Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn số 184

  ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA
  Môn: NGỮ VĂN – Lớp 12
  Thời gian:120 Phút
(Không kể thời gian giao đề)

 
MỤC TIÊU KIỂM TRA
Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh cụ thể:
Về kiến thức
– Kiểm tra kiến thức về một số văn bản đã học.
– Kiểm tra kiến thức về viết đoạn văn nghị luận xã hội.
Về kĩ năng:
– Nhận biết, thông hiểu, vận dụng
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết đoạn văn nghị luận xã hội ngắn.
– Vận dụng kiến thức, hiểu biết về nội dung nghệ thuật của tác phẩm văn học để làm bài văn nghị luận văn học.
Về thái độ
– Có ý thức trau dồi kiến thức, có động cơ học tập đúng đắn. Biết bày tỏ quan điểm của mình trước một vấn đề trong đời sống xã hội.
HÌNH THỨC KIỂM TRA
–  Tự luận
III. MA TRẬN KIỂM TRA.

Cấp độ
 
Chủ đề
Nhận biết
 
Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
1. Đọc hiểu Phương thức biểu đạt; Nội dung của văn bản. Hiểu ý nghĩa của từ, câu trong văn bản.
– Hiểu ý nghĩa nội dung văn bản.
     
Số câu, số điểm
Tỉ lệ %
2
0,5 điểm
10%
2
1,0 điểm
20%
    4
3 điểm
30%
2. Làm văn     – Vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
 
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng  để làm bài nghị luận về một vấn đề ( khía cạnh) trong tác phẩm.  
Số câu, số điểm, tỉ lệ %     1
2 điểm
20%
1
5 điểm
50%
2
7 điểm
70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
2
10 điểm
10%
2
2,0 điểm
25%
2
7 điểm
70%
6
10
100%

NỘI DUNG ĐỀ:
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:
Điều gì là quan trọng?
Chuyện xảy ra tại một trường trung học.
Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:
– Các em có thấy gì không?
Cả phòng học vang lên câu trả lời:
– Đó là một vệt đen.
Thầy giáo nhận xét:
       – Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?
Và thầy kết luận:
– Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.
(Trích Quà tặng cuộc sống – Dẫn theo http://gacsach.com)
Câu 1: Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2: Xác định nội dung chính của văn bản trên? Dựa vào nội dung đó, hãy đặt cho văn bản một nhan đề khác.
Câu 3: Trong lời khuyên của thầy giáo, hình ảnh “vết đen” tượng trưng cho điều gì?
 Câu 4: Theo anh/chị, việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người như thế nào?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời khuyên của thầy giáo trong văn bản ở phần Đọc hiểu: “Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời”.
Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận của anh / chị về hình tượng nhân vật Mị trong cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài (“Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài). Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu (“Chí Phèo” – Nam Cao), để nhận xét về cách khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động của hai nhà văn?
ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM:

Phần Câu Nội dung Điểm
 
 
 
 
 
 
 
I
1 Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: Tự sự, nghị luận, miêu tả. 0.5
2 – Nội dung chính trong văn bản: Cách nhìn nhận, đánh giá một sự việc, một con người.
– Đặt nhan đề khác cho văn bản: Bài học từ người thầy/ Bài học về cách đánh giá con người/ Những vệt đen trên tờ giấy trắng
 
0.5
 
0,5
3 Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết đen”: chỉ những sai lầm, thiếu sót, hạn chế… mà mỗi chúng ta đều có thể mắc phải. 0,5
4 Việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người chủ quan, phiến diện, thiếu đi sự độ lượng, bao dung cần thiết để nhìn nhận, đánh giá người khác một cách toàn diện. 1.0
 
II 1 Trình bày suy nghĩ về việc:Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời”. 2.0
a. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25
b.  Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: HS viết đúng hình thức đoạn văn, viết đúng quy định về số chữ, đảm bảo tính lôgic mạch lạc. 0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
– Giải thích:
Thông điệp từ lời khuyên của thầy giáo: Khi đánh giá một con người không nên quá chú ý vào những sai lầm, thiếu sót mà cần biết trân trọng những điều tốt đẹp, biết nhìn thấy trong tâm hồn mỗi người đều còn những khoảng trống để từ đó có thể tạo dựng, vun đắp, hoàn thiện nhân cách.
– Bình luận:
Lời khuyên của thầy giáo đưa ra một bài học đúng đắn và giàu tính nhân văn, bởi:
+ Cách đánh giá chỉ “chú trọng vào những vệt đen” mà không biết trân trọng “nhiều mảng sạch” là cách đánh giá quá khắt khe, không toàn diện, thiếu công bằng, không thể có được cái nhìn đầy đủ, đúng đắn về một con người.
+ Con người không ai không có những thiếu sót, sai lầm, bởi vậy biết nhìn ra “tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch” để có thể “viết lên đó những điều có ích cho đời” sẽ tạo cơ hội cho mỗi người sửa chữa sai lầm, có động lực, cơ hội hoàn thiện bản thân đồng thời giúp chúng ta biết sống nhân ái, yêu thương, làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn.
– Liên hệ bản thân: …
 
0,25
 
 
 
 
 
 
0,25
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,25
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,25
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu và sáng tạo
Đảm bảo chính tả, dùng từ, đặt câu.
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0.25
2 Cảm nhận của anh / chị về hình tượng nhân vật Mị trong cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài (“Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài). Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu (“Chí Phèo” – Nam Cao), để nhận xét về cách khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động của hai nhà văn 5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề. 0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
Mở bài:
Giới thiệu về tác giả Tô Hoài; Nhân vật Mị trong cảnh đêm tình mùa xuân.
Giới thiệu về tác giả Nam Cao; Nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu.
=> Hai nhà văn đều đi sâu khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động.
 
0.5
c. Triền khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; cảm nhận sâu sắc; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.  
 
Thân bài:
* Hình tượng nhân vật Mị trong cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài
– Mị có phẩm chất tốt đẹp nhưng bị đày đọa cả về thể xác và tinh thần
+ Mị là một thiếu nữ xinh đẹp, tài hoa, hồn nhiên, yêu đời; chăm chỉ làm ăn, yêu tự do, ý thức được quyền sống của mình.
+ Mị là giàu lòng vị tha, đức hi sinh.
+ Là con dâu gạt nợ, Mị bị đối xử như một nô lệ. Mị sống khổ nhục hơn cả súc vật, thường xuyên bị A Sử đánh đập tàn nhẫn. Mị sống như một tù nhân trong căn buồng chật hẹp, tối tăm.
+ Sống trong đau khổ, Mị gần như vô cảm “ngày càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.
– Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
+ Bên trong hình ảnh “con rùa nuôi trong xó cửa” vẫn đang còn một con người khát khao tự do, hạnh phúc. Gió rét dữ dội cũng không ngăn được sức xuân tươi trẻ trong thiên nhiên và con người, tất cả đánh thức tâm hồn Mị.
+ Mị uống rượu để quên hiện tại đau khổ. Mị nhớ về thời con gái, Mị sống lại với niềm say mê yêu đời của tuổi trẻ.
+ Tiếng sáo (biểu tượng của tình yêu và khát vọng tự do) từ chỗ là hiện tượng ngoại cảnh đã đi sâu vào tâm tư Mị.
+ Mị thắp đèn như thắp lên ánh sáng chiếu rọi vào cuộc đời tăm tối. Mị chuẩn bị đi chơi nhưng bị A Sử trói lại; tuy bị trói nhưng Mị vẫn tưởng tượng và hành động như một người tự do, Mị vùng bước đi.
– Khái quát nghệ thuật
+ Bút pháp hiện thực sắc sảo, nghệ thuật phân tích tâm lí tinh tế, Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật Mị.
+ Có áp bức, có đấu tranh; Mị chính là điển hình sinh động cho sức sống tiềm tàng, sức vươn lên mạnh mẽ của con người từ trong hoàn cảnh tăm tối hướng tới ánh sáng của nhân phẩm và tự do.
 
2,0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
* Liên hệ nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu:
– Sau khi gặp Thị Nở và được Thị  chăm sóc, yêu thương, Chí Phèo lần đầu tiên tỉnh rượu sau những cơn say triền miên và đã có sự chuyển biến sâu sắc trong tâm trạng:
+ Từ tỉnh rượu đến tỉnh ngộ:
Tỉnh rượu: lần đầu tiên – từ khi ra tù, Chí hết say và cảm nhận được thời gian và âm thanh hằng ngày của cuộc sống. Âm thanh cuộc sống đang từng tiếng một gõ nhịp vận hành cùng với sự thức tỉnh của Chí Phèo. Những âm thanh này ngày nào mà chẳng có, nhưng đây lại là lần đầu tiên Chí mới nhận ra.
Tỉnh ngộ : nhận thức và nhìn lại cuộc đời mình trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.
+ Khát khao hoàn lương và mong ước hạnh phúc. Chí mong muốn trở lại làm người lương thiện
=> Nam Cao cho cho ta thấy được bản tính tốt của con người có ngay trong con người bị tha hoá. Bản tính ấy sẽ trỗi dậy khi có chất xúc tác.
0,75
* Nhận xét về cách khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động của hai nhà văn
– Hai nhân vật Mị và Chí Phèo của nhà văn Tô Hoài, Nam Cao là những hình tượng điển hình cho số phận con người lao động vượt lên sự đè nén của cường quyền và thần quyền để khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của con người.
+ Mị: Tưởng chừng như đã trở thành vật vô tri, vô giác trong nhà thống lý, nhưng vẫn tiềm tàng sức sống mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân.
+ Chí Phèo: Dù bị hủy hoại cả về nhân hình lẫn nhân tính nhưng Chí vẫn khao khát hướng đến cuộc sống lương thiện.
=> Mỗi nhà văn có một cách sáng tạo riêng, nhưng khi viết về người nông dân thì các tác giả đều hướng tới khám phá vẻ đẹp tâm hồn của họ. Từ đó, đề cao, trân trọng những phẩm chất đáng quý của người nông dân.
0,5
     
Kết bài:
– Đánh giá chung về vấn đề nghị luận.
Nhân vật Mị chính là điển hình sinh động cho sức sống tiềm tàng, sức vươn lên mạnh mẽ của con người từ trong hoàn cảnh tăm tối, hướng tới ánh sáng của nhân phẩm và tự do.
Sự thức tỉnh của Chí Phèo đã thể hiện rõ vẻ đẹp trong tâm hồn người lao động, dù bị vùi dập đến tận cùng vẫn không thể mất đi vẻ đẹp đó.
=> Mị và Chí Phèo đã vượt qua mọi sự đè nén của cường quyền và thần quyền để khẳng định vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn.
0,5
d. Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận 0,25
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25

 
 
… HẾT…
Xem thêm: ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN  :Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11,  VỢ CHỒNG A PHỦCHÍ PHÈO,

, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *