Giáo án bài Khái quát VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945

Soạn bài Khái quát VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945. Giáo án Ngữ văn lớp 11 chuẩn cấu trúc, giáo án soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Tiết 30:                KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945
MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Những đặc điểm cơ bản làm nên diện mạo và bản chất một nền văn học mới.

  1. Kĩ năng

Biết cách phân tích, nhận xét, đánh giá những tác giả, tác phẩm văn học mới.
– Phát triển năng lực hoạt động nhóm và giải quyết vấn đề cho học sinh.

  1. Thái độ

Có cách nhìn khách quan và biện chứng về một thời kì văn học mới.

  1. Năng lực

Năng lực tiếp nhận văn bản, giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học.

  1. Phẩm chất

Yêu quê hương, đất nước, nhân ái và khoan dung, tự lập, tự tin, tự chủ, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng và đất nước.
PHƯƠNG TIỆN
– GV: SGK, SGV, thiết kế bài dạy.
– HS: SGK, vở soạn, vở ghi bài.
PHƯƠNG PHÁP
– Phương pháp dạy học nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề.
– Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật hỏi và trả lời.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Định hướng: – Đối với lớp 11A2 dạy các hoạt động 1, 2, 3, 4.
                        – Đối với lớp 11A6 dạy các hoạt động 1, 2, 3.

  1. Hoạt động khởi động

Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh (kiểm tra vợ soạn của 5 HS).
Bài mới
Văn học Việt Nam là một nền văn học thống nhất, luôn vận động theo những qui luật riêng, đặc thù riêng. Các nhà nghiên cứu văn học đã thống nhất trong việc phân văn học Việt Nam thành các thời kì khác nhau, giai đoạn khác nhau.Mỗi thời kì, mỗi giai đoạn vận động phát triển khác nhau, chịu sự chi phối, quy định của hoàn cảnh lịch sử xã hội. Vậy văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 ra đời và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử xã hội như thế nào? Đặc điểm và thành tựu ra sao? Bài học hôm nay sẽ làm rõ điều này.

  1. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Năng lực
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của VHVN từ đầu TK XX đến CMT8 – 1945.
* Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
– Những nhân tố nào đã tạo điều kiện cho VHVN từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 – 1945 đổi mới theo hướng hiện đại hóa?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– Thế nào là nền văn học hiện đại hoá?
 
 
 
 
 
– Quá trình hiện đại hoá nền văn học bao gồm những giai đoạn nào?
– Những biểu hiện của quá trình hiện đại hóa ở giai đoạn thứ nhất?
 
 
 
 
 
 
 
 
– Những thành tựu của quá trình  hiện đại hoá trong giai đoạn thứ hai?
 
 
 
 
 
– Nhận xét chung về bước hiện đại hoá thứ ba?
 
 
 
– Nêu những nguyên nhân khiến cho văn học Việt Nam phát triển với tốc độ nhanh chóng trong giai đoạn này?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi
* Bước 3: Thảo luận, nhận xét
Giáo viên cho học sinh thảo luận sau đó nhận xét.
* Bước 4: Kết luận và hình thành kiến thức.
I. Đặc điểm cơ bản của VHVN từ đầu TK XX đến CMT8 – 1945
1. Nền VH đổi mới theo hướng HĐH
 
 
a. Hoàn cảnh lịch sử – xã hội, văn hóa
– Thực dân Pháp xâm lược nước ta (1858).
– Sau hai cuộc khai thác thuộc địa (trước và sau thế chiến I) xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi sâu sắc:
+ Một số thành phố công nghiệp ra đời, đô thị, thị trấn mọc lên ở nhiều nơi.
+ Nhiều tầng lớp xã hội mới (tư sản, tiểu tư sản, công nhân,…)
+ Một lớp công chúng mới hình thành đòi hỏi thứ văn chương  mới.
+ Nhân vật trung tâm của đời sống văn hoá là tầng lớp trí thức Tây học.
– Chữ quốc ngữ sử dụng rộng rãi
– Nghề in, nghề xuất bản, nghề làm báo theo kĩ thuật hiện đại phát triển khá mạnh. Phê bình văn học ra đời. Đời sống văn học sôi nổi và khẩn trương hơn.
®  HĐH văn học là một tất yếu khách quan của  lịch sử văn học nước ta.
b. Khái niệm HĐH văn học
    HĐH văn học là quá trình văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp của văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới.
c. Quá trình HĐH văn học… diễn ra qua ba giai đoạn
* Giai đoạn thứ nhất (từ đầu TK XX đến khoảng những năm 1920)
– Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi.
– Xuất hiện báo chí và phong trào dịch thuật (dịch tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa và Pháp).
– Hình thành các thể văn xuôi quốc ngữ.
– Thi pháp chưa đổi mới, viết bằng chữ Hán là chủ yếu.
* Giai đoạn thứ hai (khoảng từ năm 1920 đến năm 1930)
– Quá trình hiện đại hoá được đẩy lên một bước mới với nhiều cuộc cách tân văn học sâu sắc trên các thể loại.
– Đạt nhiều thành tựu song chưa đổi mới sâu sắc và toàn diện, yếu tố văn học cổ vẫn còn tồn tại.
* Giai đoạn  thứ ba (khoảng từ năm 1930 đến năm 1945)
Đổi mới toàn diện và sâu sắc trên mọi thể loại, có tính hiện đại từ nội dung đến hình thức, hoà điệu với tiếng nói văn học thế giới.
2. Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng
Sự hối thúc của thời đại.
– Sự vận động tự thân của nền văn học dân tộc (dân tộc ta có một sức sống mãnh liệt mà hạt nhân là lòng yêu nước, tinh thần dân tộc).
– Sự thức tỉnh của cái “tôi” cá nhân.
– Tầng lớp trí thức Tây học.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Năng lực giao tiếp Tiếng Việt và năng lực tiếp nhận văn bản
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Năng lực tự học và cảm thụ thẩm mĩ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Năng lực tiếp nhận văn bản và cảm thụ thẩm mĩ
  1. Hoạt động luyện tập (5’)

– Những đặc điểm cơ bản, những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của ba giai đoạn

  1. Hoạt động vận dụng

          – Những thành tựu chủ yếu của văn học thời kì này được thể hiện như thế nào trong một số tác phẩm cụ thể.

  1. Hoạt động tìm tòi, sáng tạo

          Tìm và phân tích một tác phẩm thể hiện rõ nét cái tôi cá nhân được nhà văn nhà thơ thể hiện trong tác phẩm của mình. Từ đó em có nhận xét gì về sự khác nhau trong thi pháp văn học trung đại và văn học hiện đại?
* Chuẩn bị bài: Khái quát văn học việt nam từ đầu TK XX đến CMT8 – 1945 (t2)
Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Tiết 31:               
KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945
 
MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

– Đặc điểm thứ 3 của VHVN từ đầu TK XX đến CMT8.1945.
– Những thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu TK XX đến CMT8.1945.

  1. Kĩ năng

Biết cách phân tích, nhận xét, đánh giá những tác giả, tác phẩm văn học mới.
– Phát triển năng lực hoạt động nhóm và giải quyết vấn đề cho học sinh.

  1. Thái độ

Có cách nhìn khách quan và biện chứng về một thời kì văn học mới.

  1. Năng lực

Năng lực tiếp nhận văn bản, giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học.

  1. Phẩm chất

Yêu quê hương, đất nước, nhân ái và khoan dung, tự lập, tự tin, tự chủ, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng và đất nước.
PHƯƠNG TIỆN
– GV: SGK, SGV, thiết kế bài dạy.
– HS: SGK, vở soạn, vở ghi bài.
PHƯƠNG PHÁP
– Phương pháp dạy học nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề.
– Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật hỏi và trả lời.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Định hướng: – Đối với lớp 11A2 dạy các hoạt động 1, 2, 3, 4.
                        – Đối với lớp 11A6 dạy các hoạt động 1, 2, 3.

  1. Hoạt động khởi động (5’)

Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Quá trình đổi mới văn học diễn ra theo mấy giai đoạn?
Bài mới
Ở tiết học trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu những thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu TK XX đến CMT8.1945.

  1. Hoạt động hình thành kiến thức mới (35’)
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Năng lực
  * Tiếp tục giúp học sinh tiếp tục tim hiểu đặc điểm cơ bản của VHVN từ đầu TK XX đến CMT8 – 1945
* Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
– Vì sao văn học trong giai đoạn này có sự phân hoá?
 
 
– Sự phân hoá diễn ra như thế nào?
 
 
 
 
 
 
 
 
– Vì sao gọi là văn học  bất hợp pháp?
 
 
 
– Bộ phận văn học này có đặc điểm gì?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi
* Bước 3: Thảo luận, nhận xét
Giáo viên cho học sinh thảo luận sau đó nhận xét.
* Bước 4: Kết luận và hình thành kiến thức.
 
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những thành tựu của VHVN thời kì này.
* Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Yêu cầu các nhóm xem SGK,  thảo luận.
– Những truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của VHVN là gì?
 
– VHVN thời kì này có đóng góp gì mới cho những truyền thống ấy?
 
 
 
 
 
 
– Những thể loại nào mới xuất hiện trong  VHVN từ đầu TK XX đến CMT8 – 1945?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi
* Bước 3: Thảo luận, nhận xét
Giáo viên cho học sinh thảo luận sau đó nhận xét.
* Bước 4: Kết luận và hình thành kiến thức.
I. Đặc điểm cơ bản của VHVN từ đầu TK XX đến CMT8 – 1945
3. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển
a. Bộ phận văn học công khai
* Hai xu hướng chính:
Văn học lãng mạn
Thể hiện trực tiếp và sâu sắc cái tôi trữ tình, phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng, ước mơ.
Văn học hiện thực
Chú trọng diễn tả, phân tích, lí giải một cách chân thực, chính xác quá trình khách quan của hiện thực xã hội thông qua những hình tượng điển hình.
® Hai xu hướng luôn biến đổi và không biệt lập nhau mà tác động, chuyển hoá lẫn nhau.
b. Bộ phận văn học không công khai
– Thơ văn cách mạng bí mật – mảng thơ ca trong tù và nửa hợp pháp (văn thơ Đông Kinh nghĩa thục, văn thơ Cách mạng thời kì Mặt trận dân chủ).
– Đặc điểm:
– Người sáng tác: Các nhà văn – chiến sĩ.
– Coi thơ văn là vũ khí chiến đấu, là phương tiện tuyên truyền vận động cách mạng.
– Sáng tác chủ yếu bằng văn vần thể hiện được hình tượng nghệ thuật cao đẹp: người chiến sĩ (căm thù bọn cướp nước và bán nước, yêu Tổ quốc và nhân dân, có lí tưởng mới của thời đại).
II. Những thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu TK XX đến CMT8 – 1945
 
 
 
 
1. Về nội dung tư tưởng
– Kế thừa và phát huy truyền thống quý báu của văn học dân tộc: chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo.
Nét mới:
+ Tinh thần dân chủ
+ Chủ nghĩa nhân đạo có nét mới: Hướng tới những con người bình thường, nhân dân lao động cực khổ lầm than.
– Ý thức cá nhân của người cầm bút được thức tỉnh
2. Về sự phát triển thể loại
a. Văn xuôi: Kết tinh ở truyện ngắn và tiểu thuyết.
b. Thơ ca: Phát triển mạnh mẽ, đạt nhiều thành tựu to lớn.
– Trước 1930: Tản Đà – “người của hai thế kỉ”.
– Từ 1930: Phong trào Thơ mới.
c. Lí luận, phê bình văn học: …
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Năng lực giao tiếp và tiếp nhận văn bản
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Năng lực tiếp nhận văn bản và
cảm thụ
thẩm mĩ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Năng lực tự học
  1. Hoạt động luyện tập (5’)

– Hãy kể tên một số tác phẩm văn học thuộc hai bộ phận văn học công khai và bất công khai?

  1. Hoạt động vận dụng

          – Những thành tựu chủ yếu của văn học thời kì này được thể hiện như thế nào trong một số tác phẩm cụ thể.

  1. Hoạt động tìm tòi, sáng tạo

          Tìm và phân tích một tác phẩm thể hiện rõ nét cái tôi cá nhân được nhà văn nhà thơ thể hiện trong tác phẩm của mình. Từ đó em có nhận xét gì về sự khác nhau trong thi pháp văn học trung đại và văn học hiện đại?
* Chuẩn bị bài: Khái quát văn học việt nam từ đầu TK XX đến CMT8 – 1945 (t2)
Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm : Trọn bộ giáo án Ngữ văn soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá
Giáo án ngữ văn 10 
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *