Đọc hiểu về Rừng Xà Nu Nguyễn Trung Thành

Đề đọc hiểu về đoạn trích trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
Đọc đoạn văn và trả lời cho câu hỏi ở dưới:
Tnú không cứu sống được vợ, được con. Tối đó, Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi. Thằng lính to béo đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó. Nhớ không, Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì bị chúng nó bắt, mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó tau đứng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vào rừng, tau đi tìm bọn thanh niên. Bọn thanh niên thì cũng đã đi vào rừng, chúng nó đi tìm giáo mác. Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa? Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!…”.
1/ Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Của ai?
(Trích trong “Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành).
2/ Xác định  phong cách ngôn ngữ của đoạn văn?
(Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (khẩu ngữ)).
3/ Câu nói “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” có ý nghĩa gì?
(Câu nói của cụ Mết – già làng – là câu nói được đúc rút từ cuộc đời bi tráng của Tnú và từ thực tế đấu tranh của đồng bào Xô Man nói riêng và dân tộc Tây Nguyên nói chung: giặc đã dùng vũ khí để đàn áp nhân dân ta thì ta phải dùng vũ khí để đáp trả lại chúng.
        – Thực tế, khi chưa cầm vũ khí đánh giặc, dân làng Xô Man chịu nhiều mất mát: anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị chặt đầu, mẹ con Mai bị giết bằng trận mưa roi sắt, Tnú bị đốt cụt mười đầu ngón tay… Vì vậy con đường cầm vũ khí đánh trả kẻ thù là tất yếu.).
4. xác định phương thức biểu đạt  của đoạn trích
( tự sự, biểu cảm)
Xem thêm :Tuyển tập bộ đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia ngữ văn

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *