Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Văn tỉnh Bình Định

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO             KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
         BÌNH ĐỊNH                                         NĂM HỌC 2017- 2018
   Đề chính thức                                              MÔN THI: NGỮ VĂN
                                                                        NGÀY THI: 13-6-2017
Thời gian làm bài : 120 phút( không kể thời gian phát đề)
Câu 1: ( 4.0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run…”
(Chiếc lược ngà ,Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)
a.Tìm các từ láy có trong đoạn trích.
b.Tìm từ địa phương và cho biết từ đó thuộc phương ngữ nào?
c.Tìm khởi ngữ trong đoạn trích.
d.Câu cuối trong đoạn trích thuộc kiểu câu gì? Vì sao?
Câu 2: ( 6,0 điểm)
Trong truyện ngắn Bến quê, Nguyễn Minh Châu đã để cho nhân vật Tuấn miễn cưỡng làm theo lời yêu cầu khẩn khoản của Nhĩ –“…con sang bên kia sông hộ bố…” nhưng sau đó Tuấn lại “ sà vào một đám người chơi phá cờ thế trên hè phố” và có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.
Cảm nhận của em về ý nghĩa của sự việc trên.
 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO          KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
           BÌNH ĐỊNH                                                            NĂM HỌC 2016 – 2017
HƯỚNG DẪN CHẤM( Đề chính thức)
MÔN: NGỮ VĂN ( gồm có 02 trang)
I.Hướng  dẫn chung
– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để  đảm bảo đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.
-Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động , linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. Cần trân trọng, khích lệ những bài viết có ý tưởng sâu sắc, phát hiện độc đáo, sáng tạo, giọng văn cảm xúc, chân thật.
– Nếu thí sinh giải quyết vấn đề theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đề bài , giám khảo vẫn căn cứ đáp án cho điểm.
– Điểm toàn bài được tính đến mức lẻ 0,25.

  1. Đáp án và biểu điểm

Câu 1 (4.0 điểm):

Câu Đáp án Điểm
1a Các từ láy có trong đoạn: ngơ ngác, lạ lùng, giần giật, chầm chậm, lặp bặp, run run. 1,5 đ( phát hiện mỗi từ láy được 0.25đ)
1b Từ địa phương: Vết thẹo
Thuộc phương ngữ Nam Bộ
0,5đ
0,5đ
1c Khởi ngữ trong đoạn: Còn anh 0,5đ
1d Câu cuối trong đoạn trích thuộc kiểu câu đơn hoặc câu trần thuật.
Vì thành phần nòng cốt câu là một cụm chủ-vị hoặc vì câu kể, miêu tả một sự việc.
0,5đ
 
0,5đ

Câu 2 ( 6.0điểm):

Yêu cầu cần đạt Điểm
 
1.Yêu cầu về kĩ năng:
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Bố cục đầy đủ, kết cấu chặt chẽ. Hành văn trong sáng, cảm xúc.Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đạt câu thông thường.
2.Yêu cầu về kiến thức:Thí sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau miễn là nêu được một số ý cơ bản sau:  
 
1.0
 
1.5
 
 
 
 
1.5
 
 
 
 
 
1.5
 
 
 
2.1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu được vấn đề cần nghị luận.
2.2 Cảm nhận về ý nghĩa sự việc:
– Tạo ra được một nghịch lí trớ trêu: Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông và khát khao được đặt chân lên bãi bồi ấy khi anh không thể đi lại được. Còn với Tuấn, việc đến bãi bồi bên kia sông là điều dễ dàng nhưng anh lại không hiểu làm việc đó để làm gì vì anh không thấy được vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông và càng không hiểu được khát khao của cha mình.
– Chỉ ra cho chúng ta thấy con người ta khó tránh khỏi những ham muốn xa vời: Hiện tại của anh con trai chính là quá khứ của Nhĩ….Anh con trai đang sống những tháng ngày như Nhĩ đã từng sống, đang ham mê những điều như Nhĩ đã từng ham mê và đang không nhận ra giá trị của cái bình dị, thân thuộc, gần gũi như Nhĩ đã từng không nhận ra. Cũng như Nhĩ trước đây, anh con trai đang bị lôi cuốn bởi những điều “ vòng vèo”, “chùng chình”…
-Sự việc trên còn có ý nghĩa thức tỉnh: Cuộc chơi phá cờ thế mang ý nghĩa biểu tượng. Đó là những ham muốn xa vời luôn  lôi cuốn con người ta… Từ đó nhà văn muốn khẳng định: người ta khó có thể nhận ra và tìm đến được với vẻ đẹp bình dị mà bền vững của cuộc sống đời thường chừng nào vẫn còn bị những ham muốn xa vời lôi cuốn. Và đừng vì những ham muốn xa vời mà thờ ơ, hờ hững để rồi lãng quên giá trị đích thực của cuộc sống. Hãy biết khám phá và biết nâng niu, trân trọng vẻ đẹp của cuộc sống khi chưa muộn…
 
2.3 Đánh giá khái quát ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của sự việc trong tác phẩm. 0.5
Lưu  ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng cả hai yêu cầu về kĩ năng và kiến thức

Xem thêm : Đề thi vào lớp 10 môn văn có đáp án

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *