Giáo án bài Sóng Xuân Quỳnh soạn theo phương pháp mới

Soạn bài Sóng SGK Ngữ văn 12.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết  41 – Đọc văn                 SÓNG  –  XUÂN QUỲNH
 
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Về kiến thức:
          – KT kq về tác giả, tp.
Những xúc cảm của tâm hồn phụ nữ luôn khao khát, chân thành nồng nàn và dám bầy tỏ khát vọng của mình trong tình yêu.
– Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong cấu tứ, hình ảnh, nhịp điệu, ngôn từ. Giọng thơ tha thiết nồng nàn, nhiều suy tư sôi nổi.
Về kỹ năng:
          – Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, đọc hiểu một bài thơ về tình yêu.
– GDKNS: kĩ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, tự nhận thức.
 Về thái độ:
           Bồi dưỡng tình cảm mến yêu với nhà thơ và ý thức về tình yêu trong sáng
Các năng lực cần có cho HS: (Chú ý 6 năng lực môn Văn)
– Năng lực phân tích, cảm nhận tp.
– Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong tp.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về các kiến thức trọng tâm của tp.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Chuẩn bị của GV:
 – Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12.
 – SGK, SGV Ngữ văn 12.
– TK Ngữ văn12.
– Tài liệu có liên quan.
– Giáo án.
Chuẩn bị của HS:
SGK Ngữ văn 12, vở ghi đọc văn, vở soạn văn.
– KT đã biết về thơ TH và bài thơ VB.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
*Ổn định tổ chức lớp
*Kiểm tra bài cũ:  KT Kết hợp trong hoạt động khởi động bằng………
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5-7’)
Sưu tầm, ghi lại những câu ca dao, câu thơ hiện đại viết về tình yêu.
Những câu ca dao, câu thơ hiện đại viết về  tình yêu.
– Tiến trình thực hiện:
+ GV chia lớp thành 5 đội chơi, thông qua cách thức trò chơi.
+ HS thực hiện bằng cách trình bày những câu ca dao, câu thơ hiện đại đã sưu tầm được.
+ GV đánh giá bằng điểm số cho đội chơi tốt.
+ GV nhận xét, đánh giá hoạt động khởi động.
-> Từ đó GV dẫn vào bài mới : TY là đề tài muôn thuở của thi ca. Xuân Quỳnh cũng có một thi phẩm góp vào đề tài ấy, đó là BT Sóng mà ta học hôm nay.    
        
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản “Sóng”
– Mục tiêu: HS nắm được kiến thức khái quát về tác giả, tác phẩm
– Nhiệm vụ: Tìm hiểu SGK, trả lời câu hỏi.
– Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, cặp đôi.
– Sản phẩm: Kiến thức khái quát về tác giả, tác phẩm.
– Tiến trình thực hiện:
+ Chuyển giao nhiệm vụ : GV yêu cầu HS đọc SGK tr.154,155,156, trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi vào giấy A4.
?Trình bày những nét chính về nhà thơ Xuân Quỳnh?
?Cho biết hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ?
? Bố cục của bài thơ?
? Em có nhận xét gì về âm điệu của bài thơ?
? Bài thơ xây dựng được những hình tượng thơ nào? Hình tượng đó có gì đặc sắc?
+ Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc cá nhân, cặp đôi (5ph)
+ Báo cáo kết quả: HS trình bày KT
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: GV trực tiếp phân tích, nhận xét, đánh giá
 
 
 
 
 
 
 
 
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2. Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản “Sóng” theo bố cục:
Phân tích khổ 1,2
– Mục tiêu: HS nắm được trạng thái, khát vọng của Sóng, qua đó thấy được tâm trạng, khát vọng của người phụ nữ trong tình yêu; nghệ thuật của hai khổ thơ.
– Nhiệm vụ: HS đọc và liệt kê những từ ngữ chỉ trạng thái, kv của Sóng; chỉ ra biện pháp nghệ thuật
– Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, cặp đôi.
– Sản phẩm: Kiến thức được ghi trên giấy A4, A0.
– Tiến trình thực hiện:
 
 Bước 1: Khổ thơ 1
+ Chuyển giao nhiệm vụ :
GV yêu cầu HS đọc khổ 1, trả lời câu hỏi
? Em hãy chỉ ra những từ ngữ chỉ trạng thái của Sóng, các biện pháp nghệ thuật có trong khổ thơ 1?
?Hai câu thơ đầu diễn tả những trạng thái nào của tình yêu?
 
?Hai câu sau thể hiện khát vọng gì?
+ Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS hoạt động cặp đôi (2ph), ghi ra giấy A4 từ ngữ chỉ không gian; cảm nhận về không gian.
+ Báo cáo kết quả: Đại diện các cặp đôi trình bày KT
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: HS tự đánh giá, các cặp đôi đánh giá lẫn nhau.
GV bổ sung, kết luận, chốt kiến thức.
 
GV bình:
– Khổ thơ đầu thể hiện nét mới mẻ trong quan niệm về tình yêu: người con gái khao khát yêu đương nhưng không còn nhẫn nhục, cam chịu nữa.
– Trong bt “Thuyền và biển”, XQ  cũng đã phát hiện quy luật của sự sống trong tình yêu là sự vận động của nó: Bởi tình yêy muôn thuở, có bao giờ đứng yên.
 Bước 2: Khổ thơ 2
– Tiến trình thực hiện:
+ Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận, phát phiếu học tập có ghi câu hỏi hướng dẫn phân tích
? Tìm những từ ngữ chỉ thời gian trong khổ 2? Cho biết ý nghĩa?
? Qua đó em suy nghĩ gì về khát vọng tình yêu của nhân vật trữ tình?
?Nhận xét giọng điệu của khổ thơ?
. Thời gian thực hiện: 5ph
+ Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thực hiện nhiệm vụ bằng cách đọc , ghi lại từ ngữ quan trọng, trao đổi, thảo luận, ghi chép câu trả lời.
+ Báo cáo kết quả: HS đại diện 1 nhóm trả lời. Nhóm HS khác lắng nghe, đối chiếu, bổ sung
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: Nhóm HS tự đánh giá, các nhóm đánh giá lẫn nhau.
GV bổ sung, kết luận, chốt kiến thức.
1. Tìm hiểu chung về văn bản
a. Tác giả
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
* Tiểu sử: (1942- 1988)
Cuộc đời bất hạnh, luôn khát khao tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử.
* Sự nghiệp văn học :
– Các tác phẩm chính: SGK
– Đặc điểm hồn thơ: Một hồn thơ luôn trăn trở khát khao hạnh phúc đời thường.
b. Văn bản:
* Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ : viết năm 1967 tại biển Diêm Điền (Thái Bình),in trong tập Hoa dọc chiến hào.
* Bố cục: 4 phần
+ Khổ 1,2 : Sự cảm nhận về tình yêu
+ Khổ 3,4 : Sự lí giải về tình yêu
+ Khổ 5,6,7:  Những cung bậc của tình yêu
say đắm.
+ Khổ 8,9:  Những trăn trở, suy tư về tình
Yêu, cuộc đời.
* Thể thơ, âm điệu:
– Thể thơ: 5 chữ cùng với sự linh hoạt khi ngắt nhịp, phối âm, hiệp vần.
– Âm điệu dạt dào,khi nhịp nhàng, khi sôi nổi, khi lắng sâu, khi miên man trăn trở.
* Nhân vật trữ tình:
Bài thơ có hai hình tượng là sóng và em. Sóng là hình tượng trung tâm, bởi vì sóng là mạch nguồn kết nối các hình ảnh thơ, ý thơ. Sóng soi chiếu vào nhân vật em, để làm sáng lên tâm hồn em với những sắc thái tâm trạng phong phú, đa dạng, có khi sóng hòa quyện vào tâm hồn em để giãi bày, bộc bạch. Thực chất hai hình tượng tuy hai mà một, đều thể hiện một cái tôi Xuân Quỳnh tha thiết yêu thương. Nhân vật trữ tình trong bài thơ chính là tác giả.
2. Đọc hiểu văn bản :
a)    Khổ thơ 1,2
 
 
 
 
 
 
* Khổ thơ 1 :
– Hai câu thơ đầu:
+ 2 cặp tính từ đối lập: sóng được miêu tả ở những trạng thái đối nghịch nhưng thống nhất.
+ Gợi những cung bậc phong phú, những trạng thái đối cực phức tạp, đầy bí ẩn, nghịch lí của người con gái khi yêu.
 
 
– Hai câu thơ sau:
+ Khát vọng của sóng: muốn vượt khỏi dòng sông chật hẹp để đến với biển cả bao la.
+ Tâm hồn người phụ nữ khi yêu: luôn  khát vọng vươn xa, khỏi những gì nhỏ hẹp, chật chội, tầm thường.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
* Khổ thơ 2:
– Ngày xưa, ngày sau : quá khứ, hiện tại, tương lai (quy luật của sóng)
-> Sóng vẫn trường tồn từ ngàn đời xưa.
-> Khẳng định: tình yêu là khát vọng muôn đời, vĩnh hằng, muôn thủa trong trái tim của nhân loại, mãnh liệt nhất là trong trái tim tuổi trẻ.
– Giọng thơ chân thực, tự nhiên đầy suy tưởng, XQ đã biểu đạt một quan niệm mới mẻ và khát vọng mãnh liệt trong tình yêu.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
– Mục tiêu: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm.
– Nhiệm vụ: HS đọc diễn cảm
– Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
– Sản phẩm:
 – Tiến trình thực hiện:
+ Chuyển giao nhiệm vụ : GV yêu cầu 01 HS đọc diễn cảm bài thơ.
+ Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh đọc.
+ Báo cáo kết quả
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét, đánh giá bằng điểm số
 
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
– Mục tiêu:  Liên hệ, ứng dụng vào cuộc sống
– Nhiệm vụ: GV và HS cùng nhau chia sẻ.
– Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân
– Sản phẩm:
– Tiến trình thực hiện:
+ Chuyển giao nhiệm vụ :
? Em hãy chia sẻ khát vọng của em về tình yêu?
+ Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS liên hệ thực tế
+ Báo cáo kết quả: HS chia sẻ ý kiến, quan điểm của bản thân.
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét đồng thời giáo dục kỹ năng
Sống cho học sinh.
HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, SÁNG TẠO
– Mục tiêu: HS vận dụng sáng tạo.
– Nhiệm vụ: GV giao bài tập cho học sinh về nhà
– Phương thức thực hiện: HS làm việc cá nhân
– Sản phẩm: Bài viết trên giấy a4
– Tiến trình thực hiện:
+ Chuyển giao nhiệm vụ :
? Sưu tầm bài thơ Biển của Xuân Diệu từ đó chỉ ra điểm giống và khác nhau ở việc sử dụng hình tượng sóng trong hai bài thơ đó?
    + Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS sưu tầm, đánh giá.
+ Báo cáo kết quả:  HS chia sẻ ý kiến, quan điểm của bản thân trên giấy a4 (Dự kiến điểm giống nhau: cả 2 bài thơ đều sử dụng hình tượng sóng để nói về tình yêu; điểm khác nhau: Xuân Diệu dùng hình tượng sóng để biểu tượng cho khí chất tình yêu của nam giới – trong khi đó, Xuân Quỳnh dùng hình tượng sóng để biểu tượng cho tình yêu của người phụ nữ). Từ đó thấy sự sáng tạo của XQ trong xây dựng hình tượng sóng.
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét tuyên dương một vài bài tiêu biểu (Tiết học sau).
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết  42 – Đọc văn                 SÓNG  – XUÂN QUỲNH  (Tiếp theo)
 b) Khổ thơ 3,4:
c) Khổ thơ 5,6,7:
d) Khổ thơ 8,9:
Giáo án sưu tầm
Xem thêm : Trọn bộ giáo án và chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Giáo án ngữ văn 10 
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12
Đề thi và những bài văn hay về Sóng Xuân Quỳnh

1 bình luận trong “Giáo án bài Sóng Xuân Quỳnh soạn theo phương pháp mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *