độ của em trước những hiện tượng trái ngược với nghĩa cử của Nguyễn Hữu Ân?
Cần sử dụng những thao tác lập luận nào để triển khai vấn đề? Em hãy chọn một thao tác lập luận phù hợp nhất với mỗi ý đã xác định được. – Tìm kiếm thêm những thao tác lập luận khác có thể kết hợp và lí giải tại sao em lại lựa chọn thao tác đó.
– Nêu tác dụng của việc kết hợp các thao tác lập luận đối với mỗi ý.
Mở bài cần nêu những gì?  Liệt kê các cách trình bày mở bài. – Hãy viết một mở bài theo một trong những cách đã liệt kê.
Thân bài: Với mỗi ý đã xác định, em hãy ghi ra được câu chủ đề của đoạn văn thể hiện ý đó. Xác định được vị trí phù hợp để đặt câu chủ đề trong đoạn văn. – Ghi ra được những câu triển khai chủ đề (thể hiện lí lẽ, dẫn chứng).
– Sắp xếp những câu nêu lí lẽ, dẫn chứng một cách linh hoạt, sáng tạo để làm nổi bật chủ đề.
Chỉ ra các yếu tố cần có của kết bài. Xác định được cách thức kết bài. – Em hãy viết kết bài đúng yêu cầu.
– Em hãy chọn một cách kết bài khác sao cho gây ấn tượng với người đọc.
Phương thức biểu đạt chính của bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống là gì? Chọn phương thức biểu đạt phù hợp với từng luận điểm. Với mỗi luận điểm, em hãy xác địnhphương thức biểu đạt chính và phương thức biểu đạt kết hợp. Phân tích được tác dụng của việc kết hợp phương thức biểu đạt đối với luận điểm.
Hãy chỉ ra những lỗi sai trong dùng từ, đặt câu trong bài viết. Em sẽ sửa các lỗi đó theo hướng nào? – Em hãy chữa các lỗi diễn đạt sao cho đúng.
– Em hãy lựa chọn thêm những cách diễn đạt khác mà em cho là hay, sáng tạo.

 
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học
 
BÀI 1: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
 
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

  1. Về kiến thức

Nắm được nội dung, yêu cầu của bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
– Nắm được cách thức triển khai của bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

  1. Về kĩ năng

– Hoàn thiện kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, mở bài, thân bài, kết bài, tạo lập văn bản hoàn chỉnh.
– Kĩ năng nhận diện/ phân biệt các dạng bài NLXH (tư tưởng đạo lí và hiện tượng đời sống).
– Biết vận dụng tổng hợp các thao tác nghị luận (chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận) và các phương thức biểu đạt để viết bài văn nghị luận.
– Biết huy động các kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài NLXH về một tư tưởng đạo lí.

  1. Thái độ:

– Học sinh có ý thức và khả năng tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm về tư tưởng đạo lí.
– Có thái độ đúng đắn trước thực tế cuộc sống.
– Có ý thức nâng cao trách nhiệm của bản thân trước cộng đồng và xã hội.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án/thiết kế bài học
– Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm
Chuẩn bị của học sinh
Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu
– Xem lại bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí đã được học ở THCS. Tìm trước các câu danh ngôn, thành ngữ, tục ngữ … thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo lí.
– Đọc trước bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí trong SGK Ngữ văn 12 tập 1.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
I. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
– Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm trong vòng 5 phút sẽ tìm các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn có liên quan đến tư tưởng đạo lí. Trong vòng 5 phút nhóm nào kể được nhiều hơn nhóm đó sẽ chiến thắng.
– HS nhắc lại kiến thức nghị luận về một tư tưởng đạo lí đã học ở THCS.
– Tư tưởng đạo lí được thể hiện qua những khía cạnh nào của cuộc sống? em hãy chia các ví dụ mà các em vừa tìm được vào các nhóm khía cạnh đó?
+ Về lí tưởng, mục đích sống.
+ Về tâm hồn, tính cách.
+ Về các quan niệm, quan điểm sống.
+ Về tình cảm con người (tình cảm gia đình, thầy trò…)
– HS làm được các yêu cầu của bài tập
– Nhắc lại được các kiến thức cơ bản đã học  về tư tưởng đạo lí đã học ở THCS (khái niệm, yêu cầu về nội dung, yêu cầu về hình thức).
II. Hoạt động 2 – Hình thành kiến thức (GV hướng dẫn học sinh cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý)
1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và lập dàn ý
Đề bài: Anh(chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:
Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?
                                  (Một khúc ca)
1.1 Tìm hiểu đề
(HS làm việc cá nhân, đọc kĩ đề bài, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi):
Theo em việc tìm hiểu đề trước khi viết bài văn nghị luận có cần thiết không? Vì sao?
Tìm hiểu đề gồm những thao tác nào?
 
 
 
 
 
Từ những ý đã chỉ ra, em hãy thực hiện các thao tác tìm hiểu đề cho đề văn trên?
 
1.2 Lập dàn ý
1.2.1 Mở bài
(HS làm việc cá nhân để hoàn thiện các yêu cầu)
Học sinh nhắc lại các yêu cầu của một mở bài thông thường.
Em biết những cách viết mở bài nào? Em thường hay viết theo cách nào nhất? Vì sao?
Luận đề được đưa vào phần mở bài như thế nào là phù hợp?
 
1.2.2 Thân bài
HS thực hiện hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn để thực hiện các yêu cầu sau:
– Theo em, người như thế nào được coi là người có lối sống đẹp?
Quan niệm sống đẹp mà Tố Hữu muốn hướng đến là gì? Quan điểm đó có trùng với quan điểm của em không?
 
 
 
Em hãy kể những hành động của em hoặc em đã bắt gặp trong cuộc sống mà em cho rằng đó là sống đẹp?
 
 
Từ vấn đề nghị luận đã xác định, em hãy chỉ ra những biểu hiện của sống đẹp?
 
 
 
Lấy ví dụ thực tế chứng minh cho những biểu hiện cụ thể  đó?
 
Ngoài lối sống đẹp được nói tới ở trên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người có lối sống chưa đẹp. Em có nghĩ như vậy không? Vì sao? Cho ví dụ cụ thể?
 
Bài học được rút ra từ câu nói của Tố Hữu là gì?
Em thấy bài học đó có bổ ích cho em và mọi người không?
Em sẽ làm gì để giúp cho bản thân và mọi người trở thành người có lối sống đẹp?
1.2.3 Kết bài:
(Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi):
Phần kết bài thường nói về vấn đề gì?
Chức năng của phần kết bài?
Em hãy viết phần kết bài cho đề văn này?
 
2. Hướng dẫn học sinh cách thức làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí
HS hoạt động nhóm theo kĩ thuật công đoạn hoặc mảnh ghép để thực hiện yêu cầu:
Từ việc phân tích ví dụ ở trên em hãy rút ra cách thức làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
 
 
 
 
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
 
 
 
 
 
1.1 Tìm hiểu đề
 
 
 
Tìm hiểu đề gồm 4 thao tác chính:
– Xác định vấn đề cần nghị luận.
– Tìm các ý cơ bản để làm rõ vấn đề nghị luận.
– Xác định các thao tác lập luận sẽ sử dụng trong bài.
– Phạm vi lấy dẫn chứng.
 
 
 
 
1.2 Lập dàn ý
1.2.1 Mở bài
-Dẫn dắt vấn đề và nêu vấn đề cần nghị luận.
– Diễn dịch, quy nạp, phản đề…
 
– Có thể trích dẫn nguyên văn với các câu danh ngôn, thành ngữ, tục ngữ ngắn hoặc tóm tắt ngắn gọn đối với các vấn đề được rút ra từ một văn bản dài.
 
 
1.2.2 Thân bài
 
 
 
 
 
– Khái niệm sống đẹp: Sống đẹp là sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả, cá nhân xác định được vai trò, trách nhiệm với cuộc sống, có đời sống tình cảm hài hòa, phong phú, có hành động đúng đắn. Vấn đề đặt ra hướng con người tới hành động để nâng cao giá trị, phẩm chất con người.
 
 
 
 
 
Các biểu hiện của lối sống đẹp:
+ Có lí tưởng đúng đắn.
+ Tâm hồn lành mạnh.
+ Trí tuệ sáng suốt.
+ Hành động tích cực.
 
HS lấy dẫn chứng.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1.2.3 Kết bài:
Đánh giá vấn đề cần nghị luận.
Khẳng định ý nghĩa của cách sống đẹp.
 
 
 
 
 
 
Bố cục:
Bài nghị luận về tư tưởng đạo lí  gồm ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
Các bước tiến hành ở phần thân bài: phần này phụ thuộc vào yêu cầu của thao tác. Những vấn đề chung nhất là:
+ Giải thích khái niệm được nêu trong đề bài.
+ Phân tích và chứng minh vấn đề đặt ra.
Suy nghĩ xem cách đặt vấn đề như thế đúng hay sai. Chứng minh ta nên mở rộng bàn bạc bằng cách đi sâu vào một vấn đề nào đó. (Ví dụ làm thế nào để sống có lí tưởng, có đạo lí hoặc phê phán cách sống không lí tưởng, không hoài bão, thiếu đạo lí…)
+ Rút ra bài học kinh nghiệm.
+ Nêu ý nghĩa của vấn đề.
– Kết luận: Khái quát lại vấn đề cần nghị luận
 
III. Hoạt động luyện tập:
Gv yêu cầu học sinh vận dụng các kiến thức vừa học để làm bài tập số 1 – SGK  trang 21.
 
 
 
Hướng dẫn học sinh tự làm bài tập số 2 ở nhà.
1. Bài tập 1:
– Vấn đề: phẩm chất văn hóa trong nhân cách của mỗi con người …
– Có thể đặt tên cho văn bản là : văn hóa con người , thế nào là người sống có văn hóa…
– Tác giả sử dụng các thao tác : giải thích, đưa câu hỏi, chứng minh, phân tích, bình luận…
– Cách diễn đạt trong văn bản …
2. Bài tập số 2: HS làm ở nhà
IV. Hoạt động vận dụng
GV đưa ra một số đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí, yêu cầu học sinh về nhà vận dụng các kiến thức đã học trên lớp để thực hiện các thao tác tìm hiểu đề, lập dàn ý và viết bài cho ít nhất 1 đề trong các đề đã cho.
Đề 1: Bác Hồ dạy : “Chúng ta phải thực hiện đức tính trong sạch, chất phác, hăng hái, cần kiệm, xóa bỏ hết những vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động”. Em suy nghĩ gì?
 
Đề 2 :”Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”
Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
 
Đề 3: Em hãy cho biết ý kiến của mình về câu ngạn ngữ: “Đừng sống theo điều ta ước muốn. Hãy sống theo điều ta có thể ”.
…..
V. Hoạt động mở rộng
Em đã được học bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí ở cả lớp 9 và lớp 12. Em hãy so sánh để thấy sự khác nhau về mức độ cần đạt của bài này ở hai cấp học?
 

 
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
 
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
1.Về kiến thức: Hoàn thiện kiến thức về các dạng bài nghị luận xã hội trong nhà trường phổ thông.
2.Về kĩ năng: Nắm được cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
3.Về thái độ: Có ý thức và thái độ đúng đắn trước các hiện tượng đời sống, từ đó rút ra những nhận thức và hành động phù hợp của bản thân trong cuộc sống.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Chuẩn bị của giáo viên

– Giáo án, thiết kế bài học.
– Các slide trình chiếu, nếu có
– Các phiếu học tập, sơ đồ,…

  1. Chuẩn bị của học sinh

– Đọc trước bài học trong sách giáo khoa.
– Liệt kê các hiện tượng đời sống mà em quan tâm, hoặc xã hội đang quan tâm.
– Sưu tầm những bài văn, sách, báo bàn về hiện tượng đời sống mà mình thấy tâm đắc.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HĐ của GV và HS Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động/ tạo tình huống xuất phát
Giới thiệu những bài nghị luận xã hội được nhiều người quan tâm trong cuộc sống
Cách thức: GV sưu tầm, giới thiệu cho HS những bài văn, đoạn văn nghị luận xã hội được nhiều người yêu thích. Giới thiệu những cuốn sách, những trang báo có sử dụng những bài viết nghị luận về một hiện tượng đời sống để Cách thức: GV chiếu cho HS xem.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức
* Phân tích đề
– Đề bài yêu cầu bàn về hiện tượng gì? Em có nhận xét gì về hiện tượng Nguyễn Hữu Ân “dành hết chiếc bánh thời gian của mình cho những người ung thư giai đoạn cuối”?
HS hoạt động cá nhân, trả lời.
 
 
 
 
– Em dự định bài viết sẽ có những ý nào? Em hãy chỉ ra trật tự sắp xếp các ý và lí giải tại sao lại sắp xếp theo trật tự như vậy.
HS thảo luận nhóm nhỏ (2-3 hs), phát biểu. TG: 2-3 phút
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– Nên chọn những dẫn chứng nào? Nêu ra những tấm gương thanh niên có nghĩa cử tương tự như Nguyễn Hữu Ân. Tấm gương nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao? Nêu ra một số biểu hiện của thanh niên học sinh trái ngược với nghĩa cử của Nguyễn Hữu Ân. Thái độ của em trước những hiện tượng trái ngược với nghĩa cử của Nguyễn Hữu Ân ?
HS trao đổi nhóm nhỏ, phát biểu (5p)
– Cần sử dụng những thao tác lập luận nào để triển khai vấn đề?
 
* Lập dàn ý
 
Mở bài:
– Mở bài cần nêu những gì?
– Các cách trình bày mở bài:
HS viết nhanh phần mở bài ra giấy nháp, GV gọi đọc, nhận xét.
 
Thân bài:
– Tóm tắt những việc làm của Nguyễn Hữu Ân.
– Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân có ý nghĩa gì? Tiêu biểu cho những phẩm chất nào của thanh niên hiện nay?
– Ngoài hiện tượng Nguyễn Hữu Ân, em hãy nêu ra thêm một vài tấm gương thanh niên có nghĩa cử tương tự Nguyễn Hữu Ân.
– Một số thanh niên học sinh có lối sống lãng phí chiếc bánh thời gian vào những trò chơi vô bổ. Em có thái độ như thế nào trước những hiện tượng ấy?
– Từ hiện tượng Nguyễn Hữu Ân, em hãy rút ra những bài học cho mình?
 
Cần kết bài như thế nào? Ghi nhanh ra giấy một kết bài của em.
 
* Viết đoạn văn
– Chọn một ý trong dàn bài, em hãy ghi ra được câu chủ đề của đoạn văn thể hiện ý đó. Em sẽ đặt câu chủ đề ở vị trí nào trong đoạn văn?
– Ghi ra được những câu triển khai chủ đề (thể hiện lí lẽ, dẫn chứng).
– Em sẽ chọn phương thức biểu đạt của đoạn văn là gì? Có thể kết hợp thêm những phương thức nào? Tại sao?
HS làm việc cá nhân, phát biểu.
 
 
Sau khi thảo luận, em hiểu được những gì về cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hoạt động 3: Hoạt động thực hành
 
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng và mở rộng
(thực hiện ở nhà)
– GV yêu cầu HS sưu tầm những đề bài, dàn ý nghị luận về một hiện tượng đời sống làm tư liệu học tập.
 
 
HS thấy được phạm vi, vai trò của nghị luận xã hội trong cuộc sống.
 
 
 
 
 
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
a. Tìm hiểu đề
Đề bài bàn về hiện tượng Nguyễn Hữu Ân “dành hết chiếc bánh thời gian của mình cho những người ung thư giai đoạn cuối”? Hiện tượng đó là một nghĩa cử tốt đẹp, tích cực đáng được biểu dương trong cuộc sống.
 
– Bài viết gồm các ý:
+ Tóm tắt hiện tượng Nguyễn Hữu Ân.
+ Ý nghĩa của hiện tượng.
+ Phê phán một số biểu hiện trái ngược với hiện tượng.
+ Rút ra bài học cho bản thân.
 Trật tự trình bày: Đi từ nêu hiện tượng – phân tích, bình luận hiện tượng – rút ra bài học từ hiện tượng.
 
– Chọn dẫn chứng:
+ Một số việc làm có ý nghĩa của thanh niên ngày nay tương tự như Nguyễn Hữu Ân: dạy học ở các lớp tình thương, giúp đỡ người tàn tật có hoàn cảnh neo đơn, tham gia phong trào tình nguyện…HS nêu ấn tượng của mình và lí giải.
+ Một số việc làm đáng phê phán của thanh niên học sinh: bỏ học ra ngoài chơi điện tử, đánh bi a, tham gia đua xe…Thái độ: phê phán, không đồng tình.
– Thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ.
 
b. Lập dàn ý
Mở bài cần giới thiệu vấn đề, nêu luận đề.
– Một số cách trình bày mở bài: diễn dịch, quy nạp, phản đề,…
– Viết được mở bài theo một trong những cách trình bày trên.
 
Thân bài:
– Tóm tắt: đó là việc gì, diễn ra ở đâu, vào thời gian nào….
– Ý nghĩa:
+ Việc làm của Nguyễn Hữu Ân: đã nêu một tấm gương về lòng hiếu thảo, vị tha, đức hi sinh của thanh niên.
+ Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân là một hiện tượng sống đẹp, thế hệ ngày nay cần có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân. (HS nêu)
+ Bên cạnh đó, còn một số người có lối sống ích kỉ, vô tâm, đáng phê phán, “lãng phí chiếc bánh thời gian vào những việc vô bổ”.
+ Bài học: Tuổi trẻ cần dành thời gian tu dưỡng, lập nghiệp, sống vị tha để cuộc đời ngày một đẹp hơn.
 
Kết bài:
– Khẳng định ý nghĩa của việc làm của Nguyễn Hữu Ân.
– Bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết.
 
HS ghi ra được câu chủ đề và các câu triển khai chủ đề.
 
 
HS lựa chọn được phương thức biểu đạt phù hợp, kết hợp các phương thức biểu đạt để triển khai ý một cách trọn vẹn.
2. Khái quát yêu cầu nghị luận về một hiện tượng đời sống.
NL về hiện tượng đời sống thường có các nội dung:
– Nêu rõ hiện tượng.
– Phân tích các mặt đúng sai, lợi hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng.
– Diễn đạt cần chuẩn xác, có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm, nhất là phần nêu cảm nghĩ riêng.
III. Thực hành
HS thực hiện các yêu cầu của bài tập 1 SGK.
IV. Vận dụng và mở rộng
 

Giáo án sưu tầm
Xem thêm : Trọn bộ giáo án ngữ văn theo chủ đề dạy học
Giáo án ngữ văn 10 
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12
Những bài nghị luận xã hội hay lớp 12 : Nghị luận xã hội
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *